Nhận định, soi kèo PSG vs Reims, 03h00 ngày 26/01: Củng cố ngôi đầu
本文地址:http://game.tour-time.com/html/4c799949.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Soi kèo góc Venezia vs Hellas Verona, 0h30 ngày 28/1
- Là một doanh nhân, cũng là một người theo đạo Phật, theo ông, mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận của một doanh nhân có mâu thuẫn với triết lý sẻ chia của đạo Phật không? Khi một bên thương trường là chiến trường còn một bên là sự hoà hợp, nhường nhịn.
Tôi nghĩ rằng không có sự mâu thuẫn ở đây. Đạo Phật dạy chúng ta không làm gì trái pháp luật hay đi ngược lại với đạo lý làm người. Tức là làm gì cũng phải trung thực, không được làm hại ai và điều đó cũng chính là những yếu tố giúp kinh doanh bền vững, lâu dài.
- Một trong những tiêu chí kinh doanh trung thực của ông là gì?
Một trong những sản phẩm tôi kinh doanh là thuốc. Đặc điểm của nó là giúp đỡ cho con người.
Tôi luôn tâm niệm rằng tôi phải làm tốt và trung thực với khách hàng của mình. Điều đó làm tôi cảm thấy hạnh phúc và thanh thản.
Làm kinh doanh thì phải có lợi nhuận nhưng những người giàu có chưa chắc đã hạnh phúc. Còn nếu làm kinh doanh mà mang lại hạnh phúc thì nó có thể sẽ mang đến sự giàu có.
Thực ra, một số doanh nhân muốn kiếm tiền bằng đủ mọi cách. Đó là do lòng tham của con người.
Con người khác với con vật ở chỗ biết đúng sai, tốt xấu. Tôi tin rằng những người làm kinh doanh không trong sạch biết rằng mình đang làm việc xấu và trong tâm họ cảm thấy không hạnh phúc.
Ông Supachai Verapuchong trao quà từ thiện tại tỉnh Điện Biên. |
- Có vẻ như việc kinh doanh đang giúp ích cho việc thực hành đạo Phật của ông, vì ông sẽ có nhiều tiền hơn để làm từ thiện?
Đúng là nó có giúp ích. Triết lý sống của tôi là khi tôi đã kinh doanh tạo ra lợi nhuận, tôi muốn làm thế nào để mình cảm thấy hạnh phúc.
Nhiều tiền không phải là hạnh phúc, vì khi chết đi chúng ta không mang nó theo được. Việc làm tôi cảm thấy hạnh phúc là dùng tiền mình kiếm được để giúp đỡ người khác.
Nhưng không phải bạn phải có nhiều tiền mới có thể giúp đỡ người khác. Theo đạo Phật thì có 3 mức độ. Việc dùng vật chất để giúp đỡ người khác chỉ là mức thấp nhất. Mức độ thứ 2 là chúng ta có thể bao dung, tha thứ cho những người đối xử không tốt với mình và có thể đối xử tốt với họ. Mức độ thứ 3 là ta có thể lan toả tinh thần đó để giúp người khác trở thành người tốt.
- Làm thế nào để việc chia sẻ tài sản với người khác trở thành hạnh phúc của mình? Nhiều người cho rằng việc kiếm được nhiều tiền mới là hạnh phúc của họ.
Nếu ai đó nói rằng kiếm được nhiều tiền mới là hạnh phúc nghĩa là họ không hiểu được bản chất sự sinh ra của con người.
Con người sinh ra có một đặc điểm giống như con vật. Đó là nếu không có ăn thì mới phải tranh giành, cướp đoạt của nhau. Nhưng khi bạn đã có đủ rồi thì việc chia sẻ cho nhau là hạnh phúc.
Thử nghĩ xem, nhiều tiền hay ít tiền thì bạn cũng chỉ ăn 1-2 bát cơm là no, cũng chỉ cần một ngôi nhà để ở, một phương tiện để đi. Vậy bây giờ giữa 2 việc: mang tài sản mình không dùng đến chia sẻ cho người khác so với việc bạn đã có đủ rồi nhưng vẫn đi tranh giành với người khác, thì bạn nghĩ xem, cái nào làm cho bạn hạnh phúc hơn?
