Kinh doanh

Nhận định, soi kèo Al

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-02-25 02:19:28 我要评论(0)

Pha lê - 21/02/2025 08:30 Nhận định bóng đá g ban xep hang c1ban xep hang c1、、

ậnđịnhsoikèban xep hang c1   Pha lê - 21/02/2025 08:30  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
"Bất cứ thượng nghị sĩ Cộng hòa nào muốn giành được vị trí lãnh đạo đáng mơ ước tại Thượng viện Mỹ đều phải đồng ý với quy trình bổ nhiệm giữa hai kỳ họp", Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đăng trên mạng xã hội X ngày 10/11, khi đảng Cộng hòa đã giành thế đa số tại Thượng viện và ông đang chuẩn bị đề cử các vị trí vào nội các mới của mình.

Các thượng nghị sĩ Cộng hòa đang ganh đua để trở thành lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, vị trí sẽ nắm quyền lực đáng kể khi Thượng viện khóa mới bắt đầu họp từ tháng 1/2025.

Theo Hiến pháp Mỹ, Thượng viện phải phê chuẩn đề cử của tổng thống đối với các vị trí cấp cao, như trong nội các và cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, điều khoản "bổ nhiệm giữa hai kỳ họp" cho phép tổng thống nhanh chóng đưa người vào vị trí đang trống mà không cần Thượng viện phê chuẩn nếu viện này đang trong thời gian không họp.

Để tránh bị Nhà Trắng "qua mặt", các thành viên Thượng viện thường áp dụng một số thủ thuật nghị viện, tổ chức các phiên họp mang tính hình thức khi thời gian giữa hai kỳ họp kéo dài. Phe Dân chủ chiếm thế thiểu số tại Thượng viện từ đầu năm sau có thể vận dụng thủ thuật này để ngăn ông Trump bổ nhiệm thành viên nội các mà không cần quốc hội phê chuẩn.

"Đôi khi việc bỏ phiếu phê chuẩn có thể mất tới hai năm hoặc lâu hơn. Đó chính là những gì họ đã làm trong nhiệm kỳ trước đó của tôi. Chúng ta không thể để điều đó xảy ra lần nữa", ông Trump giải thích về điều kiện của mình. "Các chức vụ cần có người đảm nhiệm ngay lập tức".

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump phát biểu tại Trung tâm Hội nghị West Palm Beach, bang Floridangày 6/11. Ảnh: AFP" alt="Ông Trump ra điều kiện với người muốn lãnh đạo Thượng viện" width="90" height="59"/>

Ông Trump ra điều kiện với người muốn lãnh đạo Thượng viện

"Nam tính độc hại" là khái niệm nơi xã hội gắn người đàn ông với những tính cách, trách nhiệm mang tính cực đoan như: phải mạnh mẽ về thể chất, ít cảm xúc và hung hăng trong hành vi, không có tính nữ như thể hiện nhiều cảm xúc, nhận sự giúp đỡ, phải đạt được quyền lực, địa vị xã hội thì mới được xã hội tôn trọng. Nam tính độc hại còn có thể được hiệu rộng hơn là các quy chuẩn một chiều của xã hội áp lên người nhận vai trò là trụ cột (có thể là phụ nữ).

Nam tính độc hại là tiêu chuẩn sai lệch về cách hành xử "như một người đàn ông", nó còn là áp lực đè nặng lên nam giới từ những kỳ vọng huyễn hoặc của gia đình, xã hội. Nam tính độc hại là gánh nặng cho một người đàn ông ngay khi họ chào đời cho tới khi trưởng thành, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất của đàn ông cũng như là cơn ác mộng với những người xung quanh khi bị sự độc hại ảnh hưởng.

