Ảnh: Đông Nguyễn
Video: Tình Lê
Ảnh: Đông Nguyễn
Video: Tình Lê
Cô cũng từng được yêu thích và ngưỡng mộ khi tiên phong khai phá dòng nhạc chillout với ba album và một single gồm: Khi em yêu anh (2005), Saigon Lounge (2008), Bóng nắng (2007) và Nguyệt Ánh Chillout (2011). |
Ở lĩnh vực nào cũng để lại nhiều dấu ấn nhưng Nguyệt Ánh quyết định theo đuổi con đường học vấn. Trong showbiz, cô được đánh giá là một trong những người đẹp có học thức cao nhất và không ngừng nỗ lực để thay đổi theo hướng tốt hơn. |
Năm 2008, Nguyệt Ánh dành 2 năm theo đuổi ngành truyền thông tại Singapore. Sau đó, cô trở về Việt Nam làm việc. Dù vẫn rất đắt show và catse cao nhưng Nguyệt Ánh lại thử sức kinh doanh khi đảm nhiệm các chức vụ quan trọng tại nhiều công ty và tập đoàn lớn. |
Cô trở thành hình mẫu phụ nữ hiện đại quyến rũ và thành đạt với nhiều thành tựu trong sự nghiệp và cuộc sống riêng viên mãn. |
Mới đây, người đẹp khiến nhiều người không khỏi bất ngờ khi quyết định đảm nhiệm vai trò giám đốc truyền thông - tuyển sinh tại ĐH quốc tế Hồng Bàng. Cô cũng chuẩn bị hoàn thành tấm bằng thạc sĩ tại đây. |
Không chỉ đẹp, Swarup còn có tấm lòng nhân hậu hiếm có và đang theo học một trường đại học hàng đầu thế giới.
" alt=""/>Nguyệt Ánh: Từ MC xinh đẹp đến giám đốc cá tínhAnh Châu Thành Toàn (SN 1985, TP HCM) khởi đầu “sự nghiệp” thiện nguyện của mình cách đây 22 năm, khi mới 15 tuổi.
Với chặng đường dài hoạt động công tác xã hội không mệt mỏi, tháng 3/2020 anh được Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam trao tặng bằng xác lập Top kỷ lục thiện nguyện Việt Nam.
Anh Toàn nhận Kỷ lục thiện nguyện Việt Nam. |
Chàng trai 8X khẳng định, anh tham gia các hoạt động này không phải để ghi danh hay lập chiến tích. Tất cả nghĩa cử anh trao đi cho cuộc đời đều xuất phát từ chữ “thương”.
Trong đợt lũ tại miền Trung gây nhiều thiệt hại nặng nề vừa qua, Châu Thành Toàn đã đại diện cho đội tình nguyện SV07 trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh Tây Ninh quyên góp được số tiền gần 50 triệu đồng, dự định trao tặng cho bà con ở Huế.
“Chúng tôi làm thiện nguyện quanh năm nên không xác định quyên góp nhiều. Số tiền khoảng 50 triệu là chúng tôi dừng để thực hiện quyên góp cho các trường hợp khác.
Mọi việc quyên góp, trao quà đều được làm minh bạch, đăng lên mạng xã hội”, anh Toàn nói.
Đội tình nguyện SV07 anh sáng lập từ năm 2007, ban đầu quy tụ các sinh viên đại học. Sau này số thành viên tham gia ngày một đông nên anh mở rộng cả các lứa tuổi, tầng lớp xã hội. Trong đó có những người từng phạm tội nhưng đã hoàn lương.
Hơn 10 năm hoạt động, nhóm SV07 và anh Toàn đã xây tặng 23 ngôi nhà tình nghĩa dành cho các gia đình khó khăn ở các tỉnh Tây Ninh, Sóc Trăng, Trà Vinh...
Toàn đại diện cho SV07 trao nhà tình thương ở Kiên Giang. |
Kinh phí xây dựng do thành viên trong nhóm tự đóng góp bằng tiền lương cùng với sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.
Năm 2019, Toàn và nhóm SV07 triển khai được 20 chương trình thiện nguyện với số tiền quyên góp gần 2 tỉ đồng.
Một hoạt động thiện nguyện khác, ghi dấu ấn của anh Toàn là xây dựng ngôi nhà chung tại Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cho người lang thang cơ nhỡ…
Tất cả những ai không có nơi ăn, chốn ở đều được anh mời về đây sống. Ngoài ra, anh mở thêm quán ăn 0 đồng phục vụ người nghèo tại Sóc Trăng.
