您现在的位置是:Nhận định >>正文
Nhận định, soi kèo Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2: Khách rơi tự do
Nhận định68117人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 22/02/2025 09:38 Ngoại Hạn ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Rakhine United, 16h30 ngày 24/2: Tiếp tục chìm sâu
Nhận địnhHồng Quân - 23/02/2025 16:18 Nhận định bóng đ ...
阅读更多‘Cánh sóng’ Viettel giữa Trường Sa
Nhận địnhChuyến đi mơ ước và mong đợi đã từ rất lâu, nhưng thực ra, tôi không có nhiều thời gian chuẩn bị. Phải hoàn tất nhiều việc, phải bàn giao nhiều thứ khiến phút cuối cùng trước khi lên đường vẫn là những cuộc họp và các văn bản cần phê duyệt. Những tưởng sẽ khó khăn lắm nhưng hóa ra không phải. Suốt chuyến hải trình, nhiều hoạt động được tổ chức rất ý nghĩa.
Đoàn công tác được nghe giới thiệu về từng hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa; được thi tìm hiểu về biển, đảo; được tham gia trại sáng tác về biển đảo. Và một sự kiện vô cùng ý nghĩa, đó là lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ hy sinh vì chủ quyền biển, đảo khi đi qua khu vực đá Cô lin - Gạc Ma.
Đã nghe nhiều người kể về nghi lễ đặc biệt trên biển nhưng được trực tiếp tham gia buổi lễ, ngay tại nơi những người lính biển quả cảm quyết tâm giữ đảo và anh dũng hy sinh, mới thấy mình thật nhỏ bé, thật cảm phục các anh.
Nhìn thấy đảo thì cũng nhìn thấy cột phát sóng Viettel
Sau 36h lênh đênh trên biển, Đoàn công tác đã đặt chân đến Song Tử Tây - đảo đầu tiên trong chuyến hải trình tới 9 đảo và 1 nhà giàn. 3h sáng, khi cả tàu còn chìm trong giấc ngủ, những tín hiệu đầu tiên của sự kết nối đã bắt đầu vang lên.
Sau hơn 30h mất thông tin liên lạc, những tín hiệu ấy thật có sức hấp dẫn lạ thường. Trong suốt chuyến hải trình, ban đêm trong lúc mọi người say ngủ, con tàu vẫn cần mẫn vượt trùng khơi. Mỗi ban mai trở dậy, lên boong tàu ngắm bình minh và kết nối về đất liền là sự háo hức của bất cứ thành viên nào trong đoàn.
Với những thành viên có mặt trong chuyến đi, nhìn thấy cột phát sóng sừng sững trên đảo như nhìn thấy đồng chí, đồng đội, như nhìn thấy nhà mình, thân thương đến lạ.
Để phủ sóng biển đảo, các chuyên gia của Viettel đã phải mất cả năm trời tìm giải pháp phát sóng xa. Có giải pháp rồi, họ lại phải lênh đênh trên biển rất nhiều tháng để khảo sát, tìm vị trí lắp đặt trạm. Các đảo nổi đã khó thì với đảo chìm, hạn chế về vị trí, thách thức còn lớn hơn rất nhiều. Thậm chí, nhiều vị trí đảo phải dùng giải pháp tiếp sóng từ đảo lân cận. Chi phí để xây dựng một trạm BTS phát sóng biển đảo cũng cao gấp nhiều lần so với thông thường.
Ngay từ những ngày đầu, các chuyên gia Viettel đã tìm tìm thiết kế trạm theo mẫu riêng để phù hợp với điều kiện thời thời tiết khắc nghiệt ở Trường Sa. Cột được mạ kẽm, bổ sung thêm tầng dây co, dây níu để bảo đảm chống gió bão, ăn mòn của nước biển. Cùng với đó Viettel thường xuyên nghiên cứu, tìm ra các công nghệ mới để áp dụng cho các trạm tại khu vực này, để tăng tuổi thọ, tính bền vững của mạng lưới.
Kể về trận bão lớn chưa từng có xảy ra cuối năm 2021, Đại úy Bùi Minh Toàn, nhân viên thông tin đảo Song Tử Tây cho biết bão giật cấp 17 quần thảo trên đảo hơn một giờ đồng. 90% cây xanh trên đảo bị quật ngã. Rất may, trạm phát sóng Viettel vẫn kiên cường trước bão. Đảo vẫn có thể kết nối về sở chỉ huy, cập nhật tình hình và nhận nhiệm vụ. Trong nguy nan, chỉ một cuộc điện thoại từ đất liền là sự an ủi và niềm tin rất lớn đối với cán bộ, chỉ huy và chiến sĩ trên đảo.
Chuyến hải trình dài 9 ngày rồi cũng kết thúc. Khi chúng tôi về bờ, thì chuyến tàu đi bảo dưỡng nhà trạm của các chuyên gia Viettel cũng rời bến. Họ mang theo hơn 40 tấn thiết bị, sẽ lênh đênh trên biển 4 tháng trời để đảm bảo kết nối thông suốt cho Trường Sa thân yêu, góp phần cùng canh gác, bảo vệ đất nước nơi tiền tiêu.
