Ông Đỗ Vinh Quang phát biểu ở lễ khen thưởng (Ảnh: VA).
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đỗ Vinh Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T cho biết: "Trải qua 16 năm phát triển, câu lạc bộ bóng bàn T&T đã từng bước khẳng định vị thế, đóng góp nhiều vận động viên cho đội tuyển quốc gia và đội tuyển trẻ quốc gia.
Đặc biệt là thành tích giành huy chương vàng lịch sử nội dung đôi nam nữ SEA Games 32 của Đinh Anh Hoàng và Trần Mai Ngọc. Đây là những thành tích rất đáng tự hào. Hôm nay, tôi rất vinh dự đại diện cho Tập đoàn T&T có mặt tại lễ vinh danh này.
Sau khi tập đoàn và Hiệp hội Thể thao CAND triển khai hợp tác, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của lãnh đạo đôi bên, câu lạc bộ CAND-T&T đã đạt được những thành tích ấn tượng trong năm 2024. Đây là sự khởi đầu để huấn luyện viên và vận động viên đội bóng tiếp tục nỗ lực, cống hiến trong thời gian tới, đồng thời sự hợp tác của đôi bên đạt nhiều thành quả hơn nữa".
Tại buổi lễ, Thiếu tướng Lê Xuân Đức - Phó Cục trưởng Cục CSGT, Chánh Văn phòng Hiệp hội thể thao CAND cho hay: "Đây là vinh dự rất lớn với thể thao CAND khi phối hợp với Tập đoàn T&T.
Bộ trưởng Bộ Công an - Thượng tướng Lương Tam Quang có gửi lời chúc mừng đến thành công và thành tích mà đội bóng bàn đã đạt được ở 2 giải đấu vừa qua. Tới đây, với sự quan tâm của lãnh đạo, chúng tôi hi vọng thể thao CAND-T&T vươn tầm hơn nữa, khẳng định màu cờ sắc áo của đội bóng".
CLB bóng bàn CAND - T&T được thành lập sau khi Hiệp hội Thể thao CAND Việt Nam và Tập đoàn T&T Group ký kết Biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực tuyển chọn và đào tạo vận động viên Bóng bàn tham gia thi đấu cho lực lượng CAND hôm 23/5 vừa qua.
Ngay sau đó, CLB bóng bàn CAND - T&T tham dự Giải bóng bàn VĐQG 2024 tại Nha Trang. Đặt mục tiêu phù hợp và vừa sức là giành 1 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ, nhưng thầy trò HLV Vũ Mạnh Cường với chiến thuật hợp lý, quyết tâm cao độ, đã phát huy tối đa khả năng, tận dụng tốt nhất mọi cơ hội để đoạt tới 2 HCV, 3 HCB, vượt xa chỉ tiêu đặt ra.
Mới đây nhất, tại giải bóng bàn trẻ, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc 2024 diễn ra tại Đà Nẵng, CLB bóng bàn CAND - T&T đã xuất sắc giành ngôi nhất toàn đoàn với 13 HCV, 7 HCB và 10 HCĐ. Trước khi bước vào giải, CLB bóng bàn CAND - T&T chỉ đặt mục tiêu giành 8 HCV. Có nghĩa thành tích đạt được nhiều hơn tới 5 HCV.
Đáng chú ý, CLB bóng bàn CAND- T&T đã chứng tỏ sự áp đảo ở mức vượt trội ở các nội dung đôi, đồng đội nam - nữ, những nội dung thể hiện rõ nhất cho sức mạnh, nền tảng, chiều sâu lực lượng của một đội bóng. Về mặt cá nhân, hai tài năng trẻ đang trong giai đoạn tăng tốc phát triển Đinh Anh Hoàng - Trần Mai Ngọc cũng đã rực sáng, chứng tỏ được vị thế, sức vươn của hai tay vợt hàng đầu đang là ĐKVĐ SEA Games.
Để kịp thời động viên, khích lệ tinh thần, cũng như ghi nhận những cống hiến của HLV Vũ Mạnh Cường cùng các học trò xuất sắc như Đinh Anh Hoàng, Trần Mai Ngọc, Lê Đình Đức…, Tập đoàn T&T đã tổ chức lễ vinh danh, khen thưởng tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc tại các giải quốc gia năm 2024 của CLB bóng bàn CAND - T&T.
