当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Nam Phi vs Botswana, 20h ngày 8/7 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Urawa Reds vs Sanfrecce Hiroshima, 17h30 ngày 25/4: Khách thất thế
Nhận định, soi kèo Arema FC vs Madura United, 19h00 ngày 24/4: Tưng bừng bàn thắng
Trả lời phỏng vấn tờ Daily Mail, bà Zelenska cho hay, cuộc hôn nhân kéo dài 20 năm của bà với chồng hiện bền chặt hơn bao giờ hết.
"Tôi nghĩ mình không làm anh ấy thất vọng và anh ấy cũng không bao giờ làm tôi thất vọng. Chúng tôi không thường xuyên gặp nhau như mong muốn vì vậy mỗi lần gặp gỡ đều là niềm vui. Chúng tôi không bao giờ chán nhau, không bao giờ làm nhau chán và điều đó cũng khiến gia đình trở nên gắn kết hơn".
Trong suốt thời gian diễn ra xung đột giữa Ukraine và Nga, đệ nhất phu nhân Olena và hai con, con gái Oleksandra, 20 tuổi và con trai Kyrylo, 11 tuổi, đã phải sống xa Tổng thống Volodymyr Zelensky. Hiện nay, họ có thể gặp nhau nhiều hơn thời gian đầu của cuộc chiến song cuộc sống gia đình vẫn có nhiều thách thức, như tất cả các gia đình khác tại Ukraine.
Bà Olena nói: "Sống ở một đất nước đang có xung đột không phải là cuộc sống bình thường với bất cứ ai. Đó là gánh nặng và áp lực tâm lý liên tục. Tôi hy vọng khi áp lực này được giải tỏa, với chiến thắng của Ukraine, chúng tôi sẽ có thể giữ được sự tỉnh táo và chúng tôi sẽ ổn. Tuy nhiên, bây giờ tôi nghĩ rằng tôi và chồng gần gũi hơn bao giờ hết về mặt tình cảm".
Đệ nhất phu nhân Ukraine tin rằng tình yêu thôi thì không đủ để hạnh phúc. "Chúng tôi hiểu nhau rất rõ. Trên thực tế, điều quan trọng nhất là bạn phải tôn trọng những người thân yêu nhất của mình. Tôi chắc chắn rằng tình yêu là không đủ. Và tôi vui vì có thể tôn trọng chồng mình vì sẽ rất khó để ở bên anh ấy, ngay cả khi được yêu thương hết mực, nếu tôi không tin vào sự trung thực của chồng".
Bà Olena nói rất tự hào về sự kiên cường của chồng. "Trong những ngày, tuần và tháng khi xung đột bắt đầu, tôi không nghi ngờ một giây nào về cách anh ấy cư xử. Tôi thậm chí còn tự hào hơn về sự kiên cường của anh ấy. Đó là một cuộc marathon kéo dài. Anh ấy đang xoay xở và tôi cầu nguyện chồng mình sẽ không mất đi sức mạnh và quyền lực của bản thân, bởi vì chúng ta cần Volodymyr Zelensky như hiện tại, mạnh mẽ và bướng bỉnh"
Đệ nhất phu nhân Ukraine cũng bình luận về mong muốn bắt cá chép ở sông Dnipro của chồng sau khi xung đột kết thúc.
Bà cũng cho biết, không bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành vợ của Tổng thống. "Thành thật mà nói, khi chúng tôi còn trẻ, tôi không ngờ anh ấy trở thành một ngôi sao truyền hình rồi sau đó là diễn viên điện ảnh. Mỗi bước ngoặt trong hành trình của chúng tôi khiến tôi mạnh mẽ hơn và tôi cảm ơn chồng vì điều đó".
Khi lực lượng đặc nhiệm Nga tiến đến thủ đô Kiev trong bối cảnh tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào năm 2022, Mỹ đã đưa ra cho Tổng thống Volodymyr Zelensky một lựa chọn là rời khỏi Ukraine. Ông đã trả lời: "Cuộc chiến là ở đây. Tôi cần đạn dược, không phải một chuyến đi".
Đệ nhất phu nhân Ukraine tiết lộ xung đột làm thay đổi quan hệ vợ chồng
Đại diện nhà trường cho biết, trong nhiều năm qua, học sinh Asian School không chỉ giữ vững tỉ lệ 100% học sinh tốt nghiệp các cấp mà còn đạt được phổ điểm ngày càng cao. Trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2022, học sinh Trần Đoàn Minh Thùy của trường là một trong ba thí sinh đạt điểm thi cao nhất TP.HCM với tổng điểm 54 và cũng là thí sinh có kết quả tổ hợp các môn Khoa học tự nhiên cao nhất thành phố khi đạt điểm trung bình 9,04.
