Nhận định, soi kèo Bologna vs Como, 2h45 ngày 2/2: Ưu thế sân nhà

Thể thao 2025-02-05 08:37:24 252
ậnđịnhsoikèoBolognavsComohngàyƯuthếsânnhàvideo bong da   Chiểu Sương - 01/02/2025 03:22  Ý
本文地址:http://game.tour-time.com/html/531b898977.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Atletico San Luis vs Pumas UNAM, 08h00 ngày 3/2: Nối dài mạch thắng

Biểu hiện hạch to ở bệnh nhân ung thư máu mạn tính. Ảnh: BVCC

Ung thư máu mạn tính gặp nhiều hơn ở tuổi trung niên và người cao tuổi, đặc biệt là Lơ-xê-mi kinh dòng lympho. "Nam giới có tỷ lệ mắc ung thư máu mạn tính nhiều hơn nữ giới" - BS Nhật cho biết. Tiếp xúc với bức xạ cũng là một trong những yếu tố nguy cơ.  

Nhiều ca đi khám vì đau tức bụng, sưng chân tưởng gout lại ra ung thư máu

Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể có các triệu chứng như: Mệt mỏi, gầy sút cân, mất ngủ, ra nhiều mồ hôi trộm… Khi bệnh tiến triển hoặc giai đoạn muộn, các triệu chứng thường biểu hiện rõ hơn như: Thiếu máu, giảm tiểu cầu, gan lách to, hạch to, bệnh nhân còn có thể có biểu hiện của tắc mạch (não, phổi, chi).

Điển hình như chị N.T.Y (sinh năm 1989, quê Phú Thọ). Sáu năm trước, khi con trai đầu lòng mới 10 tháng tuổi, chị Y. thấy bản thân gầy đi rõ, tóc rụng, da xanh xao. Cơ thể xuất hiện những vết bầm tím ngày một nhiều, chân đau nhức đến không thể đi lại. Vợ chồng chị đi khắp nơi để tìm nguyên nhân, cuối cùng, bác sĩ Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chẩn đoán chị mắc ung thư máu thể mạn tính ở tuổi 27. 

Tuy nhiên, có tới 20-30% bệnh nhân ung thư máu mạn tính không có triệu chứng, chỉ vô tình được phát hiện khi đi khám bệnh khác hoặc khám sức khỏe định kỳ.

"Có bệnh nhân đi khám vì đau tức vùng bụng, mạn sườn, phát hiện lách to, xét nghiệm mới biết mắc ung thư máu. Ngoài ra, một trong những triệu chứng của bệnh ung thư máu mạn tính là tăng acid uric. Nhiều bệnh nhân đi khám vì đau, sưng chân tưởng do gout, nhưng xét nghiệm máu lại chẩn đoán ra bệnh ung thư", BS Nhật cho hay.

Để chẩn đoán xác định bệnh, người bệnh cần làm xét nghiệm máu, nếu nghi ngờ ung thư máu mạn tính sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm tủy đồ và/hoặc sinh thiết tủy xương. Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm di truyền, miễn dịch, chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm khác để phân loại thể bệnh, giai đoạn bệnh, phân nhóm nguy cơ, theo dõi điều trị. 

Nguyên nhân của bệnh vẫn chưa rõ ràng, nên theo BS Nhật, không có cách nào để ngăn chặn triệt để bệnh ngay từ đầu. Tuy nhiên, lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với các hóa chất, tia xạ và kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách thức tốt để phòng bệnh.

Vị bác sĩ khuyên người dân nếu nghi ngờ có dấu hiệu của ung thư máu mạn tính, nhận thức được các yếu tố nguy cơ và triệu chứng của bệnh, việc đi khám và làm xét nghiệm kiểm tra là rất quan trọng để chẩn đoán xác định bệnh và điều trị bệnh.