Có cánh sóng Viettel, Trường Sa không còn xa nữa
Trước kia, thông tin liên lạc tại các điểm đảo chỉ là các máy thông tin quân sự sóng ngắn. Chỉ một vài đảo lớn mới được trang bị máy điện thoại vệ tinh VSAT, và hầu hết cũng chỉ sử dụng vào mục đích thông tin quân sự. Điện thoại về nhà 2 phút là phần thưởng quý nhất đối với cán bộ chiến sĩ có thành tích thi đua cao nhất trong tháng.
Hiện tại ở Trường Sa, toàn bộ 21 đảo với 33 điểm đảo và khu vực DK1, giàn khoan mỏ Rồng đều đã có sóng Viettel. Giờ đây, quân và dân ở Trường Sa mỗi ngày đều có thể kết nối với người thân trên đất liền.
Trung úy Vũ Văn Toàn, nhân viên thông tin đảo An Bang xúc động kể về cuộc điện thoại về gia đình hơn 3 tháng trước. Do đang làm nhiệm vụ, không mang theo điện thoại theo nên khi về anh mới biết để lỡ 17 cuộc gọi từ mẹ. Gọi lại cho gia đình Toàn sững sờ khi nhận tin bố anh vừa qua đời. Vì dịch bệnh, vì nhiệm vụ, anh đã không thể về quê chịu tang bố. Nếu là ngày xưa, chắc 6 tháng hoặc một năm anh mới có thể biết chuyện. Dù buồn, nhưng nhận tin sớm cũng là một điều an ủi, có đồng đội bên cạnh, cùng Toàn báo hiếu từ xa khiến anh cũng ấm lòng.
Chuẩn đô đốc Ngô Văn Thuân, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy vùng 4 Hải Quân cho biết: “Sóng điện thoại là kênh thông tin quan trọng trong chỉ huy tác chiến và trong cuộc sống đời thường, góp phần động viện CB, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo chắc tay súng, yên tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Phần lớn bà con sống trên các đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn, Trường Sa đều cho biết “không có cảm giác xa đất liền”. Bởi hàng ngày, họ đều có thể gọi điện cho người thân của mình, các cháu đều có thể bi bô nói chuyện với ông, bà. Còn Thiếu tá Đỗ Tiến Dũng, nhân viên thông tin đảo Đá Lớn B thì ví, có kết nối viễn thông ở đảo giống như là “có điện về làng” vậy.
Nhờ cánh sóng Viettel mà những cuộc gọi, những dòng tin nhắn từ đảo xa vẫn hàng ngày gửi về khiến Trường Sa vẫn như đang ở bên cạnh.
N.H.T
">...
阅读更多Các tỷ phú tiền mã hoá mất hàng trăm tỷ USD
Nhận địnhCổ phiếu của Coinbase đã giảm 84% kể từ ngày giao dịch đầu tiên vào tháng 4/2021. Sau khi công ty cảnh báo rằng khối lượng và người dùng giao dịch hàng tháng dự kiến sẽ thấp hơn trong quý thứ II so với quý đầu năm, cổ phiếu của công ty tiếp tục giảm, đóng cửa ở mức 53,72 USD vào ngày 11/5.
Điều này đã khiến nhiều người lo ngại về khả năng chống chọi của Coinbase trước sự sụt giảm mạnh của giá tiền điện tử. Ông Armstrong đã phải viết trên Twitter để bảo vệ uy tín của công ty: “Dù thị trường có nhiều biến động bất ngờ, không có bất kỳ nguy cơ phá sản nào, tiền của người dùng vẫn an toàn”.
Armstrong không phải là tỷ phú duy nhất chứng kiến khối tài sản ròng của mình “bốc hơi” hàng tỷ USD.
Tài sản của Michael Novogratz, Giám đốc điều hành ngân hàng thương mại tiền điện tử Galaxy Digital từ 8,5 tỷ USD vào đầu tháng 11/2021 cũng đã giảm xuống chỉ còn 2,5 tỷ USD. Ông Novogratz là người yêu thích TerraUSD, đồng stablecoin thuật toán đang có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.
“Tôi có lẽ là người duy nhất trên thế giới có cả hình xăm Bitcoin và Luna”, Novogratz chia sẻ tại hội nghị Bitcoin 2022 tại Miami ngày 6/4.
Vận may tiền điện tử của các tỷ phú dường như đang biến mất sau khi đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ tràn sang tiền kỹ thuật số. Bitcoin, tiền điện tử phổ biến nhất và Ether đều đã giảm hơn 50% kể từ khi đạt mức cao kỷ lục vào cuối năm ngoái.
Hầu như tài sản những người chơi tiền số đều sụt giảm. Các nhà sáng lập các sàn giao dịch là những người chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Ít nhất trên giấy tờ, Changpeng Zhao, Giám đốc điều hành của Binance, đã mất một khối tài sản thậm chí còn lớn hơn Armstrong hoặc Novogratz, từ khối tài sản khổng lồ lên tới 96 tỷ USD vào tháng 1/2022, hiện chỉ còn 11,6 tỷ USD.
Các sàn giao dịch tiền điện tử ở Mỹ dường như đang chịu sự suy giảm mạnh mẽ hơn so với các đối thủ cạnh tranh toàn cầu của họ. Khối lượng giao dịch tại Coinbase đã giảm liên tục kể từ đầu năm. Doanh thu tháng trước của Binance có khởi sắc do tập trung vào thị trường quốc tế, tuy nhiên hoạt động kinh doanh của Binance tại Mỹ sụt giảm thậm chí còn mạnh mẽ hơn Coinbase.
