Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Giao ban QLNN tháng 5/2016 của Bộ TT&TT chiều 6/6, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan như Vụ CNTT, Vụ Pháp chế... tập trung nguồn lực, xây dựng các văn bản thực hiện Nghị quyết quan trọng nói trên. Chẳng hạn như xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm dịch vụ phần mềm và nội dung số để trình Bộ trong tháng 8/2016. Ngoài ra, Vụ CNTT cũng chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chí, điều kiện xác định cụ thể đối với một số hoạt động dịch vụ phần mềm quan trọng để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và trình Chính phủ phê duyệt; trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn chỉ đạo Hội nghị Giao ban QLNN tháng 5/2016 của Bộ TT&TT. |
Đồng thời, Cục Báo chí, Cục PTTH&TTĐT, Vụ Thông tin cơ sở cần phối hợp với cơ quan Thuế để tập trung tuyên truyền những giải pháp về thuế được quy định trong Nghị quyết 41 tới doanh nghiệp, người dân và xã hội.
Được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 26/5 vừa qua, Nghị quyết 41 đã bổ sung hàng loạt chính sách ưu đãi thuế quan trọng để thúc đẩy việc phát triển, ứng dụng CNTT nội địa như bổ sung thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện các dự án: sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số, dịch vụ phần mềm, sản xuất sản phẩm CNTT trọng điểm, dịch vụ khắc phục sự cố an toàn thông tin, bảo vệ an toàn thông tin được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như mức đang áp dụng đối với dự án sản xuất sản phẩm phần mềm theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Tương tự, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực CNTT cũng được giảm 50%.
Đối với các giải pháp ưu đãi thuế thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Nghị quyết 41 nêu rõ, bổ sung các hoạt động CNTT cần đặc biệt khuyến khích là: sản xuất và dịch vụ phần mềm; dịch vụ thiết kế, tư vấn CNTT; dịch vụ tích hợp hệ thống; dịch vụ quản lý, duy trì hệ thống CNTT (ứng dụng, mạng, thiết bị); dịch vụ thuê ngoài hệ thống CNTT; dịch vụ bảo mật hệ thống thông tin không sử dụng mật mã dân sự; dịch vụ xử lý, khai thác dữ liệu cơ sở dữ liệu; dịch vụ tìm kiếm thông tin trên mạng; dịch vụ trung tâm dữ liệu Data center; dịch vụ thuê ngoài BPO, KPO cho xuất khẩu; dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử...
Giảm giấy phép con, tạo điều kiện cho doanh nghiệp
Cũng tại Hội nghị, người đứng đầu ngành TT&TT nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng, tiến độ xây dựng văn bản quản lý, tạo hành lang pháp lý "chặt chẽ nhưng thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động".
"Đề nghị các đơn vị rút ngắn thủ tục, đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản, nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật để có thể hoàn thiện các quy định trong thời gian sớm nhất, nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng soạn thảo, đáp ứng các yêu cầu về độ khả thi, thực tế", Bộ trưởng yêu cầu. Thậm chí tới đây, Bộ TT&TT có thể học theo Văn phòng Chính phủ nêu tên những đơn vị còn nợ đọng văn bản.
"Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ, việc xây dựng thể chế rất quan trọng. Các đơn vị cần dành nhiều thời gian cho nhiệm vụ xây dựng thể chế, tránh nợ văn bản, chỉ có như vậy thì Luật mới có thể sớm đi vào cuộc sống", ông nói.
Một số văn bản quan trọng mà Bộ TT&TT cần tập trung hoàn thiện, xây dựng trong thời gian tới là các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An toàn thông tin mạng, thi hành Luật Báo chí mới; hay chính sách quản lý thuê bao trả trước, các chính sách đảm bảo phát triển thị trường viễn thông một cách bền vững;
Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị tập trung thực hiện chủ trương lớn của Chính phủ về việc tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động, giảm bớt giấy phép con, cơ chế xin-cho.... Về phần mình, các doanh nghiệp trong ngành cũng cần phải đẩy mạnh SXKD theo kế hoạch đã được phê duyệt, nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ cung cấp tới người dân, xã hội.
Bên cạnh đó, các công tác cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của ngành TT&TT cần tiếp tục được làm mạnh theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng nêu rõ. "MobiFone cần triển khai tốt các đầu việc của cổ phần hóa, các doanh nghiệp còn lại làm tốt khâu thoái vốn, tập trung nguồn lực cho những mảng SXKD lõi".
