Cách đây 6 tháng, Ly vừa trúng tuyển vào Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Sống ở huyện Lục Nam (Bắc Giang), nơi có nhiều khu công nghiệp phát triển, em đã chọn theo đuổi ngành công nghệ thông tin với mong muốn sau này tìm được việc làm, phụ giúp cha mẹ.
Gia đình Ly vốn thuộc diện khó khăn. Em là chị cả trong nhà, dưới còn 4 em nhỏ, trong đó em út mới 10 tháng tuổi. Quanh năm, cha mẹ Ly chật vật mưu sinh để nuôi các con được ăn học đủ đầy.
Tai ương xảy đến vào tháng 2/2023, em bất ngờ bị ngã đập đầu gối, đau đớn muốn ngất đi. Cha mẹ tưởng con chỉ chấn thương chảy dịch khớp gối nên cho điều trị tại bệnh viện huyện. Nào ngờ, tình trạng mãi chẳng thuyên giảm. Qua chụp X-quang, bác sĩ phát hiện Ly có một khối u ở xương, chuyển em tới Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Qua xét nghiệm, bác sĩ kết luận em bị ung thư xương, chuyển sang Bệnh viện K Tân Triều truyền hoá chất.
Những ngày đầu hứng chịu cơn đau dồn dập kéo đến do tác dụng phụ của hóa chất, Ly vật vã chỉ muốn chết đi. Tóc em nhanh chóng bị rụng rất nhanh khiến cô nữ sinh hoảng loạn. Em không dám soi mình vào gương vì sợ diện mạo của chính mình.
Biết Ly bị bệnh hiểm nghèo, bạn bè đều muốn tới thăm nhưng em mặc cảm, không dám gặp. Thế giới sôi động bỗng trở nên khép kín, chỉ còn vỏn vẹn trong 4 bức tường bệnh viện cùng mùi thuốc nồng nặc.
"Cháu không còn muốn gặp ai. Tôi cũng động viên nhiều lắm mà chẳng có tác dụng gì", chị Hằng buồn bã.
Chứng kiến con đau đớn, bị bệnh tật đe doạ tính mạng, vợ chồng chị Hằng thương xót mà bất lực. Dù đã tìm đủ cách để xoay xở nhưng do hai người chỉ làm ruộng và lao động tự do, hầu như ai thuê gì làm nấy nên nguồn thu nhập không ổn định, lại thêm đông con khiến cuộc sống chưa bao giờ hết chật vật.
Từ ngày Ly đổ bệnh, vợ chồng chị đã vay mượn nhiều nơi. Thậm chí, sổ đỏ cũng đem đi thế chấp ngân hàng để vay 200 triệu đồng. Số tiền đó đều dùng để trang trải suốt quá trình chữa bệnh của Ly.
Mặc dù được bảo hiểm y tế hỗ trợ 80% chi phí song do phải sử dụng nhiều loại hóa chất nằm ngoài danh mục hỗ trợ, trung bình mỗi tuần, tiền thuốc dành cho Ly tốn hơn 5 triệu đồng. Cho đến nay, em đã trải qua hơn 15 đợt truyền hoá chất, tiền cha mẹ cầm cố sổ đỏ cũng cạn sạch.
Không còn cách nào khác, vợ chồng chị Hằng đành tiếp tục vay mượn để con có hy vọng sống. Tính đến nay, khoản nợ đã lên tới 600 triệu đồng, chưa biết khi nào mới trả nổi và phải làm cách nào để có tiền điều trị tiếp, vì những nơi vay được họ đều đã hỏi vay rồi.
Thương bố mẹ cùng các em, nhiều lúc Ly khóc rưng rức, thậm chí từng có ý định xin bố mẹ cho dừng điều trị để chấp nhận cái chết đến với mình. Chứng kiến con gái nuôi ăn học bấy lâu nay, đến tuổi 19 phơi phới chào đón tương lai bỗng dưng bị bệnh hiểm nghèo ập xuống, chị Hằng vô cùng tuyệt vọng.
