|
Đông và các đồng đội đang tập dượt cho công tác PCCC. |
“Sau 7-8 tiếng, tôi mới tỉnh lại. Lúc mở mắt thấy mẹ đang lau người cho tôi, còn bố đứng bên cạnh” - Đông kể.
Nhớ lại tình huống nguy hiểm nhất từng gặp từ ngày đầu quân vào Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Thanh Hóa, lính cứu hỏa sinh năm 2000 chia sẻ: “Thời điểm không thể thở được, tôi cũng đã xác định mình không ‘qua’ được.
Lúc ấy tôi đã buông tay, chờ chết. Đó cũng là lần đầu tiên tôi có cảm giác bất lực. Tối hôm đó là ngày 22 tháng Chạp, hôm sau là ngày ông Táo về Trời. Tôi đã nghĩ: "Thôi, Tết này con không về được với bố mẹ”.
Giải thích về quyết định đưa bình dưỡng khí cho nạn nhân, Đông trả lời đơn giản rằng: “Tôi chỉ nghĩ làm sao cho chị ấy sống được. Nó chỉ trong khoảnh khắc, tôi không nghĩ được gì nhiều. Tôi đã được học nghiệp vụ, tôi nghĩ nếu không có bình, mình vẫn cố tìm được cách cầm cự để chờ đồng đội lên cứu. Còn chị ấy, nếu không có bình, chắc chắn sẽ chết. Nếu cho làm lại, tôi vẫn sẽ làm như thế”.
Chỉ mới có 2 năm vào đơn vị nhưng Đông không nhớ hết được mình và các đồng đội đã tham gia bao nhiêu vụ cứu hỏa, cứu nạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đông chỉ biết rằng, vụ nào cũng có những mối nguy hiểm nhất định mà nếu không có lòng can đảm, khó có thể trụ lại với nghề.
“Có những đám cháy mà khi chúng tôi đến, trước mắt chúng tôi là một biển lửa, ví dụ như vụ cháy bãi phế liệu tập kết đế giày da ở khu công nghiệp Tây Bắc Ga, TP. Thanh Hóa. Khi xe còn ở cách đó 1-2km, chúng tôi đã nhìn thấy cột khói đen bốc lên. Khi đã tiếp cận đám cháy, trước mắt chúng tôi là một biển lửa rộng khoảng vài trăm mét vuông”.
Khi được hỏi: “Có khi nào cảm thấy sợ?”, Đông bảo: “Tất nhiên, tôi cũng là một con người, cũng có những lúc tôi thấy nhen lên nỗi sợ hãi. Tôi cảm thấy ớn lạnh khi nhìn gương mặt hoảng sợ của người bị nạn trong đám cháy.
Tôi cũng thấy hốt hoảng khi nhìn thấy cột khói đen ngòm trên bầu trời. Nhưng sự sợ hãi đó lại qua đi khi tôi đứng trước mặt đám cháy. Tôi thấy trước mắt mình là những việc cần làm, những con người cần cứu. Tôi cũng không giải thích được tâm lý đó của bản thân”.
|
Tống Văn Đông (trái) và đồng đội sau khi hoàn thành một nhiệm vụ. Ảnh: Hoàng Đông |
Đông bảo, lính cứu hỏa không phải là mơ ước của anh từ nhỏ. Ngày nhỏ, vì được một bác sĩ đông y cứu mạng nên anh từng ước mơ sau này sẽ trở thành bác sĩ đông y. Nhưng khi lớn hơn, nhìn thấy các anh lính cứu hỏa rất “oai” nên cậu nhen nhóm ước mơ mới từ đó.
Sau khi học xong phổ thông, Đông đã có 9 tháng làm công việc lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy. Đến đợt khám lính nghĩa vụ, Đông đăng ký vào đơn vị PCCC của thành phố. Sinh ra trong một gia đình làm nông, đã quen với lao động vất vả nên anh nhanh chóng thích nghi với cuộc sống của một người lính.