Trọng Cầm
"Nhiều nơi bán dạo cả SIM kích hoạt sẵn" Người đứng đầu ngành TT&TT rất bức xúc trước tình trạng nhiều đại lý phớt lờ quy định của cơ quan quản lý, vẫn tiếp tục bán SIM kích hoạt sẵn dù thuê bao chưa đăng ký thông tin. Phát biểu trong Giao ban QLNN tháng 5/2016 của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TT&TT, nhất là với những mảng như quản lý thuê bao trả trước, game trực tuyến, thông tin điện tử... "Bộ đã ban hành Chỉ thị 11 về bảo vệ bí mật thông tin người dùng và nghiêm cấm việc đăng ký, kích hoạt SIM sai quy định. Thế nhưng chính tôi đã bắt gặp nhiều người đi bán SIM dạo cả rổ, trong đó có nhiều SIM đã kích hoạt từ bao giờ dù chưa ai dùng", ông than phiền. "Đề nghị tất cả các đơn vị liên quan lưu tâm đến việc này, cần phải chấn chỉnh ngay". Ông cũng đặc biệt yêu cầu Cục Viễn thông và các đơn vị liên quan tập trung hoàn thiện chính sách quản lý thuê bao trả trước, giao Thứ trưởng Phan Tâm trực tiếp phụ trách, đôn đốc, chỉ đạo vấn đề này để tình hình sớm cải thiện, đảm bảo thị trường có thể phát triển bền vững. Ban hành tháng 3 vừa qua, Chỉ thị 11 quy định rõ: những hành vi thu thập, phát tán, sử dụng và kinh doanh trái phép thông tin cá nhân người dùng dịch vụ viễn thông, cũng như hành vi mua bán, lưu thông ra thị trường SIM đã được kích hoạt sẵn dù chưa đăng ký thông tin thuê bao sẽ bị tăng nặng mức phạt để "răn đe". Nhiều ý kiến đề xuất rằng, để hạn chế tình trạng này, cần tăng nặng cả mức phạt dành cho các đại lý, tổng đại lý bán SIM, đồng thời nhà mạng cần có hệ thống kiểm tra, xác thực thông tin thuê bao đăng ký, tránh tình trạng khai ẩu, khai gian, khai không chính xác hiện nay. T.C " alt=""/>Gấp rút xây dựng văn bản hướng dẫn về ưu đãi thuế CNTT Tôi hy vọng ông có một cuối tuần thật thoải mái tại New York. Tôi không muốn dông dài vì biết ngài khá bận rộn với tình hình kinh doanh không mấy suôn sẻ của công ty trong quý vừa qua. Tôi viết thư này cho ông để chia sẻ một số vấn đề trên chiếc iPhone của tôi. Trên chiếc điện thoại của tôi, có một thư mục mà chả bao giờ tôi đụng vào có tên gọi là Ứng dụng của Apple bao gồm: La bàn, Mẹo, Danh bạ, Tìm bạn,… Tôi khá chắc sẽ có nhiều người giống tôi, cảm thấy khó chịu với những ứng dụng mặc định không cần thiết mà Apple tạo ra. Nhưng gần đây, Folder này bắt đầu “phình to”, tôi đã nhét vào đây thêm cả những ứng dụng cần thiết như: Ảnh, Âm nhạc và Mail. Tôi phải cảm ơn các công ty như Google, Facebook, Microsoft,… đã giúp tôi sử dụng smartphone thoải mái hơn. Tại Hội nghị cho các nhà phát triển của Facebook hay Google mới đây, họ đã giới thiệu tương lai của trí thông minh nhân tạo (hệ thống chat bot trên Facebook hay Android Auto). Những tính năng này sẽ hỗ trợ trên nhiều nền tảng, bao gồm cả trên iOS. Có thể Apple sẽ thấy đây không phải là vấn đề của hãng hay hàng triệu người dùng iPhone trên toàn cầu. Tuy nhiên, chúng ta hãy nhìn lại những gì đang được đội ngũ phát triển của iOS tạo ra cho iPhone. Thay vì tạo ra những sản phẩm cần thiết cho người dùng thì Jony Ive cùng các nhà thiết kế lại giới thiệu tính năng mà họ 'nghĩ là người dùng cần'. Tôi nghĩ nếu Apple không thay đổi, iPhone sẽ trở thành một sản phẩm rỗng tuếch, vô hồn. Tại sao tôi phải quan tâm đến câu chuyện kinh doanh của Apple trong khi tôi vẫn nhận được nhiều lợi ích từ các lập trình viên bên thứ ba? Người dùng iPhone muốn một sản phẩm hoàn hảo kết hợp giữa phần cứng và phần mềm. Và tôi cho rằng, sẽ chẳng có công ty hay lập trình viên nào hiểu rõ iOS bằng đội ngũ nhân sự của ngài. Tôi kỳ vọng sẽ nhìn thấy sự cách tân tại hội nghị phát triển vào tháng Sáu tới đây. Trợ lý ảo thông minh hơn 5 năm kể từ ngày ra mắt, Siri vẫn chỉ là sản phẩm để thiết lập nhanh báo thức hay thực hiện cuộc gọi. Có thể Apple là công ty công nghệ đầu tiên nhận thấy tiềm năng của chat bot nhưng mọi thứ giờ vẫn còn quá sơ khai. Sản phẩm của các đối thủ như Google và Facebook sẽ vượt qua Siri. Và đây chỉ còn là vấn đề thời gian.
