Nhận định, soi kèo Racing CM vs Montevideo Wanderers, 22h30 ngày 20/7: Khó cho cửa trên
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Nhận định, soi kèo Universitario vs Inter Miami, 8h00 ngày 30/1: Điểm tựa sân nhà
- Trao đổi với VietNamNet, PGS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho hay điểm chuẩn tất cả các ngành năm 2020 sẽ tăng so với năm 2019.
“Điểm chuẩn các ngành sẽ tăng 2-3 điểm so với năm ngoái. Ngành có điểm chuẩn cao nhất năm 2019 là Khoa học Máy tính với mức 25,75 năm nay tăng khoảng 2 điểm hoặc cao hơn 2 điểm. Như vậy điểm chuẩn ngành này sẽ phải 27,75 điểm hoặc cao hơn nhưng không thể tới 29 điểm. Những ngành năm ngoái có điểm chuẩn ở mức 22-23 thì năm nay sẽ lên khoảng 25 điểm. Những ngành năm ngoái có điểm chuẩn 18-19 năm nay cũng tăng khoảng 2 điểm vì thí sinh thường không mặn mà, số lượng hồ sơ ít, nên điểm chuẩn không cao”- ông Thắng nói.
Điểm chuẩn ĐH năm 2020 sẽ tăng cao (Ảnh: Thanh Tùng) Ngoài ra theo ông Thắng, năm nay Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) có thêm một số ngành mới thuộc hệ chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh nên điểm chuẩn khó dự đoán.
Năm 2019, ngành có điểm chuẩn cao nhất Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) là Khoa học Máy tính với 25,75 điểm.
Các ngành có điểm chuẩn từ 24,5 trở lên gồm Kỹ thuật Máy tính; Kỹ thuật Điện; Kỹ thuật Điện tử viễn thông; Kỹ thuật Điều khiển - tự động hóa; Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp; Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng; Kỹ thuật Ô tô.
5 ngành có điểm chuẩn thấp nhất ở mức 18 thuộc hệ chất lượng cao, chương trình tiên tiến và đào tạo ở Phân hiệu Bến Tre.
Năm nay, Trường ĐH Bách khoa tuyển 5.000 chỉ tiêu. Phương thức xét từ kết quả thi tốt nghiệp THPT chỉ còn 30% - 60% tổng chỉ tiêu.
Còn ThS Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin – Truyền thông, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho hay điểm chuẩn các ngành vào trường cũng sẽ tăng ít nhất 2 điểm so với năm ngoái.
Cụ thể ngành Công nghệ Sinh học (bao gồm hệ đại trà và chất lượng cao) sẽ tăng ít nhất 2 điểm so với năm ngoái.
Điểm chuẩn các ngành Khoa học Vật liệu, Địa chất học, Hải dương học có thể không tăng hoặc tăng rất ít, do vậy đây là những ngành có cơ hội trúng tuyển cao. Điểm chuẩn chuyên ngành Hoá sẽ tăng ít nhất 2 điểm, ngành Sinh học, Khoa học Môi trường, Vật lý học sẽ tăng ít nhất từ 0,5 – 1 điểm.
Các ngành Máy tính và Công nghệ thông tin, Công nghệ Hóa học, Khoa học máy tính (bao gồm hệ đại trà và chất lượng cao) có điểm chuẩn tăng ít nhất 2 điểm.
Điểm chuẩn của ngành Kỹ thuật điện tử Viễn thông và Chương trình Việt - Pháp ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật Hạt nhân có thể tăng ít nhất 1 điểm. Ngành Kỹ thuật điện tử Viễn thông (chất lượng cao), Công nghệ kỹ thuật Môi trường, Toán học có điểm chuẩn tăng ít nhất 0,5- 1 điểm so với năm ngoái.
Năm 2019, ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), điểm chuẩn cao nhất là Nhóm ngành máy tính và Công nghệ thông tin với 25 điểm.
Điểm chuẩn các ngành đào còn lại từ 16 điểm đến 25 điểm. Những ngành có điểm chuẩn cao gồm Nhóm ngành máy tính và Công nghệ thông tin với điểm chuẩn là 25; Chương trình Công nghệ thông tin (Tiên tiến) với điểm chuẩn là 24,60; Chương trình Công nghệ thông tin (Chất lượng cao) với điểm chuẩn là 23,2; Ngành Công Nghệ Sinh Học với điểm chuẩn là 22,12; Ngành Hoá học với điểm chuẩn là 21,8.
Nhà trường thống kê có trên 243 em có điểm từ 25 trở lên trúng tuyển, Thủ khoa của trường trúng tuyển Nhóm ngành máy tính và Công nghệ thông tin với số điểm là 27,95.
Năm nay, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tuyển 3.470 chỉ tiêu. Tuy nhiên, chỉ tiêu Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 chỉ tối thiểu 35% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.
Lê Huyền
Điểm chuẩn 2 trường y lớn nhất Sài Gòn sẽ tăng
Lãnh đạo các Trường ĐH Y Dược TP.HCM và Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đều nhận định điểm chuẩn sẽ tăng so với năm 2019.
