Tuần trước, Nikkei đưa tin TSMC cảnh báo lần thứ hai trong chưa đầy 1 năm rằng sẽ tăng giá sản phẩm, lý do là nguy cơ lạm phát, chi phí tăng và kế hoạch mở rộng riêng của hãng. Còn tại Hàn Quốc, đối thủ Samsung dự kiến tăng giá chip tối đa 20%, theo thông tin trên Bloomberg.
Ông Hanbury cho biết, với tình trạng khủng hoảng chip kéo dài, các nhà sản xuất có thể tính phí cao hơn trong khi khách hàng phải cạnh tranh nhau để có được nguồn cung. Công ty của ông dự đoán tình trạng căng thẳng với một số con chip nhất định sẽ giảm nhẹ vào cuối năm nay.
Nhà phân tích Glenn O’Donnell của hãng nghiên cứu Forrester nhận định giá chip tăng không phải điều gì bất ngờ trong môi trường kinh tế hiện nay. Ông dự báo giá chip sẽ tăng khoảng 10-15% hoặc đồng pha với lạm phát.
Trong 2 năm qua, dịch Covid-19 đã khiến cuộc khủng hoảng chip bùng phát. Cuộc chiến Nga - Ukraine cũng gia tăng sức ép lên các vấn đề cung ứng. Nhu cầu tiếp tục tăng trong khi nguồn cung vẫn hạn chế. Giá năng lượng tăng mạnh, bao gồm giá điện, trong khi sản xuất tiêu tốn lượng điện khổng lồ.
Bất chấp chi phí sinh hoạt ngày một tăng, các công ty sử dụng chip trong sản phẩm có thể phải chuyển một phần chi phí sang cho khách hàng nếu không muốn hi sinh lợi nhuận. Ông O’Donnell nghĩ rằng máy tính, xe hơi, đồ chơi, điện tử tiêu dùng, đồ gia dụng và nhiều sản phẩm khác sẽ ngày một đắt hơn.
Theo Syed Alam, Giám đốc Bán dẫn toàn cầu tại Accenture, biên độ tăng giá phụ thuộc vào tỉ lệ của bán dẫn trong giá thành sản phẩm. Nó cũng phải tính đến khả năng cắt giảm chi phí của nhà sản xuất trong các hoạt động khác và thị trường của mỗi danh mục sản phẩm.
Nhìn vào các yếu tố kể trên, các sản phẩm trang bị những con chip hiện đại hơn như GPU, CPU sẽ có xu hướng tăng giá. Song một số lĩnh vực như smartphone bắt đầu ghi nhận nhu cầu giảm sẽ gặp khó hơn khi bắt người dùng chia sẻ chi phí.
Du Lam (Theo CNBC)
" alt=""/>Chip tăng giá, thiết bị điện tử ngày càng đắt đỏBinance được cấp phép hoạt động tại Italy.
Italy vừa chấp thuận cấp phép cho hệ sinh thái Binance hoạt động tại quốc gia này. Với giấy phép vừa được cấp, Binance sẽ được cung cấp các sản phẩm tiền điện tửvà mở văn phòng tại Italy.
Năm 2021, Italy đã ngăn Binance cung cấp dịch vụ cho người dùng trong nước và cấm Binance “không được cung cấp các dịch vụ và hoạt động đầu tư.”
Việc được cấp phép tạiItaly và tại Pháp là bằng chứng cụ thể về việc Binance luôn tuân thủ các quy định của địa phương liên quan đến tiền điện tử.
Giấy phép mới tại Italy được xem cột mốc quan trọng trong chiến lược tăng trưởng của Binance quốc gia này. Điều này cho phép Binance tăng cường sự hiện diện tại Italy bằng cách mở văn phòng và mở rộng đội ngũ địa phương.
Trước đó, Binance cũng đã được cấp phép hoạt động tại Abu Dhadi, Bahrain và Dubai.
Changpeng Zhao (CZ), nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Binance cho rằng "Quy định rõ ràng và hiệu quả là điều cần thiết để áp dụng chính thống tiền điện tử. Binance luôn đặt người dùng của mình lên hàng đầu và với các hành động như triển khai sổ đăng ký... Người dùng có thể tự tin rằng nền tảng của Binance là một trong những nền tảng an toàn và đáng tin cậy nhất trên thế giới."