Ông Supachai Verapuchong cùng với các nhà sư và phật tử thực hiện chuyến hành hương qua 5 quốc gia lưu vực sông Mê Kông. |
- Ông có chia sẻ triết lý đạo Phật với các nhân viên của mình không? Những người theo đạo Phật có được ưu ái khi ứng tuyển vào công ty của ông không?
Ở công ty, tôi không nói nhiều về đạo Phật. Nhưng tôi luôn tâm niệm và nói với nhân viên rằng hãy trung thực với khách hàng.
Tôi không quan tâm nhân viên của mình có theo đạo Phật hay không. Tôi sẵn sàng tuyển dụng những người theo các tôn giáo khác nhau. Nhưng khi đã vào công ty rồi, tôi sẽ hướng thiện cho họ. Tôi luôn nói với nhân viên của mình rằng, hãy coi khách hàng là anh chị em của bạn. Trong lĩnh vực khách sạn, chúng tôi phải lo nỗi lo của khách hàng trước khi để họ than phiền.
Các quản lý cấp cao của tôi sẵn sàng khiêng một chiếc ghế nếu cần thiết. Và dĩ nhiên tôi phải là người làm gương. Nếu tôi nhìn thấy một mẩu rác hay một chiếc tăm rơi, tôi luôn cúi xuống, tự nhặt nó lên.
- Là một người làm từ thiện tích cực ở Việt Nam, ông nghĩ thế nào về việc làm từ thiện để mang lại những giá trị bền vững, như người ta vẫn nói là ‘cho cái cần câu chứ không cho con cá’?
Chính việc lan toả đạo Phật bằng việc tổ chức những chuyến hành hương như Dharma Yatra là cách mà tôi muốn cho đi ‘cái cần câu’.
Tôi luôn muốn con người tử tế, trung thực, sống hoà hợp với nhau theo triết lý đạo Phật. Một gia đình được cấu tạo bởi các thành viên, nếu các thành viên đều nghĩ và làm được như thế thì sẽ có một gia đình tốt. Hàng triệu gia đình làm thế thì sẽ có một đất nước tốt và đất nước đó sẽ yên bình và phát triển.
Chuyến hành hương Dharma Yatra lần thứ 2 nhằm mục đích lan toả những giá trị mà đạo Phật đề cao, nhằm kêu gọi hoà bình, tôn trọng giữa 5 quốc gia trong khu vực. |
- Ông có định trao tặng phần lớn tài sản của mình cho các quỹ từ thiện như nhiều tỷ phú khác, nhất là khi ông lại là lấy việc sẻ chia làm triết lý sống của mình?
Tôi làm từ thiện từ khi tôi còn chưa có nhiều tiền. Khi tôi dành nhiều tiền hơn cho việc từ thiện, tôi không kỳ vọng sẽ nhận được nhiều phúc đức từ đó.
Một điều nữa mà đạo Phật cũng dạy, đó là mình phải biết mình. Tức là tôi làm từ thiện nhưng tôi không làm cho gia đình mình phải khổ hay phiền toái vì việc đó.
Không phải cứ dành hết tiền làm từ thiện mới là tốt, mới là có hồng phúc. Tôi tự biết mình có bao nhiêu, có thể cho đi bao nhiêu một cách thoải mái. Đó mới là điều mà tôi hướng đến.
Supachai Verapuchong (SN 1962) tốt nghiệp cử nhân Kinh tế ở ĐH Thammasat, Thái Lan trước khi nhận bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của ĐH Southeastern (Mỹ). Sau đó, ông nhận bằng tiến sĩ của một đại học ở Thái Lan. Ngoài vị trí đứng đầu một tập đoàn dược phẩm với khoảng 5.000 nhân viên, ông còn sở hữu và điều hành hàng chục công ty khác nhau trong các lĩnh vực: đồ uống, khách sạn, resort, sân golf, kênh truyền hình… ở Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar và Việt Nam. |
53 nhà sư tới từ 5 quốc gia lưu vực sông Mê Kông sẽ có 18 ngày tham gia các hoạt động tôn giáo ở mỗi địa phương.