" alt="Điểm chuẩn Trường ĐH Bách khoa và điểm chuẩn Khoa học Tự nhiên (TP.HCM) cao nhất trên 27" /> - Bích Ly phát hiện bệnh suy tủy xương khi mà mẹ em cũng đang chật vật chống chọi với căn bệnh suy tim. Thấy mẹ bị bệnh lâu năm mà không điều trị, em thương cha mẹ nên cũng định sẽ chịu đựng một mình, được bao lâu thì biết vậy.
Nhưng trước sự quyết đoán của cha mẹ, muốn Ly điều trị bệnh bằng mọi giá, kể cả cầm cố đất đai, nếu không đủ thì bán nhà cửa, em không thể để cha mẹ thất vọng. Ly đăng ký ghép tủy.
Những ngày Ly thực hiện ca ghép tủy ở bệnh viện, em không biết rằng, người mẹ bị bệnh tim của em lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Bệnh vốn đã nặng lại càng thêm nghiêm trọng, phải đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng 2 nhiều lần. Chẳng ai dám nói với Ly, sợ em suy sụp.
Không thể vào thăm con gái đang chống chọi với tử thần, bà Lan cũng phải cấp cứu vì suy sụp. Người mẹ của em bị bệnh tim đã 6 năm nay. Có nhiều thời điểm bác sĩ khuyên bà mổ, nhưng bà không chịu, vì tốn kém quá. Bà sợ số tiền mổ tim cho bà sẽ trở thành gánh nặng cho chồng con sau này. Kể cả lúc đau ốm, bà cũng luôn cố gắng gượng dậy để đi làm.
Người dân trong xóm, chính quyền địa phương đều thương xót và quý cho tấm lòng của người vợ, người mẹ như bà nên cũng cố gắng giúp đỡ. Nhưng chi phí chữa trị cho Ly quá lớn, hơn 1 tỷ đồng. Số tiền hỗ trợ được chỉ như “muối bỏ bể”.
Bài viết “Con gái hiếu thảo bệnh nặng, mẹ cầm cố nhà, ngất xỉu vì tuyệt vọng” do Báo VietNamNet đăng tải đã chạm tới trái tim bạn đọc. Rất nhiều người bày tỏ sự cảm phục đối với người mẹ đã hi sinh tất cả vì con.
Sau khoảng 2 tuần kêu gọi, số tiền bạn đọc ủng hộ qua tài khoản của Báo là 52.485.000. Bên cạnh đó, nhiều bạn đọc phương xa đã trực tiếp gọi điện và ủng hộ cho gia đình số tiền hơn 10 triệu đồng. Nhiều người thân quen nơi gia đình sinh sống cũng đã lan tỏa thông tin, kêu gọi ủng hộ cho 2 mẹ con Ly.
Từ phòng bệnh, Ly gửi lời cảm ơn đến Báo VietNamNet, các nhà hảo tâm đã thương và giúp đỡ cho gia đình em.
Khánh Hòa
Bé gái cần 40 triệu đồng ghép sọ để tiếp tục được đi học
Đã gần 2 tháng, chị Xuân chỉ quanh quẩn bên các con. Đứa con gái lớn mới 13 tuổi giờ gần như nằm im một chỗ, sau ca mổ chấn thương sọ não. Con gái giữa 11 tuổi tay vẫn còn băng bó.
" alt="Sức khỏe của Bích Ly đang tiến triển tốt hơn" /> - Niềm vui “sinh đôi”
Nguyễn Mỹ Dung và Nguyễn Mỹ Trang là chị em sinh đôi học chung lớp ở Trường THPT số 1 Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Mỹ Trang đạt tổng cộng 54,7 điểm (Toán 9,6, Ngữ văn 9, Tiếng Anh 8,6, Lịch sử 9,25, Địa lý 8,75, Giáo dục công dân 9,5). Tổng số điểm của Mỹ Dung là 54,4 (Toán 9,8, Ngữ văn 8, Tiếng Anh 9,6, Lịch sử 9,25, Địa lý 8,5, Giáo dục công dân 9,25).
Với kết quả như vậy, hai chị em trở thành thủ khoa, á khoa trong kỳ thi tốt nghiệp THPT của tỉnh Bình Định.
Hai chị em Mỹ Trang (trái) và Mỹ Dung Mỹ Trang cho biết sau khi thi xong, em dự đoán chính xác điểm môn Toán và Tiếng Anh. Môn Ngữ văn em nghĩ chỉ được khoảng 8,5 điểm nhưng kết quả lại được 9 điểm.
“Khi biết điểm thi, hai chị em vui lắm vì không ngờ cả hai cùng đạt kết quả cao như nhau”.
Tuy tổng điểm các môn của Mỹ Trang cao hơn của Mỹ Dung nhưng điểm tổ hợp xét tuyển đại học là khối D - Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh thì Trang được 27,7 điểm, thấp hơn Dung 0,2 điểm.
Không chỉ là thủ khoa, á khoa của tỉnh trong kỳ thi này, trong suốt quá trình học phổ thông, hai chị em cũng thường xuyên “chia nhau” các vị trí đầu lớp.
Hồi học cấp 3, năm lớp 10 và 11, Trang đứng số 1, Dung đứng số 2. Lên lớp 12 thì có sự thay đổi nhỏ: Dung đứng số 1, Trang đứng số 2.
