您现在的位置是:Thế giới >>正文
Từ tháng 10 sẽ đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp mới
Thế giới26人已围观
简介- Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông mới với 5 tiêu chuẩn,ừthángsẽđánhgiá...
- Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông mới với 5 tiêu chuẩn,ừthángsẽđánhgiágiáoviêntheochuẩnnghềnghiệpmớm.24h 15 tiêu chí có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2018.
Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông áp dụng đối với giáo viên trường tiểu học, trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên làm căn cứ để giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Cùng đó làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành Giáo dục.
Cụ thể các chuẩn nghề nghiệp giáo viên gồm 5 tiêu chuẩn với 15 tiêu chí:
Tiêu chuẩn 1 - Phẩm chất nhà giáo
Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo
a) Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;
b) Mức khá: Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.
Tiêu chí 2: Phong cách nhà giáo
a) Mức đạt: Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
b) Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến học sinh;
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.
Bộ GD-ĐT vừa ra thông tư ban hành chuẩn giáo viên mới với 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí. Ảnh: Thanh Hùng. |
Tiêu chuẩn 2 - Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân
a) Mức đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân;
b) Mức khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục;
b) Mức khá: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.
Tiêu chí 5: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh;
b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Tiêu chí 6: Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh;
b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh.
Tiêu chí 7: Tư vấn và hỗ trợ học sinh
a) Mức đạt: Hiểu các đối tượng học sinh và nắm vững quy định về công tác tư vấn và hỗ trợ học sinh; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
b) Mức khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục.
Tiêu chuẩn 3 - Xây dựng môi trường giáo dục
Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường.
Tiêu chí 8: Xây dựng văn hóa nhà trường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp thực hiện hiệu quả nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định; có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả các vi phạm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong lớp học và nhà trường trong phạm vi phụ trách (nếu có);
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường.
Tiêu chí 9: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định về quyền dân chủ trong nhà trường, tổ chức học sinh thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp trong nhà trường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ của học sinh (nếu có);
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện và phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp.
Tiêu chí 10: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường (nếu có);
c) Mức tốt: Là điển hình tiên tiến về thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và thực hiện trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
Tiêu chuẩn 4 - Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Tiêu chí 11: Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành đối với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan;
b) Mức khá: Tạo dựng mối quan hệ lành mạnh, tin tưởng với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan;
c) Mức tốt: Đề xuất với nhà trường các biện pháp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan.
Tiêu chí 12: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
a) Mức đạt: Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh ở trên lớp; thông tin về chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên có liên quan; tiếp nhận thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên có liên quan về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh;
b) Mức khá: Chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan trong việc thực hiện các biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ và động viên học sinh học tập, thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục;
c) Mức tốt: Giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về quá trình học tập, rèn luyện và thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục của học sinh.
Tiêu chí 13: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
a) Mức đạt: Tham gia tổ chức, cung cấp thông tin về nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan; tiếp nhận thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về đạo đức, lối sống của học sinh;
b) Mức khá: Chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh;
c) Mức tốt: Giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Tiêu chuẩn 5 - Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
Tiêu chí 14: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
a) Mức đạt: Có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
b) Mức khá: Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày hoặc chủ đề đơn giản, quen thuộc liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc biết ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Mức tốt: Có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
Tiêu chí 15: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
a) Mức đạt: Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản, thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục và quản lý học sinh theo quy định; hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục theo quy định;
b) Mức khá: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong hoạt động dạy học, giáo dục; cập nhật và sử dụng hiệu quả các phần mềm; khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục tộc;
Cách xếp loại kết quả đánh giá
Để đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt, giáo viên phải đảm bảo có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí thuộc Tiêu chuẩn 2 - Phát triển chuyên môn nghiệp vụ đạt mức tốt.
Để đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá, phải có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí Tiêu chuẩn 2 - Phát triển chuyên môn nghiệp vụ đạt mức khá trở lên;
Để đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt, giáo viên có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên.
Giáo viên chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên nếu có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
Các giáo viên sẽ tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.
Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.
