- Hiệp hội các trường ĐH, CĐ vừa có bản kiến nghị 10 điểm gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, kiến nghị này có nhiều điểm chưa đi vào bản chất vấn đề.Bỏ điểm sàn, mở rộng quy mô trường tư thục
Trong bản Kiến nghị một số giải pháp cho các trường ĐH, CĐ ngoài công lậpmà Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam (Hiệp hội) gửi Thủ tướng Chính phủ, có 2 nhóm vấn đề lớn được nêu ra bao gồm những vướng mắc về tuyển sinh và xác định bản chất sở hữu của các trường ĐH ngoài công lập.
Theo đó, Hiệp hội kiến nghị, Bộ GD-ĐT cần bỏ quy định “điểm sàn” trao quyền tự chủ cho các trường tư thục đồng thời siết chặt chỉ tiêu tuyển sinh các trường công lập. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng kiến nghị Chính phủ cần có chính sách mở rộng quy mô hệ thống trường ngoài công lập và chưa nên giảm quy mô đào tạo đại học.
Hiệp hội cho rằng, việc Bộ GD-ĐT cho các trường tự xác định chỉ tiêu khiến các trường công lập tăng chỉ tiêu tuyển sinh làm hẹp cửa tuyển sinh các trường tư. Đồng thời, quy định “điểm sàn” cũng làm các trường tư rất khó tuyển sinh.
Bên cạnh đó, hiện nay, quy mô SV trường ngoài công lập mới chỉ chiếm 13%, mức thấp so với khu vực và thế giới. Trong khi đó, nhu cầu nhân lực có trình độ ĐH hiện nay rất lớn. Do đó, việc giảm quy mô đào tạo ĐH là không nên, ngược lại cần mở rộng quy mô hệ thống trường ngoài công lập, để tạo thành hai chiếc cánh của một con chim - là hệ thống giáo dục quốc dân.
Nhóm đề xuất thứ 2 của Hiệp hội liên quan tới việc xác định bản chất sở hữu của các loại hình trường ĐH ngoài công lập.
|
Hiệp hội các trường ĐH, CĐ cho rằng, cần phải bỏ điểm sàn để mở quy mô tuyển sinh cho các trường tư thục. |
Cụ thể, Hiệp hội cho rằng, với mô hình trường không vì lợi nhuận, thì kinh nghiệm từ các nước đang phát triển vẫn cần có sự đền đáp vật chất hợp lý dưới dạng phần thưởng hàng năm cho các nhà góp vốn. Các cổ đông cũng có quyền lợi nhất định như cử đại diện vào Hội đồng quản trị, ứng cử chức danh quản lý trong trường, được nhận tiền thưởng hàng năm hợp lý…
Đối với loại hình trường tư thục, Hiệp hội cho rằng, cần hạn chế tối đa vận dụng mô hình quản lý công ty cổ phần vào việc quản lý trường ĐH tư thục với quá nhiều ưu tiên cho nhà đầu tư. Tốt hơn cả nên chuyển qua mô hình công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên của Luật Doanh nghiệp. Đồng thời có quy định hạn chế trần góp vốn của cổ đông và cổ đông nhóm để tránh tháo túng các nhóm lợi ích.
Bỏ điểm sàn mà không tính đến chất lượng sẽ để lại nhiều hệ lụy
Bình luận về kiến nghị này, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ GD Chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT cho rằng, việc quyết định điểm trúng tuyển đầu vào là quyền tự chủ chính đáng của các trường ĐH. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay thì nên cân nhắc thấu đáo.
Theo ông Vinh, hiện nay, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên của các trường ĐH Việt Nam còn kém, do đó, việc bỏ điểm sàn để mở đầu vào cho các trường có thể làm nảy sinh nhiều vấn đề về chất lượng, nhất là với các trường thuộc nhóm giữa và cuối, ảnh hưởng đến quyền lợi của người học.
Nếu mở đầu vào thì buộc phải tăng cường đầu tư nguồn lực, thi kiểm tra đánh giá nghiêm túc, siết chặt đầu ra để loại bỏ những sinh viên thiếu năng lực trong quá trình đào tạo, đảm bảo sản phẩm đào tạo ra là sản phẩm tốt. Trong bối cảnh đó, nếu cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên còn yếu thì sinh viên sẽ dễ thất bại. Điều này sẽ để lại di hại cho xã hội khi sinh viên mất cơ hội lựa chọn nghề nghiệp khác.
Còn trong trường hợp, trong môi trường cạnh tranh không bình đẳng, thông tin đảm bảo chất lượng cạnh tranh không minh bạch, tâm lý thích bằng cấp,... các trường có thể hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá thì các sản phẩm đào tạo ra sẽ không đảm bảo chất lượng và điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới xã hội vì những sản phẩm không tốt này rất khó để có thể tái chế.
