![]() |
Trường ĐH Thành Đô vừa công bố phương án tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2016.
Theo đó, trường xét tuyển dựa vào kết quả học tập của thí sinh ở THPT tốt nghiệp từ năm 2015 trở về trước hoặc kết quả tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2016 với tổng 3.200 chỉ tiêu.
Tiêu chí xét tuyển bằng học bạ cụ thể như sau: Xét tuyển căn cứ vào điểm trung bình 5 học kỳ (lớp 10, 11, học kỳ 1 lớp 12) ở bậc THPT hoặc kết quả học tập năm lớp 12 ở bậc THPT của tổ hợp 3 môn xét tuyển.
Với điểm trung bình từ 6,0 trở lên, thí sinh đủ điều kiện để nộp hồ sơ xét tuyển vào học hệ đại học chính quy, điểm trung bình từ 5,5 trở lên, thí sinh đủ điều kiện để nộp hồ sơ xét tuyển vào học hệ cao đẳng chính quy.
Thời điểm này, nhà trường đã nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1 (đến hết ngày 28/2). Đợt 2, trường nhận hồ sơ theo lịch tuyển sinh năm 2016 của Bộ GD-ĐT.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên năm 2016 tuyển sinh 3.520 chỉ tiêu, trong đó trình độ đại học lấy 3.170 chỉ tiêu, hệ cao đẳng là 350 chỉ tiêu.
Đối tượng xét tuyển: 1. Thí sinh tham gia kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 có tổng điểm 3 môn thi theo các tổ hợp đạt 15 điểm trở lên đối với tuyển sinh đại học và 13 điểm trở lên đối với tuyển sinh cao đẳng (theo thang điểm 10, chưa nhân hệ số) được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển. 2. Thí sinh tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương) trước năm 2016.
Trường xét tuyển theo 2 phương thức. Thứ nhất là theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2016: Xét tuyển vào trình độ, ngành đào tạo dựa trên kết quả các tổ hợp môn thi tương ứng.
Thứ hai là theo kết quả học tập THPT (tốt nghiệp THPT hoặc tương đương): Xét tuyển dựa trên điểm trung bình cộng học tập các tổ hợp môn thi.
Thí sinh đạt giải trong các kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia, Hội thi KHKT của Bộ GD-ĐT được ưu tiên xét tuyển vào Lớp sinh viên tài năng.
Các đợt xét tuyển, điều kiện và thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển căn cứ vào Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT năm 2016, Nhà trường sẽ thông báo sau.
Trường ĐH Tiền Giangtuyển sinh 1.980 chỉ tiêu năm 2016, trong đó hệ ĐH là 1.180 chỉ tiêu, cao đẳng 800.Trường tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú thuộc 17 tỉnh Nam bộ (từ Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai trở vào). Riêng các ngành Sư phạm tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú trong tỉnh Tiền Giang.
Trường xét tuyển theo 2 phương thức: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia; Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập 5 học kỳ THPT.
Trường tổ chức thực hiện xét tuyển đợt 1 theo phương thức 1. Nếu chưa đủ chỉ tiêu, các đợt xét tuyển tiếp theo trường tổ chức xét tuyển đồng thời hai phương thức 1 và 2.
Học phí đại học là 6,3 triệu đồng/ năm, cao đẳng là 5,2 triệu đồng/ năm.
![]() |
Thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2015. (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Namtuyển sinh năm 2016 theo phương thức xét tuyển kết hợp thi tuyển và tuyển sinh 150 chỉ tiêu.
Thí sinh đăng ký dự thi vào Học viện phải có một trong các điều kiện về bằng cấp như sau: Tốt nghiệp Trung cấp âm nhạc, hoặc tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT hoặc có trình độ tương đương Trung cấp âm nhạc.
Học viện kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển, trong đó có xét tuyển thẳng, không tổ chức thi sơ tuyển.