‘Căn bệnh nhà giàu’ gây đau đớn sau bữa tiệc bia, hải sản

‘Căn bệnh nhà giàu’ gây đau đớn sau bữa tiệc bia, hải sản

Bệnh gout (gút) ngày càng gia tăng, đặc biệt ở nam giới. Người mắc hay bộc lộ triệu chứng khi hấp thụ quá nhiều chất đạm như thịt cá nên gout được gọi là bệnh 'nhà giàu'.">

Phát hiện ung thư máu khi đi khám vì sưng đau chân do gout

Tại buổi lễ, TAND Tối cao đã công bố quyết định điều động và bổ nhiệm ông Trần Thanh Hoàng (53 tuổi, thẩm phán cao cấp, Chánh án TAND tỉnh Bình Dương) giữ chức Chánh án TAND Cấp cao tại TPHCM, nhiệm kỳ 5 năm (kể từ ngày 1/8).

traoquyetdinh.jpg
Ông Nguyễn Hòa Bình trao quyết định bổ nhiệm cho ông Trần Thanh Hoàng. Ảnh: AV

Phát biểu tại buổi lễ, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, được sự tin tưởng của Ban cán sự Đảng và TAND Tối cao, ông Trần Thanh Hoàng được điều động và bổ nhiệm làm Chánh án TAND cấp cao tại TPHCM. Đây vừa là sự tin tưởng nhưng cũng là thử thách để ông Hoàng hoàn thành nhiệm vụ, giúp TAND Cấp cao tại TPHCM phát triển tốt hơn.

Ông Bình mong muốn Chánh án TAND Cấp cao tại TPHCM tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, dẫn dắt đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị là công tác xét xử, đảm bảo chỉ tiêu và chất lượng xét xử các loại án.

Tiếp thu chỉ đạo, ông Trần Thanh Hoàng gửi lời cảm ơn đến Ban cán sự Đảng, lãnh đạo TAND Tối cao đã tin tưởng, giao trọng trách và hứa sẽ không ngừng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

TAND TP.HCM trao quyết định điều động, bổ nhiệm chánh án nhiều quận

TAND TP.HCM trao quyết định điều động, bổ nhiệm chánh án nhiều quận

Ngày 15/2, TAND TP.HCM tổ chức buổi lễ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm chức vụ chánh án và giao quyền quản lý điều hành TAND cấp huyện tại TP.HCM.">

Bổ nhiệm ông Trần Thanh Hoàng làm Chánh án TAND Cấp cao tại TPHCM

Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc ở Núi Thành (huyện Quảng Nam) khiến 21 người Quảng Ngãi thương vong. Ảnh: C.Sáng

Theo ông Phạm Tuấn Anh (75 tuổi), cha ruột tài xế, con trai ông làm dịch vụ vận chuyển khách đi khám, chữa bệnh ngoại tỉnh được 8 năm. Thông thường, chuyến xe xuất phát khoảng 2h sáng hàng ngày. Sau khi đón khách xong, anh sẽ chạy thẳng ra TP Đà Nẵng và đến các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh theo yêu cầu của từng người. Đến khoảng 13h lại đón, chở khách từ TP Đà Nẵng về Quảng Ngãi. Từ thứ hai cho đến thứ sáu hàng tuần, ngày nào cũng có chuyến xe chở người dân từ Quảng Ngãi ra TP Đà Nẵng khám bệnh.

Không thiếu nơi khám ở Quảng Ngãi, người dân vẫn chọn nơi khác?

Việc người dân Quảng Ngãi chấp nhận vượt đường xa, tốn kém thêm chi phí, thời gian, thậm chí đối diện nhiều nguy cơ tiềm ẩn để đi các tỉnh khác như Quảng Nam, Đà Nẵng, TP.HCM… để điều trị bệnh không phải hiếm.

Trong khi đó, Quảng Ngãi có 2 bệnh viện đa khoa và 6 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, 13 trung tâm y tế đa chức năng tuyến huyện cùng hàng trăm trạm y tế xã, phường…

Lý do nào khiến người dân lại không mặn mà với y tế của chính nơi mình sinh sống? Theo chia sẻ của một số bệnh nhân, họ lựa chọn đi nơi khác bởi thiếu niềm tin với y tế tỉnh.

Ông Nguyễn Luận (xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa) cho biết con trai ông bị chấn thương khi đá bóng, kết quả thăm khám vết thương ở Quảng Ngãi là giãn dây chằng. Sau 10 ngày điều trị, vết thương không thuyên giảm mà lại có biểu hiện teo cơ. Đến TP Đà Nẵng kiểm tra, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị đứt dây chằng hoàn toàn và rách một phần sụn. Giữa tháng 2, bệnh nhân này đã được phẫu thuật tại Đà Nẵng.

Bà Hồ Thị Vy Huệ (TP Quảng Ngãi) chia sẻ: “Tôi bị viêm gan C nhưng đi kiểm tra, khám bệnh ở Quảng Ngãi thì lại bảo sốt xuất huyết. Sau thấy mệt quá, mất sức nên chạy ra Huế kiểm tra, may mà đi còn kịp”

Hay như trường hợp của mẹ chị Võ Thị Thu Thủy (TP quảng Ngãi). Mẹ chị Thủy bị đau bụng, vào bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi thăm khám, được siêu âm và chẩn đoán viêm ruột thừa, phải nhập viện để chuẩn bị mổ.

