Cũng theo ông Nguyễn Tiến Sỹ, Hà Nội là một trong những địa phương được phủ sóng điện thoại di động tới 100% các quận, huyện, thị xã sớm nhất, đồng thời cũng là địa bàn có số lượng các trạm thu phát sóng di động (trạm BTS) khá lớn. Số liệu tổng hợp từ báo cáo của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn Hà Nội cho hay, tính đến nay, tại 30 quận, huyện của Hà Nội có tổng số hơn 5.700 trạm BTS đang hoạt động của các nhà mạng gồm: Viettel, MobiFone, VinaPhone, Vietnamobile và G Mobile. Trong đó, Viettel, MobiFone và VinaPhone là 3 nhà mạng có số lượng trạm BTS trên địa bàn Hà Nội lớn hơn cả, với số trạm của các mạng này lần lượt là 1.764 trạm, 1.503 trạm và 1.306 trạm.
![]() |
Sau hơn 3 năm kể từ thời điểm Sở TT&TT Hà Nội kết nối các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn thành phố ký kết thoả thuận thí điểm dùng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại quận Hoàn Kiếm, đến nay trong tổng số hơn 5.700 trạm BTS đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội, đã có gần 1.200 trạm BTS dùng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật (cột anten, nhà trạm...) giữa các doanh nghiệp viễn thông nhau với nhau hoặc thuê của các công ty xây dựng hạ tầng dùng chung.
" alt=""/>Hà Nội có gần 1.200 trạm BTS dùng chung cơ sở hạ tầng![]() |
Các diễn giả tham gia hội thảo Chữ ký số - Công dân số - Chìa khóa thành công |
Ngày 6/10/2021, Tập đoàn VNPT đã triển khai hội thảo “Chữ ký số - Công dân số - Chìa khóa thành công” qua hình thức trực tuyến với sự có mặt của nhiều chuyên gia hàng đầu về số hóa tại Việt Nam, cùng hàng trăm khách mời.
Tại hội nghị, các diễn giả đã chia sẻ về kinh nghiệm triển khai chữ ký số, cơ sở pháp lý chữ ký số trên thế giới và tại Việt Nam, đồng thời nêu ra những thực trạng, hạn chế của quá trình số hóa trong nước.
![]() |
Ông Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục kiểm soát thủ tục hành chính – Văn phòng Chính phủ |
Ông Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục kiểm soát Thủ tục Hành chính - Văn phòng Chính phủ cho biết, hiện nay việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến của người dân vẫn chiếm số lượng ít so với hồ sơ của doanh nghiệp.
Ông Ngô Hải Phan phân tích: “Dù điện tử hóa nhưng nhiều nơi vẫn yêu cầu người dân nộp bản sao công chứng, điều này khó đáp ứng được trong bối cảnh dịch Covid-19 vừa qua. Bên cạnh đó là chi phí để duy trì chữ ký số cá nhân so với chữ ký số doanh nghiệp khá cao khi cả năm người dân chỉ cần sử dụng 1-2 lần. Không những vậy, việc triển khai cung cấp dịch vụ công ở một số cơ quan hành chính vẫn mang tính hình thức, phong trào, thủ tục chưa thuận lợi.
Vấn đề liên quan tới định danh, xác thực điện tử cũng đang hoàn thiện, chưa có giải pháp phù hợp cho người dân... Chính những nguyên nhân đó đang làm chậm quá trình số hóa thủ tục hành chính của người dân. Trên nguyên tắc, cải cách phải dẫn dắt, còn công nghệ là phương tiện phục vụ”.
Kinh tế sẽ phát triển nhanh khi quá trình số hóa thuận lợi
![]() |
Ông Nguyễn Đại Trí - Cục trưởng Cục Tin học và thống kê - Bộ Tài chính |
Cũng chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Đại Trí - Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê Tài chính, Bộ Tài chính cho biết, ngay từ năm 2005, Kho bạc là một trong những cơ quan Nhà nước đi đầu triển khai ứng dụng chữ ký điện tử và sau này là chữ ký số trong các giao dịch nội bộ.
Việc triển khai chữ ký số tạo ra sự đột phá lớn trong hoạt động nghiệp vụ của ngành, tạo nhiều thuận lợi cho cho hoạt động của lĩnh vực thuế, hải quan và các lĩnh vực khác của ngành tài chính.