“Chúng em học như vậy từ bé”
Học giỏi cả Toán lẫn Văn, cả các môn tự nhiên lẫn xã hội, khi được hỏi bí quyết là gì, Trang cười bẽn lẽn nói “Chúng em cứ học như vậy từ nhỏ rồi nên cũng không biết nói như thế nào”.
Ba làm trong ngành điện lực và đã về hưu, còn mẹ làm nhân viên ở Trường THPT Nguyễn Trung Trực (tỉnh Bình Định), khi Dung – Trang học cấp 1, ba mẹ còn chỉ bài được cho hai chị em. Nhưng khi lên cấp 2 rồi cấp 3, chủ yếu là hai chị em tự học.
Dung, Trang chụp ảnh cùng thầy giáo chủ nhiệm và bạn bè trong ngày bế giảng lớp 12 “Ba mẹ luôn tạo điều kiện học tập cho chúng em chứ không gây áp lực buộc các con phải học thế này hay thế kia. Chúng em có đi học thêm Toán và Tiếng Anh. Còn môn Văn, ở lớp em tập trung nghe cô giảng, về em đọc thêm sách tham khảo, sách văn học và luyện viết bài.
Các môn tự nhiên chúng em học kỹ kiến thức cơ bản, luyện tập làm đề, câu nào khó thì làm đi làm lại…”.
Có điểm giống nhau mà hai chị em cùng đồng ý là cả hai cùng chăm chỉ. Còn điểm khác, là Dung có sự tập trung hơn Trang. Ngoài thời gian học, Trang thích xem phim và chơi đàn guitar, còn Dung lại thích nghe nhạc và biết chơi đàn organ.
18 năm cùng nhau “trên mọi nẻo đường”, tới đây, hai chị em sẽ đi theo hai ngả khác nhau. Từ nhỏ, Dung đã mong muốn trở thành giáo viên nên đăng ký vào ngành Sư phạm Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng.
Còn để thực hiện mơ ước của mình, Mỹ Trang đăng ký vào ngành Truyền thông quốc tế của Học viện ngoại giao và nguyện vọng 2 là ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp của Học viện Báo chí tuyên truyền.
“Bây giờ còn ở nhà nên chúng em thấy vẫn bình thường. Nhưng đến lúc đi học, mỗi đứa một nơi, chắc bọn em cũng sẽ buồn” – Trang chia sẻ.
Ngân Anh
Ngã rẽ của đôi bạn 10 năm cõng nhau đến trường ở Thanh Hóa
Ngô Minh Hiếu - người 10 năm cõng bạn đi học đang làm phụ hồ trước khi nhập học với mơ ước trở thành bác sĩ. Còn Minh mong sẽ theo ngành IT, nhưng sẽ xoay xở ra sao khi không còn Hiếu ở bên hàng ngày?
" alt="Hai chị em sinh đôi dẫn đầu kỳ thi tốt nghiệp THPT của Bình Định" /> - Với việc các sự kiện thể thao tại Hà Lan bị cấm cho đến ngày 1/9 vì đại dịch Covid-19, tương lai của các giải đấu bóng đá tại đây trở nên mù mịt hơn bao giờ hết.
Liên đoàn bóng đá Hà Lan thông báo khả năng không tiếp tục tổ chức phần còn lại của mùa giải 2019/2020. Tổ chức này sẽ bàn với Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) vào ngày 23/4 và các đội bóng vào ngày 24/4 để đưa ra quyết định cuối cùng.
Trước nguy cơ cao giải Hà Lan phải huỷ, đồng nghĩa với việc Văn Hậu không còn cơ hội thi đấu và sẽ về nước, lãnh đạo CLB Hà Nội đã lên tiếng.
Giải VĐQG Hà Lan có nguy cơ phải huỷ Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thể thao Hà Nội - T&T, Võ Lê Trung chia sẻ: “Tôi mới biết tới thông tin Thủ tướng Hà Lan yêu cầu hoạt động bóng đá của nước này không diễn ra trước tháng 9/2020 thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
Tuy nhiên, Liên đoàn bóng đá Hà Lan, Ban tổ chức giải đấu vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về phương án của mùa giải 2019/2020 là kết thúc như thế nào và bao giờ. Có lẽ vì lý do đó nên CLB Heereven đến thời điểm này chưa có văn bản nào gửi sang CLB bóng đá Hà Nội liên quan đến Văn Hậu.
Tuy nhiên, thời hạn cho mượn cầu thủ sinh năm 1999 giữa hai bên sẽ kết thúc vào cuối tháng 6/2020. Như vậy, nếu có các diễn biến khác liên quan đến thời hạn cho mượn, Heerenveen sẽ có văn bản chính thức gửi CLB bóng đá Hà Nội trước 1 tháng. Trên tinh thần tôn trọng hợp đồng đã ký kết, 2 bên vẫn còn thời gian để tính toán các bước đi tiếp theo".
Đại diện CLB Hà Nội đưa ra quan điểm về việc nếu Heerenveen không giữ lại Văn Hậu: “Hiện tại, dịch bệnh Covid-19 đang gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các khía cạnh về kinh tế, xã hội chứ không riêng gì thể thao nên chúng ta không nói trước được điều gì vào lúc này.
