Sáng nay, ngày 10/11/2017, nhân chuyến sang Việt Nam tham dự APEC 2017, Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah Mu’izzaddin Waddaulah đã tới thăm Trung tâm tiếng Anh hợp tác giữa ĐH Quốc gia Brunei và ĐH FPT - FPT UBD Global Centre tọa lạc tại Tòa nhà ĐH FPT, Khu Công nghiệp An Đồn, TP Đà Nẵng.
Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Brunei, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Brunei, Chủ tịch ĐH Quốc gia Brunei tháp tùng Quốc vương trong chuyến đi này.
FPT UBD Global Centre là kết quả hợp tác quốc tế của ĐH Quốc gia Brunei với ĐH FPT. Đây là dự án đào tạo đầu tiên của ĐH Quốc gia Brunei được triển khai tại nước ngoài. Tại buổi lễ, thay mặt cán bộ, giảng viên FPT UBD Global Centre, bà Datin Dr Anita B Z Abdul Aziz - Hiệu trưởng ĐH Quốc gia Brunei (UBD) giới thiệu với cơ sở vật chất và hoạt động hiện nay của Trung tâm.
Theo đó, trong dự án này, ĐH FPT phụ trách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và tuyển sinh, ĐH Quốc gia Brunei cung cấp đội ngũ giảng viên và chương trình đào tạo. Những giảng viên đầu tiên đã từ Brunei sang Trung tâm vào tháng 3 vừa qua và các khóa học tiếng Anh đầu tiên đã được mở, dành cho sinh viên tại Đà Nẵng và các tỉnh thành miền Trung.
Là người tâm huyết với ngành giáo dục và mối quan hệ hợp tác đào tạo giữa hai quốc gia, bà Datin Dr Anita B Z Abdul Aziz cũng chia sẻ về hành trình “quốc tế hóa” nhiều gian nan nhưng đến nay đã bước đầu gặt hái được trái ngọt của cả ĐH Quốc gia Brunei và ĐH FPT. Trong đó, Trung tâm tiếng Anh FPT UBD Global Centre là một điểm sáng, nơi bà hy vọng sẽ chắp cánh cho nhiều thế hệ sinh viên trở thành công dân toàn cầu nhờ kỹ năng tiếng Anh được đào tạo bài bản.
Các cán bộ, giảng viên có mặt tại buổi lễ khá xúc động trước những chia sẻ của Chủ tịch ĐH Quốc gia Brunei. Đối với ĐH Quốc gia Brunei nói chung và mỗi cán bộ, giảng viên của trường nói riêng, Trung tâm tiếng Anh FPT UBD Global Centre có ý nghĩa đặc biệt bởi công tác ở đây, họ phải tạm xa quê hương gia đình trong một thời gian nhưng lại được hòa mình vào cuộc sống ở một thành phố “đáng sống và được gặp gỡ, truyền thụ kiến thức cho nhiều sinh viên Việt Nam mà theo chia sẻ của các giảng viên: “Các bạn sinh viên Việt Nam rất thân thiện và chịu khó học tập”.
Có mặt tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ chia sẻ: “Hy vọng Trung tâm sẽ trở thành địa chỉ giảng dạy, đào tạo tiếng Anh chất lượng cao ở Đà Nẵng, Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển nguồn nhân lực cho chất lượng cao trong đó có phát triển kỹ năng ngoại ngữ”.
Trước thực trạng các phương tiện cá nhân là xe ô tô và xe máy đang gia tăng nhanh chóng, gây áp lực lên tình hình giao thông hiện nay, Đại tá Thắng đề xuất Chính phủ và các bộ ngành cần có quy định về việc mỗi công dân được đăng ký 1 biển số xe ô tô và chịu trách nhiệm về biển số đó.
“Mỗi công dân chỉ được sở hữu 1 ô tô và 1 biển số, nếu công dân có nhu cầu đổi xe thì vẫn phải sử dụng biển số của xe cũ. Việc này nhằm hạn chế phương tiện cá nhân và xác định phương tiện là chính chủ, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, nhiều nước trên thế giới cũng đã áp dụng” - Đại tá Đào Vịnh Thắng nhấn mạnh.
Phòng PC67 Hà Nội cũng đề xuất về quy định trước khi đăng ký phương tiện thì công dân phải có tài khoản ngân hàng. Việc mở tài khoản được xem là điều kiện bắt buộc để đăng ký xe nhằm phục vụ cho phương tiện và chủ phương tiện.
Vì khi phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh camera, các tài liệu chứng minh vi phạm, sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ xử phạt hành chính qua tài khoản chứ không cần mời lái xe lên làm việc.
Điều này để giảm bớt các thủ tục hành chính và tránh phiền hà cho người dân khi phải đi lại nhiều lần trong quá trình xử lý vi phạm. Cần có quy định về số tiền duy trì trong tài khoản thì mới được đăng ký xe, siết chặt quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện.
