Ngân Quỳnh nói về cuộc sống hôn nhân 33 năm mặn nồng:
Ngân Quỳnh sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật với mẹ là nghệ sĩ Kim Hoa, chị cả là nghệ sĩ Thanh Hằng, hai em gái là Thanh Ngọc, Thanh Ngân. Cô xuất thân là một nghệ sĩ cải lương, sau đó lấn sân sang lĩnh vực diễn xuất và gặt hái được nhiều thành công với cái vai diễn trong những bộ phim nhưĐam mê, Lối sống sai lầm, Lời nói dối ngọt ngào, Chạm vào danh vọng, Gạo nếp gạo tẻ, Về nhà đi con…
Nói về cảm xúc của bản thân trước sự thành công của những người chị em thân thiết, cô cho biết: “Mười người hỏi tôi đều trả lời không một chút chạnh lòng, ghen tị bởi chị em của tôi rất tài giỏi”.
Nghệ sĩ Ngân Quỳnh cho biết bản thân mất một khoảng thời gian để theo kịp các chị em, đó cũng là lỗi của cô vì mải chạy theo tình yêu, chủ quan, độc lập, không tự học kinh nghiệm trên sân khấu, không nghĩ đến ai xung quanh. Đó cũng là khuyết điểm mà cô cần khắc phục.
Nhìn sự nổi tiếng của chị em, cô chỉ buồn cho bản thân: “Tôi không trách khán giả. Bản thân không thành tựu, không tỏa sáng làm sao bắt công chúng tung hô. Tôi trăn trở và phấn đấu từ đó. Bây giờ tôi được khán giả ủng hộ, rất là vui”.
|
Nghệ sĩ Ngân Quỳnh cho biết bản thân không ghen tị trước sự thành công của chị em. |
Khi được hỏi về vai diễn những bà mẹ trong phim và ngoài đời có gì khác nhau, cô chia sẻ vai diễn trong bộ phim đình đám Về nhà đi concó sự giống nhau với bản thân ở chỗ thoải mái, bao dung, việc to có thể biến thành nhỏ, vai diễn sâu sắc hơn bởi trong người cũng có lòng yêu thương con dâu.
Nghệ sĩNgân Quỳnhcho biết bản thân cảm thấy may mắn khi được thể hiện hai nhân vật khác nhau trong hai bộ phim, trong Gạo nếp gạo tẻ, cô nhập vai mẹ chồng Nhân với nhiều tính xấu khiến khán giả “ghét cay ghét đắng”, còn bà Giang trongVề nhà đi conlại rất tâm lý, thấu hiểu con dâu.
“Đóng phản diện vẫn có người thông cảm, biết tính cách ngoài đời của tôi khác nhân vật nhưng khi được thể hiện hai nhân vật, hai tính cách để khán giả ghét thương cùng lúc, tôi quá may mắn”, cô nói thêm.
Nữ nghệ sĩ cho biết từng mơ ước được diễn những vai hành động mạnh mẽ, nổi loạn như bảo kê, giang hồ, khác biệt hoàn toàn tính cách ngoài đời, dù lứa tuổi không còn thích hợp với những vai diễn đó nữa. Ước mơ đó trở thành sự thật khi Ngân Quỳnh hóa thân thành một thầy thuốc mà trước đây là một cao thủ ẩn danh trong bộ phim tiếp theo. Vai diễn giúp cô thể hiện một màu sắc hoàn toàn khác so với những bộ phim trước đây.
|
Nghệ sĩ Ngân Quỳnh với bản tính nóng nảy, luôn được chồng chế ngự. |
Tình yêu thời trẻ bị gia đình phản đối kịch liệt
Bên cạnh sự nghiệp diễn xuất, Ngân Quỳnh còn được khán giả biết đến với cuộc hôn nhân 33 năm mặn nồng cùng ông xã Văn Chung. Chị kể, ngày xưa từng tò mò đi xem bói. Thầy có phán tuổi Ngựa của chị phải qua “2 - 3 lần đò” nhưng nếu ở với người tuổi Trâu “dây cương ngựa sẽ được chế ngự”.
“Sau nhiều năm, tôi nghĩ lời thầy bói ngày nào đúng. Cãi nhau tôi nóng tính, muốn thắng chồng nhưng khi bình tĩnh lại tôi đều thấy sai và những gì ông xã nói luôn làm tôi thấm thía. Dây cương ngựa của tôi như được cặp sừng trâu của anh ấy kéo lại. Vợ chồng có những lúc cãi vã, bất đồng nhưng anh làm tôi nể phục. Tính chồng tôi nóng nảy nhưng khi về sống chung, anh nhịn tôi thành quen còn tính tôi luôn được anh chế ngự”, Ngân Quỳnh kể.
