Lời khuyên để đầu tư hiệu quả
Theo đánh giá từ CyberPower, không phải mọi hệ thống năng lượng mặt trời đều cho kết quả như mong đợi nếu không trang bị đúng sản phẩm và công nghệ. Thị trường Việt Nam vẫn còn khá mới nên bên cạnh sự hồ hởi với năng lượng mặt trời, vẫn đang có khá nhiều bất cập về khả năng lựa chọn sản phẩm, công nghệ để đạt hiệu quả như mong đợi. Thậm chí, việc đầu tư sai còn gây rất nhiều bất lợi cho cả quá trình vận hành sau này.
Trước thực tế đó, CyberPower chia sẻ đến những doanh nghiệp đang có ý định trang bị hệ thống năng lượng mặt trời áp mái những kinh nghiệm quan trọng để cuộc đầu tư này đạt hiệu quả tối ưu và bền vững.
Thứ nhất, với những doanh nghiệp vẫn còn phân vân về tiềm năng và giá trị thực sự của năng lượng mặt trời. Bằng kinh nghiệm thực tế trên nhiều thị trường, CyberPower đánh giá rằng các điều kiện tự nhiên tại Việt Nam hoàn toàn phù hợp để ứng dụng nguồn năng lượng vô cùng dồi dào này. Hơn nữa, nếu không sử dụng hết nguồn điện tự sản xuất từ năng lượng mặt trời, người dân và doanh nghiệp đã có thể bán điện vào mạng lưới của EVN. Do đó, vấn đề còn lại chỉ là đầu tư, trang bị đúng thiết bị và công nghệ.
Thứ hai, một đặc điểm quan trọng của đầu tư cho năng lượng mặt trời là phần lớn ngân sách sẽ được dồn vào giai đoạn ban đầu để có chi phí sử dụng điện rất thấp về sau - thay cho việc được dàn trải chi phí như cách sử dụng nguồn năng lượng truyền thống từ lưới điện. Trung bình, một hệ thống năng lượng mặt trời áp mái sẽ được hoàn vốn sau 6 - 8 năm tùy vào giờ nắng và công suất đầu tiêu thụ. Như vậy, công đoạn đầu tư ban đầu cần được tính toán và lựa chọn cẩn trọng.
3 tiêu chí quan trọng
Để trang bị hệ thống năng lượng mặt trời áp mái, CyberPower khuyến nghị khách hàng chú trọng đến 3 tiêu chí: Hiệu suất, tiêu chuẩn IP và Thương hiệu. Thông thường, những nhà sản xuất thuộc nhóm dẫn đầu thị trường sẽ đáp ứng được các tiêu chí này.
Tuy nhiên, sản phẩm và công nghệ từ các thương hiệu dẫn đầu thường cao hơn so với mặt bằng chung, có thể là khoản ngân sách không dễ quyết định đối với bài toán chi phí - hiệu quả của nhiều doanh nghiệp. Song, năng lượng mặt trời là cuộc đầu tư cho lợi ích dài hạn. Với tầm nhìn này, khoản chi phí thích đáng ban đầu vẫn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với những bất lợi gây ra từ thiết bị, công nghệ không phù hợp.
Hệ thống năng lượng mặt trời áp mái sẽ tiếp xúc trực tiếp với những thách thức từ môi trường thiên nhiên. Do đó, Inverter phải đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm khắc về an toàn, chống bụi, chống nước, chống sét, hạn chế nguy cơ bị rỉ sét, hư hỏng, dẫn tới tính ổn định kém...
Đồng thời, phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho con người và môi trường xung quanh. Lựa chọn sản phẩm không đúng chuẩn, không rõ nguồn gốc, thiếu sự tương thích - đồng bộ... sẽ rất khó đáp ứng các yêu cầu này.
Sản phẩm và giải pháp cho hệ thống năng lượng mặt trời áp mái là một trong những thế mạnh của CyberPower toàn cầu. Đặc biệt, CyberPower là nhà cung cấp hàng đầu thế giới đối với Grid-tied solar inverter (thiết bị chuyển đổi hoà lưới).
Ưu điểm nổi bật của sản phẩm từ CyberPower là được thiết kế để có khả năng tương thích cao với các thiết bị khác trên từng hiện trường. Thương hiệu này cũng đã có được chứng chỉ 3E dành cho thiết bị điện có giải pháp thiết kế giúp tối đa hiệu suất ứng dụng.
Grid-tied solar inverter của CyberPower còn ứng dụng công nghệ MPPT đơn hoặc MPPT đôi, ba, cho phép lắp đặt các tấm pin mặt trời ở 2 hướng khác nhau, giúp linh hoạt hơn trong ứng dụng trên các thiết kế mái thực tế. Và quan trọng nhất, thương hiệu này luôn tiên phong về đổi mới công nghệ để đảm bảo các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và hiệu suất (lên đến 98 - 99,9%, tiệm cận mức tuyệt đối).
Trang bị hệ thống năng lượng mặt trời áp mái của CyberPower còn có thể giúp việc điều chỉnh và quản lý quá trình vận hành dễ dàng thông qua ứng dụng Cloud Terra trên điện thoại hoặc thiết bị số di động. Đây cũng là ưu điểm nổi bật để tăng khả năng kiểm soát hiệu quả và an toàn.
Các sản phẩm và công nghệ này của CyberPower đều đã được cung cấp tại thị trường Việt Nam.