Hà Nội sẵn sàng đón Văn Hậu về nước CLB Hà Nội và CLB Heerenveen đều tôn trọng những gì đã quy định trong hợp đồng giữa hai bên nên trong trường hợp đội bóng Hà Lan không gia hạn với Văn Hậu khi hợp đồng kết thúc thì cầu thủ người Thái Bình sẽ quay trở về CLB bóng đá Hà Nội.
Thời điểm quay trở về sẽ là khi hoàn tất hợp đồng cho mượn theo hợp đồng. Nếu vậy hơi tiếc cho Hậu vì cầu thủ này sẽ ngồi ngoài phần còn lại của giai đoạn lượt đi nhưng hậu vệ này mới hơn 20 tuổi, con đường còn dài và còn rất nhiều mục tiêu phấn đấu phía trước".
Cuối cùng, ông Võ Lê Trung nhấn mạnh: "Dù thời gian ra sân thi đấu của Văn Hậu ở Hà Lan cho đội 1 không nhiều nhưng vẫn đá đều đặn cho đội trẻ hàng tuần và với việc tập luyện tại môi trường châu Âu giúp Hậu phát triển về mọi mặt.
Không chỉ Văn Hậu mà nhiều cầu thủ của CLB bóng đá Hà Nội có lời mời ra nước ngoài thi đấu. Như đã khẳng định trước đây, chúng tôi sẽ tạo điều kiện hết sức có thể cho các cầu thủ, nhưng đi đội nào, đi như thế nào, chúng tôi sẽ phải tính toán kỹ lưỡng và phân tích cho các cầu thủ để đạt hiệu quả tốt nhất".
Video Văn Hậu tập luyện tại nhà mùa dịch Covid-19:
Huy Phong
" alt="Văn Hậu hết cơ hội thi đấu ở Hà Lan, CLB Hà Nội nói gì?" /> Ronaldo "đình công" không tham gia tập luyện cùng MU Tiền đạo 37 tuổi thông qua người đại diện muốn chia tay MU ngay lập tức để cập bến đội bóng mới có cơ hội được thi đấu ở Champions League.
Các sếp tại Old Trafford ban đầu tỏ ra lạc quan về việc Cristiano Ronaldo vẫn tiếp tục ở lại trong mùa giải tới.
Nhưng giờ họ nhận ra rằng không thể giữ Ronaldo và muốn tránh cuộc chiến chuyển nhượng kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị của CLB trước mùa giải mới.
Trong lần chia sẻ mới đây, Ten Hag nói: "Ronaldo được ví như người khổng lồ, với những gì anh thể hiện là cực kỳ tham vọng. Tất nhiên, tôi muốn giữ anh ấy".
Mặc dù vậy, sau cuộc nói chuyện với ban giám đốc, Ten Hag giờ chấp nhận rằng, ông phải lên kế hoạch cho tương lai mà không có sự phục vụ của Ronaldo.
Được biết, ngay từ hồi đầu năm, đại diện của CR7 đã đánh tiếng với GĐĐH Richard Arnold rằng, ngôi sao 37 tuổi sẽ ra đi nếu MU không giành vé dự Champions League.
Bất chấp tuổi tác, tay săn bàn người Bồ Đào Nha vẫn tin anh có thể chinh phục được danh hiệu ở cấp độ cao nhất, không chỉ với MU.
Khi trở lại từ Juventus, Ronaldo đặt bút ký giao kèo 2 năm. Thế nhưng, anh ngày càng cảm thấy thất vọng do các tiêu chuẩn giảm xuống tại đội bóng thành Manchester.
* An Nhi
" alt="Ronaldo bỏ tập ngày thứ 3 liên tiếp, MU hết kiên nhẫn" />- - Bạn đọc Phạm Văn Hải, tổ trưởng tổ xe Viện Giám định y khoa (GĐYK) gửi đơn đề ngày 30/6/2013 đến Báo VietNamNet phản ánh số phận hẩm hiu 3 chiếc xe của Viện.
TIN BÀI KHÁC:
Xe tải chở đá phá nát đường quốc lộ liên xã" alt="Thuê xe ngoài, “đắp chiếu” xe nhà cho…hỏng!" />
- ·Nhận định, soi kèo Juarez vs Santos Laguna, 10h00 ngày 30/1: Không thắng Laguna thì thắng ai
- ·Ngày cưới anh
- ·Đoàn Thể thao CAND xuất quân tham dự Đại hội Thể thao Toàn quốc
- ·MU: Ronaldo nổi loạn, đã có Jadon Sancho
- ·Nhận định, soi kèo St. Pauli vs Augsburg, 21h30 ngày 1/2: Đứt mạch toàn thắng
- ·Báo Thái Lan: Thái Lan lo lắng khi đua với Việt Nam
- ·Pháp vs Ba Lan, vòng 1/8 World Cup 2022: Giá trị của Griezmann
- ·HLV Park Sung Gyun hướng dẫn các cầu thủ tập thể lực tại nhà
- ·Nhận định, soi kèo Nusantara Utd vs PSMS Medan, 14h50 ngày 30/1: Một mất một còn
- ·Được và mất khi có nhiều hơn một công việc
- Cường sinh ra trong một gia đình không được khá giả, nhà có 2 anh em trai, hiện anh trai của Cường đang học năm thứ 3 trường ĐH Văn Hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
Chị Lê Thị Bảy, mẹ Cường chia sẻ, chị làm nghề tự do. Khi con trai đầu vào đại học và Cường thi đậu cấp 3 trường THPT Hàm Rồng thì chi phí sinh hoạt của 3 mẹ con tăng lên rất nhiều, một mình chị không thể xoay sở nổi.
