当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Steaua Bucuresti vs Universitatea Cluj, 2h00 ngày 14/7: Khách tự tin 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Ngày 12/6, Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản gửi UBND TP.Hà Nội về việc phê duyệt danh mục đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP.Hà Nội chuyển thành công ty cổ phần.
Theo đó, trên cơ sở xem xét đề nghị của UBND TP.Hà Nội và ý kiến của các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, Giao thông Vận tải, LĐTB&XH, TT&TT, TN&MT, Tư pháp về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chuyển 4 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP.Hà Nội thành công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần, thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2020.
" alt="Chuyển Trung tâm Đào tạo CNTT&TT Hà Nội thành công ty cổ phần"/>Chuyển Trung tâm Đào tạo CNTT&TT Hà Nội thành công ty cổ phần
Hôm nay, ngày 6/6/2018, tại Hà Nội, Diễn đàn thanh toán giao thông châu Á - Thái Bình Dương 2018 do Hiệp hội thẻ thông minh châu Á - Thái Bình Dương (APSCA), Ngân hàng Thế giới (WB) và Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp tổ chức, đã chính thức được khai mạc.
Được sự bảo trợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Diễn đàn thanh toán giao thông châu Á – Thái Bình Dương 2018 chủ đề “Liên thông thanh toán giao thông và bán lẻ” có sự góp mặt của đại diện Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải, các cơ quan quản lý giao thông tại Việt Nam cùng các đơn vị vận hành, quản lý hệ thống bán vé cũng như các tổ chức tài chính và thanh toán đến từ Úc, Campuchia, Trung Quốc, châu Âu, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Myanmar, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Theo nhận định của đại diện Ban tổ chức, sự phát triển của của các phương thức bán vé qua tài khoản và việc chấp nhận các sản phẩm thanh toán điện tử bán lẻ trong thanh toán phí giao thông đã tạo nên sự liên thông trong thanh toán. Xu hướng này đang ngày càng mạnh mẽ và có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội khi mà chính sách và cơ sở hạ tầng thanh toán quốc gia đang phát triển rất nhanh để xây dựng hệ thống chấp nhận thanh toán điện tử ngày càng rộng rãi hơn.
Trong phát biểu tại Diễn đàn, ông Nghiêm Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, ngày 30/12/2016 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, các bộ, ngành được giao phối hợp triển khai lồng ghép nhiều giải pháp, nhóm giải pháp để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Đặc biệt, trong đề án này, để phát triển thanh toán thẻ ngân hàng qua các thiết bị chấp nhận thanh toán, Ngân hàng Nhà nước được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ tăng cường phát triển thanh toán thẻ ngân hàng, khuyến khích phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng, thẻ phi vật lý, thẻ không tiếp xúc để phục vụ thu phí cầu đường, mua xăng, mua vé xe buýt, đi taxi…
Ông Sơn cũng nhấn mạnh, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, những năm qua, cơ sở hạ tầng thị trường tài chính, các phương tiện và dịch vụ thanh toán đã và đang được các bên liên quan chú trọng, đầu tư, phát triển, có thể hỗ trợ xử lý hiệu quả thanh toán trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Cụ thể như, với hoạt động thanh toán bán lẻ, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo xây dựng Trung tâm điều hành chuyển mạch thẻ thống nhất. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đang chỉ đạo triển khai xây dựng, phát triển hệ thống thanh toán bù trừ tự động ACH cho các giao dịch thanh toán bán lẻ có khả năng cung ứng dịch vụ bù trừ cho các giao dịch qua các phương tiện và kênh thanh toán khác nhau, phục vụ nhu cầu thanh toán cảu nhiều đối tượng như doanh nghiệp, cá nhân, các cơ quan Chính phủ; trong đó hỗ trợ bù trừ cả các giao dịch thanh toán trong lĩnh vực giao thông vận tải.
