Để có được thông tin dịch tễ của từng bệnh nhân cung cấp cho tổ truy vết tại địa phương, Bộ Y tế đã chỉ đạo thành lập một “Sở Chỉ huy” đặc biệt hoạt động dưới sự phối hợp của các cơ quan ban ngành và đội ngũ chủ lực là các sinh viên từ trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
Hơn 600 sinh viên năm thứ 3, 4 của trường được huy động. Trong đó, 150 sinh viên tham gia lấy mẫu xét nghiệm. Các viên còn lại chia làm hai lực lượng, một cánh tỏa xuống các địa phương truy vết và một nhóm tập trung tại CDC Hải Dương truy vết các ca bệnh F0 điều tra dịch tễ liên quan, danh sách tiếp xúc gần chuyển xuống địa phương thực hiện cách ly.
![]() |
Sinh viên lên đường làm nhiệm vụ. Ảnh: FB Khoa Xét nghiệm - Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương |
Sau khi các đối tượng lấy mẫu cộng đồng có thông tin về ca bệnh, tổ truy vết sẽ thực hiện truy vết dịch tễ, các đối tượng tiếp xúc gần và thống kê báo cáo, lập danh sách chuyển đi cho địa phương.
![]() |
Các sinh viên lấy mẫu xét nghiệm |
![]() |
Công việc có hôm kéo dài đến tối muộn |
Nguyễn Thị Thủy Tiên, sinh viên năm 4, khoa Xét nghiệm, cho hay công việc của nhóm Tiên khi tham gia chống dịch Covid-19 là hỗ trợ CDC Hải Dương lấy mẫu xét nghiệm.
"Hằng ngày chúng e sẽ đi từ sáng đến tối khi hết mẫu. Thường là sáng 1 điểm lấy mẫu, chiều 1 điểm. Có buổi sáng thì có thể 1-2h mới xong, sau đó thay đồ bảo hộ ra và ăn cơm. Rồi lại di chuyển đến điểm khác lấy tiếp. Có những hôm, 10h đêm, Tiên và các bạn của mình mới có thể trở về nơi nghỉ. Tất cả đều theo sự phân công, sắp xếp từ CDC và bên Khoa Xét nghiệm".
Cũng theo Thủy Tiên, trước khi làm nhiệm vụ, sinh viên đều được tập huấn để bảo vệ bản thân, bảo vệ mọi người xung quanh và đảm bảo lấy đúng, lấy đủ mẫu bệnh phẩm.
Tận dụng thời gian ít ỏi khi nghỉ trưa ăn cơm, Tiên mới đi vệ sinh và chợp mắt.
![]() |
Nguyễn Thị Thủy Tiên, sinh viên Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương tham gia chống dịch (Ảnh: NVCC) |
![]() |
![]() |
"Đây là hình ảnh sau 1 ngày lấy tới 6.000 mẫu xét nghiệm, chúng em cảm giác như gục ngã. Ảnh do thầy giáo Ngụy Đình Hoàn - giảng viên Khoa Xét nghiệm chụp lại" - Thủy Tiên chia sẻ. |
Không nghỉ Tết để phục vụ Bệnh viện dã chiến
Hôm 30/1, 19 sinh viên Điều dưỡng năm thứ 3 của Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương cũng gia nhập đội chống dịch sau khi viết đơn tình nguyện không nghỉ Tết Nguyên đán. Nhiệm vụ của các em là khử khuẩn tại bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19.
![]() |
19 sinh viên khoa Điều dưỡng năm thứ 3 của Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương tự nguyện không nghỉ Tết để chống dịch |
"Hơn 60 năm qua các thế hệ thầy và trò Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương luôn đoàn kết, không quản ngại khó khăn, gian khổ, chung sức, đồng lòng, dâng hiến quên mình cùng chính quyền và người dân Hải Dương trong kháng chiến chống Mỹ, trong trận lụt lịch sử năm 1971...đến nay là chiến dịch phòng chống dịch Covid-19.