Tyler và Cameron Winklevoss, đồng sáng lập của sàn giao dịch tiền điện tử Gemini, mỗi người đã mất khoảng 2,2 tỷ USD (khoảng 40% tải sản) trong năm nay. Tài sản của Sam Bankman-Fried, CEO sàn FTX, đã giảm một nửa kể từ cuối tháng 3 xuống còn khoảng 11,3 tỷ USD.
Armstrong không phải là tỷ phú duy nhất tại Coinbase thua lỗ. Tài sản của nhà đồng sáng lập - Fred Ehrsam, hiện còn 1,1 tỷ USD, giảm hơn 60% trong năm nay. Armstrong sở hữu 16% cổ phần Coinbase, còn Ehrsam nắm giữ 4,5%.
Hương Dung(Theo Bloomberg)
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 22/2: Derby của Đại bàng
- Sao Hàn 22/11: Fan bức xúc khi Lisa chỉ mặc lại một trang phục
- 6 Kênh Youtube xem trực tiếp SEA Games 31
- Thí sinh được Bộ trưởng 'ra tay' đã nhập học
- Nhận định, soi kèo Al Salt vs Al Ahli Amman, 21h00 ngày 21/2: Đánh chiếm vị trí của đối thủ
- Viettel bắt tay Qualcomm để thương mại hóa 5G
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Estrela vs Santa Clara, 22h30 ngày 23/2: Chia điểm
-
Trà Ngọc Hằng áo dài nền nã, thừa nhận bớt mặc sexy sau khi làm mẹ. - Hôm nay, chị mặc áo dài nền nã quá. Có con khiến chị bớt sexy?
Ngoài đời, tôi không hay mặc táo bạo đến thế. Hồi trẻ, mỗi lần đi sự kiện, tôi luôn muốn mình nổi bật nhất nên thành ra hay bị… lố. Chính tôi xem lại hình ảnh hồi xưa còn không hiểu vì sao mình dám ăn mặc sexy thái quá như vậy. Bạn bè đều biết tính tôi điệu nhưng không thích mặc quá hở hang. Có em bé, tôi sẽ bớt sexy lại vì người mẹ làm gì cũng nghĩ đến con. Trước đây, tôi gặp scandal chỉ stress một chút rồi thôi nhưng bây giờ tôi cẩn thận hơn nhiều. Tôi không muốn con gái đọc những tin tức như thế về mẹ.
- Chị nói thế nhưng chẳng phải quá khứ đã “lỡ làng” rồi?
Ôi, giá như tôi có thể xóa sạch Google! (cười) Sự thật là quá khứ nổi loạn của tôi không hề do tôi mong muốn, lựa chọn. Rất nhiều chuyện như “trên trời rơi xuống”, chuyện thì vô ý vạ miệng. Hồi trẻ, tôi nói gì, làm gì cũng không nghĩ hậu quả; đến giờ, tôi mới nhận ra rằng có nhiều chuyện mình không nên nói. Sau này khi con lớn, tôi mong có thể nói chuyện với bé để bé thấu hiểu mình. Quá khứ đã xảy ra rồi, tôi không biết làm sao để thay đổi nữa.
- Một mình nuôi con, hẳn chị chịu ít nhiều áp lực tài chính. Bố Sophia có chia sẻ vấn đề này với chị?
Thời trẻ, tôi tiêu xài không cần nghĩ, sẵn sàng mua một chiếc túi hiệu ngay cả khi biết chắc chắn mình sẽ hết tiền. Hiện giờ, tôi chỉ mua túi hiệu khi mình dư dả rất nhiều tiền thôi.
Đến giờ, bố Sophia vẫn cấp dưỡng cho con gái. Khi chuyện xảy ra ngoài ý muốn, tôi từng rất hoang mang nhưng khi bình tâm, tôi xem đó là duyên đến thì mình đón nhận thôi.
Ngay từ lúc mang thai Sophia, tôi đã chọn con đường làm mẹ đơn thân nên quyết không nhận cấp dưỡng từ bố bé. Sinh con khoảng 6 tháng, tôi nghĩ thoáng hơn vì dù thế nào thì bé vẫn là con của anh ấy, mới chịu nhận tiền cấp dưỡng.
- Chị không sợ bé lớn lên, đọc biết rằng mẹ sinh mình ra ngoài ý muốn sẽ buồn ư?
Dù con mới 16 tháng tuổi nhưng tôi cảm nhận được bé sau này sẽ thuộc tuýp “bên ngoài cá tính, bên trong tình cảm” giống như mình. Tôi không muốn nói dối về sự thật đã xảy ra, tôi chọn cách giải thích cho con hiểu vì sao tôi lại suy nghĩ như vậy trong thời điểm đó.
Tuy nhiên, tôi cần đính chính rằng chuyện với bố bé không phải “tai nạn”. Khi yêu, tôi luôn nghiêm túc. Bố bé phải tán tỉnh tôi mất mấy năm trời, yêu nhau khá lâu mới chia tay.