Cũng trong kỳ thi này, có 94% học sinh lớp 12 được miễn bài thi ngoại ngữ nhờ có các chứng chỉ TOEIC, TOEFL ITP… trong đó, hơn 17% học sinh có chứng chỉ IELTS từ 6.5 trở lên và nhiều em còn đạt IELTS từ 8.0.
Theo Asian School, với lợi thế là nền tảng ngoại ngữ vững chắc, nhiều học sinh Asian School đã giành được học bổng và đỗ vào những trường đại học danh tiếng thế giới như: Harvard, Yale, UC Berkeley, UCLA, UC Davis, UC Irvine, Santa Clara University, Aalto University, University of British Columbia, University of Cambridge, ESMA Aviation Academy, University of Debrecen - Medical School, Monash University, University of Newcastle, Macquarie University, Singapore Management University, National University of Singapore…
Trường Quốc tế Á Châu khẳng định luôn duy trì chiến lược hướng đến xây dựng môi trường học tập chất lượng cao chuẩn quốc tế, giúp học sinh phát huy sự ưu tú, phát triển toàn diện về ngoại ngữ, tri thức và kỹ năng, trở thành những học sinh năng động, sáng tạo; để từ ngôi trường này, các em có thể hoàn thiện kiến thức, nhân cách, tự tin ghi dấu ấn tri thức của mình trong hành trình hội nhập thế giới.
Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) thuộc Tập đoàn Giáo dục Quốc Tế Á Châu (GAIE) gồm các thành viên: Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), Viện Nghiên cứu Châu Á (IAS) và Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU). Trường Quốc tế Á Châu là trường phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12, đào tạo chương trình giáo dục Việt Nam và chương trình tiếng Anh quốc tế được thiết kế theo chuẩn giáo dục bậc phổ thông của American Education Reaches Out (AERO) và Common Core State Standards (Mỹ), đang thực hiện chương trình kiểm định chất lượng giáo dục của Hội đồng các Trường Quốc tế (CIS) - Anh. Đối với bậc THPT, học sinh có thêm lựa chọn theo học chương trình Advanced Placement (AP) của College Board - Mỹ. |
Ngọc Minh
" alt="Asian School tiếp tục ghi dấu ấn thành tích"/>Bạo lực tinh thần, thể xác bủa vây
Sinh ra trong gia đình có bố mẹ không mấy hòa thuận, Trung nói, cuộc sống của mình những năm đầu cấp 2 “chẳng mấy bình yên”.
“Mỗi buổi sáng thức dậy, mỗi buổi chiều nấu cơm trong bếp hay mỗi buổi tối trước khi đi vào giấc ngủ đều thường xuyên diễn ra trong khung cảnh bố mẹ cãi nhau, đôi khi chỉ vì những vấn đề nhỏ nhặt như tiền bạc, cũng đem lại cho em áp lực rất lớn.
Cùng thời điểm đó, em lại là nạn nhân của bạo lực học đường. Bố mẹ đi làm từ sớm tới tối muộn, bạn bè xung quanh không ai dám ra mặt giúp đỡ, em không biết phải tâm sự với ai. Em dần thu mình lại, cam chịu vì không biết làm thế nào để vượt qua sự bất lực đó”.
Sống trong cảm xúc tiêu cực suốt một khoảng thời gian dài, Trung dần trở nên nhạy cảm hơn với những lời đánh giá và nhận xét của những người xung quanh.
“Em luôn so sánh điểm yếu của mình với điểm tích cực của người khác và cảm thấy mình thua kém về mọi mặt. Lâu dần, em chỉ thấy những điểm tiêu cực của bản thân.
Chính vì vậy, mỗi khi đối diện với một cơ hội quan trọng, trong đầu em lại văng vẳng lên câu nói “mày sẽ không làm được đâu” thuyết phục em từ bỏ, rồi em lắc đầu và thu mình trong sự dằn vặt.
Không ngừng dấn thân và trải nghiệm
Cảm thấy “liên tục trượt dài” trong vòng lặp của sự tự ti quá dài và quá sâu, Trung cảm thấy hoảng sợ. Em quyết tâm phải thay đổi, mà trước hết bắt đầu từ thế mạnh của mình, đó là học và sử dụng ngoại ngữ.
Trung nhận ra trước nay, dù rất chăm chỉ nhưng bản thân vẫn không thể nghe nói thành thạo giống như người bạn của mình – chủ yếu ngồi xem phim Trung nhưng kỹ năng nghe nói rất tốt. Cậu cũng thấy rằng, điều quan trọng của việc học ngoại ngữ là phải tạo ra môi trường để “đắm chìm trong ngôn ngữ ấy”.