Cùng một lúc những khó khăn, thách thức đối với thầy và trò nhà trường vừa tham gia điều tra dịch tễ, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm vừa tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19. Ngoài lực lượng bác sĩ, điều dưỡng, bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 hiện đang thiếu và rất cần nguồn lực phòng chống nhiễm khuẩn, vệ sinh khử khuẩn"- lãnh đạo nhà trường nhắn nhủ.
Phạm Anh Tú, sinh năm 2000 (quê ở Quảng Ninh) là trưởng nhóm 19 sinh viên Khoa điều dưỡng năm thứ 3.
![]() |
Những sinh viên tham gia truy vết F0 ở Hải Dương |
Ngày 31/1, nhóm của Tú bắt đầu công việc được giao. Lúc này 5 bạn trong nhóm tham gia, một số bạn khác chưa thu xếp xong công việc nên tập trung muộn. Tới chiều nay (1/2), nhóm có thêm 4 bạn nữa.
"Bọn em phân công nhau, bạn ở khu Nhân viên, bạn ở khu Bệnh nhân, bạn ở khu Kiểm soát nhiễm khuẩn, bạn ở khu chất thải"- Tú kể.
Một ngày làm việc sẽ bắt đầu từ 6h sáng bắt đầu từ việc đi pha hóa chất, khử khuẩn dụng cụ, sau đó sẽ đi thu quần áo bẩn của bệnh nhân để giặt sạch, đi lấy rác bệnh nhân thải ra để đưa về nơi tập kết...
Tú cho hay, công việc không vất vả nhưng lần đầu mặc đồ bảo hộ nên ban đầu ai cũng cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người.
"Có lúc em cảm thấy như mình không có đủ ôxy để thở nên mất nhiều sức. Mặc bộ đồ này chúng em bảo nhau hạn chế uống nước để hạn chế đi vệ sinh. Nếu "muốn" đi vệ sinh thì cố gắng cho tới giờ nghỉ..."- Tú thật thà chia sẻ.
![]() |
Chia sẻ trên mạng xã hội, một giảng viên xúc động: "Tối hôm trước, lãnh đạo CDC Hải Dương báo cần 2 nhóm sinh viên cho 2 điểm Chí Linh, Kinh Môn đang nước sôi lửa bỏng. Cô trò thống nhất lên đường 1 ngày, nghỉ 1 ngày để lấy sức. Nhưng 5h sáng hôm sau điện thoại đã reo dồn dập, cần thêm gấp 1 số lượng sinh viên. Lại vội vàng kích hoạt các nhóm. Lúc này đa phần chúng còn mơ màng ngon giấc sau 1 ngày mệt nhoài. Chỉ một vài “chiến sĩ” thức giấc nhưng nhanh chóng chíu chíu “để em đi lùa các bạn”. Thế mà chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, chúng hô hào nhau, 7h30 cô trò đã có mặt ở sân trường xếp hàng ngay ngắn. Có đứa còn hiện rõ sự mệt mỏi, ngáp vội vàng. Đứa nhồm nhoàm nhai nhanh chóng miếng bánh mì. Đứa hớt hải chạy đến: cô ơi hôm qua mệt em dậy muộn. Xong 3 điểm đi, 11h trưa lại chuông điện thoại đổ dồn báo 1 công ty Chí Linh phong tỏa, nhanh chóng lấy 1.500 mẫu. 1 tiếng đồng hồ thống nhất cô trò chúng lại lên đường". |
Minh Anh - Ngọc Diệp
Những đứa trẻ 4 tuổi còn được bố mẹ ẵm bồng ở thị xã Kinh Môn, Hải Dương, phải đi cách ly tập trung xuyên Tết vì bạn cùng lớp dương tính với SARS-CoV-2.
" alt=""/>Sinh viên 'căng mình' truy vết F0 bệnh nhân mắc CovidGen Z đời đầu đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên trong vai trò những người lao động. Theo dữ liệu do Crunchbase News thu thập, tính từ đầu năm 2023 đến đầu tháng 2, đã có hơn 93.000 nhân sự trong các công ty công nghệ ở Mỹ bị sa thải. Rộng hơn, trong năm 2022, các công ty công nghệ nhà nước và tư nhân đã cắt giảm tổng cộng 140.000 việc làm.