Binance hiện có hệ sinh thái Blockchain gồm: Sàn giao dịch tiền và tài sản mã hóa; Vườn ươm khởi nghiệp và đầu tư Binance Labs chuyên hỗ trợ và đầu tư vào các dự án Blockchain tiềm năng; Công cụ Launchpad giúp các Startup dễ dàng huy động vốn; Học viện và Trung tâm nghiên cứu-phân tích dữ liệu về công nghệ Blockchain gồm Binance Academy, Binance Info, Binance Research; Binance Charity cung cấp nền tảng công nghệ cho các hoạt động từ thiện của các tổ chức và Chính phủ; Trust Wallet cho các ứng dụng phi tập trung Apps hoạt động.
Hiện mỗi ngày, hoạt động giao dịch trên hệ sinh thái của Binance lên tới 2 tỷ USD.
"Trong thời gian tới, Binance sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ đào tạo về công nghệ blockchain cho cộng đồng tại khu vực ASEAN, đặc biệt là tại Việt Nam," bà Lynn Hoàng, Giám đốc Binance khu vực ASEAN cho biết.
Tính đến nay, phần lớn các sản phẩm trong hệ sinh thái của Binance đã được địa phương hóa để phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ tại từng quốc gia, hỗ trợ trực tiếp các dự án và Startup ở trên 37 quốc gia, cung cấp nền tảng công nghệ cho hàng trăm dự án Blockchain khác.
TheoVietnam+
" alt=""/>Binance được Italy chấp thuận cấp phép hoạt động tại quốc gia nàyTrong một loạt các dòng tweet được chia sẻ, Kuo dự đoán việc sản xuất hàng loạt AirPods Pro thế hệ thứ hai sẽ bắt đầu vào nửa cuối năm 2022. Ông cho biết, đây sẽ là lần đầu tiên Apple chuyển dây chuyền sản xuất một sản phẩm chủ đạo ra xa khỏi Trung Quốc.
Apple được cho là tiếp cận các đối tác sản xuất tại Việt Nam để sản xuất hộp sạc cho AirPods Pro 2. Quá trình sản xuất có thể bắt đầu diễn ra từ tháng 7/2022.
Dự đoán của Kuo trùng hợp với các báo cáo trước đó, rằng Apple đang xem xét mở rộng sản xuất hàng loạt sản phẩm chính của mình bên ngoài Trung Quốc. Báo cáo đã đề cập đến Việt Nam và Ấn Độ như hai lựa chọn khả thi. Lý giải cho lựa chọn này, Apple cho biết, đây là môi trường sản xuất tốt, cũng như chuỗi cung ứng (dây chuyền lắp ráp thiết bị) tại Việt Nam không quá phức tạp.
Tuy nhiên, Kuo thông tin các nhà cung cấp Luxshare ICT và Goertek của Trung Quốc vẫn sẽ là nhà lắp ráp chính của AirPods Pro 2. Các công ty sẽ chỉ thiết lập địa điểm sản xuất tại Việt Nam, vì ở đó sẽ dễ dàng hơn so với ở Ấn Độ.
Bất chấp các báo cáo Apple đang chuyển sang USB-C, Kuo chia sẻ, họ sẽ không bắt đầu quá trình đó với AirPods Pro 2. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Apple cập nhật sản phẩm AirPods Pro kể từ khi ra mắt vào năm 2019. Các báo cáo trước đây cho biết, thế hệ thứ hai của tai nghe này sẽ được loại bỏ phần thân. Nếu đúng, nó sẽ có thiết kế rất giống các tai nghe in-ear khác.
Ngoài ra, các tin đồn cho biết AirPods Pro 2 sẽ có khả năng theo dõi sức khỏe, hộp sạc cải tiến và chất lượng âm thanh tốt hơn.
Thái Hoàng
" alt=""/>Apple chọn Việt Nam để sản xuất hộp sạc cho AirPods Pro 2?