Sau 1 thập kỷ duy trì mối quan hệ, Kondo cuối cùng cũng tổ chức một lễ cưới nhỏ tại Tokyo vào năm 2018. Miku, trong hình dáng một con búp bê sang trọng, mặc váy cưới trắng, còn anh Kondo mặc lễ phục, tay trong tay cùng bước vào lễ đường.
Anh tâm sự mình đã tìm thấy tình yêu, nguồn cảm hứng và niềm an ủi ở Miku. Họ cùng nhau ăn, ngủ, xem phim và đôi khi là trốn đi nghỉ dưỡng lãng mạn.
Người đàn ông 38 tuổi biết mọi người đã đàm tiếu rất nhiều và hy vọng anh từ bỏ. Anh cũng biết Miku không có thật, nhưng tình cảm của anh dành cho nhân vật này không hề ảo.
“Khi chúng tôi ở bên nhau, cô ấy khiến tôi mỉm cười. Chính điều đó đã biến cô ấy trở thành một con người thật’’, anh Kondo chia sẻ.
Kondo đã quyết định kết hôn với một nhân vật hư cấu
Kondo chỉ là một trong số hàng nghìn người Nhật Bản kết hôn không chính thức với các nhân vật hư cấu trong những thập kỷ gần đây. Thậm chí, một ngành công nghiệp mới đã ra đời chỉ nhằm mục đích đáp ứng ý thích của cộng đồng những người hâm mộ nhiệt thành như Kondo. Rất nhiều các nhóm chat trực tuyến đã ra đời, nơi họ có thể thoải mái thảo luận về tình cảm với các nhân vật trong anime, manga và trò chơi điện tử.
Đối với một số người, mối quan hệ với nhân vật hư cấu chỉ mang tính giải trí, song Kondo từ lâu đã không muốn có một bạn đời là con người. Nguyên nhân một phần đến từ áp lực và kỳ vọng cứng nhắc từ phía gia đình, và hơn hết, bản thân anh ta luôn cảm thấy có một sức hút gì đó mãnh liệt với các nhân vật hư cấu. Những người như vậy được gọi là “fictosexual”.
Với anh, yêu một nhân vật hư cấu như Miku sẽ không bao giờ bị phản bội. Kondo cũng không bao giờ phải chứng kiến cảnh “vợ” bị ốm hoặc qua đời.
Tuy nhiên, vào thời điểm đại dịch bùng phát, Gatebox, thiết bị cho phép người dùng tương tác với nhân vật hư cấu thông báo ngừng cung cấp dịch vụ cho Miku. “Cặp vợ chồng” này theo đó tạm thời bị chia cắt.
Dẫu vậy, Kondo cho biết anh vẫn sẽ chung thủy với Miku tới khi chết và mong muốn một ngày không xa được gặp lại “vợ” trong một thế giới ảo, chẳng hạn như metaverse.
Một tờ xác nhận kết hôn giữa người bình thường và nhân vật hư cấu
Theo New York Times, quận Akihabara và quận Ikebukuro được mệnh danh là “thánh địa” giúp hiện thực hóa mối quan hệ của một người bình thường với nhân vật giả tưởng. Những cửa hàng trong khu dân cư này bán đầy những vật phẩm có trong các trò chơi điện tử hoặc phim hoạt hình nổi tiếng.
Các sản phẩm dành cho fan nữ đặc biệt phong phú. Họ có thể mua thư tình từ người trong mộng, bản sao quần áo và thậm chí cả mùi hương giúp khơi gợi nhân vật ảo. Còn có những khách sạn cung cấp gói dịch vụ đặc biệt, bao gồm spa và bữa ăn lãng mạn hẹn hò.
Yasuaki Watanabe là một trong những người mở dịch vụ đăng ký các cuộc hôn nhân hư cấu. Anh cho biết mình đã tư vấn cho hàng trăm mối quan hệ kiểu fictosexual và cấp khoảng 100 giấy chứng nhận kết hôn. Anh cũng làm một giấy chứng nhận cho chính mình với “vợ” là Hibiki Tachibana - một nhân vật anime.