Sau đó, trong một dịp đặc biệt, chúng tôi gặp lại nhau khi trong lòng vẫn còn tình cảm. Chúng tôi từng có ý định quay lại nhưng thấy rằng không thể tiếp tục cùng nhau nữa nên ý định đã không thành. Chính phút yếu lòng lúc định quay lại, tôi mang thai con gái. Anh ấy về cơ bản là người tốt nhưng đã nói dối những điều tôi không chấp nhận được.
Đến tận lúc này, tôi và anh ấy vẫn không hoàn toàn chấm dứt. Chúng tôi không thể quay lại nhưng vì con, chúng tôi sẽ mãi là tri kỷ của nhau, cùng nhau nuôi dạy con.
Trà Ngọc Hằng bật khóc trong tiệc thôi nôi con gái Sophia. - Lúc biết mình có thai ngoài ý muốn, chị cảm giác thế nào?
Mất một thời gian dài, tôi mới biết chuyện mình mang thai. Tôi và anh ấy đều sốc. Tôi mất ngủ một tuần, không đêm nào ngủ được vì mải suy nghĩ. Cuối cùng, tôi giữ con lại vì con là của mình chứ không bắt ai chịu trách nhiệm. Về phần anh ấy, nếu thích thì cùng san sẻ trách nhiệm, không thì thôi.
Tôi mang thai còn đúng thời điểm đưa gia đình lên TP. HCM sống, phải lo cho mọi người; trong khi mối quan hệ với anh ấy căng thẳng nên stress càng thêm nặng. Gia đình dưới quê lên nên tôi phải giấu mọi người, mang thai 6 tháng không ai biết. Vì tự ái, tôi không muốn qua lại với anh ấy mà tự lo mọi thứ, có nhiều ngày chỉ ở nhà một mình. May nhờ tôi đọc nhiều về trầm cảm nên không để mình rơi vào trạng thái như vậy.
Đỉnh điểm của áp lực là lúc sinh con được vài ngày thì bé bị bệnh phổi, tôi phải mang con đi chạy chữa khắp nơi, cảm xúc vô cùng kinh khủng.
- Và lúc vượt cạn một mình, không có người đàn ông bên cạnh cũng vậy?
Không, vì tôi chuẩn bị hết rồi. Đến lúc gần sinh, tôi vẫn chỉ có một mình vì không cho gia đình biết. Buồn và khó khăn là hiển nhiên nhưng dường như tôi đã chấp nhận hết. Sinh xong, nghe tiếng con, tôi khóc vì hạnh phúc sau bao nhiêu ngày chờ bé ra đời.
Được mời đi ăn 10 nghìn đô la
- Lúc biết chị bầu bí, gia đình nói gì?
Bầu 7 tháng, tôi mới thú nhận với mẹ và nói rằng mình sẽ không về quê vì sợ hàng xóm, họ hàng nói ra nói vào gia đình mình thì không hay. Tết năm 2018, tôi đã đón Tết ở thành phố, đó là cái Tết buồn nhất vì tôi chỉ thích về quê. Mình quyết định thì mình chịu chứ đâu ai cấm cản gì. Gia đình tôi thấy vậy đã lên đây ăn Tết với tôi cho đỡ buồn.
- Trộm vía Sophia trông rất Tây, bố bé là người nước ngoài chăng?
Hồi mang thai, tôi đi chùa, dâng hoa nhiều; cứ rảnh là lên mạng kiếm hình em bé nước ngoài xem. Có thể vì thế là Sophia mới sinh trông như một em bé Tây thực sự, giờ đỡ giống rồi! Sự thật, bố và mẹ bé đều là người Việt cả chứ bé không phải con lai. Có thể vì gia đình tôi gốc Khmer nên ngoại hình của bé như vậy.
- Bé có thường hỏi về bố?
Vì mới 16 tháng nên bé chưa ý thức hay nhạy cảm chuyện của bố mẹ, cũng chưa nói được để hỏi. Mỗi lần gặp bố, bé đều nhận ra và kêu “Ba! Ba!”, quan hệ của hai bố con khá tốt. Có lẽ, bé cảm nhận được thời gian ở bên bố ít hơn với mẹ. Anh ấy không giỏi thể hiện nhưng cũng rất yêu con. Tôi đã chuẩn bị sẵn tâm lý để nói cho con hiểu tình trạng của bố và mẹ.
Bé Sophia có nét giống em bé Tây. - Hỏi thật nhé, có thời gian, chị bị đồn từng có con trước khi có Sophia. Thực hư thế nào?
Có con là điều rất thiêng liêng, tôi tin không người làm mẹ nào muốn giấu cả. Bé Phi Yến từng đóng chung MV là con của chị tôi. Lúc quen người bạn trai trước, từng có người gọi cho anh ấy “tố” chuyện tôi đã có con. Nếu là đàn ông, tôi cũng không muốn quen một cô gái không thành thật. Vì vậy, tôi khẳng định không giấu giếm chuyện có con, thậm chí là thích có nhiều con. Nếu được, tôi sẽ sinh thêm bé nữa.
- Trên sân khấu, chị đôi khi hát vấp, quên lời, có thể hiểu là do sinh con?