">Tỷ phú Thái Lan: Tôi sẵn sàng cúi xuống nhặt chiếc tăm rơi dưới sàn nhà
Câu chuyện buồn xảy ra với anh Đặng Thiên Ân (26 tuổi, quê Tiền Giang) và người vợ quá cố là chị H.N.D (26 tuổi, huyện Củ Chi, TP.HCM).
Hai người trước đây cùng học một trường đại học tại TP.HCM. Sau đó, họ cùng nhau qua Nhật Bản làm việc. Hết hạn hợp đồng, chị D về nước, làm phiên dịch cho một công ty ở Bình Dương. Còn anh Ân ở lại tiếp tục làm việc.
Ảnh cưới của cặp đôi. |
Họ dự định ngày 29/9/2019, anh Ân sẽ về nước làm đám cưới. Mọi việc chụp ảnh cưới, đặt nhà hàng, in thiệp mời đã chuẩn bị xong. Nhưng không may, sáng ngày 25/8, chị D chạy xe đến gần nhà thờ Tân Qui (huyện Củ Chi) thì gặp tai nạn, mất tại chỗ. Khi xem hình ảnh của bạn gái được chia sẻ trên mạng, anh Ân ngay lập tức bay về nước để làm đám cưới với chị D.
Đúng 10 giờ tối, anh Ân về đến nhà cô dâu và làm đám cưới ngay trong đêm. Đám cưới của anh và vợ diễn ra trong nước mắt của chú rể và những người chứng kiến.
Trên bàn thờ, khói hương nghi ngút. Quà cưới anh Ân tặng vợ là một bó hoa màu hồng phấn và những bài hát về tình yêu anh Ân hát cho vợ nghe.
Đám cưới không chú rể
Một đám cưới vắng chú rể cũng đầy xúc động xảy ra ở huyện Cần Đước, Long An.
Cách đây 3 năm, cô dâu trẻ Nguyễn Trần Anh Thư (SN 1998) và anh Cao Đức Tài (SN 1994, ngụ huyện Cần Đước) gặp gỡ, yêu nhau.
Quen nhau được 6 tháng, anh Tài đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự. Cuối năm 2015, khi Tài được về nghỉ phép, anh và gia đình cũng qua nhà Thư để xin cưới và hai gia đình đã thống nhất tháng 6/2016, khi Tài xuất ngũ sẽ tổ chức hôn lễ.
Cặp đôi cũng vô cùng vui mừng khi chị Anh Thư mang thai. Ngày 9/5, anh Tài xin phép về chữa bệnh rồi tranh thủ qua thăm người yêu và trao đổi với gia đình để chuẩn bị cho đám cưới. Khi anh đang trên đường chạy qua nhà chị thì gặp tai nạn giao thông và qua đời.
Cô dâu về nhà chồng nhưng thiếu vắng chú rể. Ảnh: Dân trí |
Trước khi mất, anh xin lỗi bạn đời tương lai vì không thể thực hiện lời hẹn ước của hai đứa.
Lời trăng trối của người yêu ám ảnh mãi trong tâm trí Anh Thư. Để rồi cô quyết định sau khi gia đình tổ chức đám tang, cô xin phép ba mẹ ruột và ba mẹ chồng thực hiện lời hẹn ước của cả hai.
Anh Thư nghĩ làm như vậy người đã mất sẽ vui và thanh thản hơn ở bên kia thế giới. Vì thấy cô cương quyết và đang mang trong mình giọt máu của anh nên hai bên gia đình đều đồng ý.
Biết được câu chuyện cảm động của Anh Thư, bạn bè cô đã cùng nhau ghép cho Thư một bộ hình cưới và chuẩn bị mọi thứ cho đám cưới chỉ có mình cô dâu này. Ngày 22/5, Thư đã chính thức tổ chức đám cưới với anh và về nhà chồng ở để phụng dưỡng ba mẹ thay người đã khuất.