“Ngoài giờ tập luyện, chúng tôi có làm vườn, tập thể thao, ăn ngủ điều độ, đúng giờ. Mỗi tháng, tôi được nghỉ phép về nhà với bố mẹ 1 lần. Tôi không gặp khó khăn gì với cuộc sống trong đơn vị”.
“Thậm chí, càng ngày tôi càng thấy yêu công việc của mình hơn. Những lần đi chữa cháy, chúng tôi được bà con yêu thương, chăm sóc. Những bữa cơm trưa bà con nấu cho chúng tôi những lần phải đi dập cháy rừng khiến tôi thấy ấm lòng vô cùng”.
Đông chia sẻ, nghề nghiệp cũng giúp anh bản lĩnh hơn, trưởng thành hơn và có ý chí mạnh mẽ hơn.
“Mặc dù công việc khiến tôi phải đối mặt với nguy hiểm mỗi ngày, nhưng tôi mới có hơn 20 tuổi, nếu không dám xông pha, không dám cống hiến thì về già còn làm được gì nữa. Tôi muốn làm công việc có ích cho đời. Trước đây tôi đã nghĩ vậy và bây giờ vẫn thế”.
|
Tống Văn Đông trong một lần hiến máu tình nguyện. |
Nhờ những thành tích trong công tác PCCC, Tống Văn Đông được nhận: - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2020 - Đang đề nghị Giải thưởng Thanh niên Công an tiêu biểu năm 2020 - Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm năm 2020 - Chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2020 Tống Văn Đông cũng là 1 trong 20 đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020. |
Xem thêm video: Lính cứu hỏa giải cứu cậu bé kẹt cứng đầu trong khe hẹp
Nguyễn Thảo
Giao lưu với 3 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2020: 'Hãy nuôi dưỡng đam mê, đừng sợ thất bại'
Độc giả báo VietNamNet đã có buổi giao lưu trực tuyến với 3 đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020.
" alt="Chàng lính cứu hỏa nhường bình dưỡng khí cho nạn nhân trong khoảnh khắc sống còn"/>
Chàng lính cứu hỏa nhường bình dưỡng khí cho nạn nhân trong khoảnh khắc sống còn
|
Bức ảnh (bên phải) cho thấy chuyến bay trống rỗng mà vợ chồng Richard đặt vé. |
Thông tin trên trang Instagram của Richard Muljadi hiện được lan truyền mạnh mẽ.
Theo thông tin Richard chia sẻ, anh và vợ là nữ diễn viên Shalvynne Chang vì quá lo lắng về Covid-19 nên đã mua toàn bộ vé của một chuyến bay để không phải tiếp xúc với ai. Anh cho biết, hình ảnh chiếc máy bay trống rỗng khiến anh cảm thấy như đang đi máy bay riêng.
“Sau khi tôi đặt càng nhiều ghế càng tốt, nó vẫn rẻ hơn là thuê một chiếc máy bay tư nhân. Đó chính là mánh khoé” - Richard khoe trên mạng xã hội.
“Phải chắc chắn rằng không có ai khác trên chuyến bay này. Chúng tôi sẽ không bay trừ khi chỉ có chúng tôi” - anh viết trong một lần cập nhật khác, đồng thời nói rằng anh và vợ là những người “siêu hoang tưởng” về nguy cơ bị nhiễm virus.
|
Vợ chồng Richard Muljadi - những người nổi tiếng với lối sống xa hoa. |
Tuy nhiên, khi bức ảnh trên Instagram của Richard được lan truyền, tạo nên hình ảnh xa hoa cho cuộc sống của anh thì hãng hàng không đã tiết lộ một số thông tin có vẻ mâu thuẫn với tuyên bố của người đàn ông này.
Tập đoàn Lion Air - công ty mẹ của hãng hàng không Batik Air xác nhận rằng, Richard và vợ đã lên chuyến bay ID-6502 của hãng, khởi hành từ Jakarta tới Denpasar. Người đứng đầu bộ phận truyền thông của hãng giải thích rằng, chuyến bay này được thực hiện lộ trình như thường lệ và chắc chắn không phải là một chuyến bay được thuê riêng.