Tôi không đến nỗi quên trước quên sau nhưng thừa nhận có hậu quả giảm trí nhớ, mắt mờ và đau lưng. Bất cứ bà mẹ nào chọn sinh mổ đều biết phải gây tê cột sống và gặp những tình trạng như tôi. Ban đầu, tôi muốn sinh thường để tốt cho con nhưng vì thiếu nước ối nên bác sĩ yêu cầu sinh mổ, tôi không còn lựa chọn khác. Tôi chưa từng sợ xấu hay vết mổ thành sẹo, ai yêu tôi phải chấp nhận điều đó.
- Hình xăm người yêu bên hông chị còn hay đã xóa?
Ôi, cho tôi đính chính! Năm đó, tôi và người bạn trai cũ đi Thái Lan chơi. Anh ấy đã xăm chữ “T&H” – ký tự đầu tiên tên hai đứa, chứ không phải chân dung người yêu nào hết. Tôi thì không xăm mà chỉ vẽ chữ “T&H” lên hông, đúng 3 ngày đã trôi mất. Đến tận bây giờ, thỉnh thoảng tôi vẫn “được” gọi tên trong những bài tổng hợp “Sao Việt xăm hình người yêu trên cơ thể”. (cười lớn)
Tôi từng hỏi ý mẹ chuyện xăm tên con lên người nhưng bà cản vì “tình yêu dành cho con không thể hiện bằng hình xăm”. Xăm với chúng ta là nghệ thuật nhưng những người lớn tuổi ở quê còn định kiến lắm. Hồi còn sống, bố tôi rất bảo thủ và gia trưởng nên đến giờ, dù bố đã mất thì tôi vẫn nghe theo lời ông dạy để ông vui.
- Sau tình yêu với bố Sophia không thành, chị đã có người mới theo đuổi?
Tôi vẫn chưa thấy ai phù hợp để yêu vì mình kén chọn, khó tính quá. Trong showbiz, có đóa hoa nào mà không ai theo? Phụ nữ sinh ra để được đàn ông theo đuổi, huống hồ chúng tôi là nghệ sĩ.
Một phần, tôi làm kinh doanh nhà hàng, bất động sản… nên gặp nhiều người. Tuy nhiên, tôi không dễ mở lòng vì từng đổ vỡ, muốn yêu lại càng khó. Nếu có ai đó, tôi phải xem biểu cảm của con và cách anh ấy đối xử với bé thế nào.
Bên cạnh những theo đuổi chân thành, tôi từng “bị” mời đi ăn tối để nhận cát-xê dù mình không bao giờ nhận đi những lời mời như thế. Khoảng 2 tuần trước, có người trung gian nhắn tin hỏi tôi đi ăn tối với một vị, ra giá 10 nghìn USD. Tôi nói: “Chị có nhà hàng ăn ngập mặt, vì sao phải đi ăn?”. Thời trẻ, tôi đã không đi kiểu đó thì khi có con lại càng không đi.
Gia Bảo
Trà Ngọc Hằng phản ứng khi bị nghi phẫu thuật thẩm mỹ
Vì không hợp make up khiến hai bên má trông như căng cứng, Trà Ngọc Hằng buồn vì bị nghi phẫu thuật thẩm mỹ.
" alt="Trà Ngọc Hằng từng không dám về quê ăn Tết vì làm mẹ đơn thân">Trà Ngọc Hằng từng không dám về quê ăn Tết vì làm mẹ đơn thân
-
Các tuyển thủ Việt Nam thi đấu tại bộ môn Đấu trường sinh tồn (Free Fire). Ở bộ môn Liên minh huyền thoại, chiều 13/5 sẽ diễn ra các lượt đấu vòng bảng của nội dung đồng đội nam.
Tại đây, 6 đội tuyển thi đấu sẽ được chia làm 2 bảng. Đội tuyển chủ nhà Việt Nam nằm ở Bảng A cùng với sự góp mặt của Myanmar, Lào và Singapore. Trong khi đó, Bảng B là sự hiện diện của các đội tuyển Thái Lan, Malaysia và Philippines.
Đội hình tuyển nam Việt Nam tham dự bộ môn "Liên minh huyền thoại: Tốc chiến". Trong ngày hôm nay, đội tuyển Liên minh huyền thoại Việt Nam sẽ gặp đội tuyển Myanmar lúc 13h00. Đến 14h30, tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore trước khi thi đấu trận cuối cùng vòng bảng với đội tuyển Lào lúc 16h00.
Lượt về vòng bảng bộ môn Liên minh huyền thoại sẽ diễn ra vào ngày mai (14/5). Trong khi đó, trận chung kết nội dung thi đấu này sẽ diễn ra vào ngày 15/5 tới.
Các nội dung eSport tại SEA Games 31 đều được tổ chức tại Trung tâm Hội Nghị Quốc Gia (Hà Nội).
Trọng Đạt
" alt="Thể thao điện tử Việt Nam bắt đầu tranh tài tại SEA Games 31">Thể thao điện tử Việt Nam bắt đầu tranh tài tại SEA Games 31
-
Ít ngày sau đó, Chính phủ ra liền ba sắc lệnh, lập Nha Bình dân học vụ, đề ra hạn trong 6 tháng, làng và thị trấn nào cũng phải có "ít ra là một lớp bình dân" và cưỡng bách học chữ quốc ngữ trên toàn quốc.
