当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Atletico Cerro vs CA River Plate, 05h30 ngày 4/2: Điểm tựa sân nhà 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Triển lãm ô tô Việt Nam - Vietnam Motor Show (VMS) do Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và Nhóm Các nhà nhập khẩu ô tô chính hãng (VIVA) tổ chức định kỳ vào khoảng tháng 10 hàng năm. VMS 2024 sắp trở lại từ 23-27/10 tại TPHCM sau một năm tạm hoãn.
Tuy nhiên, sự kiện lớn nhất ngành ô tô Việt Nam năm nay được đánh giá là kém hấp dẫn bởi sự vắng mặt của một số thương hiệu xe nổi tiếng thế giới.
Theo thông báo mới nhất từ Ban tổ chức, VMS 2024 sẽ chỉ có sự góp mặt của 11 thương hiệu ô tô là GAC, Isuzu, Mitsubishi, Honda, Skoda, Subaru, Suzuki, Toyota, MG, BYD và GAZ; cùng các thương hiệu xe máy là Honda, SYM, Yamaha, UM Motorcycles, Harley-Davidson, Triumph, KTM và Husqvarna.
Trong đó, VMS 2024 lần đầu tiên có sự góp mặt của thương hiệu đến từ CH Séc Skoda, hãng xe thương mại GAZ của Nga, các hãng ô tô Trung Quốc là GAC và BYD. Ở chiều ngược lại, 3 hãng xe lần đầu tiên góp mặt tại VMS gần đây nhất là Jeep, RAM và Morgan đã không tham dự ở kỳ triển lãm năm nay.
Như vậy, so với con số 14 thương hiệu xe hơi tham dự ở kỳ trước, VMS 2024 ít hơn 3 thương hiệu. Điều đáng nói, 2024 là năm đầu tiên thiếu vắng tất cả các thương hiệu xe sang tại Việt Nam như Mercedes-Benz, BMW, Lexus, Audi, Volvo, Volkswagen,... Đồng thời, tiếp tục vắng bóng các thương hiệu xe phổ thông được người Việt "quen mặt" như VinFast, Hyundai, KIA, Mazda, Peugeot,...
Những chiến lược riêng
"Quay lưng" với VMS, mỗi hãng xe đều đưa ra những lý do riêng, nhưng có lẽ đây không còn là sân chơi phù hợp và việc tham gia "mất nhiều hơn được". Thay vì việc đổ hàng chục tỷ đồng để có một gian trưng bày trong triển lãm, nhiều thương hiệu lại nghĩ cách tạo dấu ấn ngay trước và trong khi VMS 2024 diễn ra.
Mercedes-Benz, cái tên quen mặt với tất cả các kỳ triển lãm trước đây đã "nói không" với VMS 2024. Thay vào đó, ông lớn đến từ nước Đức này lại chọn một cách tốn kém nhưng thể hiện được chất riêng, đó là tổ chức hẳn một triển lãm mang tên The Avangarde tại Hà Nội trong ba ngày 11-13/10.
Với sự chủ động hoàn toàn về ý tưởng trên một không gian rộng lớn, hãng xe Đức dễ dàng đem đến cho khách hàng của mình những trải nghiệm riêng biệt mà trong khuôn khổ một "hội chợ" như VMS khó lòng đạt được.
Lý giải quyết định không tham dự VMS 2024, đại diện Ford Việt Nam cho rằng, liên doanh xe Mỹ không góp mặt vì sự kiện này không đáp ứng được định hướng và kế hoạch ra mắt sản phẩm của hãng. Thực tế, Ford Việt Nam thời gian gần đây đầu tư nhiều hơn đến các hoạt động trải nghiệm, đồng thời gia tăng nhận diện của mình ở các sự kiện phù hợp hơn với các dòng xe gầm cao.
Không chỉ Ford, 5 hãng khác cũng mang các sản phẩm xe gầm cao của mình tới trưng bày và tổ chức lái thử tại VOC 2024 là Toyota Hilux; Nissan Navara; Isuzu D-Max và Mu-X; Suzuki Jimny và Skoda Kodiaq. Các hoạt động trên biến một giải đua xe địa hình đơn thuần trở thành nơi tổ chức các hoạt động triển lãm, trình diễn, lái thử xe,...
Ngoài ra, những hãng khác như Volkswagen, BMW hay Hyundai,... dù không tham gia VMS 2024 nhưng vẫn liên tục tổ chức các sự kiện trải nghiệm ở nhiều tỉnh, thành nhằm mở rộng phạm vi khách hàng cũng như quảng bá thương hiệu của mình tới công chúng.