“Vị khách được đề cập chỉ có một mã đặt chỗ, bao gồm 2 hành khách” - vị này cho biết thêm. Tuy nhiên, không rõ liệu anh ta có mua những tấm vé khác dưới những cái tên khác hay không.
Trong bài viết của mình, tờ Coconuts Bali ước tính, để đặt toàn bộ ghế của chuyến bay, Richard phải chi ra số tiền không nhỏ cho chuyến bay có sức chứa 12 ghế hạng thương gia và 150 ghế hạng phổ thông.
Tuy nhiên, một tờ báo khác cũng chỉ ra sự giàu có của Richard, lịch sử chi tiêu xa hoa của anh ta - hầu hết được khoe trên các tài khoản mạng xã hội. “Thực tế, việc mua cả một chuyến bay không phải là quá xa vời với anh ấy” - tờ báo này nhận xét.
Theo tờ Tribun Batam, người đàn ông 32 tuổi này là cháu trai của người phụ nữ giàu nhất Indonesia - bà Kartini Muljadi. Anh cũng là người đồng sáng lập công ty công nghệ Dua Tech Global, là giám đốc của công ty gia đình và thường xuyên thu hút sự chú ý bởi những khoản chi tiêu xa hoa.
Tiết lộ 'sốc' của tiếp viên hàng không trên những chuyến bay phục vụ khách VIP
Họ yêu cầu súp vây cá mập ngay trước giờ bay, nhưng sau khi Kalymnou cố xoay sở để có được món ăn hiếm thì họ lại quyết định ăn burger mang theo.
" alt="Thiếu gia 'bao' cả chuyến bay đi du lịch cùng vợ"/>
Thiếu gia 'bao' cả chuyến bay đi du lịch cùng vợ
Tết hạnh phúc là Tết sum vầyKhởi động từ ngày 1/1/2021, “Tết sum vầy” là chuỗi các hoạt động thiện nguyện mà FPT Shop đồng hành cùng các đơn vị truyền thông thực hiện, gồm có: tặng vé xe miễn phí cho 2.000 sinh viên nghèo miền Trung; tổ chức Tết cho con em công nhân có hoàn cảnh khó khăn; tài trợ cho các tổ chức thiện nguyện tại mái ấm, trại trẻ mồ côi, trường học vùng cao, viện dưỡng lão…
Theo đại diện FPT Shop, với mỗi một sản phẩm điện thoại, laptop, máy tính bảng được bán ra trong dịp Xuân 2021, FPT Shop sẽ trích 15.000 đồng từ lợi nhuận bán hàng để góp vào chuỗi hoạt động thiện nguyện mùa Tết Tân Sửu 2021.
Không chỉ có sự đồng hành của khách hàng, FPT Shop còn nhận được sự hỗ trợ từ các thương hiệu Samsung, OPPO, Vivo, Xiaomi, Vsmart, Realme, Nokia, Asus, Dell, HP, Acer, Lenovo, MSI, Masstel để có thể làm nên một chương trình Tết ý nghĩa. FPT Shop cho biết, doanh nghiệp mong rằng sự chung tay này sẽ mang một mùa Tết sum vầy thật đầm ấm và an vui đến mọi nhà.
Ông Ngô Quốc Bảo - Giám đốc Trung tâm Phát triển kinh doanh và thương mại điện tử FPT Shop cho biết, 2020 là năm có nhiều biến động do dịch Covid-19 và những đợt bão lũ tại miền Trung. Là chuỗi bán lẻ có độ phủ rộng khắp 63 tỉnh thành, FPT Shop cũng không nằm ngoài những khó khăn này.
“Mọi năm, FPT Shop luôn có những hoạt động đóng góp cho cộng đồng, điểm đặc biệt là năm nay dù khó khăn hơn cả, song FPT Shop quyết định dành ra số tiền đóng góp bằng hình thức trích 15.000 đồng trên lợi nhuận mỗi máy bán ra để chung tay vì cộng đồng…”, ông Ngô Quốc Bảo chia sẻ.
|
FPT Shop chung tay cùng các đoàn thể xã hội mang “Tết sum vầy” đến những hoàn cảnh khó khăn trên cả nước |
Hỗ trợ 2.000 sinh viên nghèo miền Trung về nhà đón Tết
Năm nay, FPT Shop đồng hành cùng Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM và một số cơ quan khác, thực hiện chương trình “Chuyến xe Tết sum vầy”, tặng 2.000 vé xe miễn phí cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết với gia đình.