Thanh Hùng

Bộ GD-ĐT không chủ động được trong việc điều tiết thừa/thiếu giáo viên
Ngành Giáo dục, đặc biệt là phòng GD-ĐT không được giao nhiệm vụ chủ trì, đầu mối tham mưu giúp UBND quận, huyện tuyển dụng nên không chủ động được trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo U20 Saudi Arabia vs U20 Triều Tiên, 14h00 ngày 19/2: 3 điểm nhọc nhằn
Thế giớiHồng Quân - 18/02/2025 15:34 Nhận định bóng đ ...
【Thế giới】
阅读更多Link xem trực tiếp bóng đá nữ Việt Nam vs Myanmar
Thế giới...
【Thế giới】
阅读更多Sau vụ trả 30 tỷ đồng/m2, huyện Sóc Sơn đấu giá lại 36 lô đất
Thế giớiPhiên đấu giá 58 lô đất tại huyện Sóc Sơn diễn ra cuối tháng 11 vừa qua (Ảnh: Dương Tâm).
Trước đó, ngày 29/11, huyện Sóc Sơn tổ chức đấu giá 58 lô đất tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến. Phiên đấu giá gây xôn xao dư luận khi có 3 lô đất được trả giá lên tới trên 30 tỷ đồng/m2. Lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn cho biết, có một nhóm khách hàng có hành vi "phá" đấu giá.
Theo báo cáo của Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn, tại vòng đấu thứ 5, một số thửa đất khách hàng trả giá cao bất thường, trong đó có khách hàng Phạm Ngọc Tuấn trả giá 30 tỷ đồng/m2 cho 03 thửa đất. Bên cạnh đó, khách hàng Ngô Văn Dương trả giá 101,4 triệu đồng/m2 cho 13 thửa đất.
Khách hàng Nguyễn Thể Quân và Nguyễn Thế Trung trả giá 98,4 triệu đồng/m2 cho 10 thửa đất. Ngoài ra, 2 khách hàng Nguyễn Thị Quỳnh Liên, Nguyễn Đức Thành trả giá 50,4 triệu đồng/m2, 59,4 triệu đồng/m2, 62,4 triệu đồng/m2, 68,4 triệu đồng/m2 cho 10 thửa đất.
Tuy nhiên, đến vòng thứ 6 (vòng đấu cuối cùng), khách hàng không tiếp tục trả giá cho 36 thửa đất.
Kết thúc phiên đấu giá, chỉ 22/58 thửa đất được đấu giá thành công với giá trúng thấp nhất 32,4 triệu đồng/m2; cao nhất 50,4 triệu đồng/m2. 36 thửa đất đấu giá không thành do tất cả các khách hàng không trả giá ở vòng 6 (vòng đấu cuối cùng).
Ngày 3/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã bắt khẩn cấp, tạm giữ hình sự 5 đối tượng để điều tra liên quan vụ trả giá 30 tỷ đồng/m2 trong phiên đấu giá đất ở huyện Sóc Sơn.
Các đối tượng bị tạm giữ gồm Phạm Ngọc Tuấn, Ngô Văn Dương, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Thế Quân. Theo Công an TP Hà Nội, 5 đối tượng nêu trên bị điều tra về hành vi vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản.
">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Soi kèo phạt góc Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2
- Ronaldo muốn MU ‘đột kích’ cuỗm Chiesa từ Juventus
- Cần đào tạo sâu hơn để người lao động dễ chuyển nghề mới
- Ronaldo muốn MU ‘đột kích’ cuỗm Chiesa từ Juventus
- Nhận định, soi kèo U20 Indonesia vs U20 Yemen, 18h30 ngày 19/2: Những người khốn khổ
- Bảng xếp hạng bóng đá La Liga 2021
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Montego Bay vs Racing United, 6h00 ngày 21/2: Kéo dài mạch thắng
-
PGS.TS Lê Hải An, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Mỏ- Địa chất, thường trú tại nhà N04 UDIC Complex, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, đã từ trần hồi 7 giờ 10 phút, ngày 17/10/2019 (tức ngày 19/9 năm Kỷ Hợi), hưởng dương 48 tuổi. Lễ viếng bắt đầu từ 12 giờ 5 phút, thứ Hai ngày 21/10/2019 (tức ngày 23/9 năm Kỷ Hợi) tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ truy điệu được tổ chức vào hồi 14 giờ 30 phút cùng ngày.