![]() |
Hệ thống năng lượng mặt trời áp mái đang được ứng dụng hiệu quả ngay trong nhu cầu dân dụng. |
![]() |
Lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời áp mái vẫn đảm bảo vẻ đẹp của kiến trúc và không gian chung. |
![]() |
Việc ứng dụng năng lượng mặt trời ngày càng sâu rộng trong quy mô doanh nghiệp, nhất là các nhà máy, đơn vị sản xuất. |
![]() |
Hiệu quả cộng hưởng về chi phí và bảo vệ môi trường khiến năng lượng mặt trời sẽ là lựa chọn ưu việt cho môi trường kinh tế - xã hội. |
Ngọc Minh
" alt=""/>2 lưu ý quan trọng khi đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời áp máiCác thành phố Uber nhắm tới thuộc các quốc gia được công bố tại Hội chợ triển lãm Uber Elevate Asia Pacific tại Nhật Bản.
Danh sách này có sự góp mặt của Nhật Bản bao gồm các thành phố Tokyo và Osaka; Ấn Độ với Mumbai, Delhi và Bangalore; Úc có Melbourne hoặc Sydney; Rio de Janeiro của Braxin và Paris, Pháp.
![]() |
Một mẫu taxi bay của Uber trong tương lai |
Các thành phố được lựa chọn cần hội tụ đủ các tiêu chí về dân cư, mật độ giao thông lớn và thời tiết không quá khắc nghiệt.
Uber cho biết, Los Angeles và Dallas sẽ là 2 thành phố đầu tiên của Mỹ được thử nghiệm phương thức vận tải mới UberAir vào năm 2020. Các chuyến bay dịch vụ có thể sẽ được phục vụ vào năm 2023.
![]() |
Viễn cảnh taxi bay sẽ không còn xa |
Tại Hội chợ ở Nhật Bản, Uber đã trình bày đường bay tiềm năng tại các thành phố, cho phép người xem hình dung về dịch vụ đặt một chuyến bay ngắn từ ứng dụng.
Theo Uber, các chuyến bay với UberAir còn gọi là "phương tiện bay cất và hạ cánh thẳng đứng" (e-VTOL) sẽ mất chưa đến 20 phút để vượt qua quãng đường 40 dặm (khoảng 64km). Trong khi với xe hơi, thông thường phải mất gần 2 giờ đồng hồ.
![]() |
Đây là một đường bay được đề xuất gần Tokyo từ sân bay Haneda đến Narita |
Uber cũng chỉ ra các tuyến đường tiềm năng ở Delhi, Mumbai, Seoul, Sydney và Đài Bắc.
![]() |
Một mẫu xe bay của Airbus |
Nhật Bản rất ủng hộ và đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển hệ thống xe bay. Được biết, quốc gia này đang đàm phán với Uber và các công ty hàng không khác để đưa các chuyến bay ngắn như UberAir vào hoạt động trong 10 năm tới.
Đất nước mặt trời mọc taxi bay sẽ đóng một vai trò quan trọng trong phương thức di chuyển mới ở các khu vực vùng núi và các hòn đảo xa xôi hoặc các khu vực hay có thiên tai.
Hải Nguyên (theo Mashable)
Chiếc Taxi bay UberAir sẽ có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2020 và chính thức đi vào hoạt động khoảng 3 năm sau đó.
" alt=""/>Uber đang tìm kiếm thành phố thứ ba thử nghiệm taxi bayCyber Range 2019 là sự kiện lần đầu tiên được Fortinet tổ chức tại Việt Nam, giúp các doanh nghiệp có được trải nghiệm như thực tế bị hacker tấn công, từ đó sử dụng các công cụ để phòng chống, rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn trong bảo vệ hệ thống của doanh nghiệp mình.
Chương trình thi đấu về an toàn, an ninh mạng Cyber Range vừa được Fortinet lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam vào ngày 10/9 vừa qua.
Với mục đích giúp cho các cán bộ kỹ thuật của những doanh nghiệp đã và đang sử dụng giải pháp của Fortinet có thêm kiến thức, kỹ năng để phòng thủ, bảo vệ hệ thống thông tin của đơn vị mình, trong khuôn khổ Cyber Range 2019, Fortinet đã dành cả buổi để đào tạo trang bị, cập nhập những kiến thức mới nhất về an ninh mạng cho các doanh nghiệp.
Đặc biệt, liên tục trong 3 giờ đồng hồ của buổi chiều cùng ngày, toàn thể chuyên gia Fortinet và 12 đội thi đến từ 11 doanh nghiệp đã chia thành 2 nhóm, 1 nhóm chuyên tấn công và 1 nhóm chuyên phòng thủ, để cùng thi đấu, trao đổi kinh nghiệm về các tình huống tấn công mạng và áp dụng các giải pháp bảo mật tiên tiến nhất hiện nay.
Trong suốt 3 giờ đồng hồ thi đấu, 12 đội thi đến từ MobiFone, Viettel, VNPT (2 đội), BIDV, Bảo Việt Bank, PVCombank, PTI Insurance, Mcredit, EVN, Sungroup, VTVCab đã liên tục phải ứng phó với rất nhiều cuộc tấn công được đưa ra theo kịch bản như tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS), tấn công qua email đính kèm nội dung không lành mạnh hay mã độc…
Kết quả, với việc đạt điểm số cao nhất, 3.765 điểm, đội cán bộ kỹ thuật đến từ MobiFone đã giành ngôi vị Vô địch Cyber Range 2019. Giải Nhì và giải Ba của cuộc thi đã thuộc về các đội thi đến từ 2 doanh nghiệp viễn thông khác là VNPT và Viettel, với tổng điểm đạt được lần lượt là 3.545 điểm và 3.345 điểm.
" alt=""/>MobiFone, VNPT, Viettel giành giải cuộc thi kỹ năng an toàn mạng Cyber Range 2019