Buổi tối xong việc 2 đứa rút êm về phòng, Nam khoan khoái đưa tay ôm vợ:
- Giờ mới được ôm vợ mình đây.
Chưa dứt lời đã thấy mẹ chồng tôi xoay tay nắm cửa bước vào. Hai mẹ con nói chuyện với nhau:
- Khiếp, giật cả mình, sao mẹ không gõ cửa?
- Nhà ít người xưa giờ, mẹ quen rồi. Mẹ phải lên bảo chúng mày không quên. Mẹ vừa tính, cỗ cưới lỗ một đống tiền.
- Ôi xin mẹ, thế mà cũng phải lên. Để đấy mai con xem cho, giờ con ngủ đã.
Hôm sau 2 đứa đi chơi, vừa bước vào nhà, bà nói luôn:
- Hai đứa xem thế nào bán vàng đi mà trả nợ.
Tôi từ tốn:
- Để con bàn lại với anh Nam đã nhé...
Nam thẳng thừng:
- Không phải bàn, anh đồng ý. Cứ đưa bà, đằng nào cũng là nhà mình, không phải tính toán.
Thấy tôi xị mặt không thoải mái, bà mắng:
- Mày khó chịu à. Tao lo cho chúng mày gấp tỉ lần thế tao còn chưa tính, mày khó chịu cái gì, con cái láo, mẹ chưa nói xong đã sưng sỉa mặt mày.
- Nhưng đây là vàng mẹ với các dì cho con để làm vốn, nhỡ sau này cần đến. Giờ mẹ bắt con bán đi trong khi chưa cần thiết, con không đồng ý.
Nam mắng:
- Em đừng có cãi mẹ.
Tôi ấm ức:
- Còn anh nữa. Anh tự quyết hộ em, không hỏi ý em như thế nào, lúc nào cũng mẹ.
Nam không để tôi nói hết câu, sấn vào giơ tay tát tôi. Mặc kệ vợ khóc, Nam cũng chẳng thèm dỗ. Những ngày sau đó 2 vợ chồng việc ai nấy làm. Tôi cứ nghĩ Nam sẽ xin lỗi làm lành nhưng hóa ra anh còn tỏ vẻ giận hơn cả vợ, lầm lì không thèm nói chuyện.
Bữa tối dọn xong xuôi tôi lên phòng nằm. Vừa đóng cửa mẹ chồng lại gióng giả:
- Lúc nào cũng vội lên phòng, ở dưới này mà nói chuyện với mọi người cho vui vẻ.
Một lúc thì cửa phòng bật mở, Nam đứng sừng sững nói trống không:
- Xuống nhà xem tivi. Lấy chồng phải theo nếp nhà chồng, đừng quen kiểu thích gì làm nấy.
Đấy, mỗi ngày đều có những việc vụn vặt như thế. Tôi biết ý làm mọi việc cố gắng tránh động chạm để mẹ chồng phật ý. Nhắc chuyện ngày trước Nam hứa ra ở riêng, anh ậm ừ.
Kinh nghiệm những ngày qua cho tôi biết tranh cãi không giải quyết được gì, nhưng tôi vẫn hy vọng Nam yêu mình. Thôi thì lạt mềm buộc chặt, nước chảy đá mềm. Nhưng mà những buổi tối mỗi đứa nằm một góc giường thì diễn ra thường xuyên.
Ngày cưới bạn thân, tôi xin phép đi cả ngày. Mẹ chồng và chồng đều không tỏ ra vui vẻ nhưng cũng không có lý do gì cấm đoán. Tầm 7h tối, lúc tôi đang ngồi với bạn bè, Nam gọi điện cho tôi giọng oang oang:
- Định đi đến bao giờ mới về?
- Em đã nói với anh rồi còn gì, xin phép cả mẹ trước mặt anh...
- Cô bảo đi cả ngày, có nói gì chuyện không ăn tối đâu. Làm mẹ phải nấu cơm hộ cô.
- Hộ á? Em bận thì anh nấu, mẹ nấu có sao. Nấu cơm là trách nhiệm của riêng em à mà "hộ".
Nam tắt máy. Tôi sững người không tin nổi Nam lại cục cằn đến thế. Cái con người nhất nhất nghe lời mẹ, không coi vợ ra gì này sao tôi thấy xa lạ quá.