Lễ hỏa táng vào hồi 17 giờ 5 phút cùng ngày tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, TP Hà Nội. An táng tại Công viên Vĩnh Hằng (Nghĩa Trang Thiên Đức), Phú Thọ.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An từ trần hồi 7 giờ 10 phút, ngày 17/10/2019 (tức ngày 19/9 năm Kỷ Hợi), hưởng dương 48 tuổi. Ban tổ chức lễ tang PGS.TS Lê Hải An, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT gồm:
1. Ông Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trưởng ban;
2. Ông Nguyễn Hữu Độ, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Phó Trưởng ban;
3. Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ủy viên;
4. Ông Vũ Minh Đức, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam - Ủy viên;
5. Bà Lê Thị Thanh Nhàn, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ủy viên;
6. Bà Trịnh Hoài Thu, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan Bộ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ủy viên;
7. Ông Nguyễn Viết Lộc, Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ủy viên;
8. Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ủy viên;
9. Ông Nguyễn Quốc Hải, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Chánh Văn phòng Đảng – Đoàn thể Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ủy viên;
10. Ông Trần Xuân Trường, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Mỏ - Địa chất - Ủy viên;
11. Ông Hoàng Minh Sơn, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội - Ủy viên;
12. Ông Nguyễn Đông Phong, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh - Ủy viên;
13. Ông Chử Xuân Dũng, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội - Ủy viên;
14. Đại diện Ban quản trị Tòa nhà N04, UDIC COMPLEX, phố Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội - Ủy viên;
15. Ông Lê Hải Khôi, đại diện gia đình - Ủy viên.
Tiếc thương vị cựu hiệu trưởng, cán bộ, viên chức và sinh viên Trường ĐH Mỏ - Địa chất cũng tổ chức lễ tưởng nhớ PGS.TS Lê Hải An tại Hội trường 300 của nhà trường trong khoảng thời gian từ 13h30 đến 14h30 ngày 21/10.
PGS.TS Lê Hải An sinh ngày 01/04/1971; quê quán Hà Tĩnh. Ông vào Đảng ngày 18/5/2001; Trình độ chuyên môn: Phó Giáo sư, Tiến sĩ; Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp; Ngoại ngữ: Anh D, Nga D.
Chức vụ công tác: Ủy viên Ban Cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT.
Tóm tắt quá trình công tác:
- 12/1995-07/1997: Trợ giảng, Bộ môn Địa Vật lý, Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
- 07/1997-08/1998: Học Cao học tại Đại học Tổng hợp Brunei, thành phố Bandar Seri Begawan, Vương quốc Brunei;
- 08/1998-07/2001: Giảng viên, Bí thư Chi đoàn cán bộ, Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
- 07/2001-11/2004: Học Nghiên cứu sinh tại Đại học Heriot-Watt, thành phố Edinburgh, Vương quốc Anh;
- 11/2004-01/2011: Giảng viên, Phó Trưởng Bộ môn Địa Vật lý, Phó Trưởng khoa Dầu khí, Trưởng khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
- 01/2011-03/2014: Trưởng phòng Hợp tác quốc tế; Bí thư Đảng ủy khoa Dầu khí; Đảng ủy viên trường, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu môi trường địa chất, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
- 03/2014-06/2014: Giảng viên, Bí thư Đảng ủy Khoa Dầu khí, Đảng ủy viên Trường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
- 06/2014-03/2015: Giảng viên, Bí thư Đảng ủy Khoa Dầu khí, Đảng ủy viên Trường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất, Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
- 03/2015-08/2015: Giảng viên, Đảng ủy viên Trường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất, Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
- 08/2015-01/11/2018: Giảng viên, Đảng ủy viên Trường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất, Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Mỏ - Địa chất; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội.
- 02/11/2018 đến nay: Thứ trưởng, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khen thưởng: Huân chương Lao động hạng 3 (năm 2018), Bằng khen Thủ tướng Chính phủ (2012), Bằng khen Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010, 2011, 2013), Chiến sĩ thi đua cấp Bộ (2010, 2015), Bằng khen Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2015, 2018), Bằng khen Công đoàn Ngành Giáo dục (2016).
