Trò chơi sáng tạo giúp trẻ phát triển tư duyNhững bức tranh tô màu cùng những chiếc bút chì đủ loại màu sắc chính là “chìa khóa” khơi mở khả năng sáng tạo và kích thích trí tưởng tượng của trẻ. Hoạt động này không chỉ giúp con bạn rèn luyện tính kiên nhẫn, khả năng quan sát và sự tập trung, mà bé còn được thỏa thích sáng tạo các sắc màu nghệ thuật.
Tập tô màu cùng con sẽ tạo điều kiện cho cha mẹ được gần gũi và thân thiết hơn với bé. Hãy gợi mở và khuyến khích con làm bạn với bút chì màu, để con thoải mái lấp đầy những bức tranh với màu sắc hồn nhiên theo cách nhìn nhận thế giới của mình. Bạn cũng có thể tập cho bé phát triển tư duy về hình ảnh thông qua những bức ảnh ngộ nghĩnh hoặc sách tranh tự in tại nhà chỉ với một thiết bị in ấn gọn nhẹ.
|
Chỉ với một thiết bị in ấn gọn nhẹ, bạn đã có thể in cho bé những bức ảnh ngộ nghĩnh |
Bên cạnh đó, cùng bé tập gấp giấy hoặc học hát qua những bản nhạc có giai điệu vui tươi, dễ thương sẽ tăng thêm cảm giác thích thú cho bé, giúp bé không cảm thấy nhàm chán trong khoảng thời gian phải ở lâu trong nhà.
Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý chọn những món đồ chơi, tranh ảnh có chất liệu an toàn để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Dễ dàng in cả thế giới cho bé yêu
Việc trang bị máy in tại nhà cho phép bạn chủ động in cho bé những bức tranh tô màu nghệ thuật, hướng dẫn dạy gấp giấy hoặc những bản nhạc vui nhộn bất cứ lúc nào. Dòng máy in Transformer của HP sẽ là một gợi ý tốt để đáp ứng các nhu cầu in ấn của bạn. Với thiết kế nhỏ gọn rất dễ để di chuyển và lắp đặt, bạn có thể đặt máy in trong phòng của mình và tranh thủ vui chơi cùng bé những lúc rảnh rỗi.
Bên cạnh tốc độ in 20 trang mỗi phút, các sản phẩm máy in HP Laser 107, HP Laser MFP 135 và HP Laser MFP 137fnw thuộc dòng máy Transformer còn sử dụng dễ dàng. Chỉ cần vài bước cài đặt đơn giản là bạn đã in được những bức tranh mà bé yêu thích, mở rộng thế giới của bé thêm sống động và đầy màu sắc.
Ngay cả khi không rành về công nghệ, bạn vẫn có thể in ấn dễ dàng thông qua ứng dụng HP Smart hoặc sử dụng chức năng in WiFi được tích hợp trong máy in.
|
Việc trang bị máy in tại nhà cho phép bạn chủ động in ấn bất cứ lúc nào |
Đặc biệt, mực in chính hãng của HP được sản xuất từ các vật liệu tái chế, thân thiện với môi trường. Đồng thời, khi đầu tư máy in giá hợp lý kết hợp với dùng mực in HP chính hãng, bạn còn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể khi sử dụng máy trong thời gian dài.
Ưu đãi đặc biệt khi mua máy in HP Laser 107a
Khi mua máy in HP Laser 107a khách hàng sẽ nhận được ưu đãi hấp dẫn là một hộp mực chính hãng từ HP trị giá 1,1 triệu đồng, không chỉ giúp tăng thêm số lượng trang in mà còn hỗ trợ máy in vận hành bền bỉ.
Đồng thời, nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua hàng tốt nhất, HP còn có chế độ chăm sóc khách hàng và chính sách bảo hành với dịch vụ đổi trả sản phẩm dành cho máy in thuộc phân khúc tiêu dùng phổ thông và dịch vụ bảo hành cấp tốc - nhận lại trong ngày làm việc kế tiếp.
Sản phẩm được bày bán tại những cửa hàng, đại lý cấp 2 thuộc hệ thống phân phối chính hãng của HP như Phong Vũ, Mediamart, FPT Shop, Phúc Anh, Máy tính Hà Nội, An Phát, Nguyễn Kim, Thành Nhân, CellphoneS, Cotimex DN….
|
HP cung cấp chính sách bảo hành toàn diện |
Máy in HP Laser 107a/107w có giá chỉ từ 2,4 - 2,9 triệu đồng. Máy in HP laser đa chức năng 135a/135w có giá chỉ từ 3,59 - 3,99 triệu đồng. Máy in HP laser đa chức năng 137fnw có giá từ 4,99 triệu đồng. Tất cả sản phẩm hiện đang được phân phối chính hãng tại Synnex FPT. Thông tin chi tiết liên hệ: Website: https://synnexfpt.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/sanphamsofpt/ Hotline: 024.7300.6666 |
Ngọc Minh
" alt="Cùng con ‘chơi mà học’ qua những trò chơi sáng tạo"/>
Cùng con ‘chơi mà học’ qua những trò chơi sáng tạo
- Vấn đề mất dân chủ trong trường học đã được đưa ra mổ xẻ từ thực trạng, nguyên nhân cho tới những giải pháp tại hội nghị về thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục đào tạo sáng 24/3.Tuyển dụng giáo viên thiếu minh bạch, mất dân chủ là tất yếu
Ngay trong phát biểu mở đầu hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đề nghị đại diện các bộ, ngành đi thẳng vào vấn đề, tránh trình bày lại báo cáo, văn bản quy định.
Ông yêu cầu các đại biểu trả lời 3 câu hỏi: Thứ nhất, mất dân chủ trong trường học có phải hiện tượng phổ biến không hay chỉ là cá biệt? Thứ hai, nếu như việc thực hiện dân chủ chưa tốt thì có phải do thiếu văn bản quy định không? Thứ ba, nếu văn bản quy định có đủ, thì nguyên nhân tình trạng vi phạm dân chủ trong trường học là do đâu?
Trả lời các câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định, các văn bản quy định về thực hiện dân chủ trong cơ sở giáo dục hiện nay là tương đối đầy đủ. Tuy vậy, bà Nghĩa cũng thừa nhận, việc thực hiện tại nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo còn hình thức, đối phó.
"Một số cơ sở giáo dục vẫn còn xảy ra tình trạng mất dân chủ, cá biệt có cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo, có tình trạng khiếu nại vượt cấp" - bà Nghĩa nói.
Khi Phó Thủ tướng nhắc lại câu hỏi: Tình trạng mất dân chủ trong trường học có phải là phổ biến không? Thứ trưởng Nghĩa khẳng định: Việc mất dân chủ ở một số trường là có nhưng không nhiều.
Dẫn ví dụ từ vụ việc khiếu kiện kéo dài ở Trường ĐH Ngoại thương cho tới vụ việc của hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, việc thực hiện dân chủ trong trường học có trách nhiệm rất lớn người đứng đầu.
|
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với các đại biểu tại hội nghị sáng 24/3. Ảnh: Lê Văn. |
Chia sẻ ý kiến này, song ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng, bản thân giáo viên cũng tập trung về chuyên môn, không để ý đến các quy chế dân chủ, không tham gia góp ý, đến khi đưa ra thực hiện thì mới thắc mắc, khiếu nại.
Ông Bạch Ngọc Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định thì nhận định, nguyên nhân chính khiến việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường học không đầy đủ là do khâu tuyển dụng giáo viên hiện nay thiếu minh bạch.
Theo ông Chiến, một giáo viên được tuyển dụng thiếu minh bạch khi trở thành một hiệu trưởng, trải qua đầy đủ các mánh lới thì mất dân chủ là đương nhiên.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục TP.Hà Nội cho rằng, việc thực hiện dân chủ trong trường học hiện nay không hiệu quả là do chúng ta đang quản lý bằng thi đua là chính chứ không phải quản lý bằng dân chủ.
Hiệu trưởng không chuẩn mực sẽ ảnh hưởng đến dân chủ trong trường học
Đề cập tới giải pháp, ông Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, chúng ta không thể cứ chăm chăm vào chữ dân chủ thì sẽ có dân chủ. Ông Lâm đề nghị cần phải đổi mới phương pháp giáo dục để khuyến khích học sinh chủ động, sáng tạo chứ không áp đặt.
Ông Lâm cũng kiến nghị, phải gắn dân chủ với tự chủ trong các cơ sở giáo dục. Cần phải có cơ chế tự chủ trong tất cả các trường từ mầm non cho tới ĐH chứ không chỉ tự chủ ĐH.
Đồng thời, cần phải đề cao hơn nữa vai trò của người đứng đầu và tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng, xây dựng cách thức đánh giá thực hiện dân chủ trong nhà trường chính xác và khách quan.
|
Ông Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, không phải cứ chăm chăm nói tới chữ dân chủ thì sẽ có dân chủ. Ảnh: Lê Văn. |
Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho rằng, để thực hiện tốt dân chủ trong trường học, cần đặc biệt chú trọng khâu lựa chọn người đứng đầu.
"Đặc biệt cấp tiểu học và THCS mà hiệu trưởng không chuẩn mực, trình độ chuyên môn không tốt, đạo đức không cao thì ảnh hưởng rất lớn. Đó là thực tế chúng ta phải lưu tâm" - ông Phong nói.