Được biết Watanabe từng ly hôn. Cuộc hôn nhân không hạnh phúc trước đây khiến anh cảm thấy việc yêu một nhân viên hư cấu rất thoải mái và nhẹ nhàng. Không ai đòi hỏi thời gian của nhau và cũng không cần được đáp ứng mong muốn. Hạn chế duy nhất có chăng chỉ là sự đụng chạm thể xác.
"Tôi có hạnh phúc. Tất nhiên, cuộc hôn nhân này cũng có những khó khăn nhất định, nhưng tình cảm là thật”, anh chia sẻ.
Anh Yasuaki Watanabe
“Với những người yêu thích nhân vật hư cấu, thói quen này được xem là điều cần thiết. Nó làm cho họ cảm thấy được sống, hạnh phúc và vươn với những mục tiêu cao hơn’’, bà Agnès Giard, một nhà nghiên cứu về hôn nhân hư cấu tại Đại học Paris Nanterre (Pháp) cho biết.
(Theo Nhịp sống Kinh tế)
Robot Optimus hay Tesla Bot được giới thiệu từ tháng 8/2021, có thể làm nhiều tác vụ khác nhau.
" alt=""/>Kỳ lạ hàng nghìn thanh niên Nhật Bản không muốn cưới… con người![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Bùi Anh Tuấn và Trung Quân cưới giả trên sân khấu. Clip: SoY
Dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) có 37 hộ dân với 135 nhân khẩu. Trong số này, có 42 học sinh ở độ tuổi tới trường; 8 em lứa mầm non và 15 em học ở trường tiểu học tại xã.
Lúc chúng tôi tới nơi cũng đã gần ngày bế giảng năm học.
![]() |
Ngoài 17 học sinh học trường Dân tộc nội trú (thị trấn Hương Khê), 2 em học ở tỉnh khác thì có 8 em lứa mầm non và 15 em học ở trường tiểu học tại xã. |
Đưa giấy bút cho em Hồ Văn Ngọc, học lớp 3B, trường tiểu học Hương Liên, chúng tôi "nhờ" viết ra những chữ cái, con số và tên tuổi.
Sau một hồi hí hoáy, em Ngọc chỉ viết được dãy chữ cái"a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê"rồi cắn đầu bút. Chúng tôi bảo Ngọc viết tên mình thì em lí nhí: "Em chỉ biết từng này thôi".
![]() |
Em Hồ Thị Thu, học lớp 3A, viết tên mình nhưng sai chính tả. |
Với sự trợ giúp từ các bạn, em Hồ Thị Thu, học lớp 3A cũng đã viết ra tên của mình với nét chữ nguệch ngoạc và sai…chính tả: "Hồ thu thu".Thu cũng chỉ bập bẹ viết được ít chữ cái, con số đơn giản.
Em Hồ Viết Luận, học lớp 2A thì chỉ viết được mỗi chữ"a" còn hỏi gì em cũng lắc đầu nguầy nguậy: "Em không biết".
![]() |
Trong số 15 học sinh Chứt, chỉ có mỗi em Hồ Thị Xuân Hiên là khá hơn |
3/15 họcsinh Chứt biết viết "sơ sơ"
Cùng chung cách hỏi như vậy, chúng tôi thực sự bất ngờ khi chỉ có mỗi em Hồ Thị Xuân Hiên (học lớp 4B) viết rõ tên mình và làm đúng vài phép toán đơn giản.
Là người có thâm niên 15 năm bám bản, giúp người Chứt hòa nhập với cộng đồng, Trung tá Dương Thanh Tịnh- Tổ trưởng tổ công tác cắm bản Rào Tre (BĐBP Hà Tĩnh) nói, ngay đến việc đi học, phải có người gọi thì các em mới chịu tới trường.
Có những buổi, đang học ở lớp nhưng "không thích" thì các em lại bỏ về đi chơi. Bố mẹ lại không biết chữ nên cũng không bao giờ quan tâm tới việc học của con.
Trao đổi với VietNamNet,thầy Trần Văn Đạt, giáo viên trường tiểu học Hương Liên cho biết, hiện chỉ có 3/15 học sinh biết đọc, biết viết "sơ sơ".