Ngay cả những triết gia thông thái nhất trong triết học phương Tây và phương Đông cũng đánh giá đàn ông ở vị thế xã hội cao hơn phụ nữ. Aristotle không cho rằng việc xem phụ nữ như nô lệ là đúng đắn nhưng vẫn đánh giá mối quan hệ giữa đàn ông và phụ nữ là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, phụ nữ thiếu quyết đoán so với đàn ông, phụ nữ là thuộc về một gia đình nào đó, đàn ông mới được xem là công dân chính thống của quốc gia. Phụ nữ dễ thương cảm và hay khóc, có tính đố kỵ, không biết xấu hổ, giả dối, dễ bị lừa, dễ bị kích động, nam giới thì khác dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Plato cho rằng giữa phụ nữ và nam giới có mối quan hệ như việc bảo vệ, giám hộ của nhà nước đối với người yếu thế hơn. Hegel cho rằng đàn ông và phụ nữ có sự bổ sung cho nhau nhưng đàn ông vẫn đóng vai trò chủ đạo. Arthur Schopenhauer lại gắn hình ảnh khờ khạo, phù khiếm, tầm nhìn ngắn, như những những đứa trẻ to xác với phụ nữ. Khổng Tử nói: "Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nán dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán", tức chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là không giáo dục được, gần thì vô lễ, xa thì trách móc.

"Trọng nam khinh nữ" hằn sâu trong văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa người Việt nói riêng. Vai trò của người nam luôn được đề cao hơn người nữ, đặc biệt hằn sâu trong tư tưởng Nho giáo được truyền qua các triều đại phong kiến hàng nghìn năm.

>> Đòi hỏi phụ nữ chia đều sinh hoạt phí với chồng

Trong tiếng Hán, có 16 chữ mang ý coi thường phụ nữ. Trong ngôn ngữ của người Việt có nhiều câu nói mang tính miệt thị, hạ đẳng phụ nữ và được sử dụng rất phổ biến như: "Đàn ông nông cạn giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu" ý đánh giá thấp sự sâu sắc của phụ nữ, "dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về", "đàn bà tiểu không qua ngọn cỏ"... ý nói phụ nữ luôn ở vị thế thấp hơn đàn ông, có nhận thức thấp kém, cần được người đàn ông giáo dục hay từ "đàn bà" thường được dùng như một tính từ mang nghĩa tiêu cực. Nhiều vùng ở Việt Nam vẫn xem những người không sinh được con trai là người không được ngồi "mâm trên".

Ngày nay, nam tính độc hại tồn tại khắp nơi trên thế giới và ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội:

Thứ nhất, ảnh hưởng đến hạnh phúc của nhiều gia đình. Tình trạng các cặp vợ chồng tan vỡ hôn nhân hay sống không hạnh phúc chỉ vì không sinh được con trai vẫn tồn tại. Bạo lực gia đình diễn ra phổ biến trong đó người vợ, con nhỏ thường là nạn nhân.

Thứ hai, đàn ông Việt cô đơn, đối diện với các vấn đề "cơm, áo, gạo, tiền" mà thiếu sự đồng cảm của gia đình và xã hội khi xem đó là trách nhiệm đương nhiên của phái mạnh, khiến họ bị trầm cảm, có thể tìm đến bia rượu hay các chất gây nghiện khác để giải tỏa.

Thứ ba, trong quan niệm truyền thống, người nam luôn được coi là tác nhân chính gây ra bất bình đẳng giới, bởi thế các chính sách có xu hướng nâng cao vị thế của người phụ nữ. Tuy nhiên cả hai giới cần được đánh giá cụ thể vai trò trách nhiệm của mình trong vấn đề này.

Thứ tư, khái niệm "nam tính" trong nam tính độc hại được đóng khung là tính cách của người đàn ông, nhưng thực tế đó là khái niệm đa giới, từ đó một số vấn đề xã hội bị phớt lờ như việc bạo hành gia đình về tinh thần, thể xác mà người chồng là người bị bạo hành hay việc nữ sinh bắt nạt nam sinh trong môi trường học đường.

Đỗ Bằng Trình

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

" alt="Nam tính độc hại" width="90" height="59"/>

Nam tính độc hại