Thanh Hùng
Thứ trưởng Lê Hải An qua đời, bạn bè tiếc thương người trí tuệ và tình cảm
Tin ông Lê Hải An, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đột ngột qua đời khiến bạn bè, đồng nghiệp không khỏi tiếc thương.
" alt="Ông Phùng Xuân Nhạ làm trưởng ban tổ chức lễ tang Thứ trưởng Lê Hải An">Ông Phùng Xuân Nhạ làm trưởng ban tổ chức lễ tang Thứ trưởng Lê Hải An
-
Bà Đào Thị Thúy Hằng, Phó Chủ nhiệm Khoa Trung – Nhật
Theo bà Hằng, cuốn sách "Developing Chinese" đã có ở khoa được 3 – 4 năm, từ khi các sinh viên khóa trước đi thực tập ở Trung Quốc. “Khi ấy, chúng tôi có nói với các em khi sang Trung Quốc thấy có cuốn nào hay, mới được đưa vào sử dụng thì có thể mua về cho khoa xin để làm sách tham khảo. Thực tế, nhiều trường ĐH ở Việt Nam có khoa tiếng Trung cũng đều photo giáo trình của Trung Quốc để dùng”.
Tuy nhiên phải đến đầu năm học này, sách mới được khoa đưa vào sử dụng. “Trước đấy Khoa Trung – Nhật sử dụng một bộ giáo trình khác. Tuy nhiên vì bộ giáo trình ấy đã cũ, khoa cũng muốn có sự đổi mới vì năm nay là năm đột phá, lượng sinh viên vào đông. Chúng tôi muốn nhân cơ hội này để cải tiến, thay đổi giáo trình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”.
Bà Hằng cho biết, trước khi đưa vào sử dụng, khoa cũng đã xem qua thì thấy nội dung không có thông tin gì sai lệch về đường lối, chính trị. Song việc nghiên cứu để sử dụng chủ yếu vẫn tập trung vào vấn đề học thuật.
“Khoa chỉ tập trung xem bố cục mỗi bài thiết kế như thế nào, cách sắp xếp, giải thích ngữ pháp ra sao chứ không để ý đến hình vẽ. Khi xem xét sách cũng không thể mở từng trang ra một. Về cơ bản sẽ phải dựa vào phần mục lục, sau đó mở một bài bất kỳ để xem bố cục, chủ đề, cách phân tích ngữ pháp của bài ấy”.
Số lượng sách được nhà trường thu hồi
Theo đúng quy định, giáo trình của nhà trường khi đưa vào sử dụng sẽ phải thông qua Hội đồng thẩm định. Tuy nhiên theo bà Hằng, Khoa Trung – Nhật có sai sót là đã đưa vào sử dụng thử trước khi được Hội đồng thẩm định phê duyệt.
“Sau khi đưa vào sử dụng mấy tuần, Hội đồng thẩm định của nhà trường đã tổ chức thẩm định và phát hiện ra sai sót. Ngay lập tức chúng tôi được yêu cầu xử lý vấn đề này.
Hiện các sinh viên đang học đến bài 6 của giáo trình, còn bản đồ “đường lưỡi bò” xuất hiện trong bài 7, sinh viên cũng chưa học đến. Nhà trường đã cố gắng xử lý nhanh để các em không phải tiếp xúc với những thông tin như thế”.
Theo vị đại diện khoa này, sau khi cuốn giáo trình được thu hồi, khoa sẽ sử dụng một bộ giáo trình khác và vẫn đảm bảo đúng tiến độ giảng dạy.
“Bộ giáo trình nào của Trung Quốc cũng có kết cấu chung theo chủ điểm và ngữ pháp. Dựa vào kết cấu như vậy, chúng tôi sẽ tìm tài liệu khác có sắp xếp bố cục phù hợp với giáo trình sinh viên đang học”.
Thay mặt ban chủ nhiệm Khoa, bà Hằng nhận trách nhiệm về sai sót này. “Tất cả giáo viên trong khoa đều nhận thức được hình ảnh đường lưỡi bò. Nếu biết trước, chắc chắn khoa không sử dụng. Lẽ ra chúng tôi phải làm cẩn thận hơn. Chúng tôi nhận trách nhiệm về mình và đang chờ quyết định kỷ luật của Ban giám hiệu”.