Ông Nguyễn Văn Vinh, trưởng thôn Dĩnh Bạn chia sẻ: Gia đình chị Trần Thị Hằng thuộc diện khó khăn ở địa phương. Con gái lớn Trần Tuyết Ly bỗng dưng mắc bệnh ung thư xương, phải điều trị hết sức tốn kém. Nhà đông con, cha mẹ làm nông nên họ chẳng thể nào lo cho con điều trị lâu dài. Rất mong hoàn cảnh cháu Ly nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của xã hội.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Trần Thị Hằng, thôn Dĩnh Bạn, xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. SĐT: 0374727463. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2023.275 (em Trần Tuyết Ly) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |
Thành phần dinh dưỡng
Chân giò chứa nhiều protein và chất béo, ít carbs và chất xơ. Các giá trị dinh dưỡng gần đúng trong 85g chân giò lợn ninh nhừ là: 197 calo, 19g đạm, 14g chất béo.
Các vi chất dinh dưỡng trong thịt chân giò gồm phốt pho, kẽm, vitamin B12, sắt.
Lợi ích sức khỏe tiềm năng
Giúp da khỏe mạnh
Collagen là thành phần chính trong da con người. Đó là lý do làn da khỏe mạnh trông đầy đặn và có độ đàn hồi cao. Cơ thể chúng ta tự sản xuất collagen nhưng một số yếu tố có thể khiến quá trình đó suy giảm. Ví dụ, trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có thể mất tới 30% khả năng sản xuất collagen.
Theo Webmd, nghiên cứu trên 69 phụ nữ, từ 35 đến 55 tuổi, cho thấy việc hấp thụ collagen thủy phân có thể cải thiện độ đàn hồi của da. Bởi vậy, bạn có thể đưa chân giò - nguồn collagen tự nhiên - vào chế độ ăn uống của mình.
Cải thiện sức mạnh cơ bắp
Collagen có thể giúp tăng khối lượng cơ bắp và sức mạnh. Một nghiên cứu với 72 người tham gia là nam giới đều tham gia vào chế độ tập thể dục giống nhau, nhưng một nửa nhận được collagen bổ sung trong khi nửa còn lại nhận giả dược.
Tất cả những người tham gia đều có sự cải thiện về cơ bắp nhưng những người hấp thụ collagen có khác biệt lớn.
Giảm đau khớp
Trong một nghiên cứu kéo dài 6 tháng, 200 bệnh nhân đau khớp đã dùng collagen thủy phân hoặc giả dược. Kết quả ghi nhận, những người tham gia nhận collagen có nhiều khả năng cải thiện tình trạng đau khớp đáng kể so với những người dùng giả dược.
Rủi ro tiềm ẩn
Chân giò là lựa chọn lành mạnh với lượng protein dồi dào. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu đã chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn của loại thịt này.
Chân giò lợn là thịt đỏ có mối liên hệ nhất định với sự xuất hiện của ung thư và các bệnh tim mạch. Giới chuyên môn thường khuyên mọi người nên ăn ít thịt đỏ và ăn nhiều thịt trắng, protein từ thực vật.
Kim loại nặng độc hại
Một nghiên cứu đã phân tích nước dùng xương lợn để hiểu rõ hơn về các kim loại nặng có trong đó. Một số kim loại, chẳng hạn như sắt và kẽm, tốt cho sức khỏe với lượng nhỏ nhưng trở nên độc hại nếu hấp thụ lượng cao hơn. Ngoài ra, phân tích cho thấy xương chân lợn có thể tạo ra các kim loại nặng độc hại như crom và chì.
Nghiên cứu đã chứng minh mức độ của các kim loại này sau khi ninh chân giò lợn, mặc dù tăng cao nhưng không gây nguy hiểm nếu ăn ở mức độ vừa phải.
Hai nhóm người không nên ăn chân giò
Huyết áp cao
Cao huyết áp thường do chất béo bám dính vào thành mạch máu, dẫn đến giảm không gian lưu thông máu, gây áp lực lên thành mạch máu. Hàm lượng chất béo trong chân giò lợn tương đối cao. Ăn loại thịt này trong thời gian dài có thể làm tăng độ nhớt của máu, trong trường hợp nghiêm trọng, gây ra các bệnh về tim mạch.
Mỡ máu cao
Người mỡ máu cao không được ăn chân giò lợn. Cứ 100g chân giò lợn chứa gần 19g chất béo, 23g chất đạm, hàm lượng axit béo no cao. Ăn loại thịt này sẽ làm tăng lipid máu. Những người bị mỡ máu cao nên áp dụng chế độ ăn ít chất béo.
Ngoài ra, nhóm người trên cần tránh một số thức ăn nhiều dầu mỡ và cay. Nên uống nhiều nước, giúp pha loãng máu, ngăn ngừa tích tụ mỡ trong máu. Ăn nhiều thức ăn nhạt, rất tốt cho việc hạ lipid máu.