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Rút khỏi Vietnam Motor Show 2024, các hãng xe nghĩ cách làm riêng
BẮP CẢI CUỘN THỊT
Thịt xay ướp với gia vị cho vừa. Tách lá bắp cải sao cho lá còn nguyên lành, không bị rách. Hành tây thái nhỏ.
Cho hành tây và cơm nguội vào phần thịt, trộn đều. Chần lá bắp cải qua nước sôi để lá mềm. Gọt bỏ phần sống ở cuống lá để dễ cuộn. Cho nhân vào giữa lá bắp cải đã chần mềm. Cuộn như cuộn món nem.
Hấp chín hoặc các bạn có thể cho 2 thìa nước vào chảo rồi cho các miếng bắp cải cuộn vào, để lửa vừa, đậy vung cho chín.
Bắc chảo, cho 1 thìa dầu và thái lát mỏng(hoặc hạt lựu) cà chua đổ vào chảo. Thêm chút bột nêm, 3 thìa nước dùng, đun ở lửa nhỏ 3 phút. Tiếp đến cho các miếng bắp cải cuộn vào, đun thêm 1-2 phút là hoàn thành.
LÒNG NON LUỘC
Lòng non bóp muối, vuốt dọc từ đầu này sang đầu kia dưới vòi nước cho sạch phần bên trong.
Đun sôi nước thì cho lòng non vào luộc. Khi lòng căng tròn và sôi trong khoảng 5-7 phút thì cho lòng ra. Tránh để lòng bị dai. Sau đó thái miếng vừa ăn. Dùng kèm với rau thơm, đặc biệt là húng chó và nước mắm tỏi ớt.
ĐỖ LUỘC
Đỗ mang về tước xơ, rửa sạch, bẻ đôi hoặc để nguyên. Sau đó cho lên nồi đã đun sôi kèm một chút muối trắng để đỗ được ngọt và màu xanh đẹp mắt. Luộc đỗ chừng 4 phút thì cho đỗ ra đĩa. Đổ nước luộc ra bát, nêm gia vị vừa miệng.
Giá tiền mỗi món ăn Bắp cải cuộn thịt hấp - Lá bắp cải 20 chiếc (có thể là bắp cải thưởng hoặc tím tùy) - Thịt xay: 300gr - Hành tây: 1 củ - Cơm nguội: 8 thìa - Cà chua: 1 quả - Gia vị: bột nêm, hạt tiêu 45.000đ Lòng lợn luộc Lòng heo: 500g 40.000đ Đỗ xanh luộc - 4 lạng 6.000đ Tổng: 91.000đ, 4 người ăn |
Chúc các bạn thành công và ngon miệng bên bữa cơm hàng ngày.
(Theo Khám phá)
" alt="Bữa chiều ngon miệng với 91.000 đồng"/>“Bà trùm” khu chung cư cũ
Ban ngày, chung cư Tôn Thất Đạm (Quận 1, TP.HCM) như ngủ say. Các quán cà phê, shop quần áo… vẫn hoạt động nhưng tĩnh lặng trong tiếng nhạc du dương. Chút ồn ã, náo nhiệt hiếm hoi vào giờ này có lẽ đến từ bà Nguyễn Thị Tý (75 tuổi), người được mệnh danh là “bà trùm” của khu chung cư này.
Bà Tý ngồi trước nhà, trông xe cho khách ra vào khu chung cư đã nhiều năm nay. Tính bà hào sảng nhưng thích sự kỷ luật. Ai để xe không đúng vị trí, không chịu khó gọn gàng, sạch sẽ… bà nói thẳng, không rào trước đón sau.
Khi được hỏi, bà Tý không giấu giếm mà tự hào giới thiệu: “Tôi là trùm khu này”. Tuy nhiên, cách cắt nghĩa danh xưng bà trùm của bà Tý khiến ai cũng thích thú.
Bà kể: “Tôi có đến 40 năm sống ở chung cư. Từ đó đến giờ, trải qua biết bao thăng trầm, biết rõ người đi, kẻ ở, chuyện vui chuyện buồn ở đây… Bây giờ, ai ra vào chung cư tôi đều quen biết, ai đến cũng phải hỏi tôi… Trùm là vậy đó chứ không phải là trùm kiểu giang hồ hay chuyện lớn lao gì đâu”.
Sau năm 1975, khi Nhà nước tiếp quản chung cư Tôn Thất Đạm, bà viết đơn xin vào ở. Lúc đó, bà được cấp 1 căn hộ nhỏ ở góc chung cư, rộng chừng 12m2. Sau này, bà mua được căn nhà ở dưới đất.
Nhưng nhà cũng nhỏ, chỉ 29,5m2. Sau nhiều lần cơi nới, sửa chữa, giờ nhà bà trông khang trang, chắc chắn. Bà làm thêm cái gác lửng để hai vợ chồng ở. Phần ở dưới, bà cho thuê lấy tiền trang trải.