" alt="Bộ tiêu chuẩn thẻ chip nội địa sẽ cho phép mở rộng áp dụng thanh toán giao thông"/>Bộ tiêu chuẩn thẻ chip nội địa sẽ cho phép mở rộng áp dụng thanh toán giao thông
Ngay từ thời điểm các chuyên gia bảo mật nhận được thông tin về mẫu malware này, với hình thức tương tự như ransomware, nó đã gây những dự cảm lạ lùng cho toàn bộ giới bảo mật. Có thể nói đến tốc độ lây lan cực nhanh theo nhiều đường khác nhau, chứ không chỉ lỗ hổng EternalBlue. Nhưng kẻ tấn công lại có vẻ không quan tâm đến khoản tiền chuộc, khi chúng nhận được tiền mà không gửi khóa giải mã máy, và cũng không có động thái gì sau khi mất email Posteo trong thông báo ransom.
Chúng tôi xin tổng kết những nghi ngại này bằng phát biểu của chuyên gia bảo mật huyền thoại The Grugq một ngày trước: “Nếu như Petya gốc (năm 2016) là một sản phẩm để kiếm tiền chuộc thật, thì có vẻ NotPetya lại không được xây dựng để kiếm tiền. Có vẻ như nó được tạo ra để lây lan nhanh và phá hỏng các hệ thống, dưới lớp vỏ ransomware.”
Và hiện tại, chúng ta biết rằng ông đã đúng. Nhiều nhóm chuyên gia bảo mật đã thống nhất đi đến kết luận cuối cùng: NotPetya không phải là ransomware, mà là wiper malware với mục đích phá hoại file trên hệ thống nạn nhân.
Mọi chuyện có thể tạm giải thích như sau: NotPetya đã được tung ra đúng thời điểm, lợi dụng sự nhạy cảm của giới truyền thông sau vụ WannaCry để xây dựng một vỏ bọc, nhưng thực chất lại là malware phá hoại đúng nghĩa. Mục đích thực sự của hacker vẫn chưa được làm rõ, nhưng phương thức thì hoàn toàn có thể nhận biết.
Về cơ bản, Petya nguyên gốc cũng không mã hóa từng file như ransomware thông thường, mà chúng mã hóa Bảng tập tin gốc (Master File Table - MFT) cũng như khiến cho MBR - Master Boot Record không thể dùng được. Petya sẽ tạo ra một bản copy của MBR, tất nhiên đã được mã hóa, rồi đòi người dùng tiền chuộc để đổi lấy khóa giải mã. Còn NotPetya? Như bạn cũng thấy ở ảnh trên, NotPetya lại không lưu bản copy của MBR, tức là nó chỉ đơn thuần làm một việc: phá hoại.
Chúng ta thực ra vẫn chưa thể khẳng định đây là chủ ý hay là sơ suất của nhóm hacker đứng đằng sau NotPetya. Thế nhưng, nếu dựa vào nhiều cách thức lây lan tiên tiến hơn của NotPetya, cũng như việc nhóm hacker không quan tâm lắm đến tiền chuộc, thì có lẽ chúng ta đã tự có được kết luận.
Trước nguy hại này, chúng tôi khuyến cáo bạn đọc tự đề phòng tránh bị lây nhiễm NotPetya, theo bài hướng dẫn tại địa chỉ này. Hơn hết, hãy sử dụng Internet một cách an toàn.
Theo GenK
" alt="Giới chuyên gia xác định NotPetya không phải là ransomware, mục đích của nó chỉ là phá hoại thôi"/>Giới chuyên gia xác định NotPetya không phải là ransomware, mục đích của nó chỉ là phá hoại thôi
Nhận định, soi kèo FC Rapid 1923 vs Unirea Slobozia, 22h59 ngày 4/2: Tân binh trắng tay
CultofMac đã liên hệ với những người tiên phong trong lĩnh vực jailbreak như Nicholas Allegra, Jay Freeman và Michael Wang để hiểu thêm về những khoảng thời gian họ trải qua để thâm nhập vào tường thành bảo mật của Apple. Nicholas Allegra nói: “Tôi có cảm giác Jailbreak về cơ bản, đã chết ở thời điểm này”.