“Đau ruột thừa mà thấy mẹ tôi lúc đau lúc không nên nghi ngờ, gia đình chuyển ra Đà Nẵng luôn, kết quả là rối loạn men tiêu hóa đường ruột. May không đi là bị mổ oan rồi”, chị Thủy kể.

Nhiều trường hợp khác lại cho rằng thái độ kém thân thiện của nhân viên y tế Quảng Ngãi khiến họ không mặn mà và chấp nhận tốn kém đi ngoại tỉnh để đỡ “rước bực” vào thân.

Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ngãi.

Chưa có chính sách giữ chân nhân lực y tế chất lượng

Về vấn đề này, lãnh đạo Sở Y tế Quảng Ngãi cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, bao gồm thái độ phục vụ của nhân viên y tế chưa làm hài lòng người dân.

Thêm vào đó, tâm lý người bệnh luôn coi trọng uy tín, chuyên môn, kỹ thuật của bệnh viện tuyến trên; nhiều người có điều kiện muốn được khám, chữa bệnh chất lượng cao nên ra lựa chọn đi TP Đà Nẵng.

Việc Bộ Y tế cho phép thông tuyến tỉnh cũng tạo điều kiện để người dân chọn nơi khám, chữa bệnh. Do đó, nhiều người dân đã chọn cơ sở y tế ngoài tỉnh.

Theo báo cáo của Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi Nguyễn Minh Đức ngày 4/4, chưa có số liệu cụ thể về người dân Quảng Ngãi khám và điều trị tại các bệnh viện ở Đà Nẵng, Quảng Nam. Tuy nhiên, tình trạng người dân tìm đến những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến cuối, cơ sở khám, chữa bệnh có chất lượng cao hơn là tình trạng chung của cả nước, không chỉ ở Quảng Ngãi.

Ông Nguyễn Minh Đức dẫn lại thống kê của Bộ Y tế, 75% bệnh nhân đến khám bệnh tại các bệnh viện tuyến trên là người bệnh vượt tuyến. Trong khi đó, 56% số người bệnh đó hoàn toàn có thể khám, chữa bệnh ở tuyến dưới; 50% số người bệnh điều trị nội trú ở tuyến trên là người bệnh tự vượt tuyến; tâm lý của người bệnh luôn coi trọng uy tín, chuyên môn, kỹ thuật của tuyến trên; 50-80% người bệnh vượt tuyến ở các bệnh viện tuyến trên là do người bệnh tin tưởng vào uy tín của bệnh viện tuyến trên. (Nguồn: Đề án giảm quá tải Bệnh viện giai đoạn 2012-2020 của Bộ Y tế).

Vẫn theo Giám đốc Sở Y tế, hiện Quảng Ngãi chưa có chính sách phù hợp để giữ chân, thu hút nguồn nhân lực y tế chất lượng cao. Điều này khiến ngành y tế tỉnh này gặp khó khăn trong việc duy trì, phát triển các chuyên khoa sâu phục vụ người dân. 

Đầu tư 200 tỷ nâng chất lượng khám, chữa bệnh 

Tại buổi giao ban báo chí quý 1, tổ chức ngày 7/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh thẳng thắn: “Lãnh đạo tỉnh và chính cá nhân tôi cũng không hài lòng với việc phát triển y tế tỉnh nhà cũng như chăm sóc y tế cho người dân”. 

Quảng Ngãi bố trí 200 tỷ đồng từ nguồn vượt thu năm 2022 để mua sắm trang thiết bị và sửa chữa cơ sở vật chất

Theo ông Minh, rõ ràng có sự bất thường ở y tế tỉnh Quảng Ngãi, bởi ngay cả những người nghèo, bệnh không nặng vẫn vượt tuyến đi tỉnh khác để chữa bệnh. Vấn đề này ngành y đã có nhìn nhận nhưng chưa khắc phục kịp thời.

“Lãnh đạo tỉnh đã nhiều lần làm việc, đề nghị y tế chấn chỉnh. Để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, trước mắt, bố trí 200 tỷ đồng từ nguồn vượt thu năm 2022 để mua sắm trang thiết bị và sửa chữa cơ sở vật chất. Tuy nhiên, vấn đề làm ngay lúc này chính là thay đổi thái độ phục vụ, không được chần chừ”, ông Minh nói.

