Nhiều sinh viên lớp Tài chính ngân hàng K36, Trường ĐH Cần Thơ phát hiện luận văn tốt nghiệp file PDF bị đăng bán trên mạng.
![]() |
Sinh viên phản ánh luận văn tốt nghiệp bị bán |
Sinh viên cho rằng luận văn là công sức tốt nghiệp, sinh viên gửi về trường để lưu trữ và cho các sinh viên khóa sau tham khảo nhưng đã bị thành phần xấu trục lợi đem bán lên mạng.
Theo phản ánh luận văn tốt nghiệp đã được công khai bán trên website 123doc.
Ông Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho rằng sau khi nhận được tin nhắn và đọc một số thông tin trên trang cá nhân của sinh viên phản ánh tình trạng luận văn tốt nghiệp của sinh viên Trường ĐH Cần Thơ bị rao bán trên mạng, ông đã kiểm tra và ghi nhận phản ảnh của sinh viên là đúng sự thật.
Theo ông Xê, nguyên tắc chung các file luận văn tốt nghiệp được đưa lên website của thư viện để đọc, không được download toàn luận văn tốt nghiệp. Trường cũng không chủ trương cung cấp các tài liệu này ra bên ngoài.
Sau khi nhận phản ánh trường đang điều tra tìm nguyên nhân rò rỉ thông tin này và sẽ xử lý đến nơi đến chốn những người vi phạm quy định.
Ngoài ra trường cũng nhờ công an làm việc với chủ của website 123doc và xử lý theo quy định của pháp luật.
Ông Xê cũng thay mặt ban giám hiệu nhà trường xin lỗi các em sinh viên và đề nghị các sinh viên phối hợp với trường tìm ra những người đánh cắp tài liệu.
Lê Huyền
" alt=""/>Sinh viên bất bình vì luận văn tốt nghiệp bị rao bán trên mạngCụ thể, ông Lê Việt Dương, Phó trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp (Sở GD-ĐT Hà Nội) cho biết, năm 2015, tổng chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy giao cho 54 trường Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng Hà Nội gần 40.000. Tuy nhiên, với phương thức xét tuyển, các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp chỉ tuyển được 18.313 học sinh (đạt 57,39% so với chỉ tiêu) và nếu so với năm 2014 giảm 7%.
Trong 48 trường trung cấp chuyên nghiệp chỉ có 5 trường tuyển sinh đạt và vượt chỉ tiêu. Có tới 19 trường tuyển sinh dưới một nửa số chỉ tiêu. Thậm chí, đáng báo động khi có 12 trường trung cấp rơi vào diện không tuyển sinh được. Có thể kể đến như: Trung cấp Bách khoa Hà Nội, Trung cấp Đa ngành Hà Nội, Trung cấp Tin học Tài chính kế toán Hà Nội, Trung cấp thông tin truyền thông,…
Ông Vũ Đức Tuấn, Hiệu trưởng Trường TCCN đa ngành Sóc Sơn chia sẻ thực tế khó khăn của hệ thống ngành giáo dục chuyên nghiệp. (Ảnh: Thanh Hùng). |
Lãnh đạo nhiều trường bày tỏ lo lắng và thốt lên “việc đào tạo trung cấp chuyên nghiệp đã gần đi đến ngõ cụt” trước những thay đổi về mặt chủ trương trong thời gian tới. Bởi ngoài việc giáo dục chuyên nghiệp sẽ chuyển sang Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý thay vì Bộ GD- ĐT, là tới năm 2021, bệnh viện ngừng tiếp nhận nhân lực trình độ trung cấp. Thông tư liên tịch số 26 tháng 10/2015 của liên bộ Y tế, Nội vụ quy định từ 1/1/2021, viên chức ngành y phải có trình độ từ cao đẳng trở lên. Từ năm 2025, chức danh cán bộ hệ trung cấp trong toàn bộ ngành y sẽ bị hủy bỏ. Do đó, trước mắt đến năm 2018, các trường trung cấp y dược sẽ phải dừng tuyển sinh một số mã ngành.