Phục hưng được jailbreak chắc chắn sẽ làm cho một hacker nào đó nổi lên mạnh mẽ, nhưng một trong những cái tên hứa hẹn nhất, Luca Todesco, lại tuyên bố trong năm nay rằng anh ta từ bỏ việc này.
Khi iPhone ra mắt 10 năm trước, nó không có ứng dụng của bên thứ ba. Nó thậm chí không có một trò chơi. Tuy nhiên, nhờ các nhà phân tích jailbreakers như Comex (Nicholas Allegra), iPhone Dev Team (không liên kết với Apple) và Saurik (Jay Freeman), dòng điện thoại thông minh của Apple đã “lột xác” khi người dùng được phép cài đặt các ứng dụng của bên thứ ba và tinh chỉnh các thứ chuyên sâu khác mà không cần sự cho phép của Apple.
Các công cụ jailbreak được phát hành chỉ trong vòng vài tháng sau khi Apple ra mắt phiên bản hệ điều hành mới và đây được xem là trò chơi mèo - chuột của Apple với các nhà phát triển. Nhưng hiện nay, trò chơi ấy đã kết thúc khi bảo mật của iPhone đã bị khóa rất chặt chẽ, phải mất nhiều lần “thâm nhập” tốn kém để bắt đầu một vụ jailbreak hoàn chỉnh. Thế nhưng điều đó chưa hẳn đem lại cảm giác tiện lợi đầy đủ cho người dùng.
Cái chết của việc jailbreak có thể khẳng định vì bởi bốn điều sau:
1) Bảo mật của Apple ngày càng chặt chẽ hơn
2) Nếu một hacker tìm thấy một lỗ hổng họ có thể kiếm được số tiền lên đến 1 triệu USD bằng cách bán nó cho Apple. Vậy việc gì họ phải cất công cung cấp miễn phí cho hàng triệu người khác?
3) Hầu hết các jailbreakers tốt nhất đã chuyển sang làm nghề như một chuyên viên bảo mật uy tín với tiền lương cao ngất ngưởng
4) Nếu bạn có thể jailbreak iPhone, chẳng khác nào bạn đang đặt các lỗ hỏng bảo mật quý báu ấy vào tình thế “lạy ông tôi ở bụi này”
Freeman nói: "Điều đó trở thành một mối đe doạ lớn khi mà có quá ít người bỏ công sức để nghiên cứu jailbreak”. Hơn hết, “có ít người đam mê với jailbreak lại khiến cho các nhà phát triển ít quan tâm đến việc này. Và cứ như thế, jailbreak sẽ từ từ chết”.
Theo GenK
" alt="Người tiên phong jailbreak iPhone nói: 'Jailbreak đã chết'"/>Sàn giao dịch về thuê xe du lịch và xe tải thuexetoancau.com - ứng dụng Nối Ca (cung cấp miễn phí trên kho ứng dụng Android và iOS, người dùng có thể tìm kiếm với từ khóa “Noi Car”), cho phép người dùng chỉ với thao tác chạm trên smartphone hoặc click chuột trên màn hình máy tính, sẽ dễ dàng tìm kiếm các tài xế đang lưu thông trên đường gần nhất.
Trên cổng giao dịch điện tử thuexetoancau.com có sẵn danh sách của hơn 10.000 xe ô tô các loại từ xe du lịch 4 - 45 chỗ hay xe tải từ xe tải nhẹ tới xe siêu trọng cho người có nhu cầu thuê với giá thuê rẻ nhất, nhanh nhất.
Ví dụ, khi cần xe đi tỉnh, đi sân bay, khách có hai lựa chọn bao gồm có thể tự tìm tài xế trên bản đồ, mặc cả giá với tài xế và lựa chọn loại xe tốt nhất, hoặc tự đặt xe trực tuyến đưa lên sàn đấu giá để tìm được xe giá rẻ nhất.
Truy cập vào thuexetoancau.com, hành khách cũng có thể nhìn trên bản đồ hoặc danh sách các chuyến xe đang trên đường về rỗng khách hoặc rỗng hàng hóa để tìm được các chuyến chiều về - đi chung giá rẻ.