Ông Vinh cũng cho rằng, Hiệp hội nên có nhiều kiến nghị về vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo hơn là giải quyết những vướng mắc về quy mô tuyển sinh.
Chia sẻ quan điểm này, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Đại học FPT cho rằng, nếu hạ đầu vào để gọi cho được sinh viên vào mà không tốt nghiệp được hoặc tốt nghiệp bằng mọi giá sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và xã hội sẽ gánh hệ lụy này.
Tuy nhiên, ông Tùng cho rằng, điểm sàn chỉ là một khâu nhỏ trong quá trình đào tạo ở ĐH. Nếu như Bộ GD-ĐT tập trung vào kiểm soát chất lượng quá trình đào tạo và cả khâu đầu ra thì chắc chắn chẳng trường nào dám nhận đầu vào tồi vì cả 3 khâu liên quan chặt chẽ tới nhau.
|
Chỉ quan tâm quy mô tuyển sinh mà không chú trọng tới chất lượng có thể để lại nhiều hệ lụy cho xã hội. |
Ông Tùng cũng kiến nghị, các trường công nên giảm chỉ tiêu mỗi năm khoảng 5%, đồng thời giữ nguyên đầu tư để suất đầu tư cho 1 SV lớn hơn, mở rộng thị trường cho trường tư.
Quan trọng hơn, ông Tùng cho rằng, cần phải tạo điều kiện cho trường tư để mở rộng quy mô các trường ngoài công lập, từ đó thạo thành một hệ thống cân đối với trường công. "Với tỉ lệ 13% hiện nay là con số quá thấp" - ông Tùng nhận định.
Không vì lợi nhuận thì không nên đòi chia lợi nhuận
Ông Lê Trường Tùng cho rằng, đối với vấn đề sở hữu các loại hình trường ngoài công lập, việc Hiệp hội kiến nghị nên đền đáp vật chất hợp lý dưới dạng phần thưởng hàng năm cho các nhà góp vốn là không đúng tinh thần của trường phi lợi nhuận.
Theo ông Tùng, ĐH không vì lợi nhuận theo khái niệm thế giới thì không có khái niệm cổ đông, không có khái niệm chia phần thưởng theo lãi suất trái phiếu nhà nước.
Ông Tùng kiến nghị, các nhà đầu tư nên đầu tư vào một quỹ phi lợi nhuận hoặc một công ty và công ty này sẽ là chủ đầu tư các trường ĐH. Nếu là quỹ phi lợi nhuận sẽ là trường ĐH phi lợi nhuận còn nếu công ty thì sẽ là trường đại học vì lợi nhuận.
Do đó, các cổ đông sẽ là cổ đông ở công ty chứ không phải cổ đông trực tiếp của trường ĐH. Khi có ý kiến bất đồng thì việc giải quyết sẽ ở công ty hoặc ở quỹ chứ không phải ở cổ đông của trường. Ý kiến khác nhau về nguyên tắc là không có vấn đề gì nhưng trong môi trường giáo dục thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy.
Do đó, việc xây dựng theo mô hình này sẽ hạn chế được những tranh chấp không cần thiết ở trường đại học ngoài công lập khi các cổ đông bất đồng ý kiến. Mọi việc sẽ được giải quyết ở tầm công ty và quỹ. Đến khi xuống tới trường ĐH thì chỉ còn một tiếng nói duy nhất đã được chấp nhận, thông qua.
Lê Văn
" alt="Kiến nghị 10 điểm về giáo dục đại học gửi Thủ tướng"/>
Kiến nghị 10 điểm về giáo dục đại học gửi Thủ tướng
- Điều kiện để các dự án mở trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là vốn đầu tư phải đạt mức tối thiểu 1.000 tỷ đồng, không bao gồm giá trị đất xây dựng trường.Vốn vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản.
Đây là một trong những quy định mới được đưa ra trong dự thảo Nghị định Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục vừa được Bộ GD-ĐT công bố.
Theo quy định cũ, các dự án mở trường ĐH có vốn đầu tư nước ngoài phải có suất đầu tư ít nhất là 150 triệu đồng/sinh viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất).
Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 300 tỷ đồng.
Như vậy, theo dự thảo thì quy định về điều kiện vốn đầu tư mở các trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài có yêu cầu cao hơn.
|
Nhiều quy định mới về điều kiện, thủ tục mở các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. |
Điều kiện về giảng viên cũng được đặt ra cao hơn. Theo đó, giảng viên ít nhất phải có trình độ thạc sĩ trở lên. Tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 50% tổng số giảng viên cơ sở.