Bức ảnh Bác Hồ đến thăm lớp Bình dân học vụ phường Lương Yên (Hà Nội) năm 1956 Hồ Chủ tịch ra bản hiệu triệu đồng bào tham gia chống nạn mù chữ, khuyên người chưa biết chữ phải thi đua đi học, những người đã biết phải thi đua dạy học; kêu gọi mọi người, kẻ giúp của, người giúp công để tiêu diệt giặc dốt.
Hồ Chủ tịch trực tiếp khai mạc lớp tập huấn cán bộ bình dân học vụ đầu tiên, và các lớp như vậy tiếp tục được lan toả từ trên xuống dưới, đến khắp mọi địa phương khắp miền Bắc nước ta. Phương pháp vận động cách mạng là "của dân, do dân, vì dân".
Các "lớp học i, tờ" (hai chữ trong bài đầu tiên) mở ra từ thành thị đến thôn quê, rừng núi. Giáo viên đủ các giới, hạng tuổi. Không có lương bổng, họ vẫn vừa dạy học, vừa làm cổ động học viên, xây dựng trường, tìm kiếm học phẩm… với rất nhiều cách làm, cách tuyên truyền vô cùng sáng tạo và hiệu quả (Ví dụ ở một số nơi, trạm kiểm soát chữ được lập ra, ai muốn qua phải đọc được chữ, còn không thì được mời vào lớp bên cạnh để giáo viên dạy học thử… Ở nhiều con đường, cổng chợ, cán bộ bình dân học vụ dựng một cổng có hai cửa. Một cửa cao rộng để người biết chữ đi qua, một cửa thấp hẹp để ai mù chữ phải bò qua…).
Phong trào “bình dân học vụ” đó đã làm thay đổi có tính bước ngoặt ngàn đời về mở mang dân trí cho đất nước ta: Theo thống kê đến tháng 9 năm 1945 ở nước ta, hơn 90% số dân mù chữ. Có những làng không một người nào biết chữ. Sau 5 năm (đến 30/6/1950), gần 12,2 triệu người (khoảng 30% dân số) đã biết chữ. Cuối năm 1958 thì 93,4% người dân từ 12 đến 50 tuổi đã biết đọc, biết viết. Đến năm 1965 thì hoàn thành xóa nạn mù chữ, đưa dân tộc ta thoát vòng tăm tối ngàn đời. Đó là một thành tích vang dội trên thế giới chưa nước nào vừa thoát ách thực dân cũ mà có thể làm được.Việc sớm xóa nạn mù chữ thành công là yếu tố vô cùng quan trọng để diệt giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm, đưa đất nước ta hoàn thành sự nghiệp thống nhất và đổi mới phát triển như ngày nay.
Nông dân một nhà vườn tại Hải Dương được hướng dẫn cách đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử. Ảnh: Trọng Đạt Hôm nay, đất nước ta lại đứng trước những thời cơ và thách thức mới do ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên toàn thế giới. Ba cuộc cách mạng công nghiệp lần trước, vì nhiều lý do, chúng ta đã lỡ nhịp nên không tận dụng được nhiều lợi thế, thậm chí còn là nước phải chịu nhiều thiệt thòi từ hệ quả tiêu cực của nó làm nước ta chậm phát triển.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra “một cuộc xâm lăng mới”, nước nào cũng có thể bị “xâm lăng”, bị “đô hộ” qua “lãnh thổ ảo” của mình. Nhưng đồng thời, nước nào cũng có thể bứt phá cực nhanh nếu tận dụng tốt những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại. Điều quyết định không còn là tiền vốn, công nghệ hay vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên hay lao động giá rẻ… như trước nữa, mà là trí tuệ, là tư duy của con người. Lần này Việt Nam lỡ thời cơ, thì nguy cơ tụt hậu sẽ không tránh khỏi, đất nước sẽ không thể hùng cường.
Tập huấn chuyển đổi số cho cán bộ ở Thái Nguyên. Ảnh: Ngọc Minh Để tận dụng được thành tựu văn minh của nhân loại trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho đất nước phát triển nhanh và bền vững, dứt khoát phải khẩn trương thực hiện tốt một phương thức phát triển hoàn toàn mới mà các nước phát triển nhất thế giới đang thực hiện ráo riết, chủ yếu dựa trên trí tuệ của con người. Đó là “chuyển đổi số”.
Nắm bắt xu hướng đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, trong đó nêu rõ: “Thực hiện quyết liệt chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số, kích cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm”. Theo đó, việc chuyển đổi số phải được diễn ra toàn diện, đồng bộ trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, y tế, quốc phòng – an ninh và đối ngoại.
Cụ thể hóa Đường lối Đại hội XIII của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó xác định một quan điểm rất cốt lõi, để đảm bảo thành công của Chương trình, đó là: “Người dân là trung tâm của chuyển đổi số”. Chương trình cũng xác định một nhiệm vụ hàng đầu là “chuyển đổi nhận thức” cho cán bộ lãnh đạo các cấp cho đến mọi tầng lớp nhân dân.
Chuyển đổi số như một “cuộc cách mạng” về cả thể chế quản lý đất nước trên tất cả mọi lĩnh vực và mọi địa phương, về cả phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh để có năng suất và hiệu quả cao vượt trội, về cả những thói quen ứng xử mới của người với người, để tồn tại và phát triển, hội nhập trong một thế giới mở, biến động hết sức nhanh và vô cùng phức tạp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Bài học thành công từ “bình dân học vụ” với tư tưởng “của dân, do dân, vì dân” của Hồ Chủ tịch vẫn còn giá trị đến ngày nay.