‘Nhiều người nói em còn trẻ nên suy nghĩ kỹ về chuyện cưới ảnh, nhưng em quá yêu ảnh, em nghĩ việc làm của mình không có gì sai cả!’, chị chia sẻ trên một tờ báo mạng.
Đám cưới khiến cả hôn trường nức nở
Đám cưới của chú rể Nguyễn Thế Quy (SN 1988) và cô dâu Thu Phượng ở Xuyên Tây, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam ngày 8/3 cũng lấy nước mắt của nhiều người.
Chú rể không có một cơ thể lành lặn vì di chứng chất độc da cam từ người cha và cô dâu cũng mang những khiếm khuyết về hình thể nhưng họ đã có một câu chuyện tình khiến nhiều người xúc động.
Xe hoa đặc biệt của cô dâu, chú rể. |
Họ quen nhau vào năm 2017, khi anh Quy đăng tuyển người dán thiệp trên Facebook. Thông tin đăng vào lúc chị Thu Phượng cần việc làm nên chị nhắn tin xin việc. Tuy nhiên anh Quy lại nói đó chỉ là 'tin thả thính' khiến chị giận và họ xảy ra tranh cãi.
Nhưng rồi họ tìm hiểu và dần dần cảm mến nhau. Đến tháng 3/2018, Quy liều lĩnh tỏ tình bạn gái bằng một nụ hôn giữa đường quốc lộ. Tình yêu của họ được viết tiếp bằng một đám cưới vào ngày 8/3.
Khi biết tin cả hai chuẩn bị đám cưới, gia đình Phượng đã rất lo lắng. Họ lo hai người khuyết tật sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên cả hai đã vượt lên tất cả để giữ vững quyết định của mình.
Thu Phượng bên Thế Quy. |
Anh Như Trường, người chuẩn bị loa đài trong đám cưới của anh Thế Quy, chia sẻ: 'Tôi chưa từng chứng kiến đám cưới nào xúc động như vậy. Khi họ tiến vào hôn trường, lời của MC cất lên: 'Chúng ta, ai cũng có quyền hạnh phúc', 'Họ là những người không may mắn nhưng tình yêu có sức mạnh diệu kỳ giúp họ xoa dịu những đau khổ trong cuộc đời'… khiến cả hôn trường đều bật khóc'.
Cuối cùng, họ đưa nhau về dinh trên chiếc xe lăn được kết nơ hồng trong tiếng vỗ tay và nước mắt của người thân.
Cách cư xử thiếu tinh tế, lịch thiệp khi tham dự đám cưới của những vị khách dưới đây đã khiến gia chủ dở khóc dở cười.
">Đám cưới với người đã khuất khiến tất cả quan khách bật khóc
Chị là con cả trong nhà có 3 chị em, không đi lại được và cũng chẳng thể ngồi. Ở tuổi 39, Hòa chỉ bé như một đứa trẻ chưa lên 2 với chiều cao 70cm và nặng 13kg.
‘Ngay từ nhỏ, nhận thức về hoàn cảnh của mình, tôi không than phiền, không tị nạnh các em nên bố mẹ tôi càng thương xót con’, Hòa kể.
Chị chia sẻ, mình có một người bà tuyệt vời. Luôn gọi chị là ‘công chúa’ với sự yêu thương và bao bọc. Suốt thời gian dài, thế giới của chị chỉ là chiếc giường nhỏ nơi góc nhà với bà nội và một con mèo làm bạn.
Thế rồi, bà nội chị mất.
'Đó là một cú sốc lớn vì bà là người gắn bó với tôi nhất. Có một chú trong làng đến viếng bà. Nhìn thấy tôi như vậy, chú nói: ‘Con phải đi ra ngoài, tìm công việc vì không ai có thể bao bọc cho con cả đời được.
Bố mẹ có thương con nhưng rồi họ cũng sẽ già, mất đi, không còn ở cạnh con nữa. Anh em cũng có cuộc sống riêng, không thể nhờ mãi được’.