Theo quy định trước đó, tỉ lệ tiến sĩ yêu cầu là không ít hơn 35%.
Bên cạnh đó, dự thảo mới cũng quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn, mua cổ phần, nhận chuyển nhượng quyền đầu tưcủa cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc vốn đầu tư trong nước đã được thành lập ở Việt Nam.
Quy định trước đó không có quy định về việc các nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn, mua cổ phần, nhận chuyển nhượng quyền đầu tư của các cơ sở giáo dục.
Một điểm mới trong dự thảo làthẩm quyền cấp phépcho các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đó, quy định mới không giao quyền cấp phép thành lập các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học phổ thông) cho các huyện như trước đây.
Dự thảo mới cũng quy định về hợp tác liên kết đào tạo, mở phân hiệu và đăng ký hoạt động giáo dục, trong đó có nhiều điểm mới.
Chẳng hạn, đối với các chương trình liên kết, yêu cầu về giảng viên người nước ngoài và giảng viên nước ngoài dạy ngoại ngữ được quy định chi tiết.
Trình độ ngoại ngữ cũng sẽ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chứ không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ chuẩn châu Âu như trước đây.
Xem chi tiết dự thảo tại đây.
Lê Văn
" alt="Tối thiểu 1.000 tỷ mới được mở đại học nước ngoài ở Việt Nam"/>
Tối thiểu 1.000 tỷ mới được mở đại học nước ngoài ở Việt Nam
- Bộ GD-ĐT vừa chính thức ban hành Thông tư Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2017.5 bài thi, chủ yếu trắc nghiệm
Giống như dự thảo công bố trước đó, kỳ thi THPT quốc gia 2017 sẽ tổ chức thi theo 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT).
|
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: Lê Văn. |
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình Giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.
Thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.
Thí sinh được lựa chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp để tăng cơ hội xét tuyển vào ĐH. Điểm bài thi nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét tốt nghiệp.
Các thí sinh tự do phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của các trường ĐH, CĐ.
Nội dung thi của năm 2017 năm trong chương trình lớp 12 THPT. Năm 2018, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT. Từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong Chương trình cấp THPT.
Mỗi tỉnh một cụm thi
Theo quy chế mới, mỗi tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức 1 cụm thi do do sở GDĐT chủ trì, dành cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Bộ GDĐT điều động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ đến các cụm thi để phối hợp tổ chức thi.
Trưởng bạn Chỉ đạo thi THPT quốc gia là lãnh đạo Bộ GD-ĐT, phó trưởng ban thường trực là Thứ trưởng Bộ GD-ĐT. Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh do lãnh đạo UBND tỉnh làm trưởng ban, phó trưởng ban thường trực là giám đốc sở GD-ĐT.
Hội đồng thi do giám đốc các sở GD-ĐT ra quyết định thành lập. Chủ tịch hội đồng là giám đốc sở giáo dục hoặc phó giám đốc sở được ủy quyền.
Mỗi hội đồng thi sẽ có mã riêng thống nhất trong toàn quốc. Số báo danh của thí sinh sẽ gồm mã của hội đồng thi của tỉnh và 6 chữ số đánh theo thứ tự tăng dần, từ 000001 đến hết thí sinh.
Mỗi phòng thi có 24 học sinh. Khoảng cách tối thiểu giữa 2 thí sinh là 1,2m.
Bộ GD-ĐT quản lý dữ liệu thi. Các hội đồng thi công bố kết quả thi sau khi chuyển dữ liệu kết quả thi về Bộ GD-ĐT. Các sở GD-ĐT sử dụng dữ liệu thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; các trường ĐH, CĐ sử dụng dữ liệu thi để tuyển sinh.
Các môn thi thành phần quy về điểm 10
Quy chế cũng nêu rõ, đề thi phải đảm bảo phân loại được tình độ của thí sinh vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để tuyển sinh ĐH, CĐ).
Điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 đối với toàn bài và cả đối với các môn thi thành phần của các bài thi tổ hợp.
Cán bộ chấm thi phải là người đang trực tiếp giảng dạy đúng môn được phân công chấm.
Bài thi tự luận môn Văn sẽ được chấm theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ GDĐT. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm.
Các bài thi trắc nghiệm sẽ được chấm bằng máy quét. Bài thi trắc nghiệm tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi trắc nghiệm.
Cách tính điểm xét tốt nghiệp được thực hiện theo công thức sau:
Thông tư của Bộ GD-ĐT sẽ có hiệu lực từ 10/3.
Lê Văn
" alt="Thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2017"/>
Thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2017