Bách kể, hồi bé, mọi người chỉ nghĩ em bị còi xương. Lớn hơn chút, Bách đi khám và được kết luận suy tuyến yên, thiếu hoóc môn tăng trưởng.
Nhưng thiệt thòi về thể hình chưa phải là tất cả khó khăn với Bách. Tân sinh viên sinh năm 2006 có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi bố mẹ ly hôn lúc em 3 tuổi. Sau đó, Bách sống cùng mẹ và ông bà ngoại tại Bắc Ninh, kinh tế cả gia đình chỉ trông vào làm nông và những bó rau, hoa quả mẹ bán ở chợ.
Thế nhưng nghiệt ngã cuộc đời chưa dừng lại với Bách. Năm nam sinh học lớp 11, mẹ em bị tai nạn giao thông dẫn đến đuối nước và ra đi mãi mãi. Cũng từ đó, Bách chỉ còn biết nương tựa vào ông bà ngoại. “Ông bà vẫn trồng rau mùa, cây ăn quả để lấy tiền nuôi em ăn học. Mẹ không còn, ông bà phải nhờ dì của em đi chợ”, Bách kể.
Tất cả những điều đó không làm nam sinh nhỏ bé gục ngã. “Em từng thấy rất buồn nhưng càng như vậy em càng tự nhủ phải vươn lên, phải đi học mới có thể thay đổi tương lai. Em chưa từng nghĩ đến chuyện bỏ cuộc”, Bách tâm sự.
Ở mùa tuyển sinh năm 2024, Bách thi được 24,5 điểm khối A07 (Toán, Lịch sử, Địa lý); trong đó Toán 8; Lịch sử 8 và Địa lý 8,5. Cộng thêm điểm ưu tiên, Bách có tổng 24,63 điểm và trúng tuyển ngành Kinh tế (điểm chuẩn 24,6) của Học viện Hành chính Quốc gia.
“Em chọn Học viện Hành chính Quốc gia vì qua tìm hiểu cảm thấy môi trường phù hợp với bản thân. Em suy nghĩ đơn giản rằng tốt nghiệp ngành Kinh tế sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn”, Bách chia sẻ.
Nam sinh cho hay, khi đến nhập trường và những ngày đầu đi học, nhiều người tỏ ra bất ngờ với ngoại hình bé tẹo của em. “Nhiều thầy cô và các bạn còn nhầm tưởng em là học sinh tiểu học đi theo anh chị đến trường đại học chơi”, Bách kể.
Dù vậy, song Bách không hề tự ti. “Em cảm thấy bình thường, có lẽ vì đã quen với việc này từ bé. Em chỉ nhỏ bé về ngoại hình thôi, còn hiểu biết và tri thức bình đẳng như mọi người. Mọi việc em vẫn có thể làm như những người bình thường”, Bách nói.
Điều nam sinh rất vui là ở môi trường đại học, em được thầy cô và các bạn nhiệt tình giúp đỡ trong mọi việc. “Từ sinh hoạt cho đến lấy đồ ăn, việc gì em không làm được, các bạn đều hỗ trợ”, Bách cười.
Bách cho hay, hồi THPT, em chỉ thuộc top trung bình khá của lớp. Nhưng ở bậc đại học, em sẽ quyết tâm học thật tốt, hy vọng có thể giành học bổng.
“Em tự nhủ phải học thật tốt để có kiến thức vững chắc và sau này có công việc tốt, lo được cho bản thân và gia đình”, Bách nói và xác định 4 năm tới đây là học “đại học” để ra đời đi làm, chứ không phải “học đại”.
“Với các môn văn hóa, các bạn làm được, em cũng làm được. Thân hình nhỏ bé nên có thể những môn giáo dục thể chất sẽ gặp khó khăn, nhưng em tin rằng, nếu cố gắng mình sẽ vượt qua”.
Bách nói, ngoại hình không phải là vấn đề với bản thân, điều em lo ngại nhất là tiền để trang trải việc học và phí sinh hoạt. Em cũng cố gắng tiết giảm nhất có thể trong chi tiêu.
Hiện, Bách đã đăng ký ở ký túc xá của Học viện với khoảng 250 nghìn đồng/tháng. Tiền ăn và sinh hoạt, Bách ước tính khoảng 1,8 triệu đồng mỗi tháng. Hiện nay, gia đình vẫn chu cấp đủ cho em, song Bách không biết có thể trụ được đường dài. Em cũng đã nghĩ đến việc đi làm thêm. “Nếu xin được việc, em muốn đi làm thêm để chia sẻ gánh nặng với ông bà”, nam sinh bộc bạch.
