4 đội bóng tham dự King's Cup năm nay là chủ nhà Thái Lan, tuyển Việt Nam, Curacao và Ấn Độ. Ban đầu, theo điều lệ cũ, 2 cặp đấu được xác định theo thứ hạng FIFA là Thái Lan vs Ấn Độ và Việt Nam vs Curacao. Tuy nhiên, BTC đã gây bất ngờ lớn khi chuyển sang bốc thăm để xác định các cặp đấu. Dường như đội chủ nhà muốn được gặp tuyển Việt Nam thay vì phải chờ ở trận chung kết (trong trường hợp cả hai đội đều giành chiến thắng).
Tuyển Việt Nam chạm trán Thái Lan tại King's Cup. Ảnh S.N |
Và những gì mà Thái Lan muốn đã trở thành sự thật. Đội chủ nhà sẽ gặp Việt Nam, trong khi cặp đấu còn lại là Curacao và Ấn Độ. Hai đội giành chiến thắng giành quyền vào chung kết, hai đội còn lại tranh hạng Ba.
Từng nhiều lần thắng Thái Lan, nhưng chưa bao giờ tuyển Việt Nam dưới thời dẫn dắt của HLV Park Hang Seo đối đầu với đội bóng xứ Chùa vàng ở cấp độ ĐTQG. Trong khi đó, Thái Lan rất quyết tâm đòi lại món nợ sau trận thua đậm tại Mỹ Đình hồi tháng 3 vừa qua, trong khuôn khổ vòng loại U23 châu Á 2020.
King’s Cup 2019 khởi tranh ngày 5/6 và kết thúc vào ngày 8/6. Giải đấu được tổ chức trên sân Chang Arena của CLB Buriram United - đội bóng chủ quản của Lương Xuân Trường. Tuyển Việt Nam của HLV Park Hang Seo sẽ hội quân vào đầu tháng 6 tại Hà Nội trước khi hành quân sang Thái Lan, dự kiến vào ngày 3/6.
Thái Lan quyết tâm đòi nợ. Ảnh S.N |
Trong khi đó, để chuẩn bị cho King’s Cup 2019, HLV Sirisak Yodyardthai của tuyển Thái Lan sẽ triệu tập 30-35 cầu thủ để tập luyện, trước khi rút danh sách chính thức xuống còn 23 cầu thủ vào cuối tháng 5.
Thái Lan sẽ có lực lượng mạnh nhất, trong đó đáng chú ý là tiền vệ được mệnh danh “Messi Thái” Chanathip Songkrasin (CLB Consadole Sapporo của Nhật Bản), thủ thành Kavin Thammasajanan (CLB Oud-Heverlee Leuven - Bỉ) và 2 ngôi sao khác cũng đang chơi bóng tại Nhật Bản là tiền vệ Thitiphan Phokchan (CLB Oita Trinita), hậu vệ Thirathorn Bunthaman (Yokohama F. Marinos).
Lịch thi đấu King's Cup 2019:
Ngày 5/6:
15h30: Curacao vs Ấn Độ
19h45: Thái Lan vs Việt Nam
Ngày 8/6:
15h30: Tranh hạng Ba
19h45: Chung kết
Huy Phong
" alt=""/>Tuyển Việt Nam gặp Thái Lan tại King's Cup 201910 đề tài được trao giải Nhất cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học 2019.
Giải thưởng được tổ chức nhằm khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
Năm 2019, giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” đã thu hút được tổng số 419 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia xét giải. Đây đều là những đề tài xuất sắc nhất được lựa chọn từ hàng nghìn đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên ở 85 trường đại học, học viện trong cả nước.
6 lĩnh vực khoa học và công nghệ được tham gia xét giải thưởng bao gồm: Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên; Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ; Khoa học Y Dược; Khoa học Nông nghiệp; Khoa học Xã hội và Khoa học Nhân văn.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, nghiên cứu khoa học của sinh viên được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm.
Phát biểu tại Lễ tổng kết và trao giải thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, nghiên cứu khoa học của sinh viên được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng đào tạo đại học; góp phần phát hiện, bồi dưỡng nhân tài và hướng nghiệp.
Trải qua hơn 25 năm tổ chức, Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học đã thực sự trở thành một sân chơi khoa học lớn và có uy tín đối với sinh viên các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước.
Thứ trưởng cho biết, chỉ tính trong giai đoạn 2011-2019, có 2633 đề tài với gần 7000 sinh viên, 670 lượt các cơ sở giáo dục đại học tham gia.
Các công trình dự thi được đánh giá có tính mới, tính sáng tạo, có giá trị khoa học và thực tiễn. Chất lượng đề tài của sinh viên ngày càng tốt hơn, trong số đó có những bài báo công bố quốc tế và trong nước, phát triển thành các sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn. Nhiều đề tài đã được các em tiếp tục nghiên cứu ở bậc học cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ), cũng có nhiều sản phẩm đề tài đã được khởi nghiệp.
“Bộ GD-ĐT đã tích cực phối hợp với các bộ, ban ngành liên quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động khoa học công nghệ trong trường đại học nói chung và nghiên cứu khoa học sinh viên, giảng viên trẻ nói riêng.
Tuy nhiên, nhiều nội dung, hoạt động cần phải được cập nhật, thay đổi để phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo và hội nhập quốc tế. Do vậy, trong thời gian tới, Bộ tiếp tục nghiên cứu, cập nhật các quy định, trong đó làm thế nào để tạo điều kiện tối đa khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học” - Thứ trưởng cho hay.