Nghe chú nói, chị Hòa trả lời: - Con không có chân, không đi được - Đi bằng cái đầu - Con không lộn ngược đầu mà đi được, chị trả lời. - Hãy đi bằng ý chí! |
‘Sau đó, chú đưa cho tôi một cuốn sách để đọc. Tôi biết đọc nhưng chưa biết viết. Chú khuyên tôi nên học và đưa cho tôi cuốn tập viết của học sinh lớp 1’, chị nói.
2 tháng sau, chị viết được. Chị tiếp tục việc học bằng cách mua, mượn sách dành cho học sinh tiểu học.
‘Tôi học nhiều đến mức sụt cân, năm 32 tuổi, tôi học xong chương trình tiểu học. Tuổi mà người ta trưởng thành, tự lập có gia đình, sự nghiệp, còn tôi mới bắt đầu từ số 0.
Nhưng tôi không mặc cảm, nản chí. Tôi chỉ có mục tiêu làm sao thoát khỏi cái giường này, để ra ngoài xem thế giới ngoài kia như thế nào’, chị nói.
Sau đó, nhờ người thân, chị có tài khoản đầu tiên trên mạng xã hội.
Năm 2018, chị thực hiện bộ ảnh trong trang phục cô dâu để thỏa ước mơ được một lần mặc váy cưới |
‘Năm 2013, lần đầu tiên tôi đăng ảnh lên mình lên mạng xã hội, bao nhiêu người vào ‘ném đá’ rầm rầm. Người ta nói tôi đăng ảnh câu like, lợi dụng để xin tiền của xã hội. Quá sợ hãi, tôi gỡ đi.
Cảm giác lúc đó sợ hơn là buồn. Trước đó, tôi chưa từng ra ngoài, sợ tiếp xúc với người lạ, bị người ta chửi bới tôi càng sợ hãi’, chị kể.
Nhưng rồi buồn bã, một thời gian sau, chị lại đăng nhập vào lần nữa với tâm trạng nơm nớp, lo lắng.
Lần này, có vài người bình luận động viên, khiến chị thêm mạnh dạn, tự tin. Từ mạng xã hội, chị tìm được nhiều người bạn, chị bắt đầu mở lòng…
Lần đầu tiên, chị Hòa ra khỏi nhà là ngày 1/6/2014 sau hàng chục năm sống khép kín trong nhà.
‘Tôi đi làm chứng minh thư để mở tài khoản cá nhân, mua bảo hiểm và quan trọng hơn tôi muốn được xem như một công dân’, chị kể.
Nỗ lực không mệt mỏi
Muốn có một công việc để nuôi sống bản thân, chị Hòa tìm đến công việc làm hoa.
Chị làm lẵng hoa để bàn, chùm hoa treo tường, rồi làm móc chìa khóa hình quả dâu tây, quả dứa thờ bằng kẹo ngọt… sau đó chụp ảnh để giới thiệu trên Facebook.
Một số sản phẩm do chị Hòa làm |
Việc làm hoa giấy giúp chị có thêm thu nhập. Chị nhờ cha mẹ đến nhà một số người khuyết tật trong làng rủ đến nhà cùng làm hoa để có tiền, bớt phần gánh nặng cho gia đình.
‘Lần đầu, gia đình người ta không tin tưởng tôi. Nhìn tôi nằm trên giường, họ không tin tôi có thể trả được lương cho con họ. 2 năm sau, 2016, công việc mới ổn định. Người ta không còn đến nhà, lôi con em họ về nữa…’.
Chị nói, chị muốn mở xưởng thu nhận người khuyết tật làm hoa giấy.
Họ có thể ăn ở, sinh hoạt ở đấy như ngôi nhà thứ hai của mình. 'Chúng tôi không muốn trở thành gánh nặng của gia đình', Hòa nói.
‘Tôi cũng mơ ước ra ngoài truyền cảm hứng cho những người gặp hoàn cảnh không may mắn. Khi ra ngoài, tôi thấy mình tự tin hơn.
Trước đây, có lần ra chợ, người ta gọi tôi là ‘quái thai’, tim tôi tan nát nhưng hiện tại những chuyện đó không còn quan trọng.