Bách hy vọng, với việc gia đình vào diện hộ nghèo, em sẽ được nhà trường miễn giảm học phí để yên tâm học tập.
Năm học này, Học viện Hành chính Quốc gia quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ đối với sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đại diện Học viện cho biết, Nguyễn Công Bách cũng như các sinh viên có hoàn cảnh tương tự có thể nhận hỗ trợ từ nhà trường.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Em Nguyễn Công Bách
Địa chỉ: Xã Châu Phong, thị xã Quế Võ, Bắc Ninh.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2024.299 (em Nguyễn Công Bách)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081
" alt=""/>Sinh viên bị nhầm là học sinh tiểu học: Mồ côi mẹ, đến lớp bằng gánh rau của bàChính vì thế, thông tin ông rời Arsenal sau cuộc nói chuyện với ban Giám đốc khiến nhiều fan Pháo thủ cảm thấy hụt hẫng.
Lời chia tay của Edu: "Arsenal luôn ở trong trái tim tôi. Giờ là lúc theo đuổi một thử thách khác. Quyết định vô cùng khó khăn.
Arsenal đã cho tôi cơ hội làm việc với rất nhiều người tuyệt vời, đặc biệt là Mikel Arteta. Cậu ấy giờ trở thành bạn thân của tôi.
Tôi muốn gửi lời chúc Arsenal và fan Pháo thủ những điều tốt đẹp nhất trong tương lai."
Giới truyền thông Anh tiết lộ, Edu chuẩn bị hợp tác với chủ sở hữu Nottingham Forest - Evangelos Marinakis, sau khi đồng ý làm việc với mạng lưới CLB của ông.
Tỷ phú người Hy Lạp đã mất nhiều tháng theo đuổi và thuyết phục Edu. Giờ thì ông có được người mình cần, hỗ trợ cho Nottingham Forest.
Để nhận được cái gật đầu từ Edu, ngài Evangelos Marinakis tỏ ra chịu chi khi tăng lương gấp 3 lần cho ông so với ở Arsenal.
" alt=""/>Giám đốc Arsenal chạy sang CLB khác ở Ngoại hạng AnhĐại sứ cho biết, Pháp hiện là quốc gia Liên minh châu Âu (EU) có nguồn vốn đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam, tạo ra 50.000 việc làm. Trong 30 năm qua, hàng vạn sinh viên Việt Nam đã tới Pháp du học. Trong lĩnh vực y tế, Pháp đã hỗ trợ Việt Nam đào tạo 3.000 bác sĩ. Các cơ quan nghiên cứu của Pháp cũng có nhiều hoạt động hợp tác với đối tác Việt Nam trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, nông nghiệp, y tế.
"Các hoạt động này góp phần tạo nên sợi dây kết nối ngày càng gắn bó giữa người Pháp và người Việt Nam", ông Brochet nói.
Trong nhiệm kỳ 3 năm của mình, Đại sứ đặt ra 4 ưu tiên. Thứ nhất, hỗ trợ Việt Nam ứng phó với những thách thức mang tính toàn cầu với trọng tâm là ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như đã cam kết tại các hội nghị chống biến đổi khí hậu (COP). Một trong những cơ chế thể hiện cam kết là chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng bình đẳng (JETP), trong đó Pháp đồng hành hỗ trợ Việt Nam trên cơ sở nguồn lực tài chính với khoảng 500 triệu euro.
Thứ hai, Đại sứ nêu mục tiêu hỗ trợ Việt Nam vừa phát triển kinh tế, vừa đáp ứng các tiêu chuẩn về xã hội, về pháp lý, về môi trường, trên cơ sở đó tận dụng được các khuôn khổ hợp tác mới như hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), giúp Việt Nam phát triển các sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn khắt khe của châu Âu...
Thứ ba, phát triển mối quan hệ kinh tế giữa Pháp và Việt Nam, thúc đẩy các sản phẩm thế mạnh của Pháp tới Việt Nam như hàng không, dược phẩm, nông nghiệp...
Thứ tư, tăng cường hợp tác trên trường quốc tế thông qua các diễn đàn quốc tế, đa phương để cùng chia sẻ các giá trị như tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền quốc gia…
Đại sứ Olivier Brochet khẳng định: Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19 vào năm 2024 sẽ là một trong những cơ hội để hai bên trao đổi sâu, đóng góp vào mục tiêu chung này.
" alt=""/>4 ưu tiên của tân Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet