Hiện trường sự việc (Ảnh: Hoàng Tuấn).
Thời gian trên, một ô tô đi lên cầu Vĩnh Tuy bất ngờ đâm vào thành cầu, đâm gãy thanh sắt đựng 2 chậu hoa nằm giữa cầu, khiến 2 chậu hoa rơi xuống dưới bãi gửi xe tại chân cầu Vĩnh Tuy.
"Rất may thời điểm đó không có ai đi phía dưới, sự việc không gây thiệt hại về người. Các đơn vị chức năng đang tiếp tục làm rõ vụ việc", đại diện Công an phường Vĩnh Tuy nói thêm.
Tại hiện trường, thanh sắt đựng 2 chậu hoa trên cầu Vĩnh Tuy bị gãy, 2 chậu hoa rơi xuống bãi xe phía dưới vỡ tung tóe.
" alt=""/>Hà Nội: Ô tô đâm chậu hoa trên cầu Vĩnh Tuy rơi xuống bãi xeHình ảnh sản phẩm giảm cân chứa chất cấm độc hại (Ảnh: Cục An toàn thực phẩm).
Mẫu sản phẩm được lấy tại nhà thuốc Nhật Tân, 115 Trần Hưng Đạo, phường 1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Hàm lượng chất cấm phát hiện được gồm: Sibutramine: 6,67 mg/g (3,04 mg/g) và Phenolphthalein: 6,89 mg/g (3,13 mg/viên).
Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, trong thời gian các cơ quan chức năng đang xử lý vụ việc, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo và đề nghị người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm có các thông tin và hình ảnh cơ quan này cung cấp.
Trong trường hợp phát hiện sản phẩm này lưu hành trên thị trường đề nghị thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, việc phát hiện chất cấm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải hiếm gặp. Trong đó, 2 nhóm sản phẩm dễ gặp có chất cấm nhất là sản phẩm được quảng cáo hỗ trợ giảm cân (chất sibutramine) và sản phẩm tăng cường sinh lý (chất sildenafil).
Chất sibutramine có khả năng làm giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ quá trình giảm cân, có nhiều độc tính và tác dụng phụ, nguy cơ biến cố về tim mạch, đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim cho nên cả Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ và cơ quan dược phẩm châu Âu đã ngừng sử dụng từ năm 2010.
Còn phenolphthalein là chất chỉ thị màu, thường dùng để đo độ pH, bị FDA cấm lưu hành từ năm 1999 vì nguy cơ gây hại cho hệ tiêu hóa, tim mạch...
Trước đó vào tháng 4, Cục An toàn thực phẩm cũng nhận được thông tin báo cáo từ Bệnh viện Bạch Mai, về trường hợp ngộ độc liên quan sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân. Cơ quan chức năng phát hiện thực phẩm này chứa chất cấm độc hại.
Bệnh nhân này sau khi sử dụng sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân mua trên mạng xã hội xuất hiện triệu chứng ngộ độc, phải nhập viện điều trị.
Kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm nêu trên có chứa sibutramine là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, các trường hợp phải nhập viện vì sử dụng thực phẩm giảm cân không phải là cá biệt.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên (Ảnh: Minh Nhật).
Trung tâm từng tiếp nhận người phụ nữ 37 tuổi ở Hà Nội trong tình trạng hôn mê, co giật sau 4 ngày uống cafe giảm cân. Cơ quan chức năng sau đó xác định trong loại thực phẩm bổ sung cafe giảm cân bệnh nhân uống có chất cấm sibutramine và phenolphthalein nguy hại.
TS Nguyên cho biết, bệnh nhân này sử dụng cafe giảm cân đến ngày thứ 4 thì xuất hiện cảm giác khó thở, lạnh toát, háo nước, thân nhiệt hạ thấp đột ngột, phải bật quạt sưởi và đắp chăn bông vẫn thấy lạnh, rồi rơi vào trạng thái bất tỉnh, co giật toàn thân, sùi bọt mép, tiểu tiện không tự chủ.
"Sibutramine đã bị Bộ Y tế cấm sử dụng trong tân dược, thực phẩm chức năng vì những tác dụng nguy hiểm tới sức khỏe người dùng, đặc biệt làm tăng nguy cơ biến cố về tim mạch, đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim", TS Nguyên thông tin.
Theo chuyên gia này, giảm cân để làm đẹp là nhu cầu chính đáng của mọi người, nhất là đối với phụ nữ. Tuy nhiên, chị em không nên tin vào những lời quảng cáo có tác dụng giảm cân như "thần dược", tìm đến các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc và chất lượng trên thị trường để nhận hậu quả đối với sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
" alt=""/>Phát hiện chất cấm hại cho tim mạch trong thực phẩm giảm cânNhưng chưa kịp gặp may mắn, anh đã bị cha mẹ chửi mắng, thậm chí suýt bị từ mặt khi phát hiện con trai duy nhất thành "thanh niên xăm trổ". Cha mẹ anh buồn phiền vì con trước đó trắng trẻo, lành lặn, giờ lại vẽ mực xanh, mực đỏ. Bà con xung quanh xem anh như "dân giang hồ", "người xã hội".
Hình xăm rồng dọc cánh tay trái đem tới phiền hà cho anh B. trong cuộc sống, công việc (Ảnh: BV).