Vì vậy, Trung bắt đầu lên kế hoạch gắn mọi thói quen hàng ngày với các nội dung bằng tiếng Trung và tiếng Anh.
“Em bắt đầu xem phim, nghe podcast hàng ngày bằng tiếng Trung; luyện nói một mình khi chạy bộ; viết nhật ký bằng ngoại ngữ; dành thời gian đi tour tối thiểu 1 lần/ tuần; tham gia một số cuộc thi như Tranh biện tiếng Hoa;…
Nhờ vậy, em không cần phải sắp xếp thời gian biểu dành riêng cho việc học ngoại ngữ mà vẫn có thể học và sử dụng gần như toàn bộ thời gian trong ngày”.
Với những kinh nghiệm tích lũy được, tháng 7/2021, Trung quyết định lập ra kênh Người Tích lũy. Đây là nơi cậu bắt đầu tập viết lách, chia sẻ về phương pháp học ngoại ngữ, nghề biên phiên dịch, thói quen tích cực và năng suất làm việc,… Dự án đã biến Trung từ một người luôn nhút nhát, tự ti về bản thân thành một người dũng cảm và mạnh dạn chia sẻ giá trị tới mọi người xung quanh.
Ngoài ra, Trung còn mở các lớp dạy tiếng Trung miễn phí. Cậu cho rằng, dạy học cũng là cách để tự dạy. Học viên của lớp có độ tuổi trải dài từ những em học sinh cấp hai cho đến những người đi làm đã ngoài 40 tuổi.
"Dạy nhiều đối tượng như vậy đòi hỏi sự kiên nhẫn, khả năng lắng nghe, giao tiếp và truyền đạt. Sau một thời gian đi dạy, em nhận ra bản thân có sự thay đổi tích cực là trưởng thành, tự tin hơn, biết cách sắp xếp công việc một cách hiệu quả" Trung chia sẻ.
Hiện tại, các lớp học online của Trung vẫn đang diễn ra hàng tuần, với số lượng từ 6-8 học viên mỗi lớp.
Một dấu mốc được Trung xem là bước ngoặt khiến bản thân “thay đổi mạnh mẽ” là khi cậu nghe tin Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đang tuyển MC cho bản tin tiếng Trung.
Trung xem đây là cơ hội tốt để thử thách và tôi luyện bản thân, vì vậy đã thử tham gia ứng tuyển.
Tuy nhiên khi ấy, cậu đã bị từ chối vì kỹ năng chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của Đài.
Thất vọng nhưng không nhụt chí, Trung đã dành ra 4 tháng ròng để tự luyện đọc, luyện cách nhả chữ, cải thiện chất giọng và phong thái dẫn.
Lần thứ hai ứng tuyển lại, Trung được người phụ trách đồng ý cho dẫn thử. Nắm bắt cơ hội này, trong vòng 1 tháng, cậu liên tục xin lên Đài để luyện đọc và tập dẫn trước máy quay. Các kỹ năng đã thuần thục hơn, nhưng Trung tiếp tục bị từ chối vì thân hình chưa phù hợp với việc làm MC cho chương trình.
Không chịu từ bỏ, Trung lại cố gắng ăn, thay đổi kiểu tóc và cách ăn mặc. Cậu sau đó đã tăng 5kg chỉ sau vỏn vẹn 1 tháng. Đó cũng là lúc khao khát được vào Đài làm việc của Trung được thực hiện.
Từ một người luôn cảm thấy sợ hãi khi phải đứng trước đám đông, giờ đây, Trung có thể tự tin dẫn bản tin thời sự mà không còn “run bần bật” trước ống kính máy quay.
Mới đây, Trung còn được mời làm diễn giả cho chương trình TEDxHANU để truyền đi thông điệp “Vượt qua mặc cảm tự ti”.
“Đối với một người cứ lên sân khấu lại run bần bật như em, đây là một điều không tưởng”, Trung chia sẻ.
Để tạo ra sự thay đổi này, Trung nói, bản thân đã phải chăm chỉ và nỗ lực không ngừng nghỉ.
Cũng nhờ vậy, cậu nhận ra rằng, mỗi người đều mang những thế mạnh và sứ mệnh riêng. Điều cần làm là không ngừng dấn thân và trải nghiệm để hoàn thiện mình mỗi ngày”.
Huyền My
10X từ phát biểu cũng 'run bần bật' trở thành MC truyền hình