"Tôi thành lập SV07 là muốn mở rộng hoạt động thiện nguyện hơn nữa, muốn đi nhanh thì đi một mình nhưng muốn đi xa phải có đồng đội", 8X cho biết.
Mỗi tháng một lần, Toàn lại vào Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM thăm những bệnh nhân ung thư xương, mang đến tặng họ những suất quà anh quyên góp được.
Anh Toàn học nghề y tá để chăm sóc bệnh nhân ung thư một cách bài bản hơn. |
Toàn tiết lộ, để có kinh phí duy trì hoạt động thiện nguyện, anh huy động các mạnh thường quân. Tuy nhiên, anh và nhóm còn đi hát rong, vỗ tay thuê cho các game show kiếm thêm.
Anh và cả nhóm được trả thù lao 80 nghìn đồng/người cho một game show. Mỗi người trích ra 30.000 đồng góp vào quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư, còn đâu dành dụm vào quỹ hoạt động của nhóm.
Toàn kể, có lần cả nhóm còn đi hát rong, kiếm tiền mua tặng cặp vợ chồng khuyết tật đôi nhẫn cưới. Anh đến các quán nhậu, quán cà phê hát “chay” (không có loa đài, micro) nhưng ai nấy đều mở lòng ủng hộ.
Quán ăn 0 đồng của nhóm SV07. |
Công việc hiện tại của anh là y tá tại Trạm Y tế phường Đa Kao (Quận 1, TP HCM). Tiền lương từ công việc làm y tá được 5 triệu đồng, anh Toàn tự trích ra 1 triệu đồng làm từ thiện.
Ngoài ra anh làm thêm để lấy tiền cho vào quỹ từ thiện của mình. Mỗi năm anh để dành được 30 - 40 triệu đồng làm thiện nguyện. Tuy nhiên, với bản thân, anh lại tằn tiện hết mức.
Toàn chia sẻ thêm, anh học Đại học Nông lâm nhưng sau khi tốt nghiệp, anh tiếp tục học trung cấp, rồi cao đẳng liên quan đến lĩnh vực y tế. Lý do khiến anh chuyển sang học ngành này xuất phát từ công tác xã hội.
“Tôi hay tình nguyện chăm sóc bệnh nhân ung thư và nhiều bệnh nhân nặng khác tại các bệnh viện. Vì muốn chăm sóc họ một cách bài bản và có chuyên môn nên tôi rẽ ngang sang ngành này", Toàn nói.
Câu nói khiến thí sinh thi hoa hậu chột dạ
Tham gia thiện nguyện nhiều năm, Thành Toàn từng được BTC một số cuộc thi nhan sắc mời đến hướng dẫn các thí sinh kỹ năng làm công tác xã hội. Gần đây nhất là cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019.
8X hướng dẫn thí sinh kỹ năng làm công tác xã hội trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019. |
Anh thường chọn những vấn đề chung nhất, hay gặp nhất trong cuộc sống để truyền tải cho thí sinh.
“Điều đầu tiên tôi nói với họ rằng: Các em hãy dùng chính tấm lòng của mình làm từ thiện.
Anh làm từ thiện nhiều năm nên các em diễn để lấy hình ảnh đẹp anh đều nhận ra hết. Ban giám khảo cũng vậy, họ đủ tinh tường để đánh giá hành xử của các em là thật hay giả”, Toàn nói.
Chuyến thiện nguyện cùng các thí sinh thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019. |
Ngoài ứng xử, Thành Toàn hướng dẫn thí sinh cách giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể.
“Với người khiếm thính, tôi dặn các em phải nở nụ cười thân thiện. Khi trao quà cho ai, các em phải đưa bằng 2 tay và thể hiện thái độ tôn trọng.
Người xưa vẫn nói: “Của cho không bằng cách cho”, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng để lại sự mặc cảm hay dằn vặt cho người khuyết tật”, y tá sinh năm 1985 cho hay.
Một số bằng khen Toàn từng được nhận: - Bằng khen Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vì đóng góp cho nền thể thao khuyết tật Việt Nam. |
Sinh ra và lớn lên ở châu Âu nhưng Liisi có niềm đam mê đặc biệt với áo dài và các sản phẩm lụa Việt Nam.
" alt=""/>Chàng trai 22 năm làm từ thiện, xây nhà tình nghĩa cho người nghèoVietNamNet đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Hải Chuyền - Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi, Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam về vấn đề này.