Chuyển đổi số không thể thành công nếu không được các cấp chính quyền và toàn dân hưởng ứng. Do vậy mà “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã đề ra nhiệm vụ , giải pháp số 1 để tạo nền móng chuyển đổi số là CHUYỂN ĐỔI NHẬN THỨC.
Chưa có số liệu thống kê, song chắc chắn còn một tỷ lệ rất lớn trong nhân dân, trong đó có nhiều cán bộ các cơ quan nhà nước, các chủ doanh nghiệp… còn chưa được “xóa mù” về chuyển đổi số, chưa có trình độ “i tờ” về chuyển đổi số. Người dân không thấy được tác dụng của chuyển đổi số với cuộc sống của mình, cũng không biết làm thế nào để chuyển đổi số với chính cuộc sống mình thì việc chuyển đổi số quốc gia hay việc xây dựng xã hội số, nền kinh tế số… khó mà thành công được. Và việc “xóa mù về chuyển đổi số cho toàn dân” như vậy, cũng không chỉ do các cơ quan nhà nước làm mà được, mà phải phát huy được mọi nguồn lực của mọi tầng lớp nhân dân. Một lần nữa, bài học “của dân, do dân, vì dân” trong thời “bình dân học vụ” lại cho chúng ta nhiều giá trị mới.
“Bình dân học vụ số”, với mục đích nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân, cho cả cán bộ chính quyền, giống như “xóa mù chữ” trước đây, và lực lượng để làm việc này cũng là từ tất cả mọi thành phần trong xã hội, chứ không phải là công việc chỉ của các cơ quan nhà nước. Phải biến tri thức cơ bản của chuyển đổi số thành “i, tờ” trong thời đại mới; phải biết cách “bình dân hóa” phương thức truyền bá những ‘i, tờ mới” này để người dân vừa là người học, vừa là người dạy, vừa truyền bá vừa hưởng lợi ích ngay trong quá trình đó. Cơ quan chức năng nhà nước là người khởi xướng, tổ chức tập huấn các hình mẫu để từ đó người dân sẽ tự “nhân bản” chúng.
Người dân là chủ thể của chuyển đổi số. Chuyển đổi số chính là việc “của dân”. Với “bình dân học vụ số”, Chính phủ không phải là người làm. Chính phủ chỉ “khởi xướng” “kiến tạo”, “đầu tư mồi”, “tập huấn mẫu”, “tuyên truyền”, “định hướng”, “ủng hộ và chia sẻ” với doanh nghiệp trong giai đoạn đầu. Sau đó thì “thông tin là tiền bạc”, ai giúp được nhiều người chuyển đổi số thành công chính sẽ là người thành công hơn trong cuộc sống vì sẽ là người “có cơ hội bán được nhiều hàng” hơn. “Dân làm và dân hưởng” thôi. Điểm khác biệt cơ bản của “bình dân học vụ số” với “bình dân học vụ” là được thực hiện không chỉ với lòng yêu nước, “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” như thời mới lập quốc. Vẫn là việc “của dân, do dân, vì dân” nhưng trong cơ chế thị trường, trong hoàn cảnh nhà nhà thi đua giảm nghèo, làm giàu thì “dân làm” phải liền ngay với “dân hưởng” mới có tính khả thi.
Không thể yêu cầu người ta “làm không công vì yêu nước” trong thời đại kinh tế thị trường. Đây là khó khăn tưởng chừng làm cho “bình dân học vụ số” không thể thực hiện được. Nhưng “cái khó cũng ló cái khôn”.
Trong thời đại số, lại có những nguồn lực mới mà thời đại trước không có: Những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đi đầu trong đào tạo, phổ biến kiến thức chuyển đổi số cho người dân cũng sẽ quảng bá được hình ảnh và dịch vụ của chính mình, tạo ra các “khách hàng tiềm tàng” để tổ chức phát triển thị trường sản phẩm dịch vụ của mình trong tương lai. Bản thân những người dân tham dự vào quá trình “bình dân học vụ” giai đoạn đầu lại trở thành “người dạy i, tờ số” và sẽ sớm thấy được lợi ích ngay trong quá trình “vừa học vừa dạy” này.
Thực tế là có không ít doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh nền tảng số đang chờ được Nhà nước cho phép để lao vào làm “phổ cập số hóa” để “cống hiến cho xã hội” nhưng lại cũng là vì chính lợi ích của doanh nghiệp trong tương lai khi số công dân được “xóa mù chuyển đổi số” tăng lên nhanh chóng. Và hiện cũng đã có những doanh nghiệp tiên phong “đào tạo miễn phí cho lao động tương lai” vì họ đã nhận thấy ích lợi của xu hướng “đào tạo miễn phí mà vẫn có lợi” này. Đây là những thuận lợi của thời đại mới đem lại (mà “bình dân học vụ” ngày xưa không có được), tạo ra điều kiện và nguồn lực mới.
