Nữ sinh trường Đồng Khánh – Hai Bà Trưng duyên dáng trong tà áo dài mang sắc tím Huế. Ảnh: Bùi Ngọc Long |
Việc thí điểm khôi phục này bắt đầu được triển khai từ Trường THPT Hai Bà Trưng – ngôi trường từng mang tên Trường Đồng Khánh Huế, sau đó nhân rộng ra địa bàn toàn tỉnh.
Trước đó, ngày 11/3, ông Phan Ngọc Thọ chủ trì cuộc họp “Bàn về kỹ năng sống trong trường học” với Trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế). Buổi làm việc có sự tham dự của Hội Cựu nữ sinh Đồng Khánh - Hai Bà Trưng và các cơ quan, ban ngành liên quan.
Chia sẻ với Chủ tịch tỉnh, nhiều cựu nữ sinh Đồng Khánh và là cựu giáo viên Trường THPT Hai Bà Trưng cho biết, ngày trước, trường có thế mạnh về đào tạo nữ công gia chánh. Đây là môn học được nữ sinh rất yêu thích, tập trung vào kỹ năng dưỡng nhi, kế hoạch chi tiêu gia đình, thêu, may, chế biến các món ăn truyền thống của Huế.
Ngoài ra, những tiết học này còn dạy nét văn hóa ứng xử, tác phong của phụ nữ Huế từ tiếng dạ, tiếng thưa đến cách ăn mặc, đi đứng, giao tiếp với bạn bè, thầy cô, gia đình và cộng đồng.
Chính vì điều đó mà nữ sinh Đồng Khánh - Hai Bà Trưng được xem là thương hiệu đầy tự hào của phụ nữ Huế.
“Ngày nay, qua nhiều cải cách giáo dục và ảnh hưởng của xu thế mới, việc dạy và học môn nữ công gia chánh trong các trường phổ thông không còn như trước.
Tình trạng này khiến nhiều nữ sinh khi bước vào tuổi trưởng thành, ra khỏi mái trường phổ thông bị hạn chế về kiến thức, kỹ năng về nữ công gia chánh, thiếu am hiểu về văn hóa ẩm thực, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống.
Do vậy, việc phục hồi dạy học môn nữ công gia chánh hết sức cần thiết và cấp bách”, cô Nguyễn Khoa Diệu Huyền – Trưởng Ban liên lạc cựu nữ sinh Đồng Khánh, nguyên Phó hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng chia sẻ.
Trên cơ sở những tâm tư, chia sẻ và đề xuất của những người tham dự cuộc họp, ông Phan Ngọc Thọ thống nhất cho Trường THPT Hai Bà Trưng thí điểm khôi phục lại việc dạy môn nữ công gia chánh trong nhà trường từ năm học 2021-2022.
Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế giao trách nhiệm cho ngành giáo dục sưu tầm có chọn lọc các tài liệu dạy nữ công gia chánh trước đây để phối hợp với các chuyên gia, nghệ nhân ẩm thực tiến hành biên tập, bổ sung, hoàn chỉnh phù hợp với phương châm vừa học vừa chơi vừa trải nghiệm để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
“Mục tiêu là sau khi rời trường phổ thông, các em học sinh phải biết chế biến một số món ăn cơ bản của Huế, đảm nhận được bữa ăn của gia đình.
Thông qua dạy nữ công gia chánh để dạy về kỹ năng sống, hiểu biết về văn hóa, truyền thống lịch sử của dân tộc, giữ gìn nét đẹp văn hóa ẩm thực Huế cho học sinh”, ông Thọ nhấn mạnh.
Quang Thành
Bộ GD-ĐT vừa lý giải về việc thí điểm môn Tiếng Hàn và Tiếng Đức là Ngoại ngữ 1 trong chương trình phổ thông.
" alt=""/>Huế khôi phục dạy 'nữ công gia chánh' trong trường họcĐội hình ra sân:
Hà Tĩnh: Dương Quang Tuấn (thủ môn), Trương Trọng Sáng, Kelly, Nguyễn Xuân Hùng, Nguyễn Văn Vĩ, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Trung Học, Phạm Tuấn Hải, Trần Văn Công, Trần Phi Sơn, Akinade
Bình Dương: Trần Đức Cường (thủ môn), Nguyễn Trung Tín, Nguyễn Thanh Long, Rabo Ali, Nguyễn Trọng Huy, Nguyễn Anh Tài, Đoàn Tuấn Cảnh, Nguyễn Trần Việt Cường, Pape Omar, Nguyễn Tiến Linh, Mansaray
Quỳnh Chi
CLB TP.HCM và đội ĐKVĐ Viettel chia điểm sau trận hòa 1-1 trên sân Thông Nhất ở vòng 11 LS V-League, tối 27/4.
" alt=""/>Video bóng đá Hà Tĩnh 4Nữ giảng viên đã công bố 43 bài báo khoa học, trong đó có 32 bài trên tạp chí khoa học có uy tín, hoàn thành 2 đề tài nghiên cứu và xuất bản 1 cuốn sách. Chị từng có 3 năm được Bộ GD-ĐT khen thưởng do có công trình Toán học trong Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010-2020. Năm 2023, giảng viên này cũng được Bộ GD-ĐT khen thưởng vì có công trình Toán học xuất sắc của chương trình này giai đoạn 2021-2030.
Chị Phương cho biết mình không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao năng lực chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Ngoài hoàn thành giảng dạy ở đại học và sau đại học, chị tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài. Chị cũng tham gia chủ trì các nhiệm vụ khoa học công nghệ, xây dựng chương trình đào tạo…
Bên cạnh tân phó giáo sư Trần Minh Phương, năm nay, ngành Toán còn có thêm các nữ phó giáo sư Huỳnh Thị Hồng Diễm, Nguyễn Thị Hoài và Nguyễn Thị Ngọc Oanh.
Chị Diễm sinh năm 1984, quê ở thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Chị từng tốt nghiệp đại học và thạc sĩ Trường Đại học Cần Thơ, tốt nghiệp tiến sĩ Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia TPHCM. Hiện nay, chị là giảng viên Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TPHCM.
Chị Hoài sinh năm 1982, đang là giảng viên Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Quê chị Hoài ở xã Cao Minh, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Chị tốt nghiệp đại học và thạc sĩ Trường Đại học Sư phạm Quốc gia Voronezh (Nga), tốt nghiệp tiến sĩ Đại học Tổng hợp Quốc gia Voronezh (Nga).
Còn nữ phó giáo sư Ngọc Oanh sinh năm 1985, hiện là Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên. Chị Oanh quê ở xã Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội là nơi chị Oanh học đại học. Chị học thạc sĩ tại Đại học Thái Nguyên và tốt nghiệp tiến sĩ ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.