" alt="Ra mắt sàn giao dịch thuê xe du lịch và xe tải"/>Trong 15 năm qua, thanh toán di động tại Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng và trở thành một thị trường có trị giá tới 16 ngàn tỷ USD. Hai gã khổng lồ chiếm giữ phần lớn thị trường béo bở này là Tencent và Alibaba. Theo hãng nghiên cứu thị trường iResearch Consulting Group, tổng giao dịch thanh toán di động tại Trung Quốc đã đạt tổng cộng 9 ngàn tỷ USD trong năm 2016. Trong khi đó tại Mỹ, con số này chỉ là 112 tỷ USD trong năm 2016.
Hai ứng dụng thanh toán di động phổ biến nhất tại Trung Quốc là WeChat Pay và AliPay. Từ các nhà hàng sang trọng tới ngay cả các cửa hàng bình dân bên đường, tài xế taxi và cả các tiểu thương trong chợ truyền thống, tất cả đều đã chấp nhận thanh toán qua mã QR code và ứng dụng di động.
Câu chuyện được chính cây viết Harrison Jacobs từ tờ Business Insiderkể lại trong chuyên du lịch đến thăm TP. Tây An mới đây sẽ cung cấp đầy đủ những bằng chứng về một xã hội đang dần thoát ly khỏi tiền mặt ở Trung Quốc.
Jacobs dừng chân tại cổng thành cổ ở Tây An. Cũng tại đó, anh đã gặp một nhóm sinh viên Trung Quốc đang tụ tập xem nhóm nhạc đường phố trình diễn. Cảnh tượng này có lẽ không quá xa lạ ở nhiều đô thị lớn. Nhưng có điều, cách các ca nhạc sỹ tại Tây An nhận tiền bo từ phía những người thưởng thức rất khác biệt.
Lúc đầu, Jacobs tự hỏi làm sao họ có thể lấy tiền bo cho tới khi anh nhìn thấy hai tấm bảng QR Code, một dành cho dịch vụ Alipay và một cho WeChat Pay được dựng ngay ở chỗ biểu diễn. Hóa ra đây chính là cách mà các ca nhạc sỹ có thể nhận tiền từ những khán giả yêu quý.
Cảnh tượng hàng chục người cùng nhau giơ điện thoại lên để quét mã QR Code và gửi tiền cho những người biểu diễn quả thực rất khác biệt so với đa số các quốc gia còn sử dụng tiền mặt hiện nay.
WeChat Pay của Tencent hiện có hơn 900 triệu người dùng hàng tháng, trong khi Alipay của Alibaba cũng có hơn 500 triệu người dùng mỗi tháng. Nói như vậy để thấy, các dịch vụ như Apple Pay với 127 triệu người dùng trên toàn cầu chưa thấm vào đâu.
Trở lại chuyến hành trình của Jacobs trong ngày thứ hai, anh đã đi dạo qua phố Hồi giáo ở Tây An. Jacobs nhận thấy, tất cả cửa hàng bán thực phẩm ở đây đều đặt mã QR code của dịch vụ Alipay và WeChat Pay, cho phép khách du lịch có thể thanh toán các món ăn. Jacobs không quên nhắc tới kỷ niệm khó quên khi anh là người duy nhất trả bằng tiền mặt.
Trong những chuyến đi tới Thâm Quyến và Bắc Kinh sau đó, Jacobs cũng bắt gặp những máy quét mã QR code tại các sạp bán hoa quả ven đường hay ở trong quán cà phê.
Mã QR điện thoại là một hình thức kinh doanh tiện lợi và bất kỳ ai cũng có thể trở thành người bán. Đặc biệt cách thanh toán này không hề yêu cầu đầu đọc thẻ. Tất cả những gì bạn cần chỉ là một tài khoản ngân hàng và mã QR cá nhân. Sau khi in lên giấy và dán trước cửa hàng, bất kỳ ai đi qua chỉ cần mở ứng dụng ví điện tử và quét mã QR là đã có thể gửi tiền cho bạn.