Những nhân sự một thời được săn đón của các công ty hấp dẫn nhất thế giới phút chốc phải bước vào cuộc tranh giành suất làm việc ở những công ty nhỏ hơn, khiến sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khắc nghiệt.
Chưa có con số cụ thể về mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng đối với thị trường nhân sự Việt Nam. Tuy nhiên, theo bà Tiêu Yến Trinh, Tổng giám đốc công ty tư vấn nhân sự Talentnet, năm nay, phần lớn công ty rất thận trọng trong việc tuyển mới. Thay vào đó là xu hướng tái đào tạo nội bộ cho những công việc mới, hoặc mượn nhân lực từ các dịch vụ nhân sự thuê ngoài để tối ưu hóa nguồn lực nội bộ.
Theo tổng giám đốc Talentnet, 2023 là năm tập trung đầu tư nội lực để chuyển mình của các doanh nghiệp. Xu hướng số hóa sẽ là trọng tâm chính với việc đầu tư cho công nghệ mới nhằm tự động hóa, tái phân bổ nguồn lực cho những công việc chiến lược. Chính vì vậy, Gen Z ra trường trong năm 2023 hoặc sắp ra trường sẽ phải đối mặt với một lúc hai bài toán: Làm sao cạnh tranh được trong thị trường việc làm khó khăn và làm sao thích ứng các chuyển đổi trong tương lai xa.
Bà Tiêu Yến Trinh cũng đưa ra nhận định rằng khác với giai đoạn trước - khi kinh nghiệm và bằng cấp là yếu tố quyết định, trong giai đoạn hiện tại, thái độ và cách tư duy mới là điều quan trọng để những ứng viên trẻ lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng.
“Trên nền tảng tư duy dài hạn, chúng tôi có lộ trình hỗ trợ sinh viên khám phá đa dạng lựa chọn nghề nghiệp và xây dựng bộ kỹ năng giúp các bạn chinh phục bất kỳ môi trường làm việc chuyên nghiệp nào trong một thế giới biến động. Sinh viên được khuyến khích theo đuổi nhiều cơ hội và trải nghiệm đa dạng về học thuật, nghề nghiệp và cả trên phương diện cá nhân. Qua đó, sinh viên có thể trau dồi hiểu biết về thế giới xung quanh, ngành nghề yêu thích, con đường sự nghiệp, các kỹ năng cần thiết để thành công, và đặc biệt là nắm bắt những kết nối với các doanh nghiệp và khu vực công rất có giá trị ngay từ khi các bạn còn đang trên ghế nhà trường”, bà Lê Thị Quỳnh Trâm, Giám đốc Tuyển sinh & Hỗ trợ tài chính Đại học Fulbright Việt Nam, cho biết.
![]() |
So với các thế hệ trước, đa phần Gen Z là những bạn trẻ tự tin, dám khai phá và ham trải nghiệm. Cùng với đó, họ thường có khả năng thích ứng, độ “rướn”, kỹ năng đa nhiệm và giải quyết tình huống (problem-solving) trong những hoàn cảnh khó. Đây cũng là những điểm cộng cho người trẻ trong mắt nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, bà Trinh cho rằng sinh viên Việt Nam thường tập trung vào lý thuyết, dựa theo chương trình học mà thiếu cọ xát với thực tiễn. Trái lại, đa phần sinh viên nước ngoài có kỹ năng sống tốt nhờ trải nghiệm đa dạng, từ đó có vốn kiến thức xã hội, lịch sử, đời sống phong phú, thấu hiểu bản thân hơn và có sở thích, sở trường riêng biệt.