Với “bình dân học vụ số”, Chính phủ không phải là người làm. Chính phủ chỉ “khởi xướng” “kiến tạo”, “đầu tư mồi”, “tập huấn mẫu”, “tuyên truyền”, “định hướng”, “ủng hộ và chia sẻ” với doanh nghiệp trong giai đoạn đầu. Sau đó thì “thông tin là tiền bạc”, ai giúp được nhiều người chuyển đổi số thành công chính sẽ là người thành công hơn trong cuộc sống vì sẽ là người “có cơ hội bán được nhiều hàng” hơn. “Dân làm và dân hưởng” thôi.
Người dân là chủ thể của chuyển đổi số. Chuyển đổi số chính là việc “của dân”.
Người dân có thể tự nguyện tham gia vào quá trình đào tạo và học tập, nâng cao nhận thức và có tri thức ứng dụng thành quả chuyển đổi số vào cuộc sống của mình, làm lợi cho cộng đồng và cho chính mình. Người dân thấy có lợi cho chính mình mà làm, nên sẽ tự giác và nhiệt tình, “bình dân học vụ số” thành công được chính là “do dân”.
Cơ quan chức năng nhà nước, những người “ăn cơm từ tiền thuế của dân” thì phải “vì dân” mà làm thôi. Vạn sự khởi đầu nan, Nhà nước là “bà đỡ cho phương thức phát triển mới ra đời”, rất nên chọn một vài địa phương để “làm điểm”, tập huấn mẫu “bình dân học vụ số”, chọn doanh nghiệp nền tảng số có tầm nhìn để đi đầu trong việc cung cấp học liệu và “giáo viên bình dân” ban đầu công cuộc “bình dân học vụ số” này.
Tháng năm nhớ Bác. Và tư tưởng của Người về “của dân, do dân, vì dân” khi thực hiện “bình dân học vụ” vẫn cho ta những bài học quý cho mục tiêu Việt Nam hùng cường hôm nay.
Trần Văn Sỹ
" alt="Kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nghĩ về “Bình dân học vụ số” ">Kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nghĩ về “Bình dân học vụ số”
-
Soi kèo góc Arsenal vs West Ham, 22h00 ngày 22/2
-
Nhà sáng lập Brian Armstrong
Không riêng gì Armstrong, một ông lớn khác là CEO Michael Novogratz của ngân hàng số Galaxy Digital cũng chứng kiến tài sản của mình giảm từ 8,5 tỷ USD trong tháng 11/2021 xuống chỉ còn 2,5 tỷ USD hiện nay.
Bản thân Novogratz là người ủng hộ dự án TerraUSD, một đồng stablecoin không neo vào tài sản ổn định ngoài đời thực nào cả và hiện đang trở nên vô giá trị sau đà bán tháo mạnh mẽ.
Theo hãng tin Bloomberg, các tỷ phú tiền số đã thu lãi lớn trong 2 năm vừa qua thì nay lại lỗ lớn bởi đà bán tháo của nhà đầu tư. Đồng Bitcoin và Ether đã mất hơn 50% giá trị kể từ mức đỉnh năm 2021.
Nếu xét về độ thua lỗ thì theo Bloomberg, không ai đọ lại CEO Changpeng Zhao của Binance khi tài sản của tỷ phú này rơi từ 96 tỷ USD vào tháng tháng 1/2022 xuống chỉ còn 11,6 tỷ USD hiện nay.
Tương tự, nhà đồng sáng lập Tyler và Cameron Winklevoss của đồng Gemini đã mất 2,2 tỷ USD mỗi người, tương đương 40% tổng tài sản từ đầu năm đến nay. CEO Sam Bankman Fried của FTX cũng mất tới 50% tổng tài sản kể từ cuối tháng 3/2022 đến nay xuống chỉ còn 11,3 tỷ USD.
Giao dịch tiền số tại các sàn ở Mỹ giảm mạnh
Trở lại với Coinbase, nhà sáng lập Armstrong không phải người duy nhất mất tiền. Nhà đồng sáng lập Fred Ehrsam của Coinbase cũng mất hơn 60% tài sản từ đầu năm đến nay và chỉ còn 1,1 tỷ USD. Số liệu cho thấy Armstrong nắm giữ 16% cổ phần của Coinbase và 59,5% quyền biểu quyết, trong khi Adrsam nắm giữ 4,5% cổ phần và 26% quyền biểu quyết.
Hãng tin Bloomberg cho hay thị trường tiền số tại Mỹ nhìn chung đang chịu cảnh thảm khốc hơn nhiều so với những thị trường khác. Số lượng giao dịch trên sản tiền số lớn nhất Mỹ là Coinbase đã giảm đều từ đầu năm đến nay trong khi sàn Binance tại Mỹ cũng đi xuống.
(Theo Nhịp Sống Kinh Tế, Bloomberg)
‘Do Kwon giống như siêu lừa Elizabeth Holmes của lĩnh vực tiền số‘
Có khá nhiều điểm giống nhau giữa Do Kwon, CEO phụ trách dự án Terra và Elizabeth Holmes, người phụ nữ được mệnh danh "siêu lừa" trong lĩnh vực khởi nghiệp.
" alt="Các tỷ phú tiền số mất cả trăm tỷ chỉ trong 1 phiên, có người 'bốc hơi' đến hơn 80% tài sản">Các tỷ phú tiền số mất cả trăm tỷ chỉ trong 1 phiên, có người 'bốc hơi' đến hơn 80% tài sản