Theo BTC, các chuyến xe sẽ xuất phát từ TP.HCM chở 2.000 sinh viên về các tỉnh trải dài từ Ninh Thuận - Thanh Hóa. Đoàn xe chất lượng cao 45 chỗ, từng sinh viên đều được bảo hiểm đầy đủ suốt chặng hành trình.
Để có được những tấm vé miễn phí về quê ăn Tết từ chương trinh, các sinh viên có thể liên lạc với Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM hoặc đăng ký trực tuyến trên trang website của chương trình tetsumvay.thanhnien.vn. Dự kiến, xe sẽ lăn bánh vào ngày 2/2/2021 tại Nhà văn hóa Thanh Niên.
Đặc biệt, trên website của chương trình còn có cuộc thi ảnh “Tết này sum vầy” với nhiều giải thưởng từ FPT Shop. BTC mong muốn, thông qua cuộc thi này sẽ có được những tấm ảnh đẹp, ý nghĩa về Tết cổ truyền và tạo được sân chơi kết nối các bạn trẻ trong dịp Tết Nguyên Đán. Cuộc thi sẽ diễn ra từ ngày 15/1 - 20/2/2021 và dự kiến trao giải trước ngày 28/2/2021.
Mang Tết đến cho con em công nhân hoàn cảnh khó khăn
Thấu hiểu sự vất vả của những người công nhân vệ sinh môi trường lại phải làm việc xuyên Tết, FPT Shop cùng đơn vị hợp tác đã tổ chức một buổi tiệc Tất niên ấm cúng cho 100 học sinh là con em của những công nhân vệ sinh môi trường có hoàn cảnh khó khăn tại TP.HCM.
Buổi tiệc vui cũng là lời cảm ơn chân thành, một sự tri ân dành cho những người công nhân vệ sinh. Bên cạnh nhiều hoạt động thú vị, FPT Shop cùng các thương hiệu Samsung, Oppo, Vivo, Xiaomi, Vsmart, Realme, Nokia, Asus sẽ trao những phần quà Tết cho 200 học sinh và phụ huynh tham gia. Dự kiến, buổi tiệc tất niên diễn ra vào ngày 23/1/2021.
Không dừng lại ở đó, FPT Shop còn phối hợp tổ chức diễn đàn “Tết xưa Tết nay”, một sân chơi ngày Tết dành cho độc giả ở khắp mọi nơi.
Nói về ý tưởng tổ chức diễn đàn này, đại diện BTC cho biết: “Với một năm 2020 đầy biến động vì dịch Covid-19, câu chuyện đoàn tụ lại trở nên khó khăn hơn đối với những người con tha phương, bởi những nỗi âu lo về vấn đề kinh tế, dịch bệnh... Thấu hiểu điều đó, diễn đàn “Tết xưa Tết nay” đã ra đời để những người con xa xứ có một nơi để trải lòng”.
Song song với những hoạt động trên, FPT Shop cũng sẽ trích ra một phần ngân sách đóng góp cho Quỹ Hi vọng để tài trợ cho các mái ấm, trại trẻ mồ côi, trường học vùng cao, viện dưỡng lão… trên khắp cả nước.