Theo ông Minh, thời gian tới, tỉnh tập trung kêu gọi xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, chia sẻ gánh nặng cho bệnh viện công lập và đáp ứng nhu cầu khám, điều trị chất lượng cao của người dân.

“Việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của người dân là danh dự không phải của riêng y tế mà là của cả tỉnh Quảng Ngãi. Tôi tin chắc rằng, vài năm nữa, ngành y tế sẽ có thay đổi tích cực, đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân”, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định.

Trường Giang

">

Lý do người dân Quảng Ngãi ‘quay lưng' với bệnh viện tuyến tỉnh?

Nhận định, soi kèo FC Rapid 1923 vs Unirea Slobozia, 22h59 ngày 4/2: Tân binh trắng tay

Chương trình Máy tính học bài cùng em triển khai đến 20 điểm trường vùng cao

650 triệu đồng là số tiền tài trợ của Công ty CP Giao hàng tiết kiệm đã gửi gắm đến Báo VietNamNet trong chương trình Máy tính học bài cùng em. Nguồn lực tài trợ này đã được Báo VietNamNet lên kế hoạch phân bổ cho 20 điểm trường, trải dài từ các tỉnh từ khu vực phía Bắc đến khu vực miền Trung để mua sắm laptop giáo dục. 

20 điểm trường được trao chương trình máy tính học bài cùng em đều có điểm chung là cơ sở vật chất, đặc biệt là thiết bị dạy học hiện đại còn thiếu thốn. Có những điểm trường, các thầy, cô phải sử dụng máy tính cá nhân của mình để phục vụ cho việc dạy học. Điều này dẫn đến nhiều hạn chế trong việc giảng dạy của thầy cô cùng tiếp thu kiến thức đối với các em học sinh.

Báo VietNamNet từng thực hiện chương trình Thư viện điện tử vùng cao ở nhiều địa phương.

Với tên gọi "Máy tính học bài cùng em", Báo VietNamNet hy vọng chương trình sẽ mang đến những trải nghiệm học tập bổ ích, giúp khỏa lấp phần nào những thiếu hụt về thiết bị dạy học tại các trường vùng cao. Hàng trăm bài giảng trên laptop giáo dục hứa hẹn sẽ mang đến cho các em học sinh những trải nghiệm thú vị, trực quan.

">

'Máy tính học bài cùng em' đến với 20 điểm trường vùng cao

Hai cháu bé bị ngộ độc do ăn nấm rừng may mắn được lực lượng biên phòng cứu kịp thời. Ảnh: Đồn BP A Vao

Theo thiếu tá Trần Minh Vũ, Phụ trách Trạm xá quân dân Y PaLing (đóng tại xã A Vao, huyện Đakrông), vào tối 23/4, khi đang thực hiện nhiệm vụ tại trạm xá thì tiếp nhận hai bé vào cấp cứu.

Đó là cháu Hồ Thị Sen (6 tuổi) và Hồ Thị Soang (9 tuổi, ở thôn PaLing, xã A Vao) được đưa đến trạm trong trạng thái nôn mửa, tiêu chảy. Trong đó, cháu Sen có dấu hiệu bị ngộ độc nặng. Lực lượng chức năng đã kịp thời xử lý bằng cách gây nôn, tiêm trợ tim và truyền dịch cho hai cháu. 

Sau thời gian theo dõi, hiện sức khỏe của hai cháu bé đã ổn định và được cho về nhà trong hôm nay.

Ông Hồ Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã A Vao, cho biết ngày 23/4, chị Bê khi đi soi ếch phát hiện nấm, tưởng là nấm bình thường nên đã đem về nhà nấu lên ăn. Sau bữa trưa, đến tối cùng ngày, hai con có dấu hiệu bị ngộ độc. Được biết, gia đình chị Bê có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Ăn nấm hái ven đường, 5 người trong gia đình ngộ độcSau khi hái nấm ven đường về ăn, gia đình chị T. có 5 người xuất hiện triệu chứng ngộ độc và được đưa vào bệnh viện cấp cứu.">

Cứu sống kịp thời 2 trẻ bị ngộ độc do ăn nấm rừng

Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang, nghe báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đề nghị đẩy nhanh tiến độ điều tra, làm rõ bản chất, sớm xét xử vụ án bà trùm Mười Tường, vụ đánh bạc nghìn tỷ.