Trong hôm nay, Phòng an ninh chính trị nội bộ (PA03), Công an Hà Nội đã làm việc với trường về việc cuốn giáo trình có in "đường lưỡi bò" phi pháp. Trước đó, nhà trường đã photo 716 cuốn để bán cho sinh viên với giá 30.000 đồng.
Thúy Nga
"Đường lưỡi bò" lọt vào giáo trình đại học: Kẽ hở trong thẩm định
- Việc đường lõi bò lọt vào giáo trình của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho thấy kẽ hở trong việc thẩm định và sử dụng tài liệu dạy học ở bậc đại học.
" alt="Trường dùng sách có ‘đường lưỡi bò’ vì không thể mở từng trang kiểm tra">Trường dùng sách có ‘đường lưỡi bò’ vì không thể mở từng trang kiểm tra
-
Ngày hội Toán học mở là một chuỗi các hoạt động toán và khoa học dành cho tất cả học sinh, sinh viên, giáo viên, phụ huynh, các nhà toán học và người yêu khoa học nói chung cùng nhau thưởng thức vẻ đẹp và những ứng dụng đa dạng của toán học trong đời sống.
Ngày hội cũng là nơi để học sinh, giáo viên các trường phổ thông giới thiệu những thành quả Toán học của mình và giao lưu với các nhà toán học, trao đổi những vấn đề nóng về toán học và giáo dục nói chung.
Đến đây, các học sinh được tham gia nhiều trò chơi thú vị và trải nghiệm những ứng dụng vô cùng gần gũi trong đời sống đến từ Toán học.
Hãy cùng xem những trải nghiệm thú vị và ấn tượng của các bạn trẻ tại ngày hội để thấy rằng Toán học không hề khô khan chỉ với những hình học hay dãy số khó hiểu:
Thanh Hùng
Thi trắc nghiệm Toán: Lo thầy cô dạy mẹo, học sinh mất tư duy logic
- Theo đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội), nhiều cử tri chưa được yên tâm về hình thức thi trắc nghiệm môn Toán trong kỳ thi THPT quốc gia.
" alt="Một ngày trải nghiệm ứng dụng thú vị của Toán học">Một ngày trải nghiệm ứng dụng thú vị của Toán học
-
Nhận định, soi kèo Al Najaf vs Erbil SC, 18h30 ngày 19/2: Đi tìm niềm vui
-
Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được huyện quan tâm, chú trọng. Việc tuyên truyền, tư vấn học nghề được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, giúp cho đông đảo lao động nông thôn hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tích cực tham gia học nghề, có việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng Năm 2018, huyện Đông Anh đã tổ chức được 21 lớp dạy nghề cho 735 lao động, trong đó có 5 lớp dạy nghề phi nông nghiệp với 175 học viên, 16 lớp dạy nghề nông nghiệp cho 560 học viên. Năm 2019, đến thời điểm này, huyện Đông Anh đã tổ chức 29 lớp dạy nghề cho 997 lao động, trong đó có 7 lớp dạy nghề phi nông nghiệp cho 238 người; 22 lớp dạy nghề nông nghiệp cho 759 người.
Kết thúc các lớp học nghề, phần lớn học viên đã được trang bị, bổ sung thêm những kiến thức cơ bản để áp dụng vào sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho gia đình. Nhiều người đã vận dụng và phát huy kiến thức được học để tự tạo việc làm hoặc được các doanh nghiệp tuyển dụng lao động. Thu nhập của học viên sau khi học nghề bình quân đạt từ 4-5 triệu đồng mỗi tháng.
Hải Nguyên
Hà Nội hướng tới đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 70-75% vào năm 2020
- Theo thực tiễn tuyển sinh đào tạo của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn, Hà Nội hướng tới tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 70-75% vào năm 2020.
" alt="Số lao động nông thôn huyện Đông Anh được học nghề năm 2019 vượt năm ngoái">Số lao động nông thôn huyện Đông Anh được học nghề năm 2019 vượt năm ngoái