Theo một nghiên cứu của hãng Penguin Intelligenc, có tới 92% người dân tại các thành phố lớn ở Trung Quốc khẳng định, họ lựa chọn sử dụng WeChat Pay hoặc AliPay làm phương thức thanh toán chính. Ở chiều ngược lại, chi tiêu tiền mặt tại Trung Quốc đã giảm khoảng 10% trong vòng hai năm qua.
Những người trẻ ở Trung Quốc chia sẻ với Jacobs rằng, họ hiếm khi mang theo ví hoặc tiền mặt. Họ thường dùng smartphone để thanh toán vì sự tiện lợi do đa số mọi người đều mang điện thoại bên người.
Thẻ tín dụng chưa bao giờ phổ biến tại Trung Quốc do phần đông người dân vẫn có mức thu nhập thấp, văn hóa tiêu dùng và chi tiêu không kiểm soát. Trong khi đó, ngân hàng TW Trung Quốc gần như rất khó kiểm soát các trường hợp thấu chi và không chịu trả tiền.
Khi AliPay ra mắt vào năm 2004 với danh nghĩa là dịch vụ ký quỹ giữa người mua và người bán trên Taobao, AliPay đã được đông đảo người dùng tin tưởng vì sự bảo mật và đáng tin cậy. Từ đó tới nay, AliPay đã lớn mạnh không ngừng và trở thành một dịch vụ thanh toán di động phổ biến thứ hai tại Trung Quốc. Rõ ràng so với việc đăng ký thẻ tín dụng, AliPay đã trở thành một phương thức giao dịch thân thiện, an toàn hơn với người dùng.
Trong khi đó, WeChat Pay từng là một chức năng trong ứng dụng nhắn tin nổi tiếng WeChat của Tencent. Nhờ lượng người dùng đông đảo lên tới hơn 1 tỷ người nên WeChat Pay nhanh chóng chiếm lợi thế và vươn lên vị trí số một tại Trung Quốc trong thời gian dài.
WeChat Pay bắt đầu mở chức năng thanh toán vào năm 2014 nhân dịp Tết Nguyên Đán. Chiến lược của WeChat Pay là khuyến khích người dùng chia sẻ và tặng quà cho nhau ngay trong dịch vụ. Ví dụ dịp Tết, mọi người có thể gửi những phong bao lì xì trực tuyến ngay trên ứng dụng mà chẳng cần mất công lặn lội đường xa tới thăm một ai đó.
Mỗi dịch vụ đều có một cách để tiếp cận khách hàng và bùng nổ riêng. Nếu như AliPay chọn cách đi lên từ một dịch vụ ký quỹ thì WeChat Pay lại chọn cách phát triển lượng khách hàng dựa vào nền tảng nhắn tin với hơn 1 tỷ người của WeChat.
Những lợi ích mà Alibaba và Tencent thu về vượt xa chi phí giao dịch mà họ phải bỏ ra. Đó chính là một kho dữ liệu người dùng khổng lồ.
Hai dịch vụ ứng dụng là WeChat và Taobao hiện kiêm rất nhiều các chức năng từ nhắn tin, mạng xã hội, thương mại điện tử tới gọi xe, chia sẻ xe đạp,… Dữ liệu người dùng mà các hãng thu thập được có thể được sử dụng để xây dựng hồ sơ chi tiết cho từng người dùng.
Từ đó, Tencent hay Alibaba hoàn toàn có thể dùng số dữ liệu đó bán cho các đối tác để kiếm tiền từ quảng cáo.
Theo hãng nghiên cứu iResearch Consulting Group, thị phần của Alipay hiện chiếm 54% toàn thị trường thanh toán di động so với 40% của WeChat Pay. Tuy nhiên, cuộc chiến thống trị ngành công nghiệp thanh toán di động Trung Quốc chỉ mới bắt đầu nóng lên và chưa biết ai mới thực sự là người chiến thắng.
" alt="Trung Quốc sắp đạt tới một xã hội không còn tiền mặt"/>