Ông Phan Đình Trạc đánh giá cao và biểu dương lực lượng Công an tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Ban Nội chính Tỉnh uỷ và các cơ quan chức năng tập trung tham mưu, điều tra, khởi tố vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới xảy ra tại An Giang liên quan đến bà Nguyễn Thị Kim Hạnh (Mười Tường). Hay vụ “đánh bạc" bằng hình thức số lô, số đề có hơn 800 đối tượng tham gia, với tổng số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng.

{keywords}

Công an An Giang đọc lệnh bắt giam bị can Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường): Ảnh: Phạm Giang – Nghiêm Túc 

Đây là các vụ đường dây buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, đánh bạc với quy mô lớn, giá trị lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, liên quan đến nhiều đối tượng, hoạt động từ nhiều năm đến nay.

Ông Phan Đình Trạc đánh giá, qua các vụ án này cho thấy một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về đạo đức lối sống, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bảo kê, tiếp tay cho tội phạm nên cần điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Nữ đại gia – “bà trùm” buôn lậu Mười Tường

Theo điều tra, bị can Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường, 52 tuổi, ngụ ấp Phước Thọ, xã Đa Phước, huyện An Phú, An Giang), từng bị Công an TP.HCM bắt khẩn cấp do có liên quan đường dây vận chuyển và tập kết số lượng lớn điện thoại di động nhập lậu từ Campuchia. Bà Mười Tường bị toà án tuyên phạt 6 năm tù về tội buôn lậu.

Sau khi ra tù và trở về An Giang, bà Mười Tường tiếp tục núp bóng, tổ chức buôn lậu hàng hoá qua biên giới.

Người này cũng nhiều lần bỏ tiền ra để làm “từ thiện” tại địa phương, nhưng theo đánh giá của dư luận mục đích việc này chỉ để có “mác” mạnh thường quân, không bị cơ quan chức năng chú ý.

Hành vi của bà Mười Tường bị phát hiện sau khi Công an An Giang vây bắt 4 người chạy vỏ lãi chở các bao tải đựng 51kg vàng vượt biên từ Campuchia vào TP Châu Đốc, vào ngày 30/10/2020.

Cuộc vây bắt này do đích thân Đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh An Giang trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường.

{keywords}
Đại tá Đinh Văn Nơi, trực tiếp chỉ đạo bắt vụ chuyển lậu 51kg vàng. Ảnh: Tiến Tầm

Quá trình điều tra, Công an An Giang xác định bà Mười Tường là người cầm đầu đường dây buôn lậu vàng từ Campuchia về Việt Nam, nhưng thời điểm đó người phụ nữ này đã bỏ trốn khỏi địa phương. Lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm đối với bà Mười Tường và nhóm đồng phạm được ban hành sau đó.

Sau nhiều tháng bỏ trốn, hồi tháng 7/2021, bà Mười Tường bị Công an tỉnh An Giang khởi tố, bắt giam. 

{keywords}
Số vàng liên quan đến vụ án 

Những người liên quan đến bà Mười Tường 

Quá trình mở rộng điều tra, cơ quan công an xác định ngoài vụ 51kg vàng, bà Mười Tường còn cầm đầu vụ vận chuyển 470.000 USD và 1.000 tấn đường cát, quần áo... từ Campuchia vào Việt Nam. 

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đã khởi tố, bắt giam hàng loạt bị can có liên quan đến bà trùm buôn lậu Mười Tường. Cụ thể là những đàn em, “chân rết", các chủ tiệm vàng ở An Giang, TP.HCM; đặc biệt là có cả Thượng tá Công an.

Cụ thể, Thượng tá công an Nguyễn Văn Võ (53 tuổi), bị Công an tỉnh An Giang khởi tố, bắt tạm giam về hành vi rửa tiền.

Ông Võ là từng giữ chức Trưởng phòng CSGT đường thuỷ, Trưởng phòng Hồ sơ, Công An tỉnh An Giang. Trước khi bị bắt ông Võ đã xin nghỉ hưu.

{keywords}
Cơ quan Cảnh sát điều tra đọc lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Võ, nguyên cán bộ Công an An Giang Ảnh: Giang Túc Phương

Động thái khởi tố, bắt giam ông Võ vào cuối tháng 10 vừa qua được đưa ra trong quá trình mở rộng điều tra đường dây buôn lậu 51kg vàng do bà Mười Tường cầm đầu.