Trước đây, tôi ngại ngùng với ngoại hình của mình nhưng sau này tôi đã tự tin hơn, mạnh dạn hơn’.
Năm 2018, chị Hòa cũng khiến nhiều người xúc động khi thực hiện một bộ ảnh trong trang phục cô dâu.
Chị nói: ‘Cho đến bây giờ, dù cơ thể có nhiều khiếm khuyết, tôi vẫn hi vọng mình có một người bạn đời có thể chia sẻ với mình mọi buồn vui trong cuộc sống để chặng đường sau này của tôi không còn cô đơn nữa…’.
Sau 14 ngày ở bên bạn gái, khuya ngày 26/9, ông Ken Reesing được bạn gái Thuý Lan tiễn ra sân bay về lại Mỹ.
">Nỗ lực kinh ngạc của người phụ nữ chỉ cao 70 cm từng bị gọi là ‘quái thai’
Nhận định, soi kèo Western Sydney vs Auckland FC, 13h00 ngày 26/1: Đánh chiếm ngôi đầu
Trần Cường
">Người đẹp Sang Lê khoe tổ ấm hạnh phúc
Trận Fiorentina
Ông chuyển đến Đồng Tháp hoạt động, đến năm 1954 thì được điều động làm công tác binh vận trong lòng địch. Tham gia trong lực lượng địch, ông tìm mọi cách để khỏi đi chiến đấu, không phải trực tiếp đánh đồng đội mình. Ông được chuyển về ban nhạc thuộc quân khu thủ đô. Cái duyên với âm nhạc đến với ông từ đó.
Ở quân khu thủ đô, ngay trong lòng địch, ông được dạy về âm nhạc. Ông lại muốn học thêm sáng tác nên đã tìm mua nhiều sách để tự học. Thị trường sách lúc ấy chỉ có mỗi sách của Hoàng Thi Thơ. Có lẽ cũng nhờ vậy mà ông có dịp được thụ giáo với người nhạc sĩ tài hoa này.
Học qua sách - ông nói - 'có nhiều điều tôi không hiểu được nên đã tìm đến tác giả. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã tận tình chỉ dẫn từ giai điệu đến hòa âm, chuyển âm, từ ca từ đến luật cân phương... Tôi rất cám ơn ông. Nhờ có ông hướng dẫn tôi mới sáng tác được nhạc để sau đó nhiều tác phẩm có giá trị của tôi ra đời'.
Bìa sách Thơ tân cổ truyện Kim Vân Kiều. |
Năm 1959, ông lại bị bắt và kết án 5 năm đày ra Côn Đảo. Trong thời gian thụ án tại đây, các bạn tù đã truyền lại cho ông nhiều kỹ năng về cổ nhạc.
Trong tù, năm 1961 ông đã hoàn tác tác phẩm tân nhạc đầu tay 'Chuyến tàu Côn Đảo'. Sau khi ra tù, ông tiếp tục viết 'Về với quê hương', 'Tình không biên giới'. Về cổ nhạc, ông đã viết 'Tây Thi giã từ Phạm Lãi' và nhiều bản cổ nhạc nhỏ lẻ khác.
Tâm sự với chúng tôi, ông nói: 'Trong 2 cuộc kháng chiến, cuộc đời tôi đã trải qua nhiều gian lao khổ ải. Lúc ở trong hàng ngũ của ta được đồng bào tiếp đón nồng hậu. Lúc làm binh vận trong hàng ngũ địch thì vắng vẻ âm thầm làm sao vui được...'.
Nói đến đây, ông chợt dừng, giọng ông chùng xuống. Có lẽ vui buồn của một đời người đã hiển hiện với ông trong lúc này.
Thơ tân cổ Kim Vân Kiều và người bạn trăm năm
Ông đàn bà nghe. |
Đang định tìm một câu chuyện vui để cho không khí bớt nặng nề thì từ dưới, một người đàn bà đứng tuổi tươi cười bước lên. Bà bưng trên tay 2 ly nước rồi nói như trách: 'Có khách mà anh Bảy không nói gì hết. Tôi mắc lo hái sơ ri ngoài vườn đâu có biết'.