Về việc cấp giấy phép lái xe (GPLX), người đứng đầu lực lượng CSGT Hà Nội đề xuất chỉ cấp GPLX ô tô thời hạn 5 năm thay vì 10 năm như hiện nay, sau 5 năm phải thực hiện đổi GPLX.
Ông Thắng giải thích: “10 năm GPLX có hiệu lực nhưng trong 10 năm khó kiểm soát được người sở hữu GPLX về tình trạng sức khỏe, năng lực lái xe. Đề nghị việc cấp GPLX cho công dân sẽ có Bộ Công an chủ trì. Khi đào tạo, sát hạch và cấp GPLX phải kèm theo điểm của GPLX đó để nếu vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm trên GPLX đó.
Vi phạm giao thông càng nghiêm trọng thì số điểm trừ đi càng nhiều, nếu trừ hết điểm thì phải học lại từ đầu và thi lấy GPLX mới, với trường hợp nghiêm trọng thì phải đình chỉ lái xe vĩnh viễn”.
Trong bối cảnh hiện nay, khi phương tiện cá nhân đang gia tăng nhanh, việc áp dụng quy định mỗi công dân chỉ được sở hữu 1 biển số và chủ xe phải duy trì tài khoản được thực hiện càng sớm càng tốt.
Vị trưởng phòng CSGT Hà Nội cho biết thêm: Hiện nay mỗi tháng Hà Nội có gần 500 xe ô tô và 16 nghìn xe máy đăng ký mới, tạo áp lực lên hạ tầng cơ sở và lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tổ chức giao thông.
Đại tá Thắng nêu quan điểm: “Việc trông giữ xe ô tô lòng đường các tuyến phố nên tổ chức cả 2 chiều, chỉ đỗ dưới lòng đường, không đỗ trên vỉa hè. Các điểm trông giữ xe ở các quận trung tâm sẽ có mực phí cao hơn các quận, huyện ngoại thành. Các điểm đỗ trên các tuyến phố cũng sẽ đắt hơn các bãi trông giữ xe đã được quy hoạch”.
" alt=""/>Đề xuất mỗi công dân chỉ được sở hữu 1 ô tô và 1 biển sốNếu như trước đây, roaming là một khái niệm “đắt đỏ” đối với người dùng sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế tại nước ngoài, đặc biệt khi sử dụng data tốc độ cao để truy cập Internet thì nay những gói cước chuyển vùng quốc tế đã được các nhà mạng ưu đãi hơn nhiều về mức giá tới khách hàng. Kể từ thời điểm Bộ TT&TT bỏ quy định giá sàn đối với giá cước bán buôn chuyển vùng quốc tế liên mạng thì các doanh nghiệp viễn thông trong nước bắt đầu đặt giá cước là yếu tố để cạnh tranh hàng đầu.
Tập trung vào các thị trường có nhiều người Việt Nam sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế, năm 2017, MobiFone đã triển khai hàng loạt gói cước data roaming với mức giá rẻ “như ở nhà” cho khách hàng tại 5 quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, HongKong.
Theo đó, gói cước Roam Like Home của MobiFone cho phép thuê bao trả trước và trả sau của MobiFone sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế tại 5 quốc gia kể trên chỉ với mức giá chỉ 4,88 đồng/10 KB, được coi là rẻ nhất trên thị trường hiện nay. Thực tế, gói cước này có giá 250.000 đồng sử dụng 500 MB data trong thời gian 7 ngày. Đồng thời, khách hàng còn được hưởng ưu đãi về giá cước thoại, SMS roaming: như cuộc gọi từ Lào, Campuchia về Việt Nam ưu đãi 82%, từ HongKong về Việt Nam ưu đãi 30%, từ Hàn Quốc về Việt Nam ưu đãi 45%, từ Nhật Bản về Việt Nam ưu đãi 60%; cước gửi tin nhắn về Việt Nam ưu đãi từ 30-45%.
Bên cạnh đó, nắm bắt xu hướng nhu cầu du lịch tại Hàn Quốc và Nhật Bản tăng cao trong những năm 2017, MobiFone tiếp tục “ưu ái” những khách hàng tại 2 quốc gia này với gói cước Roam Like Home Plus. Với cùng mức giá tương đương như Roam Like Home nhưng nếu khách hàng chỉ dừng chân tại 1 trong 2 quốc gia trên thì khi sử dụng Roam Like Home Plus, khách hàng đến Hàn Quốc có ngay 5GB data tốc độ cao, trong khi khách hàng đến Nhật Bản có đến 2GB data.
" alt=""/>Gói cước data roaming của MobiFone “hút” người dùng với giá cực hấp dẫn