“Với đặc thù riêng của ngành thuế, nếu như đối tượng phục vụ là khoảng 1 triệu doanh nghiệp thì đối tượng hộ kinh doanh phải gấp 10 lần số đó. Vẫn còn nhiều khó khăn để có thể hoàn thành các mục tiêu, bao gồm khó khăn về nhận thức của người dân. Để có thể thay đổi nhận thức, chúng ta phải đưa ra giải pháp, những công nghệ thực sự thuận tiện để người dân không còn vin vào việc bất tiện, khó khăn và cả chi phí để không chịu thay đổi nhận thức”, ông Nguyễn Đại Trí cho biết.
Cũng tại hội thảo, nhiều diễn giả cùng bày tỏ sự quan ngại khi hình thức chữ ký số hiện nay, sử dụng USB token, phụ thuộc vật lý vào thiết bị PC, Laptop và giới hạn về tốc độ, lượt ký và vấn đề chữ ký số từ xa (Remote Signing).
![]() |
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia – Bộ Thông tin truyền thông |
Theo ông Nguyễn Thiện Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Chứng thực Điện tử Quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông, hình thức ký số từ xa đã được triển khai trên thế giới được 1-2 năm nay. Nhiều đơn vị đã gửi hồ sơ tới bộ Thông tin và Truyền thông để được cấp phép cung cấp dịch vụ này. Trong thời gian tới, đơn vị nào đáp ứng được các điều kiện an toàn sẽ được phê duyệt.
“Việt Nam đang đi cùng xu hướng thế giới. Từ góc độ an toàn, chúng tôi khẳng định chữ ký số từ xa là giải pháp đảm bảo an toàn tương đương USB Token, nếu được kích hoạt trên điện thoại di động thì mức độ tiện dụng sẽ hơn USB Token rất nhiều”, ông Nghĩa cho hay.
![]() |
Ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử - Bộ Công thương |
Thể hiện sự tin tưởng với những tiềm năng mà chữ ký số và ký số từ xa có thể mang lại cho nền kinh tế, ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử - Bộ Công thương cho rằng, hiện nay chữ ký số hầu như ít được sử dụng trong thương mại điện tử, do nhiều yếu tố khách quan như tốc độ xử lý, việc sử dụng USB token không mang lại sự tiện lợi.
Công nghệ ký số từ xa với tính an toàn, bảo mật cao và tiện lợi sẽ góp phần tạo ra một môi trường lý tưởng cho các hoạt động thương mại, logistic, đặc biệt là thương mại điện tử. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thời gian tới.
Cùng chia sẻ với các diễn giả tại hội thảo, ông Ngô Diên Hy - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT cho biết, hiện tập đoàn đã chuẩn bị đầy đủ về mặt hạ tầng, kỹ thuật đủ để triển khai dịch vụ chữ ký số SmartCa trên toàn quốc. Các hồ sơ pháp lý đã hoàn thiện và đang triển khai các thủ tục cuối cùng để Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép làm căn cứ pháp lý chính thức cho dịch vụ. So với 2 hình thức ký số khác bằng Token và Sim PKI, SmartCa là loại hình ký số thuận lợi cho người dùng do không phụ thuộc vào nhà mạng, không phụ thuộc vào thiết bị, dễ dàng tích hợp với các ứng dụng ký số nên người dùng có thể sử dụng để ký các giao dịch từ Cổng dịch vụ công, Hợp đồng điện tử, các tờ khai thuế, hải quan... Cũng tại hội thảo, đại diện VNPT đã công bố loạt chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng các dịch vụ thuộc hệ sinh thái số VNPT: Giảm 40% giá trị hợp đồng điện tử so với giá ban hành cho các khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Hợp đồng điện tử VNPT eContract trước 31/12/2021; tặng 500 hóa đơn cho các khách hàng đăng ký mới sử dụng dịch vụ Hóa đơn điện tử VNPT Invoice trong ngày 6/10/2021. |
Ngọc Minh
" alt=""/>Chữ ký sốVợ chồng anh Hoài hạnh phúc hạnh phúc khi có thêm cô con gái khoẻ mạnh
Tình trạng của chị Hoa quá nguy cấp, phải phẫu thuật ngay, nếu không chắc chắn sẽ tử vong. Khi ấy, anh Hoài khóc nức nở, cầu xin bác sĩ tìm mọi cách cứu vợ. Trong túi người đàn ông khắc khổ, chỉ có vẻn vẹn vài trăm nghìn đồng.