10 đề tài được trao giải Nhất bao gồm: 1. Giải pháp tối ưu công suất phát thời gian thực cho hệ thống D2D của nhóm sinh viên: Vũ Gia Phát, Trương Anh Quân, Nguyễn Xuân Tùng, Lê Quang Huy (ĐH Bách khoa Hà Nội) 2. Nghiên cứu lí thuyết, thực nghiệm và mô phỏng khả năng chịu tác động trải trọng nổ của bê tông chất lượng siêu cao UHPC của nhóm sinh viên: Đỗ Văn Đạt, Trần Hữu Tú, Nguyễn Hữu Phúc, Khúc Ngọc Đức (ĐH Xây dựng) 3. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo robot hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa của nhóm sinh viên: Lương Hữu Thành Nam, Nguyễn Đào Xuân Hải (ĐH SPKT TPHCM) 4. Phát hiện đột biến mới trên gen NPR2 và Ứng dụng trong chẩn đoán tiền làm tổ bệnh Acromesomelic Dysplasia của sinh viên Cao Hà My (ĐH Y Hà Nội) 5. Ứng dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộng của nhóm sinh viên: Nguyễn Bảo Trân, Nguyễn Ngọc Gia Bảo, Trần Minh Thư (ĐH Công nghệ TPHCM) 6. Relationship between emotional intelligence and educational achievement – mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và thành tích học tập của sinh viên của nhóm sinh viên: Dương Minh Tuyết, Trần Yến Nhi, Hà Thảo Anh, Phùng Thị Như Ý (ĐH Mở TPHCM) 7. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển "Green Banking (Ngân hàng xanh)" tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam của nhóm sinh viên Lê Trần Hà Trang, Tạ Nguyễn Lan Trang, Lê Thị Khánh Ly, Đỗ Huệ Anh (ĐH Kinh tế quốc dân) 8. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty thép được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam của nhóm sinh viên: Trần Bình Minh, Nguyễn Đức Việt, Kiều Ngọc Thảo, Trần Hồng Ngọc (ĐH Kinh tế quốc dân) 9. Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến nền kinh tế Việt Nam và vấn đề đặt ra đối với an ninh quốc gia trong tình hình mới của nhóm sinh viên: Trần Văn Dũng, Mã Trung Hữu, Nông Văn Hoàng (Học viện An ninh nhân dân) 10. Nghiên cứu ứng dụng hoa văn họa tiết trang phục dân tộc thiểu số vào thiết kế bộ bưu thiếp tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam của sinh viên: Đỗ Vũ Minh Ngọc (ĐH Mỹ thuật)
|
Trường Giang
- Sáng 30/11, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1959- 2019) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất với những thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
" alt=""/>10 đề tài được trao giải Nhất cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học 2019Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông. Giám đốc sở GD-ĐT sẽ hướng dẫn cụ thể tiêu chí để lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với địa phương.
Theo dự thảo, Hội đồng lựa chọn sách của cơ sở giáo dục phổ thông sẽ do người đứng đầu thành lập. Mỗi trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông thành lập 1 hội đồng. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 hội đồng.
Hội đồng này sẽ bao gồm: người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 người, trong đó có ít nhất 2/3 là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên.
Người đã tham gia biên soạn, thẩm định sách giáo khoa của các nhà xuất bản không được tham gia Hội đồng.
Theo dự thảo mà Bộ GD-ĐT vừa công bố, mỗi trường sẽ phải lập 1 hội đồng ít nhất 11 người để chọn SGK. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Nhiệm vụ của Hội đồng là lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; đề xuất danh mục sách giáo khoa lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông với người đứng đầu.
Về cơ cấu Hội đồng, theo dự thảo, Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông. Phó Chủ tịch Hội đồng là cấp phó người đứng đầu hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn. Thư ký Hội đồng là tổ trưởng tổ chuyên môn.
Ủy viên Hội đồng là tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng là làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, minh bạch.
Cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham gia, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký.
Kết quả của mỗi cuộc họp Hội đồng được ghi thành biên bản và được công khai tại cơ sở giáo dục phổ thông. Biên bản phải có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các ủy viên tham dự.
Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông ban hành quyết định danh mục sách giáo khoa được lựa chọn sử dụng trong cơ sở. Cùng đó phải công bố công khai danh mục sách giáo khoa được lựa chọn để sử dụng và niêm yết tại cơ sở trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất là 5 tháng.
Cơ sở giáo dục phổ thông có trách nhiệm báo cáo sở hoặc phòng GD-ĐT kết quả lựa chọn sách giáo khoa tùy theo từng cấp quản lý. Cùng đó, chịu trách nhiệm trước học sinh, cha mẹ học sinh và các cơ quan quản lý giáo dục về quyết định lựa chọn sách giáo khoa.
Bộ GD-ĐT nhận các góp ý đến hết ngày 30/1/2020. Mọi ý kiến gửi về: Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT, số 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội; địa chỉ thư điện tử: [email protected].
Thanh Hùng
Việc chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 sẽ do các trường học quyết định; đến năm học sau, thẩm quyền lựa chọn này mới thuộc về UBND các tỉnh.
" alt=""/>Mỗi trường sẽ phải lập 1 hội đồng ít nhất 11 người để chọn sách giáo khoa