Còn lại, kiến thức của học sinh lớp 2, 3, 4 không bằng học sinh lớp 1 của người Kinh.
Theo thầy giáo, 3 ngày cho học chữ "a" thì nhớ, nhưng sang ngày thứ 4, hỏi lại thì các em lại quên.
Bình thường, vào buổi sáng, các em học sinh Chứt vẫn tới trường Tiểu học Hương Liên nhưng chủ yếu là học cách "hòa nhập" với học sinh người Kinh.
Khoảng gần 3 tháng cuối học kỳ II, nhà trường tổ chứccho 15 em học sinh Chứt tập trung vào buổi chiều để học chữ cái, chữ số nên cóphát triển…đôi chút.
Nhưng rồi qua nghỉ hè, sang năm thì "bắt đầu lại từ đầu".
Sẽ bỏ học nếu ở lại lớp
“Năng lực của học sinh Chứt cách xa người Kinh. Nếu cứ cho học học chung thì số học sinh Chứt chắc chắn mù chữ”, ông Đinh Xuân Thường, Bí thư xã Hương Liên (Hương Khê, Hà Tĩnh) nói.
![]() |
Ông Đinh Xuân Thường |
Kết thúc năm học, các em lại được lên lớp "đều đều” bởi nếu cho ở lại lớp, các em sẽ…bỏ học vì tự ái.
Ông Thường xác nhận có nhiều học sinh Chứt không biết chữ, dù học lớp 3, lớp 4.
Đầu học kỳ II năm học 2014 - 22015, Phòng GD&ĐT huyện hương Khê đã tiến hành khảo sát năng lực của học sinh Chứt thì nhận ra vấn đề. Sau đó, phòng đã giao cho trường dạy phụ đạo vào buổi chiều cho số học sinh này.
"Việc khảo sát tiến hành muộn, hợp lý hơn thì phải đầu năm để thầy cô giáo có thể bám sát từng em, có phương án dạy phù hợp ", ông Thường nhận xét.
Vào dịp hè, Tổ công tác cắm bản của BĐBP Hà Tĩnh lại tổ chức lớp học phụ đạo cho những học sinh Chứt và thầy cô chính là những sinhviên tình nguyện.
Tuy nhiên, những lớp học "chữa cháy" cũng chỉ kéo dài không quá một tháng nên các em tiếp thu không được là bao.
![]() |
Thầy Lê Mạnh Hà |
Thầy Lê Mạnh Hà, Hiệu trưởng trường tiểu học Hương Liên cho biết, nhà trường chỉ tập trung dạy tiếng Việt để giúp học sinh Chứt hòa nhập, làm quen với người Kinh, còn việc học kiến thức thì “không quá nặng nề”.
Tuy nhiên, cuối năm nhà trường sẽ kiểm tra lại kiến thức học sinh Chứt, những em nào không đáp ứng đủ yêu cầu thì chưa cho lên lớp ngay mà vào ngày hè sẽ cho ôn lại. Việc tổ chức lớp phụ đạo buổi chiều cho học sinh Chứt được thầy cô dạy bằng sự tâm huyết với học sinh, chứ không có kinh phí hỗ trợ, kể cả chuyện ăn bán trú của các em.
Trao đổi với VietNamNet,ông Nguyễn Hồng Tư, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học Sở GD&ĐT Hà Tĩnh thông tin, Sở liên tục chỉ đạo cácthầy, cô giáo kèm cặp học sinh Chứt. Thế nhưng, để giúp các em tiến bộ trong học hành, cần phải có giải pháp đồng bộ, chứ không riêng gì trách nhiệm của ngành giáo dục.
Trung tá Dương Thanh Tịnh, Tổ trưởng tổ công tác cắm bản rào Tre (BĐBP Hà Tĩnh) đè xuất: Buổi sáng vẫn cho các em theo học lớp với học sinh Kinh đểgiúp các em hòa nhập. Còn buổi chiều, sẽ mở lớp ở đơn vị, nhà trường chỉ cần cử2 thầy, cô giáo qua dạy. Ý tưởng này đang chờ quyết định từ trường tiểu họcHương Liên. |