Ông Bạch Ngọc Chiến thì cho rằng, việc giao quyền tuyển dụng giáo viên cho các địa phương như hiện nay có nhiều bất cập khi mỗi địa phương tự đặt ra những yêu cầu riêng.
Để giải quyết cái gốc của vấn đề dân chủ là đội ngũ giáo viên, ông Chiến cho rằng, nên học tập Hàn Quốc thành lập một trung tâm sát hạch để cấp chứng chỉ hành nghề cho giáo viên. Khi đó, yêu cầu đặc thù của địa phương chỉ là bổ sung chứ không phải là yếu tố tiên quyết.
Ông Chiến cũng đề nghị áp dụng CNTT trong việc thực hành và đánh giá dân chủ trong trường học. Cần phải có phần mềm để các GV đánh giá lẫn nhau và GV được đánh giá hiệu trưởng của mình.
Ông Phạm Hồng Chương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân thì chia sẻ "bài học kinh nghiệm" của trường mình từ việc tăng học phí và cho rằng, để thực hiện dân chủ trong trường học thì việc tuyên truyền công khai minh bạch là rất quan trọng.
Sau khi lắng nghe ý kiến góp ý của đại diện các bộ ban ngành, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, hiện nay các văn bản quy định về dân chủ trường học là tương đối đầy đủ nhưng thực hiện dân chủ cơ sở trong các trường học chưa tốt đẹp như các báo cáo.
Đánh giá việc thực hiện dân chủ trong trường học là "mũi" quan trọng và cần phải đi trước so với các lĩnh vực khác, Phó Thủ tướng cho rằng, trách nhiệm là của cả hệ thống, nhưng trước hết, của giáo viên, của ban lãnh đạo, của hệ thống quản lý giáo dục các cấp.
Ông đề nghị phải rà lại các quy chế, quy định đặc biệt là công tác liên quan tới bổ nhiệm, tuyển dụng giáo viên trong ngành giáo dục. Không thể nào thực hiện dân chủ nội bộ được nếu vẫn còn chỉ đạo mang tính cầm tay chỉ việc từ bên trên từ chuyên môn tới nhân sự.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh vai trò của hiệu trưởng và cho rằng, nơi nào quyền lực tập trung vào 1 người xu hướng sẽ bị tha hóa. Để làm tốt điều này, Phó Thủ tướng cho rằng, việc có thể làm ngay được chính là xây dựng cơ chế đánh giá, giám sát có thể đo đếm được chứ không chung chung như trước.
"Phải làm sao để các GV đánh giá các hiệu trưởng một cách dân chủ" - ông Đam nói và cho rằng, cần phải áp dụng CNTT để việc đánh giá này đảm bảo tính khách quan nhưng không tràn làn.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan quản lý giáo dục yêu cầu các trường phải công khai quy chế hoạt động nội bộ. Quy chế phải được xây dựng lấy ý kiến và ban hành công khai. Quy chế càng xây dựng chi tiết thì dân chủ càng được đảm bảo.
Không thành lập hội đồng trường có phải vì hạn chế quyền độc đoán cá nhân? Trả lời câu hỏi của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc hiện nay đã có bao nhiêu trường ĐH, CĐ đã thành lập hội đồng trường, đại diện Bộ GD-ĐT và Bộ LĐTB-XH đều chưa đưa ra được con số chính xác. Bộ GD chỉ cho biết, có 16/38 trường trực thuộc Bộ đã thành lập hội đồng trường còn Bộ LĐTB-XH đưa ra con số chung chung là 30%. Phó Thủ tướng cho rằng, việc thành lập hội đồng trường là “chỉ số" cơ bản, dễ thấy nhất trong thực hiện quy chế dân chủ ở trường ĐH, CĐ nhưng cả 2 bộ đều không nắm được một cách đầy đủ là chưa được. Trước nhiều ý kiến cho rằng, các hội đồng trường hiện nay không thành lập là do còn hình thức, không có quyền lực thực tế, nhiều nơi đưa chỉ đưa trưởng phòng, chủ nhiệm khoa lên làm chủ tịch hội đồng cho có, Phó Thủ tướng đặt câu hỏi: "Các trường lấy lý do là vì nó hình thức, không thực chất. Vậy tại sao nó hình thức mà không thực hiện cho đúng luật đi đã hay vì không thành lập là do nó hạn chế quyền độc đoán của một số cá nhân". Phó Thủ tướng cũng cho biết, Nghị định về tự chủ các trường ĐH, CĐ đang được soạn thảo sắp tới sẽ quy định rõ quyền của các hội đồng trường để vai trò của hội đồng trường đi vào thực chất. |
Lê Văn
" alt="Mổ xẻ hiện tượng dân chủ trong trường học"/>
Mổ xẻ hiện tượng dân chủ trong trường học
- Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về cách làm bài thi THPT quốc gia 2017, trong mỗi buổi thi bài thi tổ hợp, thí sinh sẽ làm bài thi theo từng môn thành phần với thứ tự xác định.Phải làm tuần tự tất các các môn thi bài thi tổ hợp
Cụ thể, bài thi KHTN theo trình tự các môn thành phần: Vật lí - Hóa học - Sinh học.