Ông Vũ Đức Tuấn, Hiệu trưởng Trường TCCN đa ngành Sóc Sơn bộc bạch: “Đại học, cao đẳng giờ như thế nào rồi chúng ta cũng biết, điều kiện trung cấp thì càng khó khăn từ nguồn tài chính, nhân lực và đặc biệt là công tác tuyển sinh.
Trường thầy Tuấn, năm đầu trường tuyển được 500 học viên nhưng tụt giảm số lượng qua từng năm. Hệ hai năm dù trường đã cố “khai thác” các hướng nhưng đến nay dồn tất cả các loại hình đào tạo cũng chỉ tuyển được rất ít. Ông Tuấn xác định những năm tới sẽ chỉ còn hệ 3 năm là chủ yếu bởi hệ hai năm khó đến lượt vì các trường CĐ đã “vớt” hết.
Chưa tạo được niềm tin cho người học
Ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng trước hết các trường cần ổn định tư tưởng, hết sức bình tĩnh nghĩ cách làm sao tồn tại và phát triển. Như vậy dù chuyển cơ quan quản lý cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều.
“Các trường lo lắng về sự chuyển đổi cơ quan quản lý nhưng tôi nghĩ có chủ quản ngành nào thì các trường vẫn được hoàn toàn tự chủ về tài chính, về chương trình học thuật,...”
Theo ông Đại, để phát triển, mỗi trường cần xác định một ngành mũi nhọn và cố gắng tìm cách hợp tác với nhau. Có thể, nhiều trường mỗi trường một ngành, nhưng nên hợp tác lại để có một số ngành đặc biệt hay tạo thành một vài trường mạnh, mỗi trường lại tập trung đầu tư cho một khoa.
Ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) cho rằng thách thức lớn nhất mà hiện các trường trung cấp chuyên nghiệp phải đối mặt chính là sự thiếu lòng tin của người dân vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Bởi thực tế các trường vẫn còn rất nhiều nguồn tuyển với khoảng 250.000 học sinh tốt nghiệp THCS không học THPT, không đi học nghề và THPT không học ĐH, CĐ.
Tuy nhiên, để tận dụng được nguồn này, không còn cách nào khác các trường phải tìm đến các trường THCS, THPT để “làm quen” với học sinh. Bởi các trường phổ thông không thể đủ giáo viên để làm giúp khâu hướng nghiệp. “Các trường cũng cần thay đổi cấu trúc chương trình. Các môn chung như giáo dục quốc phòng để sau và dạy trước các môn thực hành, kỹ năng để học sinh có hứng thú học, qua đó giữ chân các em”, ông Vinh đưa lời khuyên.
Thanh Hùng
" alt=""/>Nhiều trường trung cấp không tuyển nổi một người học3.235 - đây là số lượng tàu đánh bắt cá của tỉnh Bình Định đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Nhờ việc định vị, gần 3 năm qua, 100% hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản của ngư dân được giám sát chặt ngay từ đất liền, tránh vi phạm ranh giới ngư trường biển, đồng thời, giúp bảo vệ tính mạng người dân trước thiên tai khó lường.
Tuy nhiên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Bình Định, ông Nguyễn Công Bình thừa nhận, quá trình thuyết phục để người dân hiểu rõ lợi ích của lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, là không đơn giản.
- Theo ông, đâu là trở lại lớn nhất khi vận động người dân lắp thiết bị trên tàu cá của mình?
Ông Nguyễn Công Bình: Có hai lý do chính khiến ngư dân “lắc đầu”.
Thứ nhất, việc lắp thiết bị giám sát hành trình tốn khoảng 22 triệu đồng/bộ/tàu cá. Đây là yếu tố tài chính.
Thứ hai, ngư dân đánh bắt xa bờ thường có tâm lý là giấu ngư trường. Họ không muốn cho người khác biết địa điểm đánh bắt có cá. Do vậy, khi lắp thiết bị giám sát trên tàu, đồng nghĩa, họ sẽ bị cơ quan quản lý nhà nước theo dõi các hoạt động khai thác trên biển.
- Với hai vấn đề trên, tỉnh đã giải quyết như thế nào?
Ông Nguyễn Công Bình:Từ giữa năm 2020, chúng tôi bắt đầu chiến dịch tuyên truyền cho ngư dân và lắp thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá.