Tôi không thấy hạnh phúc một ngày nào từ khi theo anh về làm vợ. Nhìn cách mẹ anh chi phối mọi việc trong nhà, anh thì hoàn toàn không bảo vệ vợ, tôi không thấy được yêu thương, tôn trọng. Từ lúc mở mắt đến khi đi ngủ lúc nào cũng chỉ thấy nặng nề, làm gì cũng phải xem ý mẹ anh, sợ bà không hài lòng. Cô gái vui vẻ hay cười là tôi giờ đâu mất rồi.
Tôi muốn ly hôn. Bố mẹ tôi có thể sẽ buồn nhưng chắc ông bà cũng muốn thấy tôi hạnh phúc chứ không phải sống ấm ức nhịn nhục như bây giờ. Tôi không biết quyết định của mình có vội vàng quá không khi tôi mới chỉ làm vợ được có 30 ngày?
Theo Dân trí
" alt=""/>Làm vợ được 30 ngày, tôi muốn ly hônNhìn người phụ nữ trẻ, nụ cười tỏa nắng cùng ngoại hình quyến rũ, ít ai ngờ, cô đã đi qua bão giông khi tuổi đời mới ngoài 20.
![]() |
Bà mẹ đơn thân xinh đẹp |
‘Tôi sinh ra trong gia đình bình thường ở Hà Nội, bố mẹ sinh được 5 người con, tôi là chị cả. Ngày tôi quyết tâm kết hôn với người nước ngoài, mẹ không đồng ý vì anh cao tuổi. Sau bà thương con, đành miễn cưỡng gật đầu.
Khi biết chuyện tôi ly hôn, bà khóc hết nước mắt. Con mình dứt ruột đẻ ra, sống không hạnh phúc, người mẹ nào chẳng đau. Bố sợ tôi suy nghĩ, chỉ nén tiếng thở dài, động viên con gái vượt qua sóng gió’, Nhạn tâm sự.
Người mẹ đơn thân chia sẻ, trước khi lấy chồng, cô làm phiên dịch viên tiếng Hàn và gia sư tiếng Hàn trong TP.HCM.
Công việc tốt, hàng ngày có xe hơi đưa rước, cuộc sống thoải mái, thu nhập hàng nghìn đô mỗi tháng. Ai cũng cho rằng, rồi đây cô sẽ có tương lai sáng lạn. Vậy mà cô bỏ ngang, đi theo một lối rẽ khác…
Sang Mỹ kết hôn, Nhạn ở nhà nội trợ. Thời gian đầu, chồng cô lo mọi khoản sinh hoạt phí nhưng vợ sinh con vài tháng, anh bị mất việc, xin chạy xe tải, lương lậu bấp bênh. Nhạn buôn bán mỹ phẩm, quần áo kiếm thêm hỗ trợ.
Ngày chia tay chồng, bế con rời khỏi nhà, điều đầu tiên Nhạn nghĩ là tìm một nghề có thể phát triển lâu dài. May mắn, 3 năm du học bên Hàn Quốc, cô từng làm cho công ty mỹ phẩm nên có chút kiến thức.
Cô dùng số tiền tiết kiệm từ thời làm thông dịch viên, gom góp thêm chút ít, đưa con sang Hàn Quốc. Tại đây, cô học thêm về thẩm mỹ, chăm sóc da…
Từ những khó khăn ban đầu, Nhạn từng bước tìm cho mình một chỗ đứng trong nghề. Hiện nay, ngoài kinh doanh spa theo hình thức phục vụ tại gia bên Mỹ, Nhạn mua nhà ở TP.HCM, mở một cơ sở spa tại đây. Bà mẹ đơn thân còn kinh doanh thêm bất động sản, môi giới xe sang.
Để thuận tiện cho việc chăm sóc con, quản lý công việc, Nhạn tạm thời gửi con về ông bà ngoại, còn cô, đi đi về về giữa Mỹ và Việt Nam. ‘Tôi dự tính 2 năm nữa, sẽ đưa con về Mỹ học’, Nhạn nói.