Bà Trinh cũng cho biết: “Tư duy mở, linh hoạt, ham học hỏi luôn là những ưu điểm được đánh giá cao. Việc các bạn sẵn sàng dấn thân, trải nghiệm nhiều công việc và vị trí khác nhau rất cần thiết trong một thế giới với nhiều mô hình mới, công cụ mới như hiện nay”.
Một yếu tố quan trọng khác được bà Trinh đề cập là EQ (chỉ số thông minh cảm xúc). Những bạn trẻ có EQ cao thường biết cách làm việc và quản lý con người, luôn ý thức về giá trị nhân văn, có thái độ cởi mở, biết lắng nghe, biết sống vì người khác, thay cho lối sống vị kỷ, cá nhân. Các nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm khả năng làm việc nhóm và tư duy liên ngành khi cần tương tác với nhiều đối tượng trong cùng một dự án.
Việc bồi đắp kỹ năng, giá trị và phẩm chất của sinh viên cũng cần được nhấn mạnh hơn trong giáo dục đại học. Điển hình xuyên suốt chương trình của Đại học Fulbright Việt Nam, sinh viên được chiêm nghiệm những giá trị ý nghĩa, trưởng thành về tính cách và phát triển những năng lực quan trọng cho cuộc sống và công việc, hình thành 11 kỹ năng của một nhà lãnh đạo luôn sẵn sàng kiến tạo những thay đổi. Trong đó bao gồm tư duy đổi mới và sáng tạo, tư duy đạo đức, suy nghĩ phản biện, tri thức, cộng tác, giao tiếp hiệu quả, lý luận sắc bén, học tập trọn đời, trách nhiệm công dân, sức khỏe toàn diện và ý thức về bản thân.
Tổng giám đốc Talentnet cho rằng để tăng lợi thế cạnh tranh trong mắt nhà tuyển dụng, sinh viên Việt Nam cần chủ động hơn. Các doanh nghiệp luôn thích những ứng viên chủ động nói lên nhu cầu, mong mỏi và thể hiện tiếng nói của mình.
Ngoài ra, trong thế giới phẳng và chuyển động không ngừng, bà Trinh cho rằng uy tín và thương hiệu cá nhân rất quan trọng. Các bạn trẻ có thể sớm xây nền móng về thương hiệu cá nhân thông qua các công cụ công nghệ và mạng xã hội, vốn là thế mạnh của thế hệ trẻ so với các thế hệ trước.
Bà Trinh cũng cho rằng sinh viên nên đi làm thêm từ sớm, không chỉ tăng thu nhập mà còn giúp nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, giúp các bạn tìm được sở thích, sở trường, từ đó định vị được bản thân. Với sinh viên, việc trang bị tư duy mở, sẵn sàng thay đổi cũng rất quan trọng để các bạn trẻ nhanh chóng thích nghi với những biến chuyển không lường trước được của thế giới công việc hiện nay.
Thế hệ ngày nay là những bạn trẻ thích chủ động và trải nghiệm. Do đó, tổng giám đốc Talentnet khuyến khích tận dụng thế mạnh này để trang bị tư duy hệ thống, tư duy phản biện và kỹ năng làm việc nhóm (teamwork).
Tiêu biểu cho những Gen Z chủ động tìm kiếm giá trị nhân văn trong công việc có thể kể đến nhóm bốn sinh viên Đại học Việt Nam với dự án Seesaw - dự án liên tiếp giành 2 tấm vé vàng tại Shark Tank Việt Nam 2022. Sau khi chứng kiến bạn cùng lớp self-harm (tự làm tổn thương cơ thể), Đào Hải Nhật Tân - một trong bốn sinh viên sáng lập - đã lựa chọn trở thành “người đồng hành” với dự án khởi nghiệp nhân văn của mình.
Seesaw - dự án khởi nghiệp của 4 sinh viên đến từ 4 chuyên ngành, sống cùng ký túc xá - bắt đầu từ ý tưởng đơn giản là làm thẻ câu hỏi để mọi người cùng chia sẻ những cuộc hội thoại có chiều sâu.