Bà Phạm Thị Hải Chuyền - Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi, Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam. Ảnh: Diệu Bình |
Xin bà cho biết tỷ lệ người cao tuổi và thực trạng về người cao tuổi hiện nay ở nước ta ra sao?
Theo quy ước quốc tế, một quốc gia có tỉ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm trên 10% dân số hoặc từ 65 tuổi trở lên chiếm trên 7% dân số thì nước đó bước vào giai đoạn già hóa dân số.
Ở nước ta tỷ lệ người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,86% dân số, dự kiến đến năm 2030 sẽ là 18% dân số và sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.
Điều đó cho thấy, Việt Nam đang ở trong giai đoạn già hóa dân số. Nếu không sớm có những chính sách, chủ trương thích ứng với vấn đề già hóa dân số, chúng ta sẽ gặp khó khăn về an sinh xã hội sau năm 2030. Già hóa dân số sẽ trở thành gánh nặng về kinh tế - xã hội.
Một điều tra của chúng tôi cho thấy, 60% người cao tuổi ở Việt Nam chủ yếu sống ở nông thôn, làm nông nghiệp. Hầu hết, họ đều gặp khó khăn về cuộc sống, không có điều kiện chăm sóc sức khỏe.
Người cao tuổi phải được chăm sóc nhưng vì nhiều lý do, họ lại phải chăm sóc cháu, nội trợ, làm đồng áng…
Những công việc này chưa được ghi nhận nên dẫn đến suy nghĩ rằng, người cao tuổi sống phụ thuộc vì không tạo ra thu nhập.
Việt Nam đang gặp những vấn đề vướng mắc nào trong việc đảm bảo an sinh cho người cao tuổi, thưa bà?
Hiện nay, mức trợ cấp bảo trợ đối với người cao tuổi tại Việt Nam còn thấp, chỉ 270 nghìn đồng/tháng. Nếu người cao tuổi ở trong trung tâm bảo trợ xã hội thì được hưởng mức 540 nghìn đồng/tháng.
Phần tích lũy xã hội cho lĩnh vực an sinh xã hội còn khiêm tốn so với nhu cầu nên chính sách trợ giúp cho nhóm yếu thế, trong đó có người cao tuổi còn thấp.
Vì vậy, cuộc sống của người cao tuổi cô đơn, người cao tuổi nghèo, người cao tuổi sống phụ thuộc vào con cháu gặp nhiều khó khăn. Số người cao tuổi không có chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cao.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cả nước hiện có 10.000 người cao tuổi được nuôi dưỡng tại các trung tâm bảo trợ xã hội. Các cơ sở này mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu.
Chủ trương xã hội hóa các cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm chăm sóc người cao tuổi đã có song chính sách về đất, thuế, vay vốn ưu đãi chưa đủ rõ, chưa huy động được doanh nghiệp tham gia.
Giá dịch vụ tại các trung tâm bảo trợ xã hội ngoài công lập cao. Mức giá dao động từ 5 triệu đồng/tháng - 20 triệu đồng/tháng. Nhiều người thích vào đây sống nhưng không đủ tài chính.
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Thưa bà, Hội Người Cao tuổi Việt Nam đã có những đề xuất gì để bảo vệ quyền lợi và tăng cường phúc lợi xã hội cho đối tượng người cao tuổi?
Phía Hội Người cao tuổi Việt Nam cũng có đề xuất lên các cấp có thẩm quyền giải quyết một số vấn đề.
Thứ nhất:Luật Người cao tuổi có hơn 10 năm, tuy đạt được nhiều kết quả nhưng hiện nay Luật Người cao tuổi 2009 không còn phù hợp, không tương thích với Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2013, 2019.
Để phù hợp với nội dung liên quan đến người cao tuổi của các luật khác đang có hiệu lực, đồng thời khắc phục những hạn chế mà Luật Người cao tuổi hiện hành chưa đề cập đến, đề nghị Quốc hội cần đưa vào Chương trình xây dựng Luật năm 2021, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Người cao tuổi.
Thứ hai:Nghiên cứu bổ sung hỗ trợ lao động không có hợp đồng lao động (lao động tự do), để nhóm đối tượng này tham gia bảo hiểm tự nguyện. Để khi 60 tuổi, họ có chế độ bảo hiểm, bảo đảm cho tuổi già, hạn chế mức độ phụ thuộc con cái và xã hội.