Bên cạnh những chương trình thiện nguyện, từ nay đến ngày 16/2/2021, FPT Shop cũng tặng tất cả khách hàng nhiều ưu đãi thiết thực thông qua chương trình “Lì xì tiền tỷ - Tân Sửu như ý”. Theo đó, mua sắm tại hệ thống dịp này, khách hàng sẽ được lì xì từ 500.000 - 10.000.000 đồng, được trả góp 0% lãi suất và nhận thêm nhiều quà tặng thiết thực, với tổng giá trị chương trình lên đến 21 tỷ đồng.
|
Sự ủng hộ của khách hàng sẽ giúp cho chiến dịch “Tết Sum Vầy” của FPT Shop lan tỏa mạnh mẽ trên khắp cả nước |
Khách hàng có thể xem chi tiết các ưu đãi tại: https://fptshop.com.vn/ |
Ngọc Minh
" alt="FPT Shop mang ‘Tết sum vầy’ đến những hoàn cảnh khó khăn"/>
FPT Shop mang ‘Tết sum vầy’ đến những hoàn cảnh khó khăn
Đồng thời, nó cũng phơi bày mặt xấu của các vị phụ huynh lắm tiền - những nhà tài trợ chính cho trường.
|
Trường cấp 3 tư nhân Dalton School quy tụ những cậu ấm cô chiêu ở khu vực Manhattan (New York). |
Dễ dàng đặt chân vào đại học top đầu
Khi Jim Best, hiệu trưởng của Dalton School, thông báo rằng trường sẽ không tổ chức các lớp học trực tiếp vào mùa thu năm ngoái vì tình hình dịch bệnh, các cha mẹ không khỏi thất vọng, lo sợ con cái mình tụt lại phía sau.
Điều đáng nói, nhiều trường tư dành cho con cái tầng lớp thượng lưu ở Manhattan vẫn mở cửa trong thời gian đó.
Đến đầu tháng 10, những email thể hiện sự bức xúc bắt đầu được gửi đến hiệu trưởng. Một nhóm gồm 20 bác sĩ có con em học tại trường viết rằng họ "thất vọng và mong nhà trường suy nghĩ lại về mô hình học trực tuyến đang áp dụng".
"Vui lòng cho chúng tôi biết các điều kiện để lũ trẻ được quay lại lớp. Theo hiểu biết của chúng tôi, một số trường tư khác vẫn hoạt động như bình thường", bức thư viết.
Sau đó không lâu, hơn 70 phụ huynh khác ký đơn xin mở lại trường. "Lũ trẻ nhà tôi rất buồn, bối rối và cảm thấy cô đơn" là lý do nhóm cha mẹ đưa ra.
|
Đông học sinh trường tư đặt chân vào các đại học top đầu của Mỹ mỗi năm là điều không hiếm gặp. Tranh minh họa: WSJ. |
Sau khi tốt nghiệp, hiếm có trường hợp nào học sinh trong trường lại không đặt chân vào các đại học top đầu của Mỹ. Theo thống kê, số học sinh theo học tại trường tư chỉ chiếm 2% lượng học sinh ở xứ cờ hoa.
Nhưng có đến 24% số học sinh ghi danh vào Đại học Yale là học sinh trường tư. Tại Đại học Princeton, tỷ lệ là 25%. Tại Đại học Brown, tỷ lệ còn cao hơn: 29%. Tất cả đều là những ngôi trường thuộc hàng danh tiếng nhất thế giới.
Trong 5 năm qua, 1/3 học sinh tốt nghiệp ở Dalton School đặt chân vào các trường thuộc khối Ivy League.
Tiền đi đôi với quyền
"Tuy nhiên, những ngôi trường tư này vô tình truyền đi các giá trị của giai cấp thống trị, khi con cái nhà giàu được tạo điều kiện hết mức nhờ các khoản hỗ trợ tài chính hào phóng của cha mẹ", Caitlin đánh giá.
"Nhưng điều khiến những trường này thực sự trở nên lố bịch là sự khẳng định rằng họ là động cơ công bằng và thậm chí là 'tính toàn diện'. Một ngôi trường với học phí 50.000 USD/năm cũng chỉ là món đồ tiêu dùng đắt tiền đối với những người giàu có", Caitlin nói thêm.
Từng có kinh nghiệm giảng dạy tại trường tư dành cho tầng lớp ưu tú, Caitlin cho hay mình từng vướng vào rắc rối với phụ huynh. Một lần, một học sinh bị cô cho điểm A-. Ngay sau đó, mẹ của học sinh này đến trường và làm gay gắt mọi chuyện.