Nữ diễn viên cũng cho biết thêm tình yêu thời trẻ của vợ chồng cô bị gia đình phản đối kịch liệt vì khi đó Ngân Quỳnh còn quá trẻ, lại đang có sự nghiệp rộng mở ở mảng cải lương: “Mẹ nói khi tôi lập gia đình sẽ vướng bận chồng con không tập trung hát, sự nghiệp sẽ đi xuống. Tuy nhiên, gia đình tôi sau này ai cũng quý bởi thấy anh là người thương vợ con, biết chăm lo gia đình".
"Mỗi khi cãi vã, ai nấy trong nhà đều tác động tôi, Thanh Ngângọi điện nhắc khéo tính ông xã tôi dễ thương và động viên tôi cố gắng giữ gìn. Chị hai Thanh Hằng khuyên dù đi Đông đi Tây kiếm được nhiều tiền nhưng điều quan trọng nhất vẫn là giữ gìn hạnh phúc gia đình”, cô nói thêm.
Chính vì sự tác động của những người trong nhà, cô cũng thấy bên ngoài có nhiều người bất hạnh hơn mình nên đã đúc kết nhiều kinh nghiệm cho bản thân trong giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Nhi Hoàng
Sao Việt tiếc thương sự ra đi của nhạc sĩ Phó Đức Phương
Thanh Lam, Tùng Dương, Mỹ Linh - Những người từng thành danh qua nhạc phẩm của Phó Đức Phương buồn và tiếc thương khi hay tin ông vừa qua đời.
" alt="Chuyện của sao tập 36: Vợ chồng Ngân Quỳnh 'Về nhà đi con' từng bị gia đình phản đối kịch liệt"/>
Chuyện của sao tập 36: Vợ chồng Ngân Quỳnh 'Về nhà đi con' từng bị gia đình phản đối kịch liệt
Vừa qua, 99 viên chức hạng IV của sáu nhà hát trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã nhận được khoản trợ cấp khó khăn vì dịch Covid-19 của chính phủ. Mỗi cá nhân được hỗ trợ 3,71 triệu đồng.Xung quanh chính sách hỗ trợ nghệ sĩ, dư luận đưa ra những ý kiến trái chiều. Một số trường hợp được cho là không thuộc diện khó khăn thực sự nhưng lại có tên trong danh sách (theo đúng quy định) như diễn viên Hồng Đăng, Thanh Hương...
Chính sách có sự bất cập và cần điều chỉnh
Trao đổi với Zing, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội, cho rằng chính sách hỗ trợ nghệ sĩ trong giai đoạn này là cần thiết và kịp thời. Song, ông Sơn cũng bày tỏ một số trường hợp được trợ cấp vừa qua chưa đúng đối tượng.
"Khi dịch Covid-19 bùng phát, văn hóa nghệ thuật là một trong những lĩnh vực phải dừng đầu tiên và sẽ phục hồi cuối cùng. Trong thời gian dài, họ không có việc làm. Quan tâm các văn nghệ sĩ gặp khó khăn cũng là một cách thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng trong việc không bỏ ai lại phía sau vào giai đoạn này. Việc hỗ trợ giúp họ có thêm tinh thần, cuộc sống ổn định hơn để tiếp tục làm nghề", ông Sơn phát biểu.
|
PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng chính sách hỗ trợ nghệ sĩ khó khăn vì Covid-19 cần thay đổi. Ảnh: Hải Nam. |
Ông nhấn mạnh: "Mục tiêu của chính sách là hỗ trợ những trường hợp khó khăn. Vì vậy, mong muốn của chúng ta là gói hỗ trợ đến đúng người để phát huy hiệu quả cao nhất. Thực tế, nhiều nghệ sĩ đã bày tỏ sự xúc động khi nhận trợ giúp.
Tuy nhiên, rõ ràng chúng ta cũng thấy có những trường hợp chưa đúng đối tượng như trường hợp của diễn viên Hồng Đăng, Thanh Hương và một số nghệ sĩ khác. Tức là họ không ở mức khó khăn nhưng vẫn nằm trong đối tượng được hưởng chính sách".