Bài thi KHXH theo trình tự các môn thành phần: Lịch sử - Địa lí - Giáo dục công dân(đối với thí sinh THPT); Lịch sử - Địa lí (đối với thí sinh học chương trình GDTX).
Thí sinh làm các môn thành phần của một bài thi tổ hợp KHTN/KHXH trên cùng một phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN).
Khi dự thi môn thành phần đầu tiên, thí sinh cần lưu ý ghi đủ thông tin trên phiếu TLTN, đặc biệt là các thông tin về số báo danh, mã đề thi.
Đặc biệt, thí sinh cần lưu ý các môn thi thành phần trong một bài thi tổ hợp phải có cùng một mã đề thi. Do đó, thí sinh cần lưu ý kiểm tra mã đề thi trước khi làm bài.
Thí sinh sẽ phải nộp lại đề thi, giấy nháp khi hết thời gian làm bài đối với môn thi thành phần để sau đó thi môn thành phần tiếp theo (ví dụ thí sinh phải nộp lại đề thi, giấy nháp môn Vật lý trước khi nhận đề thi môn Hóa học; nộp lại đề thi, giấy nháp môn Hóa học trước khi nhận đề thi môn Sinh học).
Như vậy, thí sinh không phải nộp lại đề thi, giấy nháp đối với môn thi thành phần cuối cùng của mình (cụ thể là các môn Sinh học, Giáo dục Công dân và Địa lí (đối với thí sinh GDTX)).
Thí sinh cũng không phải nộp đề thi, giấy nháp đối với các bài thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.
|
Thi sinh sẽ phải làm tuần tự các môn thi của bài thi tổ hợp theo thứ tự xác đinh. |
Thi trong 2,5 ngày
Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, khác với các năm trước, kỳ thi THPT quốc gia 2017 sẽ được tổ chức trong 2,5 ngày, tạo thuận lợi cho thi sính.
Bộ GD-ĐT sẽ có lịch thi cụ thể trong văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế thi để các nhà trường, giáo viên biết và thực hiện.
Từ năm 2015, kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức trong 4 ngày với 8 môn thi. Theo Bộ GD-ĐT, việc tổ chức kỳ thi dài với nhiều môn thi khiến cho kỳ thi vẫn nặng nề đồng thời khiến học sinh học lệch, học tủ.
Do đó, năm nay, kỳ thi THPT quốc gia 2017 sẽ rút xuống chỉ còn hơn một nửa thời gian với 5 bài thi.
Đăng ký xét tuyển ĐH cùng với đăng ký dự thi
Một trong những điểm khác biệt của năm nay là khi đăng ký dự thi thí sinh cũng sẽ đăng ký xét tuyển vào các trường đại học.
Do đó, bộ GD-ĐT khuyến cáo các thi sinh cần cần tham khảo thông tin tuyển sinh của các trường trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ và trang thông tin điện tử của các trường.
Các thông tin này sẽ được công bố trước ngày các thí sinh đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển.
Các thí sinh cũng lưu ý năm nay, thí sinh sẽ được đăng ký không hạn chế số ngành, số trường nhưng các nguyện vọng phải xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống. Các thí sinh cũng có thể thay đổi các nguyện vọng sau khi có kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
Mỗi tỉnh, thành cụm thi
Một điểm mới trong phương án thi THPT quốc gia 2017 năm nay là mỗi tỉnh thành phố trung ương sẽ tổ chức một cụm thi do Sở GD-ĐT tại tỉnh thành phố chủ trì.
Các điểm thi được đặt ở các trường hoặc liên trường THPT ở các huyện/thị tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh dự thi không phải di chuyển đi lại nhiều, giảm áp lực và tốn kém.
Đối với những khó khăn về đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên tham gia các khâu của kỳ thi, nhất là khâu coi thi, Bộ GD-ĐT sẽ có biện pháp quản lý và kỹ thuật, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các Bộ, ngành…để đảm bảo Kỳ thi được tổ chức an toàn, tin cậy và khách quan.
Các trường ĐH, CĐ có đào tạo giáo viên sẽ cùng tham gia các khâu tổ chức thi, nhất là ở khâu coi thi, giám sát và chấm thi (nếu cần).
Lê Văn
" alt="Kỳ thi THPT quốc gia 2017: Bộ GD"/>
Kỳ thi THPT quốc gia 2017: Bộ GD