Theo cơ quan điều tra, ông Võ đã có hành vi tham gia trực tiếp vào các giao dịch ngân hàng nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp số tiền trên 3 tỷ đồng của bà Mười Tường, phạm tội mà có.

Cơ quan CSĐT đã thực hiện lệnh khám xét một số nơi ở của bị can Võ. Trong quá trình khám xét, lực lượng công an đã thu giữ một số tài liệu, tang vật liên quan đến vụ án.

Đối với các chủ tiệm vàng, Công an tỉnh An Giang đã khởi tố ít nhất 5 bị can. Trong đó, Công an An Giang đã bắt tạm giam Trần Thị Thảo Trang (50 tuổi, ngụ đường Trần Hưng Đạo, quận 5, TP.HCM), chủ tiệm vàng Thảo Kim Thành để điều tra về hành vi Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Công an cho biết, bà Trang là nghi can có liên quan đến vụ vận chuyển trái phép 51kg vàng từ Campuchia vào Việt Nam, do Mười Tường cầm đầu.

{keywords}
Số USD được thu giữ khi khám xét tại các nhà nghi can trong vụ án liên quan bà trùm Mười Tường

Đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh An Giang cho biết, các vụ án liên quan đến bị can Nguyễn Thị Kim Hạnh (Mười Tường) cùng đồng bọn rất phức tạp, liên quan nhiều đối tượng, hoạt động trong thời gian dài, quy mô lớn trên tuyến biên giới.

“Vụ án đang được điều tra mở rộng, quan điểm của Công an An Giang là không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể là ai nếu có liên quan đều bị điều tra và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật”, Đại tá Nơi khẳng định.

"Bà trùm" cầm đầu đường dây đánh bạc 2.000 tỷ

Liên quan vụ đánh bạc 2.000 tỷ ở An Giang, đến thời điểm hiện nay, Công an tỉnh An Giang khởi tố 24 nghi phạm, trong đó tạm giam 11 và cho tại ngoại 13 người.

Đường dây đánh bạc này do bị can Nguyễn Thị Thủy Liên (40 tuổi), Dương Văn Hoàng và Huỳnh Sĩ Nguyên (tất cả cùng ngụ An Giang) cầm đầu. Vụ án này cũng do Đại tá Đinh Văn Nơi trực tiếp chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phá vào ngày 5/6.

Cơ quan điều tra xác định, đường dây hoạt động nhiều năm trên địa tỉnh An Giang. Số tiền hơn 2.000 tỷ đồng giao dịch được cho là lớn nhất từ trước đến nay trong các vụ án bị triệt phá ở miền Tây. 

{keywords}
Bị can Thủy Liên 

Đại tá Đinh Văn Nơi cho biết, đây là đường dây đánh bạc với quy mô rất lớn. “Qua kiểm tra 1 tài khoản của bị can Nguyễn Thị Thủy Liên, chỉ tính từ đầu năm 2021 đến nay (thời điểm triệt phá vụ án - PV) số tiền tham gia đánh bạc đã lên đến hơn 50 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra đã phong tỏa 70 tài khoản liên quan đến đường dây cờ bạc này. Nếu kiểm tra hết 70 tài khoản số tiền tham gia đánh bạc trong đường dây cờ bạc này có thể lên đến vài trăm tỷ đồng”, Đại tá Đinh Văn Nơi cho biết. 

Theo Công an An Giang, các đối tượng tinh vi, tổ chức đường dây lô đề với nhiều tầng nấc trung gian, dàn trải từ thành phố về nông thôn. Các đối tượng có mối quan hệ xã hội chằng chịt, hoạt động phạm pháp với danh nghĩa “núp bóng” doanh nghiệp, thành lập các công ty, cửa hàng nhưng thực tế không có hoạt động kinh doanh, mua bán.

Đồng thời, sử dụng công nghệ thông minh để thực hiện hành vi phạm tội và các giao dịch liên quan.

Thiện Chí 

Làm rõ bản chất vụ án bà trùm Mười Tường và đánh bạc nghìn tỷ ở An Giang

Làm rõ bản chất vụ án bà trùm Mười Tường và đánh bạc nghìn tỷ ở An Giang

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đề nghị đẩy nhanh tiến độ điều tra, làm rõ bản chất, sớm xét xử vụ án bà trùm Mười Tường, vụ đánh bạc nghìn tỷ ở An Giang.

">

Quy mô 2 vụ án lớn ở An Giang được Ban Nội chính TƯ chỉ đạo làm rõ

友情链接