Sau khi biết điểm, người đầu tiên Cường khoe đó là thầy giáo chủ nhiệm của mình Nuôi 2 con ăn học, quá khó khăn, ngoài việc đi làm thêm khắp nơi, chị Bảy đã quyết định cho thuê lại căn nhà nhỏ của mình để tìm một phòng trọ rẻ hơn lấy tiền nuôi các con ăn học.
Hiện nay, căn phòng trọ chưa đầy 13m2 là nơi ăn ở, sinh hoạt của 3 mẹ con Cường.
Ngôi trường mà Cường được các thầy cô, bạn bè hết lòng yêu mến, giúp đỡ Thầy giáo Lê Mạnh Hùng, chủ nhiệm lớp của Cường cho biết, nhà trường rất vui khi biết được kết quả thi của Cường, tuy nhiên cũng không quá bất ngờ, bởi khi Bộ GĐ&ĐT công bố đáp án thì Cường cũng như nhà trường đã cơ bản biết được số điểm của em.
Cách đây 3 năm, trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Trường, Cường cũng là học sinh có điểm trúng tuyển cao nhất. Cường cũng luôn đạt các thành tích cao trong học tập như: Giải Khuyến khích Tin học cấp tỉnh lớp 10; Giải Nhì môn Toán cấp tỉnh lớp 11…
Đánh giá về học sinh của mình, thầy Hùng chia sẻ, Cường là học sinh ngoan, thông minh, chăm chỉ, và luôn đặt ra mục tiêu rõ ràng cho việc học. Cường học rất đều các môn, nhưng nổi bật nhất là Toán và Tin. Theo thầy Hùng, nam sinh này cũng rất hòa đồng với mọi người và thường xuyên giúp đỡ những bạn có học lực yếu hơn mình.
Điều khiến thầy Hùng ấn tượng nhất về người học trò này là Cường thường xuyên xin thêm bài tập của các thầy cô để về nhà làm.
Cường chia sẻ về bí quyết học của mình là tập trung nghe thầy cô giảng bài trên lớp là nền tảng căn bản để làm các bài tập khác ở nhà Thầy giáo Thiều Ánh Dương, Hiệu trưởng trường THPT Hàm Rồng cho biết, biết được hoàn cảnh khó khăn của Cường, nhà trường đã không thu bất cứ khoản thu nào để em yên tâm học tập.
Chia sẻ về bí quyết học tập của mình, Cường cho hay, cốt lõi của việc học tập là phải tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài vì đó là kiến thức nền tảng để về mình có thể về tự làm các bài tập ở nhà.
Do đó, Cường giải nhiều bài tập và luyện các đề thi… cho nhuần nhuyễn.
Với thành tích đạt được của mình, Cường sẽ chạm tới được ước mơ trở thành sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Lê Dương
Ngã rẽ của đôi bạn 10 năm cõng nhau đến trường ở Thanh Hóa
Ngô Minh Hiếu - người 10 năm cõng bạn đi học đang làm phụ hồ trước khi nhập học với mơ ước trở thành bác sĩ. Còn Minh mong sẽ theo ngành IT, nhưng sẽ xoay xở ra sao khi không còn Hiếu ở bên hàng ngày?
" alt="Bí quyết của nam sinh nghèo đỗ thủ khoa khối A tỉnh Thanh Hóa" /> - Nguyễn Văn Hưng (SN 1998, Sóc Sơn, Hà Nội) hiện là sinh viên khoa điện Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội.
Năm 2019, anh nhận được chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc thế giới tại Kỳ thi Tay nghề thế giới được tổ chức tại Kazan, Nga. Năm 2020, chàng trai Hà Nội này trở thành một trong 10 đại sứ kỹ năng nghề đầu tiên của Việt Nam. Con đường đến với việc học nghề của Hưng khá đặc biệt…
Năm 2016, Nguyễn Văn Hưng thi đỗ vào khoa Công nghệ thông tin, ĐHQG Hà Nội. Học được gần 1 kỳ, anh nhận thấy bản thân không phù hợp với môi trường tại đây. Anh quyết định nghỉ học mặc cho mẹ phản đối và tiền học phí đã đóng đủ 1 năm.
Nguyễn Văn Hưng (bên phải) tham dự Kỳ thi Tay nghề thế giới tại Nga năm 2019. “Tôi không hợp với việc học lý thuyết nhiều. Hơn nữa tôi cũng rất suy nghĩ khi thấy nhiều anh chị đi trước dù tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu nhưng ra trường vẫn phải chật vật xin việc”.