Chiếc loa Echo kiêm trợ lý ảo của Amazon phát hành từ năm 2014 được tôi sử dụng tại phòng khách cho thấy sự vượt trội về tốc độ trả lời so với Siri cũng như khả năng kết hợp với các ứng dụng bên thứ ba. Trợ lý ảo sắp tới của Google cũng hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm thú vị nhờ khả năng liên kết với các dịch vụ khác của hãng như Dịch vụ tìm kiếm, Dịch vụ vị trí,… Tôi hy vọng các báo cáo tôi nhận được về khả năng hỗ trợ ứng dụng bên thứ ba cho Siri hay tích hợp nó trên dòng máy Mac là đúng sự thật. Điều này sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho Apple nói chung hay iPhone nói riêng. Tôi đã hỏi một số nhân sự của Apple, tuy nhiên không nhận được phản hồi về nó. Ở một khía cạnh nào đó, chẳng hạn vấn đề riêng tư của người dùng, tôi đánh giá cao cam kết của công ty. Tuy nhiên, đây cũng bộc lộ điểm yếu của iOS khi nó không sử dụng dữ liệu trong quá khứ của người dùng để đem đến trải nghiệm tốt hơn chẳng hạn như dịch vụ định vị hay lịch sử tìm kiếm. Điều Google đang làm tốt hơn Apple. Cải thiện ứng dụng Tin nhắn Trong ba phiên bản iOS gần nhất, Apple đã tạo ra những điều mới mẻ như chia sẻ vị trí, tin nhắn audio, chế độ không làm phiền, bàn phím từ bên thứ ba,… Nhưng hãy nhìn sang Facebook Messenger, tôi có thể chuyển tiền cho bạn mình, đặt xe Uber hay mới nhất là khả năng tương tác của các doanh nghiệp với chat bot.
Không chỉ Facebook, Microsoft và Google cũng đang đặt cược khá lớn vào tính tương tác hai chiều thông qua trí thông minh nhân tạo. Công nghệ đang thay đổi thói quen sử dụng của người dùng từng ngày trong khi sự thay đổi của iOS tính theo năm. Kho ảnh và Âm nhạc Việc không khai thác dữ liệu của người dùng có lẽ là nhược điểm lớn nhất của Apple. Tôi đã thay những ứng dụng mặc định này bằng các tùy chọn khác chẳng hạn Google Photo hay Spotify.
Apple Music không hề hiểu người dùng như Spotify. Nó không hiểu dòng nhạc ưa thích cửa tôi là gì, ca sĩ tôi hâm mộ là ai hay thiếu tính liên kết với các ứng dụng âm nhạc khác như Shazam, SoundCloud,… Ứng dụng hình ảnh chịu số phận tương tự, Google Photos cũng có những tính năng tra cứu địa điểm hay khuôn mặt như app mặc định nhưng nó thông minh hơn. Ví dụ, tôi muốn tìm ảnh chụp cùng mẹ tại đám cưới, tôi chỉ cần tìm theo cum từ khóa “đám cưới” và “mẹ”, ứng dụng sẽ trả về hình ảnh gần như chính xác nhất. Ngoài ra, thư viện của Google hoàn toàn miễn phí, còn iCloud “đòi” tôi 3 USD mỗi tháng cho 200 GB. Trong mọi cuộc đua, kẻ đứng im sẽ là kẻ thụt lùi. Và Apple đang đứng ở vị trí như thế. Với tư cách là một người dùng các sản phẩm của công ty ngài, tôi hy vọng sẽ nhìn thấy sự thay đổi trong tương lai gần nhất". " alt=""/>Thư gửi Apple: 'Hãy tạo ra chiếc iPhone thông minh hơn'
|