"Tôi giải thích rằng điểm này sẽ không làm hạ điểm trung bình của cậu bé, nhưng người mẹ không quan tâm", cô kể lại.
|
Trường tư đắt đỏ là nơi các bậc cha mẹ giàu có chi ra những khoản tiền hỗ trợ hào phóng. Ảnh: Gossip Girl. |
Năm học sau, câu chuyện lặp lại y hệt với cùng lý do tương tự. "Tôi biết tôi đã chấm điểm công bằng. Nhưng điều đó khiến các vị phụ huynh giàu có không vui".
Khi nói chuyện với các giáo viên trường tư thục ngày nay, bản thân cô không còn cảm thấy được ủng hộ. Ban giám hiệu làm nhiệm vụ xoa dịu phụ huynh nhưng hiếm khi hướng dẫn giáo viên về cách đối phó trong các tình huống khó xử.
"Không ai ở trường thông báo cho tôi biết rằng những phụ huynh này là nguồn tài trợ chính", Caitlin nói.
Coi giáo viên như nhân viên
Michael Thompson, tác giả cuốn sách Understanding Independent School Parents (Tạm dịch: Hiểu về phụ huynh của những học sinh trường tư), từng đề cập rằng các bậc cha mẹ có địa vị, quyền lực thường nói chuyện với thầy cô của con mình như cách họ giao tiếp với nhân viên cấp dưới.
"Mối quan hệ giữa phụ huynh trường tư và giáo viên dạy con cái họ ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Các nhà quản lý và giáo viên đang dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào nhu cầu, mối quan tâm của phụ huynh", Thompson viết trong phần giới thiệu.
15 năm sau, Thompson cho rằng vấn đề đang càng trở nên tồi tệ hơn.
|
Vào thời điểm con cái học cuối cấp, cha mẹ giàu có muốn giáo viên, huấn luyện viên và cố vấn học tập hoàn toàn tập trung vào việc giúp họ tạo ra một bảng điểm mà Đại học Harvard không thể từ chối. Ảnh: The Atlantic. |
"Vào thời điểm con cái học cuối cấp, cha mẹ giàu có muốn giáo viên, huấn luyện viên và cố vấn học tập hoàn toàn tập trung vào việc giúp họ tạo ra một bảng điểm mà Đại học Harvard không thể từ chối. Họ vốn được vây quanh bởi các nhân viên, những người họ giao việc mỗi ngày. Trong mắt họ, giáo viên là nhân viên dù không làm việc cho họ", Rober Evans, một nhà tâm lý học khác, bày tỏ.
"Nhiều người trong số các phụ huynh không thể buông bỏ nỗi sợ hãi rằng con cái họ sẽ bị bỏ lại phía sau", Evans nói.
Mặt khác, theo nhà tâm lý học này, các bậc cha mẹ giàu có làm mọi cách để con cái luôn thuộc top dẫn đầu còn vì bối cảnh xã hội, nền kinh tế nhiều biến động và lo sợ con họ sẽ phải chịu nhiều khó khăn hơn. Nỗi lo hưởng nền giáo dục tốt nhất vẫn không thể đảm bảo sự nghiệp rộng mở hiện hữu.
“Đây là một hệ thống siết chặt người nghèo, đào thải tầng lớp trung lưu và biến những đứa trẻ giàu có trở thành lớp thanh thiếu niên kiệt sức, lo lắng và căng thẳng tột độ, những người tin rằng tương lai của họ phụ thuộc vào việc lọt vào nhóm rất nhỏ được các trường đại học top đầu chấp thuận", Daniel Markovits, giáo sư tại trường Luật Yale, đánh giá.
Theo Zing
Kỳ thủ cờ vua bỏ học năm 14 tuổi trở thành tỷ phú trẻ nhất Ấn Độ
Ở tuổi 14, bạn bè và gia đình Nikhil Kamath có thể đưa ra hàng tỷ lý do để chỉ ra rằng việc bỏ dở con đường học tập của anh là sai lầm.
" alt="Mặt tối những ngôi trường sang chảnh cho con nhà giàu"/>
Mặt tối những ngôi trường sang chảnh cho con nhà giàu