Mặc dù mẹ khuyên nên cân nhắc lại nhưng bố Hưng lại ủng hộ mọi quyết định của con trai.
Cùng năm đó, Hưng tìm hiểu thông tin học nghề và quyết định thi vào trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, nghề Cơ điện tử.
“Ban đầu tôi định học tự động hóa nhưng sau khi vào trường được các thầy, cô tư vấn tôi chuyển sang học Cơ điện tử. Khi bước vào trường nghề, tôi tìm thấy được sự hứng khởi khi không phải triền miên học lý thuyết. Thay vào đó, tôi được trực tiếp làm việc với máy móc, thiết bị hiện đại, được thực hành nhiều”, Hưng nói.
Năm đầu tiên, Hưng tham gia cuộc thi Robocon ở cấp trường. Anh mất 6 tháng Robocon thành phố. Tại cấp quốc gia, anh đạt giải huy chương Bạc. Năm học thứ 2, thành công từ Robocon, Hưng là 1 trong 3 người được chuyên gia Hàn Quốc lựa chọn sang Hàn Quốc để luyện tập tham dự kỳ thi tay nghề thế giới.
Một năm ôn luyện tại Hàn Quốc để lại ấn tượng mạnh với anh. “Sang đấy khác biệt về ngôn ngữ, khí hậu, đồ ăn… đặc biệt tôi và đồng đội phải tuân thủ cường độ luyện tập rất khắt khe. Chúng tôi phải làm bài tập từ 8h sáng đến 11h đêm, có những hôm bài chưa xong phải thức đến 1 - 2h sáng là chuyện bình thường”, anh nói.
Từ 65kg anh giảm chỉ còn 54kg, lúc nào cũng trong tình trạng thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc.
Anh chia sẻ: "Ở nhà làm một bài từ 1 - 2 tuần, nhưng khi đặt chân đến Hàn Quốc chúng tôi phải giải quyết bài thi trong vòng 1 - 2 tiếng hoặc cao nhất 1 - 2 ngày với yêu cầu thúc đẩy các thao tác, động tác, việc làm phải nhanh, chính xác, tập trung cao độ".
Mỗi tháng, Hưng và các thành viên trong đội tuyển làm 1 bài kiểm tra định kỳ cập nhật công nghệ mới. Từ bài kiểm tra định kỳ thầy giáo làm bảng đánh giá năng lực của thí sinh gửi về Việt Nam theo dõi.
Ngoài ra, các tuyển thủ cũng phải tập thể lực cường độ cao, tập luyện trong thời gian dài với áp lực tiếng ồn lớn.
Kỷ niệm khiến anh nhớ nhất là lần được tổ chức sinh nhật ngay tại Hàn Quốc. “Tôi được mọi người tổ chức sinh nhật với lý do từ Việt Nam sang đây, xa nhà, thiếu tình cảm gia đình. Hôm đó tôi rất vui”, Hưng kể lại.
Mặc dù căng thẳng, áp lực nhưng đó là khoảng thời gian cho Hưng nhiều trải nghiệm. Anh được tiếp xúc với nhiều máy móc hiện đại của nước bạn, học hỏi tác phong làm việc, suy nghĩ… của các chuyên gia đến từ nhiều nước trên thế giới.
Nhờ vậy, Hưng tham dự kỳ thi tay nghề thế giới được tổ chức tại Kazan, Nga với tâm thế rất tự tin.
Phần thi diễn ra trong vòng 4 ngày. Hưng hơi hối tiếc một chút vì những lỗi ngày xưa mình mắc rồi nhưng vẫn mắc lại. “Kết quả chưa như kỳ vọng của tôi”, anh nói. Dù vậy với 714/1.000 điểm, Hưng vẫn nhận được chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc thế giới.
Hưng quan niệm: "Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn" Hiện, anh hỗ trợ các thầy huấn luyện các em ở khóa sau để tiếp tục các kỳ thi. Sắp tới, Hưng ra trường và đã được một công ty lớn mới về làm việc, nhưng quan trọng hơn là anh cảm thấy tự tin khi học trường nghề, được tiếp xúc nhiều với máy móc.
Nguyễn Văn Hưng chia sẻ: “Nếu lựa chọn lại, tôi vẫn học nghề. Tôi muốn khuyên các bạn trẻ đang lúng túng khi định hướng nghề rằng, các bạn nên nhìn nhận đúng năng lực của mình. Nếu không nhìn nhận đúng năng lực sẽ dễ đi sai hướng.
Nhiều bạn cứ cố gắng phải theo con đường đại học nhưng không nhất thiết phải vào đại học. Cụ thể, nếu không vào được đại học các bạn có thể chọn học nghề hoặc nếu vào đại học không phù hợp, các bạn cũng nên chuyển hướng”.
Theo anh, tiêu chí quan trọng nhất để lựa chọn chính là đam mê và năng lực, có hai điều đó sẽ có thành công.
Hiện em trai của Hưng cũng đang học trường nghề và đang ôn thi kỳ thi tay nghề thế giới lần tới.