Theo đó, các HLV, VĐV CLB bóng bàn CAND - T&T được nhận thưởng với tổng số tiền lên tới gần 1,5 tỷ đồng, mức thưởng kỷ lục ở làng bóng bàn Việt Nam. Trước đó, cũng chính T&T Group trao thưởng 1,15 tỉ đồng cho thành tích của các vận động viên, huấn luyện viên bóng bàn Việt Nam đã giành được tại SEA Games 32, trong đó có tấm HCV lịch sử của Đinh Anh Hoàng - Trần Mai Ngọc.
Những thành tích ấn tượng mà CLB bóng bàn CAND - T&T gặt hái được đã chứng tỏ quyết định hợp tác giữa Hiệp hội Thể thao Công an Nhân dân với T&T Group hoàn toàn chính xác, hiệu quả ở thời điểm hiện tại và theo đúng xu hướng của tương lai, cả trong nước và quốc tế.
Những thành tích mà bóng bàn CAND - T&T gặt hái được vừa qua chính là cột mốc quan trọng đầu tiên, mang tính bước ngoặt cho một mô hình xã hội hóa và chuyên nghiệp hóa đặc biệt.
Bóng bàn CAND khi bước vào thời kỳ mới cũng vấp phải những khó khăn nhất định về cơ chế chính sách, kinh phí, huy động nguồn lực từ xã hội. Và sự nhập cuộc, đồng hành của T&T Group đã gần như ngay lập tức mang tới sự thay đổi căn bản, phần nào đó tạo ra sự đột phá, mà trước hết là một lực lượng hùng hậu cùng hệ thống bài bản gồm những HLV giỏi cùng VĐV các tuyến, các lứa tuổi với chất lượng hàng đầu cả nước đã được khẳng định qua nhiều năm.
Với sự xuất hiện và lập tức gặt hái thành công lớn ở các giải vô địch quốc gia 2024, đội bóng CAND- T&T đã có một "bệ phóng" hoàn hảo cho một cuộc tăng tốc chinh phục những đỉnh cao nhất của bóng bàn Việt Nam, cũng như từng bước vươn ra khu vực, châu lục và thế giới.
" alt=""/>Vinh danh bóng bàn CANDCác golfer vừa dự giải Hà Nội Open 2024 bị WPA cấm thi đấu 6 tháng (Ảnh: HT).
Ví dụ như trong môn golf, có 3 hệ thống các giải đấu lớn, có ảnh hưởng gần như ngang nhau, gồm PGA Tour (do người Mỹ điều hành), DP World Tour (trước mang tên European Tour) và LIV Golf (được sáng lập và điều hành bởi các tỷ phú Saudi Arabia).
Trong số này, nếu như DP World Tour gần như giữ thái độ trung dung, thì 2 hệ thống PGA Tour và LIV Golf đối đầu nhau ra mặt. PGA Tour quy định, các golfer đã chuyển sang thi đấu trên hệ thống LIV Golf thì không được thi đấu ở các giải thuộc hệ thống PGA Tour, và ngược lại.
Điều này khiến cho nhiều golfer buộc phải đánh đổi, khi lựa chọn hệ thống để thi đấu. Ví dụ như cựu số một thế giới Brooks Koepka (Mỹ), hay người đang giữ kỷ lục là tay golf lớn tuổi nhất từng vô địch một giải major (tương đương với tính chất các giải Grand Slam trong môn quần vợt) Phil Mickelson (Mỹ), không thể tham dự PGA Tour, sau khi đã chuyển sang LIV Golf.
Tương tự như thế là trường hợp của golfer có cú phát bóng mạnh nhất thế giới hiện nay Bryson DeChambeau (Mỹ). Anh chuyển sang thi đấu trên hệ thống LIV Golf, không còn cơ hội đấu các giải trên PGA Tour. Đồng thời, PGA Tour cũng gây sức ép khiến các golfer đã chuyển sang LIV Golf, không còn được cộng điểm xếp hạng trên bảng xếp hạng toàn cầu.
Những nhà điều hành các hệ thống giải này không giải thích dài dòng, họ chỉ tuyên bố đã thi đấu trên hệ thống khác, xem như đương nhiên sẽ không được thi đấu song song trên hệ thống của họ. Hiểu đơn giản là các vận động viên (VĐV) không được phép đầu quân cho 2 nơi cùng lúc. Các golfer cứ thế mà lựa chọn hệ thống thích hợp với mình.