Bà Tý kể: “Thời chế độ cũ, tôi là nhân viên kế toán. Giải phóng, tôi làm việc trong bưu điện thành phố. Tôi làm 28 năm thì nghỉ hưu. Chỗ tôi ở bây giờ, trước giải phóng là khu thương mại.
Phía sau nhà tôi hồi đó là dãy nhà vệ sinh do Pháp thiết kế. Phía trước là gara xe hơi. Sau này, gara được trưng dụng, sửa chữa thành nhà ở, hàng quán như bây giờ”.
“Món quà trời cho”
Sống ở chung cư cũ nhất TP.HCM từ những năm 1980, bà Tý thấu hiểu từng ngõ ngách, câu chuyện của những cư dân nơi đây. Đến bây giờ, bà yêu khu chung cư như yêu chính cuộc sống của mình.
Ngày nào bà cũng đem ghế ra trước nhà ngồi, nhìn lên những mảng tường loang lổ của chung cư để nhớ ngày đầu về đây ở. Những năm đó, cư dân chung cư đa phần là cán bộ Nhà nước.
Cuộc sống khó khăn, chung cư lại lụp xụp, cũ kỹ vì được xây dựng từ thời Pháp nên nhiều người không muốn gắn bó. Những hộ có điều kiện đều rời bỏ chung cư đi mua nhà khác khang trang hơn. Hộ khó khăn cũng bán căn hộ, đi tìm cơ hội mới.
Duy chỉ có bà Tý là gắn bó, cố gắng thi gan cùng những khó khăn của thời cuộc. Bà kể: “Lúc tôi đến ở, chung cư vắng lắm. Người ta bỏ đi nhiều vì chung cư cũ quá, không ai tin ở đây có thể làm ăn, phát triển.
Chỉ có tôi là tin đất này sẽ trở thành đất vàng nên cố bám víu. Ai hỏi vì sao không đi, tôi chỉ cười, nói: “Ở lại mà hưởng đất vàng chứ dại gì mà đi”. Sau này, nơi đây trở thành đất vàng thật. Tôi chỉ trông xe thôi mà lo đủ cho 4 đứa con có nhà cửa, ra ở riêng”.
“Cũng như tôi, bà bán bún trước hẻm, từ Bắc vào đây mưu sinh. Lúc đầu, cả nhà phải ngủ gầm xe mà sau này mua được căn hộ trên chung cư. Bây giờ, họ cho thuê lại nên cũng rủng rỉnh tiền”, bà nói thêm.
Nhiều năm trở lại đây, nét cổ kính của chung cư được chú ý, khách đến đây nhiều hơn. Nhiều cư dân cho thuê căn hộ, biến chúng thành những hàng quán đặc biệt. Về đêm, chung cư lung linh ánh đèn với những hoạt động sôi nổi từ nhiều hàng quán.
Bà nói: “Ngoài quán cà phê, shop thời trang, chung cư còn có các quầy bar Đức, Pháp…. Mỗi hàng quán, bar… có nét đặc trưng riêng, thu hút nhiều khách đến vui chơi mỗi đêm nên công việc giữ xe của tôi lại có thêm thu nhập.
Ngoài ra, mỗi tháng, tôi còn có tiền cho thuê nhà, tiền lương hưu. Ngồi không cũng có tiền, tôi luôn xem việc được vào ở trong chung cư, mua được căn hộ ở đây là sự may mắn, món quà trời cho. Thế nên, tôi chưa bao giờ có ý định rời bỏ khu chung cư này”.
Nam hướng dẫn viên du lịch run rẩy trước hành động của nữ sinh 15 tuổi
Thường Thạnh có nghĩa là thịnh vượng mãi mãi. Do nằm gần ngã ba sông, nơi có dòng nước xoáy nên đình còn được người dân địa phương gọi là Nước Vận.
Ông Phạm Văn Bảy (73 tuổi, thường trực, bảo vệ di tích), người đã gắn bó với nơi này hơn 24 năm cho hay đình Thường Thạnh được xây dựng vào năm 1823, nhưng khi đó đình nằm ở phía bên kia bờ sông.
Đến năm 1852, vua Tự Đức đã ban sắc phong Bổn cảnh Thành hoàng. Sau khi được vua sắc phong, đình được dời về địa điểm hiện tại để hợp phong thủy - nằm giữa hàm rồng, ngã ba sông.
Ông Phạm Văn Bảy
Theo lời ông Bảy, đình Thường Thạnh được xây dựng theo kiểu phương Đông truyền thống, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây. Sự kết hợp đó đã tạo nên một công trình vững vàng, cân đối, gần gũi với thiên nhiên và tâm hồn người Việt.