Đối với vấn đề tài chính, tỉnh Bình Định hỗ trợ 50% chi phí lắp đặt một bộ thiết bị trên tàu, vào khoảng 11 triệu đồng. Với 3.235 tàu cá đã được lắp thiết bị thì số tiền là hàng chục tỷ đồng, địa phương cùng giảm bớt gánh nặng tài chính cho ngư dân đang vươn khơi bám biển.
Còn về tâm lý giấu ngư trường, chúng tôi nói với họ rằng, đừng vì cái lợi trước mắt mà để ngành thuỷ sản phải gánh chịu những hậu quả lâu dài.
Việc giám sát của cơ quan Nhà nước không gây khó khăn cho hoạt động khai thác mà chỉ nhắm vào hành vi đánh bắt sai phạm pháp luật trên biển như: vi phạm ngư trường, đánh bắt trái tuyến, đánh bắt trên vùng biển nước ngoài. Đây không phải là câu chuyện một tàu cá thu lợi thêm bao nhiêu, đây chính là hình ảnh của một quốc gia.
“Hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định” (IUU) cần phải được ngăn chặn triệt để. Từ đó, góp phần giúp Việt Nam sớm được gỡ thẻ vàng IUU.
Cùng với đó, chúng tôi cũng nói với ngư dân rằng, việc giám sát thông qua định vị sẽ giúp cơ quan chức năng cảnh báo kịp thời cho tàu cá nếu xuất hiện áp thấp, bão biển. Từ đó, các đội tàu chủ động tìm nơi neo đậu, tránh trú bão an toàn, giảm tối đa thiệt hại về người và tài sản.
Ngoài ra, khi lắp thiết bị giám sát hành trình, chủ tàu cũng có thể quản lý được đội tàu từ xa. Nhiều chủ tàu ngồi bờ mà liên lạc, điều hành 5-10 con tàu ngoài khơi, kêu thuyền trưởng đưa tàu qua khu vực nào khai thác để có hiệu quả.
"Bạn đồng hành" tin cậy trên hải trình mưu sinh
- Tỉnh đánh giá sao về kết quả sau 3 năm triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá?
Ông Nguyễn Công Bình:Nhận thức là điều thay đổi rõ nhất. Nhiều tàu khi đang khai thác trên biển còn chủ động liên lạc về đất liền cho chúng tôi, hỏi xem tàu đang ở đúng vị trí chưa. Họ nói chúng tôi cảnh báo họ nếu không may tàu đến gần ranh giới vi phạm.
Theo thống kê, năm 2021, tỉnh có 300 lượt tàu vi phạm đánh bắt/năm. Sang năm 2022, con số là khoảng hơn 50 lượt. Còn 10 tháng của năm 2023, chỉ còn 30 lượt tàu vi phạm.
Số liệu trên đã nói lên tất cả. Những ngư dân ngày nào còn “lắc đầu” đối với thiết bị giám sát hành trình, thì nay hiểu và rất thượng tôn pháp luật.
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, giám sát hành trình và ứng dụng chuyển đổi số đã mang lại những thay đổi lớn trong công tác quản lý. Ngay bản thân tôi cũng có thể giám sát hoạt động của các tàu cá chỉ với chiếc smartphone trên tay.
Dữ liệu cập nhật qua ứng dụng, cho tôi biết có bao nhiêu tàu đang đánh bắt ngoài khơi, bao nhiêu tàu đang nằm bờ, hoặc tàu nào đang gặp phải sự cố.
Trước đây, khi chưa lắp thiết bị, chỉ khi tàu cá liên lạc về, trên đất liền mới biết họ gặp sự cố. Còn hiện tại, chúng tôi theo dõi mọi hoạt động 24/7, biết chính xác toạ độ tàu bị nạn, nắm được quanh đó có bao nhiêu tàu khác đang hoạt động, liên lạc để nhờ tàu bạn ứng cứu sớm. Sau đó, các lực lượng trên bờ sẽ khẩn trương thực hiện các công tác phối hợp, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn cần thiết.
Nhìn chung, ngư dân Bình Định hiểu được giá trị của việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Họ an tâm hơn với những hải trình mưu sinh dài ngày trên biển.
Xin cảm ơn ông Nguyễn Công Bình!