Shu dành phần lớn thời niên thiếu của mình ở Mỹ và khi trở về Nhật Bản, anh đã trải qua một cuộc khủng hoảng nhân dạng vì phải thích nghi với hình ảnh khuôn mẫu của một người đàn ông Nhật Bản.
Anh có cơ hội sống và làm việc ở Hồng Kông. Ở đó, anh gặp Tina, người Nga vào năm 2014. Cô là một nhà nữ quyền tự xưng, người đã thách thức những định kiến về giới.
Khi 2 người quyết định kết hôn vào năm 2017 ở Nhật Bản, cả hai đều không muốn phải bỏ họ của mình. Vợ chồng này tin rằng, họ chính là một phần không thể thiếu của bản sắc cá nhân và việc thay đổi nó nên tuỳ thuộc vào mỗi người. Vì thế, Tina và Shu quyết định lấy cả 2 họ.
Trong khi đó, luật pháp Nhật Bản yêu cầu các cặp vợ chồng kết hôn phải đổi sang họ của một trong hai người. Tuy nhiên, trong các cuộc hôn nhân giữa một người Nhật và một người nước ngoài, luật này không cần phải thực thi.
Mặc dù theo luật, nam giới có quyền lấy họ của vợ, nhưng 96% phụ nữ Nhật chọn đổi sang họ của chồng.
Ở Mỹ, Tina chỉ mất khoảng 15 phút để đổi tên từ Tina Post sang Tina Matsuo Post, nhưng ở Nhật Bản, Shu đã mất 8 tháng để đổi tên anh từ Shuhei Matsuo sang Shuhei Matsuo Post.
Một công việc nữa mà Shu phải làm là cập nhật lại toàn bộ giấy tờ bằng cái tên mới - từ hộ chiếu cho tới bằng lái xe, thẻ tín dụng, tài khoản email, danh thiếp… những gánh nặng hành chính mà hiếm khi nam giới phải làm trong nhiều xã hội.
“Hầu hết đàn ông không bao giờ phải trải qua những việc này. Tại sao người ta lại cho rằng phụ nữ lấy theo họ của chồng là điều tất nhiên? Nếu đó là lựa chọn của cô ấy thì thật tuyệt, nhưng nếu không, tại sao chúng ta lại mong đợi một người phụ nữ đánh mất bản sắc của mình vì một người đàn ông?”, doanh nhân 35 tuổi nói.
![]() |
Shu Matsuo Post mô tả quá trình đổi sang họ vợ trong cuốn sách "I Took Her Name". |
Tất cả những trải nghiệm và quan điểm này của anh được đúc kết trong cuốn sách “I Took Her Name” (Tôi lấy tên cô ấy) đã được xuất bản vào tháng 12 năm ngoái.
Đang nghỉ làm 7 tháng để chăm con, anh sử dụng mạng xã hội để truyền tải thông điệp của mình với tư cách một nhà nữ quyền nam giới.
Tina, người đang dạy về giới và ngôn ngữ học cho học sinh trung học, cho rằng, họ không phải là những nhà nữ quyền hoàn hảo nhưng họ làm việc chăm chỉ với tư duy phản biện và tư duy cởi mở. Cô cảm thấy vui khi chồng mình tìm thấy đam mê trong lĩnh vực chuyên môn của cô.
“Thường thì tôi sẽ thách thức anh ấy về việc liệu lựa chọn của anh ấy có phải là thật hay chỉ vì anh ấy đang cố gắng trở thành một người theo chủ nghĩa nữ quyền. Giống như khi anh ấy cố tình lấy thứ gì đó màu hồng thay vì màu xanh cho con trai chúng tôi” - cô nói.
Shu nói rằng, đàn ông phải bắt đầu thừa nhận những đặc quyền mà họ được hưởng. Anh biết, việc làm theo anh không dễ dàng gì với đàn ông Nhật Bản, đặc biệt là thế hệ lớn tuổi vẫn đang giữ những định kiến về giới đã lỗi thời.
“Xã hội Nhật Bản rất đặc biệt và sự phân biệt đối xử với phụ nữ được chấp nhận như một phần của cuộc sống hằng ngày. Hai điều mà đàn ông có thể làm để giúp khắc phục điều này là làm nhiều việc nhà hơn và nghỉ làm để chăm sóc con nhỏ khi vợ vừa sinh. Bình đẳng giới mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, cả nam và nữ”.
![]() |
Shu Matsuo Post xin nghỉ làm để chăm con mới sinh. |
Shu cho rằng, nam giới ít có xu hướng tìm kiếm sự hỗ trợ về các vấn đề sức khoẻ tâm thần hơn nữ giới và họ có nguy cơ tử vong vì tự tử cao hơn nhiều. Nguyên nhân là do định kiến về nam tính đã cản trở sự giúp đỡ.
Năm 2019, nam giới chiếm 69,8% số vụ tự tử ở Nhật Bản. Phụ nữ có nhiều nguy cơ được chẩn đoán là mắc chứng lo âu và trầm cảm. Các nghiên cứu cho thấy nó liên quan đến những áp đặt mà họ thường xuyên phải đối mặt.
Shu cho rằng, bình đẳng giới nên bắt đầu từ gia đình và gia đình cần phải đi tiên phong.