Câu nói trìu mến thân thương đã khiến cho ông Bảy Báu - tên thường gọi của ông - bật cười. Ông giới thiệu, 'Bà xã tôi đó. Bà vừa hái sơ ri ngoài vườn...'.
Không đợi chúng tôi phải hỏi, ông nói tiếp, năm 1964 tôi mãn án trở về thì tuổi cũng khá lớn. Tôi được gia đình chỉ định kết hôn với bà. Lúc ấy bà mới 23 tuổi, một cô gái trẻ nhan sắc trong vùng. Hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, cũng may trời thương, chúng tôi càng sống bên nhau càng yêu thương nhau hơn. Suốt 55 chung sống, chúng tôi có được 3 con, 2 gái 1 trai. Cuộc sống của chúng tôi rất thuận hòa yên ấm và viên mãn.
Kể ra đến giờ phút này, trải qua một thời gian dài bên nhau, hôn nhân của chúng tôi là hạnh phúc vô bờ. Chúng tôi có các con luôn quan tâm và báo hiếu cha mẹ. Vợ chồng chúng tôi, cho dù có những lúc không vui nhưng rồi cũng xoa dịu hết để đến với nhau bằng tình yêu thương ít ai có được'.
Bà Nguyễn Thị Tuyết, người bạn trăm năm với ông Báu. |
Ông nắm tay bà. Bà cười thật tươi. Mái tóc pha sương của bà bới cao. Chiếc áo bà ba ôm trọn lấy người bà toát lên vẻ đẹp của người phụ nữ phương Nam. Bà ngồi bên cạnh ông. Ông với lấy cây đàn gảy lên vài nốt nhạc.
'Sống với bà được vài năm, tôi bắt đầu thai nghén bộ sách Thơ tân cổ truyện Kim Vân Kiều. Phải mất nhiều năm, đến năm 2005 mới chính thức hoàn thành. Viết xong bộ sách này giờ đây tôi mới nghiệm ra rằng nếu bà xã tôi không thương tôi, không dành cho tôi những giây phút đặc biệt nhất để có hứng khởi thì làm sao tôi xong được bộ sách. Thật cám ơn bà lắm đó...'.
'Truyện Kiều là một áng văn chương bất hủ. Nó ăn sâu vào lòng người từ thế hệ này sang thế hệ khác. Để tăng thêm giá trị, tôi phóng tác Truyện Kiều của Nguyễn Du thành Thơ tân cổ truyện Kim Vân Kiều.
Những vần thơ tuyệt tác trong Truyện Kiều được lồng ghép trong những tác phẩm ca ngâm hòa quyện với dòng cổ nhạc của nhạc sĩ Cao Văn Lầu và dòng tân nhạc của Hoàng Thi Thơ nhằm thỏa mãn nhu cầu đa năng đa dạng của những ai yêu thích. Đồng thời cũng để vun bồi nền văn hóa nước nhà ngày thêm phát triển tốt đẹp'. Ông Báu giải thích cho chúng tôi về quyển sách.
Chúng tôi xin được mượn lời của nhạc sĩ Võ Tấn Ngọc, hội viên hội Nhạc sĩ VN nói về ông Huỳnh Báu để kết thúc bài viết: 'Dẫu tài hèn sức mọn, nhưng với tấm lòng yêu tha thiết văn nghệ dân gian, yêu say đắm Truyện Kiều, anh muốn góp một phần nhỏ để vun đắp cho sự bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian. Mong rằng qua tác phẩm của anh, Truyện Kiều đến với mọi người gần gũi hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn'.
Đàn gà của cha con ông Sỹ (TP.HCM) vô tư đi lại, mổ thức ăn trên 10 ngôi mộ xây tạm bằng gạch, che bằng tấm lưới xanh.
">Ước vọng cuối đời của cựu tù Côn Đảo
Người đàn ông trộm 3 chiếc ví được mẹ đưa tới cửa hàng xin lỗi
友情链接