Nhìn lại chặng đường đã trải qua, Hưng muốn gửi lời cảm ơn đến Bố - người thợ mộc có hơn 20 năm theo đuổi nghề. Ông là người luôn bên cạnh ủng hộ và khuyên anh nên theo đuổi đam mê của chính mình.
Lê Phương
"Nếu được chọn lại, tôi sẽ học nghề ngay từ đầu"
“Nếu khi vào đại học, cảm thấy môi trường không phù hợp, các bạn nên thay đổi để tránh lãng phí thời gian, tiền của. Nếu được lựa chọn lại, tôi sẽ đi học nghề ngay từ đầu”, đại sứ kỹ năng nghề Nguyễn Văn Quân chia sẻ.
" alt="Không hợp đại học lớn, 9X bước sang con đường học nghề" /> - Là một trong những "gương mặt quen thuộc" tại Khoa Nhi, Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội), em Nguyễn Huy Nam Khánh (8 tuổi, quê Bắc Giang) được xem như một trường hợp "lập kỷ lục" về số lần tái phát bệnh ung thư phần mềm. Đối với chị Triệu Thị Dung (mẹ của Khánh), đây là một điều vô cùng đau lòng.
Cậu bé Nam Khánh kiệt quệ sau nhiều năm chống chọi với bệnh ung thư “Từ ngày cháu mắc bệnh ung thư, bố cháu bỏ đi rồi. Cháu chỉ còn mẹ thôi. Cháu muốn khỏi bệnh để mẹ không phải đi vay mượn, còn dành tiền mua được cái nhà. Mẹ con cháu toàn phải đi ở nhờ”, cậu bé cúi mặt, chia sẻ câu chuyện gia đình mình.
Bắt đầu chỉ từ một nốt sưng nhỏ ở lưng vào năm 2014, không có dấu hiệu bất thường, sau 3 năm, đến tháng 7/2017, nốt nhỏ đó bắt đầu sưng to đau đớn. Đưa con đến Bệnh viện Nhi trung ương, chị Dung tá hỏa khi bác sĩ thông báo, con trai chị mắc bệnh ung thư phần mềm.
Vậy là Nam Khánh khi đó mới 5 tuổi đã phải trải qua một ca phẫu thuật vô cùng phức tạp, được chỉ định truyền hóa chất VA trong suốt 1 năm. Tháng 6/2018, mẹ con chị được xuất viện về nhà. Niềm vui đó chỉ kéo dài vỏn vẹn 2 tháng.
Tháng 8/2018, Khánh tiếp tục tái phát ung thư, phải tiến hành mổ xạ trị. Khối u ngày càng phát triển, đến tháng 2/2019, em buộc phải nhập viện thêm lần nữa do tái phát ung thư lần 2. Các bác sĩ nhận định việc phẫu thuật khó khăn hơn, chỉ định cho em truyền hóa chất kéo dài suốt 39 tuần, xạ trị đến tận giữa năm 2020.
Lần này, niềm vui xuất viện lại càng ngắn hơn. Chỉ ngay sau đó 1 tháng, Khánh tiếp tục tái bệnh. Tình trạng nghiêm trọng hơn rất nhiều, khối u ác tính hành hạ đứa trẻ gầy rộc người, sức khỏe suy kiệt.
Hàng đêm, những cơn đau ập đến liên tục. Có lẽ, đối với em, sự bình yên chỉ có sau khi được truyền giảm đau, chìm vào giấc ngủ. Lấy tay xoa nhẹ lưng con, chị Dung bất giác rơi nước mắt. Chị bảo, giá như mà được chịu đau thay con...
Chị Dung cô độc cùng con chiến đấu với bệnh Kể từ ngày chồng bỏ đi, chị Triệu Thị Dung một tay lo toan, chăm sóc Nam Khánh. Đồng lương giáo viên ít ỏi chẳng đủ để chị trang trải chi phí thuốc men đắt đỏ. Thế nhưng chị vẫn mong mỏi tìm ra cách cứu lấy mạng sống của con trai mình.
Chị gõ cửa từng nhà người họ hàng, vay số tiền 50 triệu đồng, vay thêm 20 triệu nữa từ bạn bè. Song, tất cả chỉ như muối bỏ bể sau 3 lần Nam Khánh tái phát ung thư.
Đặc biệt, cứ mỗi lần nhập viện trở lại, chi phí càng cao hơn. Thời điểm hiện tại, cứ trải qua 5 ngày, chị phải trả 10 triệu đồng tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm.
Chưa kể, đến nay, hai mẹ con chị vẫn chưa có nhà riêng. Mỗi lần từ bệnh viện trở về, có lúc chị Dung đưa con đến nhà cậu ở, khi thì hai mẹ con chị tá túc nhờ tại căn nhà tập thể của trường THPT Hiệp Hoà số 3 (tỉnh Bắc Giang).
Bản thân mình có thể chịu mệt, nhưng nhìn con kiệt sức sau mỗi lần điều trị lại không có chốn ổn định nghỉ ngơi, chị buồn tủi vô cùng. Không chỉ nhà mà ngay cả những tài sản đáng giá nhất của chị Dung cũng phải đem bán lấy tiền cứu con.
