“Cho tới nay thì tôi chưa nhận được báo cáo nào của tỉnh Sơn La về việc xây dựng tượng đài Bác Hồ với giá trị là 1.400 tỷ. Tôi cũng không biết là tới thời điểm này báo cáo đã đến bộ phận nào của Bộ không nhưng cho tới hôm nay thì văn phòng chưa thấy có báo cáo nào của tỉnh”, ông Tân cho hay.
Theo ông Tân, cần phải cân nhắc xây dựng cả một quần thể tượng đài trong bối cảnh kinh tế đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn. Việt Nam vẫn đang còn trong tình trạng thắt lưng buộc bụng. Lúc sinh thời Bác Hồ là người rất tiết kiệm, Bác có những chỉ đạo rất cụ thể về tính tiết kiệm chống lãng phí, chống phô trương hình thức. “Quan điểm của cá nhân tôi thông tin tỉnh Sơn La xây tượng đài 1.400 phải được kiểm chứng.Nếu có thông tin như vậy thật thì tỉnh Sơn La đã báo cáo lên cấp trên chưa? Nếu có thì trong bối cảnh hiện nay cũng phải cân nhắc với một nguồn kinh phí lớn như vậy trong khi đất nước còn nghèo và tỉnh Sơn La còn là một tỉnh nghèo”, ông Tân cho biết.
Theo ông Tân, thông thường vấn đề quy hoạch tượng đài sẽ có ý kiến của Cục Mỹ thuật và các cơ quan phụ trách những công trình về tượng đài. Bộ chỉ là cơ quan tham mưu có những ý kiến với đề xuất của tỉnh.
Ông Tân cho rằng, một tác phẩm nghệ thuật, giá trị của nó nằm ở giá trị nghệ thuật chứ không phải giá trị khối lượng, mà kể cả đầu tư của chúng ta có lớn mấy nhưng giá trị nghệ thuật không có cũng không là gì. Không có ý nghĩa gì cả.
“Bộ là cơ quan tham mưu cho tỉnh để xây dựng, trước tiên bộ sẽ duyệt nội dung, và sau đó sẽ đưa ra ý kiến nếu như phải lấy ý kiến, và trong quá trình xây chắc chắn bộ sẽ tham gia, nhưng cho tới nay tôi chưa hiểu có văn bản chưa nên tôi cũng chỉ trả lời theo quan điểm của cá nhân chứ chưa phải thay mặt Bộ về trả lời vấn đề này”, ông Tân cho hay.
Về việc ông Trần Bảo Quyến, Phó Giám đốc Sở VH TT&DL tỉnh Sơn La có trả lời báo chí về đề án xây tượng đài đã thông qua Bộ và có giải thích lý do xây tượng đài to và giá trị tiền lớn như vậy vì: thứ nhất thể hiện tình yêu của dân nhân Tây Bắc với Bác Hồ và thứ 2 là thu hút du lịch, ông Phan Đình Tân cho rằng: “Nói về tình cảm của nhân dân vùng Tây Bắc để xây tượng đài 1400 tỷ thì chưa chắc là vừa, có khi còn phải lớn hơn. Tuy nhiên, chúng ta nên cân nhắc, Sơn La là tỉnh nghèo. Tình cảm của Bác có thể thể hiện bằng cách khác không nhất thiết phải tiêu tốn khoản tiền lớn như vậy.
Còn về cơ hội quảng bá phát triển du lịch ngay cả công trình sẵn có như thủy điện Sơn La đã làm tốt chưa? Hay xây dựng công trình mới để đưa ra làm phương tiện quảng bá du lịch. Có ai dám chắc xây lên sẽ thu hút khách du lịch không? Cái đó cần phải cân nhắc”.
T.Lê
" alt="Bộ VH chưa nhận được báo cáo về xây dựng tượng đài 1.400 tỷ" />
...[详细]
Các Táo vui vẻ trình diễn ca khúc Tham nhũng kỳ diệu.
Đối với khán giả yêu mến các chương trình truyền hình thực tế, Bài ca tham nhũng không hề xa lạ. Đây chính là ca khúc được biên tập lại từ bài hát chủ đề của chương trình Bố ơi, mình đi đâu thế!
"Bài ca tham nhũng có tên đầy đủ là Tham nhũng kỳ diệu. Đây là ca khúc được viết lại lời từ bài hát Mình đi đâu thế bố ơi do Hoàng Bách sáng tác. Đây cũng chính là nhạc hiệu của chương trình Bố ơi, mình đi đâu thế! do VFC sản xuất.
Tuy nhiên, để có được 1 bài ca tham nhũng vừa vui nhộn vừa mang đậm tính châm biếm không hề đơn giản.
Ca sĩ Minh Quân - người phụ trách âm nhạc cho Táo quân kể từ năm 2013 cho biết: Sau khi có kịch bản Táo quân, anh Bùi Thọ Thịnh - Đạo diễn, biên kịch của VFC đã viết lại lời, tôi phụ trách biên tập nhạc, chỉnh sửa và thu âm cho các Táo.
Mọi việc đều được thực hiện theo ý tưởng của anh Đỗ Thanh Hải - Tổng đạo diễn chương trình".
Minh Quân tiết lộ, ca khúc Tham nhũng kỳ diệu là 1 trong số những bài hát chế khiến ê-kip sản xuất Táo quân 2016 vất vả và phải đầu tư nhiều nhất.
"Thông thường, cứ có kịch bản là chúng tôi sẽ lựa chọn các ca khúc để chế lời, anh Đỗ Thanh Hải sẽ chỉ thị cho từng bài hát chế là cần nhạc như thế nào và tôi sẽ biên tập nhạc, cùng các Táo thu âm.
Nhưng năm nay thì việc chuẩn bị nhạc cho Táo quân khá vội vì kịch bản không được hoàn thành sớm như mọi năm. Chính vì thế nên các Táo vừa tập luyện vừa phải chờ kịch bản và khâu chuẩn bị nhạc cũng khá vội vàng.
Lúc đầu, vì thời gian gấp rút nên ê-kip quyết định giữ nguyên phần nhạc của Mình đi đâu thế bố ơi, chỉ thay lời vào thôi. Nhưng khi thu âm, vì nhạc quá nhanh nên các Táo hát bị dính lời, cứ phải tập đi tập lại.
Thêm vào đó, khi các Táo hát thì tông nhạc cũng bị trùng xuống, không phù hợp với tiết tấu của chương trình và không khí hoành tráng, rộn rã theo yêu cầu của kịch bản.
Khi thu xong, thấy không ổn, ê-kip quyết định phải làm lại nhạc. Và chúng tôi đã tức tốc tiến hành phối nhạc, chỉnh nhạc, chọn "tông" cho từng Táo và thu âm.
Việc này không chỉ tốn kém mà còn khá vất vả và mất không ít thời gian. Để có được bản thu ưng ý nhất cho ca khúc này, chúng tôi đã mất khoảng 1 tuần làm việc. Đến sát ngày phải giao băng để kiểm duyệt phát sóng, bài hát mới được hoàn thiện.
Có thể nói, đây là bài hát "ngốn" thời gian, công sức nhiều nhất của ê-kip. Đây cũng là bài hát mà anh Đỗ Thanh Hải - đạo diễn chương trình - quan tâm và chỉ đạo sát sao nhất".
Theo Trí Thức Trẻ
Chí Trung bức xúc, "cáu giận" Đỗ Thanh Hải vì Táo quân 2016" alt="Ca khúc gây sốt trong Táo quân 2016" />
...[详细]