Chưa dừng lại, anh B. cũng bị kỳ thị khi sinh hoạt, đi chợ, đi chơi, thậm chí đi đón con ở trường. Đến nỗi, con gái anh không muốn đi học vì bị các bạn tẩy chay. Anh cũng không thể xin việc trong nhà máy gần nhà, dù đúng chuyên môn vì chủ đầu tư không nhận người xăm trổ.
Hối hận vì trót dại, chàng trai muốn đi xóa hình xăm. Một thẩm mỹ viện báo giá xóa lên đến 60 triệu đồng cho riêng vùng cánh tay, gấp 6 lần phí xăm con rồng trước đó, nhưng không đảm bảo sạch mực tuyệt đối. Chưa kể anh B. từng chịu đau xóa xăm một lần, bị chiếu tia laser gây bỏng rộp, viêm da.
Gần đây, anh tới bệnh viện ở TPHCM trình bày mong muốn được xóa xăm an toàn, ít đau. Qua thăm khám, các bác sĩ tư vấn cho anh liệu trình điều trị với công nghệ laser pico. Hiện, anh B. đã hoàn thành xong lần xóa đầu tiên với nửa hình xăm trên.
Tương tự, cuộc sống của Q.K. (17 tuổi, quê Đồng Nai) cũng chịu đủ sự bất tiện khi nửa năm trước đã lén đi xăm hình hổ trên lưng để bắt chước thần tượng.
Nhưng trải qua 6 tiếng chịu đau chảy nước mắt, K. nhận lại hình con hổ xấu xí, cùng với tình trạng nhiễm trùng da trải dài từ bả vai đến thắt lưng. Lúc này, thiếu niên buộc phải nhờ bố mẹ đưa đi điều trị.
Bác sĩ thực hiện xóa xăm bằng công nghệ laser pico cho một nam thanh niên (Ảnh: BV).
Còn ông V. (63 tuổi, quê TPHCM) cũng cầu cứu bác sĩ, nhờ tìm cách xóa giúp hình quan tài và trái tim bị hai mũi tên xuyên qua, kèm tên của mối tình đầu trên bắp tay phải, vì thường xuyên bị vợ cằn nhằn, khiến gia đình bất hòa.
Xăm xong hối hận, rất phức tạp để xóa
Bác sĩ chuyên khoa 1 Quách Thị Bích Vân, chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da cho biết, số ca xóa xăm tại nơi cô làm việc có xu hướng tăng dần, hiện đã lên đến 130-150 ca/tháng, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, 2/3 khách là nam giới.
Đa số người đi xóa hình xăm trong độ tuổi 15-35. Những hình hay được xóa nhất là hình có kích thước lớn, xấu, cũ, vỡ nét, phai màu; hình xăm đôi, tên hoặc chân dung người yêu cũ; hình xăm ghê rợn, kỳ quái, có ý nghĩa tiêu cực; hình ở vị trí khó che chắn...
"Nguyên nhân mọi người đi xóa nhiều nhất là do hối hận, lo lắng khi hình xăm ảnh hưởng tới công việc, học tập và các mối quan hệ, hoặc không còn phù hợp với hiện tại", bác sĩ Vân nói.
Một nghiên cứu đăng trên Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (quy mô 1.100 người lớn ở Mỹ có hình xăm tham gia) cho thấy, hơn 18% hối hận về một hoặc nhiều hình xăm của họ, và hơn 52% quan tâm đến việc xóa, che hoặc sửa lại hình xăm. Tuy nhiên, việc xóa xăm phức tạp hơn rất nhiều so với xăm hình.
Mực xăm màu đen dễ bị xóa bởi tia laser hơn các màu đỏ, xanh, vàng (Ảnh: BV).
Bác sĩ Lý Thiên Phúc, chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da phân tích, muốn xóa hình xăm nhanh chỉ có thể phẫu thuật cắt bỏ vùng da này. Đây là can thiệp y tế lớn, bắt buộc phải đến cơ sở được cấp phép, có thể phải gây mê, gây tê. Phương pháp này cũng tiềm ẩn rủi ro nhiễm trùng, sẹo xấu sau phẫu thuật.
Hiện nay, xóa xăm bằng công nghệ laser pico được đánh giá an toàn cao, khi tác động chính xác đến sắc tố mục tiêu mà ít gây tổn thương mô xung quanh, ít làm tăng sắc tố sau viêm. Song phương pháp này cần nhiều tháng, nhiều năm và chi phí điều trị tương đối cao.
Bác sĩ cũng khẳng định, rất khó để hình xăm biến mất 100% hay trở về màu da bình thường. Khả năng đáp ứng điều trị nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào thành phần mực xăm, độ sâu của mực trong da, cơ địa của người bệnh.
Như trường hợp của anh K., dự kiến liệu trình xóa xăm bằng laser pico cần tối thiểu 10 lần.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi có nhu cầu xóa xăm, người dân nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu, để được khám trực tiếp, tư vấn liệu trình điều trị cụ thể, giảm biến chứng và đạt hiệu quả tốt nhất.
" alt=""/>"Dở khóc dở cười" vì xăm hình bố mẹ kín lưng, xăm quan tài kèm tên tình cũ