Người mẹ đơn thân cứ như vậy hàng ngày, hàng giờ níu kéo chút sự sống mong manh dù bệnh của con tái đi tái lại. Mỗi ngày trôi qua, mẹ con chị lại càng đối diện gần hơn nữa với tử thần.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Triệu Thị Dung, thôn Trung Hoà, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Số điện thoại: 0389743645.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2020.267(em Nam Khánh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.Lũ dữ cuốn trôi nhà, vợ chồng nghèo không đủ 200.000 đồng trả tiền học cho con
Nước vừa rút, anh chị chạy vội về thì nhà chỉ còn trơ lại nền xi măng xám xịt. Bất lực, hai vợ chồng nhìn nhau òa khóc như trẻ con.
" alt="Mẹ đơn thân 'vô gia cư' tuyệt vọng xin cứu con" /> Cán bộ vật tư y tế hướng dẫn chị Hiền sử dụng chiếc giường y tế Chị Hiền là mẹ đơn thân, từng công tác tại Trường tiểu học Kỳ Xuân (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Vào chiều mồng 5 Tết năm 2010, chị điều khiển xe máy chở con trai 3 tuổi quay trở lại khu nội trú của trường học để sáng hôm sau đi làm trở lại. Khi đi đến quốc lộ 1A đoạn qua huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), hai mẹ con chị bị chiếc ô tô chạy ngược chiều mất lái tông trúng.
Vụ tai nạn đã cướp đi tính mạng của con trai, còn người mẹ bất tỉnh, hôn mê sâu. Sau khi tỉnh lại, chị đau đớn trước thông tin đứa con duy nhất của mình đã tử vong. Càng nghiệt ngã hơn, đôi chân của chị Hiền bị hoại tử phải cắt cụt, chị bị liệt nửa người.
Trước đó chị Hiền nằm trê chiếc giường cũ kỹ Mười năm qua, chị Hiền sống trong dằn vặt, thương nhớ con khôn nguôi. Giờ trái gió trở trời, vết thương cũ đau nhức, lở loét, phải dùng thuốc để tránh nhiễm trùng, chị lại càng khổ sở hơn.
Ước nguyện lớn nhất của chị bây giờ là mong muốn được tặng chiếc giường y tế để những lúc không có người bên cạnh, chị có thể ngóc đầu dậy được theo sự điều khiển của chiếc giường.
Sau khi đọc bài trên báo VietNamNet, nhà báo Nguyễn Hoàng Sang (Tổng thư ký tạp chí Kinh tế chứng khoán) và những người bạn đã chung tay, mua tặng chị Hiền chiếc giường y tế đa chức năng được nhập khẩu từ Hàn Quốc. Món quà này đã được đại diện báo VietNamNet về tận nhà, trao tới tay chị Hiền.
Chị nở nụ cười hạnh phúc khi đón nhận món quà Ông Nguyễn Quốc Hùng, Trưởng công an TP Hà Tĩnh cùng cán bộ chiến sỹ đến động viên chị Hiền Đón nhận món quà, chị Hiền xúc động cho biết: “Bây giờ chị có chiếc giường y tế xịn, chị cứ ngỡ như phép màu. Trước giờ chị nằm trên chiếc giường sắt khổ quen rồi, bây giờ nằm trên chiếc giường này có nhiều công năng thật sự vui, thấy lạ lẫm và cảm động trước tình cảm của mọi người dành cho chị.
Sau khi báo VietNamNet đăng tải, nhiều người đến động viên, chia sẻ với chị, có nhiều người ngỏ ý muốn tặng giường y tế cho chị nhưng bây giờ chị có chiếc giường này rồi. Có những người tàn tật, đi xe lăn vẫn vượt đường xa đến tặng quà, động viên chị. Chị thật sự xúc động và cảm ơn mọi người nhiều lắm. Với chị như thế này là phép màu và may mắn lắm rồi. Tình cảm của mọi người khiến chị có thêm động lực để chống chọi với bất hạnh trong cuộc sống”.
Thiện Lương
Bi kịch của người đàn ông có con ung thư, gia súc bị lũ cuốn sạch
Một mình ôm con tới bệnh viện điều trị, trong người không có nổi vài trăm ngàn đồng, anh Hạnh rơi vào bế tắc khi hay tin trận lụt đã cuốn sạch tài sản, cũng là hy vọng chữa bệnh của cha con anh.
" alt="Cô giáo Hiền liệt nửa người được tặng chiếc giường y tế" />
- ·Nhận định, soi kèo Al Khor vs Al Ahli, 22h45 ngày 29/1: Khó cho cửa dưới
- ·Phổ điểm môn Vật lý thi tốt nghiệp THPT 2020
- ·Giải chạy Happy Ekiden 2022
- ·Video bàn thắng Real Madrid 0
- ·Siêu máy tính dự đoán Nottingham vs Brighton, 19h30 ngày 1/2
- ·Quan hệ tình dục với bạn gái 17 tuổi, có bị truy cứu?
- ·Hàng xà cừ hơn 60 tuổi ở Thanh Hóa trơ trụi ngày khai trường
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 16/7
- ·Nhận định, soi kèo Ismaily vs Tala'ea El Gaish, 21h00 ngày 31/1: Đối thủ kị dơ
- ·Kết quả Nam Định 2