Đáng chú ý nhất là kiểu kiến trúc 3 gian theo quan niệm “tam gian phú quý”. Các hoa văn, họa tiết trên bao lam, thành vọng, khánh thờ được chạm khắc công phu, nhưng không cầu kỳ phức tạp. Mỗi chi tiết đều thể hiện rõ nét sự tài hoa của người thợ chạm khắc xưa.
Ông Bảy cho hay, đình Thường Thạnh được xây dựng trên diện tích hơn 800m2. Trải qua nhiều lần xây cất, trùng tu, nơi này hiện nay rất khang trang, mang nét đặc trưng đình làng Nam Bộ với võ ca, tiền điện, chánh điện. Nội thất thờ cúng được bài trí tôn nghiêm.
Ngôi đình có tổng cộng 46 cây cột được làm từ gỗ lim quý hiếm. 46 cây cột có kích thước khác nhau, ở chính điện cột lớn hơn kích thước 50cm, từ điện nhỏ hơn khoảng 30cm.
"Mỗi năm, đình tổ chức tế lễ hai lần, là Hạ Điền vào tháng 5 và Thượng Điền vào ngày 14 - 16/11 âm lịch. Lễ hội nhằm tạ ơn các bậc tiền hiền, hậu hiền, các anh hùng dân tộc đã có công khai phá, dựng nước và giữ nước, đồng thời cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái, dân an, nhà nhà hạnh phúc….", ông Phạm Văn Bảy nói.
Khi đấy, người cả vùng tập trung cúng tế, đàn hát suốt ba ngày ba đêm. Đây cũng là dịp để người dân địa phương đi xa trở về và khách du lịch khắp nơi đến dâng hương.
“Những ngày lễ, hầu như người dân dù đang đi làm ăn xa cũng trở về tham dự. Nhà ai có gì thì đem dâng lên thứ nấy, người hái trái cây, người làm bánh đem đến dâng để tỏ lòng thành kính", ông Bảy nói.
Ông Bảy kể lại giai thoại được các bậc tiền nhân truyền lại. Theo đó, thời khai hoang mở đất, nhiều người bị bệnh nhưng chữa không khỏi, khi đó ông từ (người trông coi đình) nằm mơ thấy một cụ già bảo dân làng lấy vỏ cây xung quanh đình nấu nước uống.
"Ông từ nói lại với mọi người… không biết có trùng hợp hay không nhưng sau đó mọi người hết bệnh”, ông Bảy kể lại.
Trong khuôn viên đình Thường Thạnh có miếu Bà Chúa xứ Nguyên Nhung. Ngày xưa, miếu Bà Chúa được dân làng lập thờ đầu tiên ở phía ngang sông, đối diện ngôi đình. Ban đầu, đây là một ngôi miếu nhỏ xây dựng bằng cây gỗ.
Thời trước, cuộc sống của người dân ở Thường Thạnh vô cùng gian lao cực khổ. Một ngày nọ, một vị bô lão nằm mơ thấy một bà tướng soái mặc áo thật oai phong lẫm liệt, dẫn theo một đạo quân giáo gươm rợp trời phi ngựa đến trước mặt ông và nói:
“Ta là tướng soái Nguyên Nhung được lệnh đến đây trấn giữ vùng đất này, độ cho dân làng Thường Thạnh tránh khỏi nạn kiếp hiểm nghèo. Nhà ngươi hãy cùng dân làng lập ngay miếu thờ, để ta cùng quân lính tạm trú, xua đuổi giặc giã cướp phá ra khỏi vùng đất này”.
Nói xong, bà cưỡi ngựa biến mất. Hôm sau, vị bô lão đó cùng mọi người đốn cây dựng miếu. Không lâu sau, làng Thường Thạnh không còn bị giặc quấy phá nữa.
Sau khi đình Thường Thạnh được dời về địa điểm hiện tại, miếu Bà Chúa xứ Nguyên Nhung cũng được di dời theo, xây dựng khang trang.
Hàng năm, dân làng tập trung về đây cúng tế hết sức long trọng, cầu được ban phước hộ trì tai qua nạn khỏi, làm ăn sung túc phát đạt. Không ai dám đến nơi đây quấy phá vì sợ bị quở phạt, bệnh tật liên miên.
Miếu Bà từ lâu đã trở thành nơi diễn xướng của các nghệ nhân bóng rỗi trong những ngày diễn ra lễ hội hàng năm.
* Bài viết có sử dụng tư liệu trang 48 và 49 của cuốn "Truyện Dân gian Cần Thơ”, Trần Văn Nam (chủ biên), NXB Đại học Cần Thơ, năm 2019.
Giấc mơ cứu cả làng và những huyền tích ly kỳ ở công trình 200 năm tuổi Cần Thơ