“Tôi thực sự tin vào việc làm gương. Tôi biết mình chỉ là một người, nhưng tôi có thể tạo ra sự khác biệt trong cộng đồng của mình. Như khi mới đây, tôi nghe nói rằng một đồng nghiệp của tôi, người sắp lên chức bố vào tháng tới - đã nhìn thấy những gì tôi làm và quyết định xin nghỉ phép ở nhà chăm sóc con. Điều đó khiến tôi rất vui”.
Shu cho rằng, bằng cách nói chuyện với thế hệ trẻ về bình đẳng giới và những gì cần phải làm để xây dựng một thế giới bình đẳng, bạn đang góp phần hình thành thế giới quan của trẻ cho một tương lai tốt đẹp hơn với tất cả mọi người.
“Tôi tưởng tượng đến ngày con hay cháu mình sẽ cười khi nhắc đến thời kỳ mà bất bình đẳng giới còn tồn tại vì thế giới của chúng sẽ bình đẳng hơn rất nhiều. Tôi thực sự hi vọng ngày đó sẽ đến”, anh nói.
Xem thêm video: Tại sao các trường học nhật bản không cho nữ sinh mặc quần chống rét giữa trời đông?
Nguyễn Thảo(Theo Japan Times)
Bà Mitsuko rời Nhật Bản để xây dựng một cuộc sống mới ở Triều Tiên vào năm 1960. Nhưng khi đặt chân tới đất nước này, bà mới biết rằng bà và hàng trăm người khác giống như bà có thể không bao giờ được quay trở lại quê hương.
" alt=""/>Doanh nhân Nhật tự nguyện đổi sang họ vợ, xin nghỉ làm chăm conTrao đổi với VietNamNet, chị Vũ Thị Dung, sinh năm 1993, hiện làm điều dưỡng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) xác nhận, cô dâu trong đoạn video là chị. Đoạn video được em gái quay vào ngày cưới của chị - ngày 7/3.
“Tôi có một nhóm bạn chơi với nhau rất thân. Trong nhóm, tôi là người lớn tuổi nhất nhưng lấy chồng muộn. Hôm đám cưới, mấy đứa bạn nói tôi quay lại những khoảnh khắc vui để làm kỷ niệm nên tôi làm theo. Quay xong, em gái tôi đăng lên trang cá nhân.
![]() |
Một trong những tấm ảnh cưới của chị Dung. |
Trong video là cảm xúc thật của tôi. Tôi vừa nhảy vừa nói “Bố mẹ ơi! Con lấy được chồng rồi” là vui khi được mọi người yêu thương, quan tâm chứ không phải chuyện mình lấy được chồng”, chị Dung kể.
![]() |
Chị Dung chụp hình với người thân trong ngày cưới. |
Nữ điều dưỡng sinh năm 1993 cho biết, chị và chồng - anh Nguyễn Vũ Hồng Quân cùng tuổi, cùng ở Hà Nội, yêu nhau hơn 9 năm mới tổ chức đám cưới. “Khi còn yêu nhau, tôi và chồng nhiều lần chia tay, tưởng như đường ai nấy đi rồi. Nhưng vì duyên phận, chúng tôi vẫn nên duyên vợ chồng”, nữ điều dưỡng chia sẻ.
Chị Dung cũng cho biết, trước đây, bố mẹ chị rất lo lắng chuyện con gái đã gần 30 tuổi mà không chịu lấy chồng. “Bố mẹ nói, nếu tôi không chịu lấy chồng sẽ cắt khẩu khỏi gia đình”, cô gái 28 tuổi hài hước.
![]() |
Điều dưỡng Vũ Thị Dung. |
Do dịch Covid-19, sau đám cưới, Dung và chồng hoãn kế hoạch đi tuần trăng mật để tập trung cho công việc. Hai vợ chồng chị dự tính, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát sẽ cùng nhau đi du lịch bù.
![]() |
Vợ chồng chị Dung. |
Hiện video của cô dâu này vẫn đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của cư dân mạng. Những người xem được video đều gửi lời chúc phúc cho cặp đôi và hy vọng cô sẽ luôn cười tươi như trong clip triệu like này.
"Tôi không ngờ, đoạn lại được nhiều quan tâm như vậy. Tôi cũng xem đây là kỷ niệm vui trong ngày cưới của mình", chị Dung chia sẻ.
Tú Anh
Ảnh: NVCC
Trong khu vườn khoảng 100m2 trên sân thượng, ngoài trồng các loại rau ngắn ngày, chị Trần Thị Tươi còn trồng các giống rau lạ như: Bắp cải hoa hồng, bắp cải tím, cải hoa hồng...
" alt=""/>Cô gái Hà Nội vừa nhảy vừa nói: 'Bố mẹ ơi con lấy được chồng rồi'"Các công ty công nghệ lớn phải chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng quá nhiều rồi lại sa thải hàng loạt. Họ tuyển người mới cho làm những vị trí ảo chỉ để đáp ứng thước đo phù phiếm về tuyển dụng", Keith Rabois, nhà đầu tư công nghệ và CEO công ty hỗ trợ tài chính OpenStore, nói tại sự kiện ngân hàng Evercore ở Miami (Mỹ) tuần trước.