Từ trường hợp Hồng Đăng, Thanh Hương được nhận trợ cấp, PGS-TS Bùi Hoài Sơn cho rằng chính sách còn tồn tại bất cập, quy định cứng nhắc và cần được điều chỉnh. Theo ông, gói hỗ trợ này nên mở rộng đối tượng, thay vì chỉ dành cho viên chức hạng IV như hiện tại.
"Thực tiễn rất đa dạng. Khi chính sách không bao phủ được thực tiễn thì phải điều chỉnh để phù hợp hơn. Theo tôi, chính sách không nên chỉ áp dụng đối với viên chức mức lương hạng IV. Nhiều hoàn cảnh khác đang gặp khó khăn như những nhân viên hậu đài chẳng hạn.
Ngoài ra, nghệ sĩ hoạt động tự do cũng cần được nhận khoản trợ giúp theo cách nào đó. Theo tôi, ngành văn hóa có thể hình thành một kênh liên lạc, kênh thông tin để nghệ sĩ có tiếng nói của mình".
Về giải pháp thay đổi để chính sách trợ cấp đảm bảo đúng đối tượng, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn đề xuất các nhà hát, hội nghệ sĩ trực tiếp rà soát và lên danh sách. "Không nên máy móc, chỉ xác định một nhóm đối tượng để trợ giúp" - ông Sơn nhấn mạnh.
Nhiều hoàn cảnh khó khăn chưa được giúp
NSND Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội, đồng tình rằng có những điểm trong quy định cần được điều chỉnh để phù hợp thực tế. Trung Hiếu cho biết khi gửi danh sách diễn viên hạng tư lên Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội theo đúng quy định, anh cũng gửi kèm kiến nghị từ phía nhà hát, mong muốn nhân viên hậu đài được hỗ trợ.
"Nhà hát còn nhiều trường hợp khó khăn hơn như anh em hậu đài, kỹ thuật, âm thanh, ánh sáng, phục trang, hóa trang... Lương của họ chỉ trên dưới 3 triệu đồng hoặc 1,5 triệu đồng. Họ cũng rất cần được hỗ trợ lúc này. Khi tôi gửi đề xuất, Sở phản hồi rằng sẽ có cuộc họp và kiến nghị lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch", Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội chia sẻ.
|
Nhiều nghệ sĩ gặp khó khăn khi các nhà hát phải đóng cửa, không có hoạt động. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang. |
Theo NSƯT Tấn Minh, Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, gói hỗ trợ nghệ sĩ cần được mở rộng đối tượng. Bởi cuộc sống của những nhân viên hậu đài, kỹ thuật, âm thanh, ánh sáng, phục trang... còn khó khăn hơn diễn viên.
"Để một tập thể được thăng hoa, những người đứng sau cánh gà rất quan trọng. Cuộc sống của họ khổ hơn diễn viên vì không có cơ hội kiếm thêm thu nhập bên ngoài. Họ trông đợi vào tiền lương cơ bản và khoản bồi dưỡng hàng đêm. Nhưng bây giờ, nhà hát hoàn toàn không có lịch diễn", Tấn Minh bày tỏ.
Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long nêu ý kiến: "Tôi nghĩ không nên phân biệt viên chức hạng ba hay hạng tư, vì lương khởi điểm không chênh lệch quá nhiều. Nhiều trường hợp viên chức hạng ba cũng khó khăn, lương trên dưới 3 triệu đồng".
Trao đổi với Zing, ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết Bộ đã tiếp nhận những ý kiến trái chiều liên quan đến chính sách hỗ trợ nghệ sĩ gặp khó khăn vì dịch Covid-19.
Ông cho rằng nghệ sĩ được nhận tiền hỗ trợ là đúng, hợp lý. Trường hợp của diễn viên Hồng Đăng, Thanh Hương chỉ là cá biệt.
"Trường hợp Hồng Đăng, Thanh Hương được trợ cấp nghệ sĩ gặp khó khăn là cá biệt. Khi thấy hồ sơ đủ là Sở cấp mà không kiểm tra kỹ càng", ông Tạ Quang Đông nói.
Theo zingnews.vn
Bộ Văn hóa nói về trợ cấp 3,7 triệu đồng cho nghệ sĩ khó khăn vì dịch
Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cứng nhắc khi xét duyệt hồ sơ của các nghệ sĩ được nhận tiền trợ cấp.
" alt="Thanh Hương, Hồng Đăng được hỗ trợ 3,7 triệu là chưa đúng đối tượng"/>
Thanh Hương, Hồng Đăng được hỗ trợ 3,7 triệu là chưa đúng đối tượng