Học viện tuyển sinh theo khối năng khiếu (khối N). Trường chỉ tổ chức thi tuyển môn Kiến thức cơ sở và Môn cơ bản, xét tuyển môn Ngữ văn.
Trường xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT đối với các thí sinh đã đoạt giải thưởng tại cac cuộc thi âm nhạc Quốc tế. Áp dụng tuyển thẳng đối với các thí sinh tốt nghiệp hệ TCCN tại Học viện ANQGVN, trong đó: ngành Piano điểm tốt nghiệp chuyên ngành từ 9.5 điểm trở lên; Tất cả các ngành còn lại điểm tốt nghiệp chuyên ngành từ 9 điểm trở lên…
Trường ĐH Văn hóa thể thao và Du lịch Thanh Hóanăm 2016 tuyển sinh theo 2 phương thức: 40% chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia, 60% dựa vào kết quả học bạ.
Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc học THPT, trường có 2 hình thức xét tuyển.
Hình thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập của 5 học kỳ ở bậc THPT đối với các ngành xét tuyển bằng các môn văn hóa. Thí sinh phải tốt nghiệp THPT. Đồng thời, thí sinh có điểm trung bình các môn học theo tổ hợp 3 môn xét tuyển của 5 học kỳ ở bậc THPT đạt 6.0 điểm trở lên. Kết quả xếp loại hạnh kiểm đạt loại khá trở lên.
Hình thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập 5 học kỳ THPT kết hợp với kết quả thi năng khiếu đối với các ngành: Sư phạm Âm nhạc, Thanh nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Hội hoạ, Thiết kế Đồ hoạ, Thiết kế thời trang, Giáo dục Mầm non, Quản lý Thể dục Thể thao. Với hình thức xét tuyển này, thí sinh phải có điểm TBC các môn văn hóa trong tổ hợp môn xét tuyển của 5 học kỳ THPT đạt 5.0 điểm trở lên, kết quả thi mỗi môn năng khiếu đạt từ 5 điểm trở lên (tối đa 10 điểm), và kết quả xếp loại hạnh kiểm đạt loại khá trở lên.
![]() Gần 60 trường công bố kế hoạch tuyển sinh 2016 Gần 60 trường công bố kế hoạch tuyển sinh 2016. " alt=""/>Trường đại học cấp tập công bố phương án tuyển sinhNgay khi bắt đầu phần trả lời của mình, GS Vũ Dũng khẳng định, đề tài “Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã” là một đề tài tốt, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất cao.
Theo GS Dũng, về lý luận, nghiên cứu giao tiếp là một trong những vấn đề hết sức quan trọng của đời sống xã hội. “Không có giao tiếp không có con người, không có giao tiếp không có xã hội”,GS Dũng nói. Từ đó, ông Dũng khẳng định, vấn đề nghiên cứu của đề tài “Giao tiếp chủ tịch xã với dân” là một vấn đề rất ít được nghiên cứu, thậm chí đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về vấn đề này. Do đó “ý nghĩa lý luận càng thiết thực”. “Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về giao tiếp xã hội trong tâm lý học ở nước ta hiện nay”, GS Dũng cho hay. Về tính thực tiến của đề tài, GS Dũng cho biết, đây là đề tài được tất cả các cấp hội đồng của ngành đánh giá là đề tài có tính thực tiễn tốt. Ông Dũng cũng dẫn ra 5 lý do để chứng minh cho tính thực tiễn của đề tài này: Thứ nhất, theo vị GS Tâm lý học, Việt Nam có số lượng xã lớn. Tính đến tháng 5/2015, Việt Nam có 11164 đơn vị hành chính cấp xã. “11.164 xã đồng nghĩa với có 11.164 chủ tịch UBND xã. Số lượng cán bộ đơn vị cấp cơ sở lớn