Dù vậy, các bác sĩ vẫn quyết định mổ cho chị Hoa. Sau ca phẫu thuật, sức khoẻ chị Hoa dần hồi phục. Bệnh viện cùng các nhà hảo tâm kêu gọi hỗ trợ được 140 triệu đồng giúp vợ chồng chị vượt qua cơn hoạn nạn.
Giữa năm 2020, chị Hoa báo tin mừng có thai lần 2. Hai vợ chồng ôm nhau khóc vì hạnh phúc nhưng nỗi lo từ đây cũng đè ngập, nhất là khi sức khoẻ chị Hoa chưa hồi phục.
Bác sĩ cho biết, với người bình thường, khi mang thai quả tim đã phải hoạt động tăng lên gấp nhiều lần để đảm bảo oxy, dinh dưỡng, trao đổi chất cho thai nhi phát triển. Với chị Hoa, do quả tim đã bị bệnh nên người mẹ dễ mệt mỏi quá sức, tổn hao sức khoẻ, thậm chí có thể đối mặt nguy cơ tử vong.
Một lần nữa, anh Hoài “gõ cửa” PGS.TS Phạm Kim Lan, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E nhờ hỗ trợ tư vấn giữ lại sinh linh bé nhỏ.
Từ đây, PGS Lan là người đồng hành với vợ chồng anh Hoài suốt 9 tháng cả về kiến thức, tinh thần và vật chất để bào thai lớn lên khoẻ mạnh.
Những ngày vợ mang bầu, anh Hoài vất vả chạy ngược xuôi nhưng luôn thấy bất lực vì bản thân tàn tật, không thể giúp vợ được nhiều.
Lá thư cảm động của anh Hoài gửi các bác sĩ
“Vợ em mà làm sao thì bố con em không sống được. Cô ấy chính là tổ ấm của bố con em”, anh Hoài chia sẻ với PGS Lan.
Nhờ sự theo sát của các chuyên khoa, thai nhi trong bụng chị Hoa phát triển tốt, không có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.
Đến 15h30, ngày 19/3, ekip sản khoa cùng ekip tim mạch của Bệnh viện E thực hiện ca mổ bắt con đặc biệt. Bé gái nặng 3,2kg khoẻ mạnh chào đời.
Người cha nghe thấy tiếng khóc của con vội tập tễnh chạy lại trước cửa phòng sinh, nước mắt lăn dài vì hạnh phúc, anh nói không thành tiếng: “Con gái tôi đấy! Mẹ tròn con vuông rồi! Cám ơn các bác sĩ vô cùng!”.
Anh quyết định đặt tên con là Nguyễn Thanh Ngân với mong muốn lời cám ơn chân thành gửi đến các bác sĩ bệnh viện sẽ ngân vang mãi.
Ngay sau khi con gái chào đời, anh Hoài xin vội tờ giấy trắng trên khoa Phụ sản, nắn nót viết từng chữ, dù với một người khiếm khuyết như anh, việc này không dễ dàng.
Dòng chữ nguệch ngoạc còn sai lỗi chính tả với những lời nhắn gửi ngắn gọn nhưng chứa đựng sự biết ơn, trân trọng vô ngần với các bác sĩ.
“Tôi không biết lấy gì để cảm tạ các bác sĩ Bệnh viện E, phòng Công tác xã hội và các nhà hảo tâm cách đây 2 năm đã cứu sống vợ tôi thoát khỏi lưỡi gươm thần chết vượt qua bệnh tim.
Chín tháng gần đây, khi biết vợ tôi có thai, các bác sĩ đã hội chẩn giữ lại cháu - con gái cho tôi.
Hôm nay vào khoảng 15h30, Trung tâm tim mạch phối hợp với khoa Sản mổ sinh vợ và con gái tôi thành công. Gia đình tôi xin cảm ơn các bác sĩ Bệnh viện E”, anh viết.
BS Nguyễn Thị Kiều Oanh, khoa Phụ sản chia sẻ, trong suốt quá trình mang thai, các bác sĩ cùng gia đình nín thở theo dõi từng nhịp đập của thai nhi và trái tim sản phụ. May mắn, thai nhi đã phát triển đủ 9 tháng 10 ngày và chào đời thành công.
Thúy Hạnh
Việt Nam đang triển khai nhiều biện pháp để tăng mức sinh tại 21 địa phương. Bộ Y tế cho biết, đây là bài toán khó chưa có nước nào giải được.
" alt=""/>Người đàn ông khuyết tật bán tăm bật khóc khi làm bố