Giải pháp giải quyết xung đột
Quay trở lại với câu chuyện 87 cơ thủ Việt Nam vừa bị Liên đoàn billiards pool thế giới (WPA) cấm thi đấu 6 tháng (từ tháng 10/2024 - 4/2025), do dự giải Hà Nội Open (kết thúc cách đây vài ngày).
Giải đấu này nằm trong hệ thống của WNT (hệ thống các giải billiards pool chuyên nghiệp trên khắp thế giới), trong khi đây là hệ thống từng xung đột với WPA. Chính vì thế, WPA một khi không thể ngăn cản các cơ thủ xuất hiện ở các giải đấu của WNT, họ thực hiện luôn lệnh cấm dành cho các cơ thủ nói trên, ở các giải đấu do WPA điều hành.
Trong số các giải đấu do WPA và các tổ chức thành viên của họ điều hành, có các giải thuộc những đại hội thể thao quen thuộc với người Việt Nam, gồm SEA Games và Asiad. Thế nên, thiệt thòi dành cho các VĐV Việt Nam trong cuộc xung đột quyền lợi giữa hai hệ thống quản lý các giải đấu lớn này càng lớn.
Cũng liên quan đến vụ việc này, bên tổ chức giải gồm Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, Liên đoàn billiards & snooker Hà Nội, không sai, bởi họ tổ chức giải đúng luật. Phía WPA cũng có lý với lệnh cấm của mình, bởi lệnh cấm chỉ diễn ra trong nội bộ các giải đấu do WPA điều hành.
Chỉ có các VĐV phải chịu thiệt vì buộc phải chọn hệ thống mà họ muốn thi đấu, đã chọn hệ thống này thì không được tham dự các giải thuộc hệ thống kia và ngược lại.
Giải pháp tốt nhất chỉ đến một khi các tổ chức lớn trong môn billiards gồm WPA và WNT tìm được tiếng nói chung, giải quyết các xung đột giữa hai tổ chức này. Khi đó, các VĐV mới được thi đấu nhiều giải hơn, không cần phải đau đầu để lựa chọn nữa!
" alt=""/>Cơ thủ Việt Nam bị cấm thi đấu và sự phức tạp của hệ thống thế giớiV-League cần nguồn tài chính lớn để vận hành (Ảnh: Đỗ Minh Quân).
Trong phiên thảo luận của mình, Phó chủ tịch VFF kiêm chủ tịch VPF Trần Anh Tú cho biết giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (V-League, hạng Nhất, Cúp Quốc gia, Siêu Cúp Quốc gia) muốn vận hành phải có một nguồn lực tài chính lớn.
Theo ông Trần Anh Tú, bản quyền truyền hình là nguồn thu lớn của các giải đấu. Trước năm 2023, nguồn thu bản quyền truyền hình của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam không nhiều. Từ năm 2023, với nhiều thay đổi đột phá, VPF đã bán được 2 triệu USD (gần 50 tỷ đồng) một mùa giải tiền bản quyền truyền hình.
Ông Trần Anh Tú chia sẻ: "Muốn bán được bản quyền truyền hình giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam giá cao hơn nữa thì phải tiếp tục nâng chất lượng giải đấu. V-League và các giải khác phải thu hút được nhiều hơn người hâm mộ quan tâm.
Chất lượng chuyên môn của các cầu thủ và trận đấu phải được nâng cao. Thời gian bóng chết, cầu thủ nằm sân câu giờ phải triệt để khắc phục và triệt tiêu bạo lực sân cỏ.
Thời gian qua VPF đã yêu cầu các đội bóng chỉnh trang, nâng cấp mặt sân cỏ. Hiện tại các sân Hàng Đẫy, Lạch Tray, Thống Nhất, Bình Dương mặt sân rất đẹp. VPF cũng phối hợp với VFF để đầu tư hệ thống VAR cho các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
Với sự có mặt của công nghệ VAR, sự công bằng, minh bạch của giải đấu được nâng cao, qua đó tăng cường chất lượng chuyên môn của giải. Với 4 xe VAR hiện có, VPF hướng đến việc áp dụng công nghệ VAR cho tất cả các trận đấu ở V-League. Ban tổ chức hướng đến tổ chức nhiều trận đấu ở khung giờ 19h15 như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng để phục vụ khán giả tốt hơn".
" alt=""/>Bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam đạt doanh thu gần 50 tỷ đồng/năm