như vậy có đáng để nghiên cứu không, nghiên cứu có ý nghĩa không, chúng ta hãy tự trả lời?”, ông Dũng nêu câu hỏi. Thứ hai, ông Dũng cho biết, nhiều người đặt câu hỏi "Vì sao đề tài lại nghiên cứu ở cấp xã mà không nghiên cứu cấp cao hơn như cấp huyện, cấp tỉnh, cấp trung ương?". Trả lời câu hỏi này, ông Dũng cho rằng, xã là cấp chính quyền cuối cùng, gần dân nhất, trực tiếp với dân và có vai trò quan trọng trong việc triển khai chủ trương chính sách đến với dân. “Chủ trương đến được với dân không là nhờ cấp xã”,GS Dũng nói. Trong khi đó, trong bộ máy chính quyền xã thì chủ tịch xã có vai trò quan trọng. Các chính sách có triển khai được hay không không có vai trò quan trọng của chủ tịch xã. “Chủ tịch xã có triển khai được chính sách hay không, có gần dân, hiểu dân hay không có hiểu được nỗi băn khoăn, khó khăn của dân hay không đều phải thông qua hoạt động giao tiếp với dân. Nếu ở trong phòng đóng kín thì chủ tịch xã không hiểu được cái gì hết”, GS Dũng diễn giải. Từ đó, GS Dũng cho rằng, “đề tài này có tính thực tiễn rất cao mà rất tiếc dư luận và mạng xã hội chúng ta chưa hiểu được”. Thứ ba, ông Dũng cho rằng, thời gian gần đây, nhiều người nói tới một số hạn chế của của cán bộ cơ sở như quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu, xa dân... Đó là dư luận nói, thực tế có phải như thế không phải có nghiên cứu thực chứng, không thể nói cảm tính được. Do đó, việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết. Thứ tư, ông Dũng nhận xét rằng, trong suy nghĩ của nhiều người luận án tiến sĩ phải to tát, hoành tráng nhưng hoàn toàn không phải vậy. “Tôi được đào tạo nước ngoài về, đi 20 nước, đã tới hàng chục trường đại học, ở các nước phát triển những vấn đề nghiên cứu hết sức cụ thể, thực tiễn. Ví dụ, có những đề tài nghiên cứu về hành vi viết chữ trong nhà vệ sinh, nhổ nước bọt ngoài đường… Nếu ở VN sẽ nói rằng, đề tài đó có gì mà nghiên cứu, sẽ thành vớ vẩn, nhưng đằng sau đó là những vấn đề có tính thực tiễn, có giá trị văn hóa”. Ông Dũng cho biết các đề tài nghiên cứu của Học viện nói chung xuất phát từ yêu cầu gắn thực tiễn… Việc đào tạo của học viện gắn liền với nghiên cứu và nghiên cứu gắn liền với đào tạo. Viện tâm lý học đi theo đường đó, nên đề tài rất gắn với thực tiễn, rất thiết thực, không có đề tài nào mông lung xa vời. Cuối cùng, ông Dũng nhắc lại quy trình để một luận án tiến sĩ được đưa ra bảo vệ phải trải qua 8 bước, quá trình sàng lọc hết sức nghiêm ngặt, từ thi đầu vào, xác định tên đề tài, góp ý đề cương chi tiết, đánh giá các chuyên đề tiến sĩ, tư vấn góp ý trước khi bảo vệ cấp cơ sở cho tới đánh giá cấp cơ sở. Ngay hội đồng đánh giá cấp cơ sở theo quy định có 2 người ở ngoài (học viện) và 5 người của học viện nhưng thực tế trong quyết định thành lập hội đồng thì chỉ có 2 người ở trong còn lại tới 5 người ở ngoài, GS Dũng dẫn chứng về tính nghiêm túc và khách quan của việc chấm đề tài. “Qua các cấp như thế này không có đề tài vớ vẩn, vô nghĩa nào được đưa ra bảo vệ”, ông Dũng khẳng định.
Lê Văn(Ghi) " alt=""/>Đề tài “giao tiếp của chủ tịch xã” có tính thực tiễn cao![]()
|