Phần hỗ trợ của Nhà nước trong bảo hiểm xã hội tự nguyện có phân nhóm tuổi. Nhóm từ 40 tuổi trở lên cần có mức hỗ trợ cao hơn. Hướng đến mục tiêu, mỗi người cao tuổi đều có thu nhập khi về già từ bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội.
Thứ ba:Nghiên cứu nâng mức bảo trợ xã hội cho người cao tuổi phù hợp với phát triển kinh tế của đất nước (mức hưởng hiện nay là 270 nghìn đồng/tháng cho người đủ 80 tuổi trở lên, không có bảo hiểm xã hội và các khoản trợ cấp khác).
Nghiên cứu hỗ trợ người cao tuổi thuộc hộ nghèo (từ 60 tuổi đến 79 tuổi) được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Thứ tư:Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cũng như gắn kết giữa chăm sóc y tế tại cộng đồng với dịch vụ xã hội chính thức và phi chính thức.
Thứ năm:Tăng cường công tác truyền thông, thay đổi nhận thức, giáo dục giới trẻ xóa bỏ kỳ thị, phân biệt và bạo lực đối với người cao tuổi.
Khi xảy ra bất cứ vấn đề nào liên quan đến việc bị bạo hành, xâm hại người cao tuổi, họ có thể liên hệ đến Hội Người cao tuổi tại các địa phương. Hội Người cao tuổi sẽ có kiến nghị đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền, để họ vào cuộc xử lý kịp thời.
Trường hợp người già bị con cái bạo hành, tôi nghĩ nên có giải pháp hoặc quy định cụ thể về việc đưa người đó vào các trung tâm bảo trợ xã hội, để cách ly khỏi người bạo hành họ.
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Ở Việt Nam thường có tư tưởng, cha mẹ gom góp tài sản cho con cái. Bà đánh giá thế nào về việc này?
Đây không chỉ là tư tưởng của người Việt Nam mà còn ở một số nước châu Á. Hành động này không chỉ gây áp lực lên chính họ mà còn gây ra nhiều hệ lụy.
Gia đình nào đông con, lúc cha mẹ còn khỏe mạnh thì không sao. Đến khi cha mẹ già yếu, giữa các con dễ nảy sinh tư tưởng so bì “Cha mẹ cho ai nhiều hơn thì người ấy chăm”…
Tôi cho rằng, cha mẹ thương con, cho con là điều dễ hiểu. Thế nhưng thương con thế nào để chúng có thể tự tin vững bước vào đời lại là câu chuyện khác.
Các bậc phụ huynh, thay vì cho con một tài sản giá trị nên chuẩn bị cho con một kế hoạch tài chính rõ ràng. Tức là ta cho con cần câu cá, chứ không phải cho con cá. Chiếc cần câu có thể tạo ra giá trị thặng dư trong tương lai cho con.
Đó là kiến thức, nền tảng giáo dục. Sau này, khi con vững bước vào đời, cần vốn làm ăn, ta có thể chia nhỏ tài sản, cho con một phần và giữ lại cho mình một phần làm vốn dưỡng già.
Vậy bà có lời khuyên nào với thế hệ trẻ, để chuẩn bị cho 30 - 50 năm nữa, họ cần làm gì?
Theo quy luật tự nhiên, thế hệ trẻ ngày nay trong tương lai sẽ là người cao tuổi. Để chuẩn bị cho 30 - 50 năm nữa, họ cần chuẩn bị cho mình một kế hoạch tài chính tốt.
Thay vì nghĩ rằng đi làm tích lũy cho con, họ hãy đi làm để tích lũy tài sản cho bản thân khi về già. Lúc đó, họ sẽ tự chủ được tài chính, không bị phụ thuộc vào con cái.
Các bạn trẻ nếu đang làm lao động tự do, không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo điều kiện cá nhân. Đây là chính sách an sinh xã hội rất tốt, được Nhà nước hỗ trợ.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng như một tấm thẻ ATM cho bản thân, tích lũy khi về già.
Việc chăm sóc cha mẹ già vẫn là trách nhiệm của con cái và xã hội. Tuy nhiên, trường hợp không có điều kiện như: Con cái ở nước ngoài, hay đi công tác…có thể đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão. Đó cũng là giải pháp tốt.
Người ta bảo "trẻ cậy cha, già cậy con" mà tôi đến già lại bị con cái ghẻ lạnh vì tài sản.
" alt=""/>Cha mẹ không nên gom góp tài sản cho con, hãy tích lũy cho bản thân khi về già