Nhắc về mối quan hệ với chồng cũ, cô vui vẻ cho biết, luôn cư xử văn minh, tạo điều kiện cho bố con Kenny gặp gỡ: ‘Tôi và anh giữ mối quan hệ như bạn bè. Dù sao, chúng tôi cũng từng yêu thương nhau. Bố mẹ chia tay, con cái là người thiệt thòi nhất. Bởi vậy, mỗi khi có dịp, tôi chủ động đưa con sang thăm bố và bà nội, để con được hưởng trọn vẹn tình cảm gia đình.
Ngày lễ, giáng sinh hay sinh nhật con, chồng cũ và bà nội sẽ làm tiệc, đón Kenny về. Mẹ chồng cũ thi thoảng gọi cho tôi hỏi thăm. Thời gian làm dâu ngắn ngủi nhưng bà vẫn nói thương tôi nhiều’, nữ Việt kiều kể.
Nhạn thừa nhận, cuộc sống bên nước ngoài không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Cảnh mẹ đơn thân nuôi con, cô từng phải xoay sở đủ cách kiếm sống. ‘Tôi bán phụ kiện, quần áo, túi xách, kiếm được đồng tiền gặp bao nỗi nhọc nhằn. Nhiều lúc tôi muốn buông xuôi, mặc kệ tất cả nhưng nhìn con mình lại vực dậy tinh thần’.
![]() |
Sau đổ vỡ tình cảm, người mẹ đơn thân đã nỗ lực để con có cuộc sống sung túc |
Giọng xúc động, cô nói thêm: ‘Nếu như ai đó nghĩ rằng đi Tây là đổi đời, tôi khuyên người đó hãy tìm hiểu kỹ. Ở Việt Nam, nếu có bằng cấp, bạn dễ xin được vị trí nhân viên văn phòng, ngồi máy lạnh nhưng sang đây đôi khi phải mưu sinh bằng các việc chân tay. Thực tế hoàn toàn khác xa với tưởng tượng'.
Theo lời Nhạn, nhiều người đặt chân đến nước Mỹ chấp nhận sống cảnh không nhà cửa, ở nhà thuê mướn, làm cắt cỏ, dọn vệ sinh, dọn dẹp... Thù lao cao so với đồng lương ở Việt Nam nhưng so với mức sống ở Mỹ lại là quá thấp.
Chưa kể, họ còn phải chi trả cho các khoản: Bảo hiểm xe cộ, bảo hiểm sức khỏe. Nếu không có bảo hiểm sức khỏe, mỗi lần vào bệnh viện khám chữa bệnh, có thể phải chi trả số tiền lên đến vài chục nghìn đô la.
'Khi mới bước vào lĩnh vực spa, tôi lao động cật lực. Lúc nào cũng trong tâm thế, khách hẹn là lên đường. Bên Mỹ tôi chủ yếu đến nhà làm cho họ. Có hôm 9 - 10 giờ tối mới được nghỉ ngơi. Nhờ vậy, tôi tạo được nguồn khách quen. Nơi tôi ở nhiều người Việt, gặp đồng hương nên cũng dễ trò chuyện, giao lưu hơn’, nữ Việt kiều nhớ lại
Cuộc sống khá giả, mua nhà, mua xe, kinh tế đủ nuôi con. Đặc biệt, nhan sắc mặn mà của người phụ nữ sau đổ vỡ hôn nhân ngày càng rực rỡ. Tuy nhiên, Nhạn khẳng định, cô gặp nhiều va vấp trong chuyện tình cảm nên chưa dám nghĩ đến việc đi bước nữa.
Sự quan tâm của cô bây giờ là con trai. ‘Chặng đường phía trước của tôi còn rất dài. Việc vừa làm mẹ, vừa làm cha, khiến tôi thấy quá sức nhưng đã bước chân vào, đành phải nỗ lực. Chẳng ai có thể giúp mình ngoài chính bản thân mình. Quá khứ là giấc mơ đẹp, tương lai mới là đích hướng đến’, Nhạn bày tỏ.
Sang Mỹ theo tiếng gọi tình yêu nhưng Nhạn không thể ngờ sự khác biệt về tuổi tác, văn hóa đã đẩy cô và chồng xa nhau.
" alt=""/>Hành trình từ mẹ đơn thân trở thành bà chủ spa giàu có của nữ Việt kiều xinh đẹp