Dự án liên tục chiến thắng và đạt giải thưởng tại 3 cuộc thi lớn trong nước và quốc tế: Quán quân Thử thách sáng tạo xã hội VSIC 2020, vô địch tại Mekong Business Challenge 2021và trở thành “Dự án khởi nghiệp xuất sắc nhất của sinh viên” tại Start-up Wheelnăm 2022. Các nhà sáng lập của Seesaw rất trân trọng những kỹ năng tư duy và nghiên cứu học được tại đại học và những cơ hội trường đã mang đến cho các bạn trong suốt quá trình khởi nghiệp tới nay.
“Mỗi khi buồn mà nói chuyện với người thân yêu, mình cảm thấy được chữa lành. Xung quanh mình cũng có những người bạn gặp vấn đề về tâm lý. Khi đó, dù chưa có kiến thức chuyên môn, mình nhận thấy việc trò chuyện cũng giúp các bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn phần nào”, Tân nói.
Bên cạnh sự chủ động của sinh viên, bà Tiêu Yến Trinh nhận định trường học ngày nay nên đầu tư thêm vào việc trang bị kỹ năng mềm, chứ không đơn giản chỉ là kiến thức. Các cơ sở giáo dục có thể bám vào mô hình “ABCDE”, bao gồm Agility (khai mở tư duy linh hoạt, nhanh nhẹn nắm bắt cơ hội), Business (hiểu biết về kinh tế - xã hội và kiến thức đặc thù), Connection (mở rộng kết nối, trải nghiệm), Digitalization (trang bị kỹ năng số) và Empathy (sự thấu cảm để hòa nhập với xã hội).
![]() |
“Để thoát khỏi cái bẫy thời đại, việc thiết kế chương trình đào tạo cho sinh viên cần rất chiến lược và thực tiễn. Các nhà hoạch định cần sâu sát với thị trường lao động để hiểu rõ yêu cầu thực tế, đồng thời dự đoán những kỹ năng tương lai để có sự trang bị cho sinh viên”, bà nói.
Đại học Fulbright Việt Nam được biết đến là trường đại học khai phóng đầu tiên tại Việt Nam, nơi sinh viên không học nghề, không được dạy một chủ đề đơn lẻ mà học cách tư duy phản biện thông qua loạt chủ đề có sự gắn kết chặt chẽ. Chương trình đào tạo nền tảng mang tính liên ngành của Fulbright sẽ đi từ những chủ đề liên quan nghệ thuật, nhân văn, kỹ thuật đến khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học máy tính, với trọng tâm là Việt Nam.
Cũng với tinh thần “tại Fulbright, chúng tôi không chỉ muốn bạn biết về những vấn đề quan trọng, chúng tôi còn muốn bạn có khả năng làm những việc ý nghĩa và trở thành một người sống có chủ đích và trọn vẹn”, nhóm sinh viên sáng lập dự án Seesaw đã trở thành đại diện đầu tiên của Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây tham dự cuộc thi khởi nghiệp trẻ toàn cầu tại Mỹ Mekong Business Challenge.
Đại học Fulbright Việt Nam là trường đại học độc lập, không vì lợi nhuận và hoạt động theo mô hình giáo dục khai phóng đầu tiên tại Việt Nam. Cộng đồng Fulbright đang ngày càng mở rộng, quy tụ những nhà đổi mới giáo dục đến từ khắp nơi trên thế giới, am hiểu sâu sắc bối cảnh Việt Nam. Trường có sự hậu thuẫn vững chắc, quan hệ đối tác thân thiết với các tổ chức giáo dục trên toàn thế giới.
Đại học Fulbright Việt Nam đề cao sức mạnh của sự hợp tác, tư duy liên ngành, tinh thần dấn thân và lấy sinh viên làm trung tâm trong triết lý giáo dục. Hội nhập toàn cầu nhưng bắt rễ xã hội Việt Nam, Fulbright được xây dựng trên nền tảng giáo dục đẳng cấp thế giới, tận dụng những tiến bộ mới nhất trong thiết kế tổ chức, giảng dạy, học tập, công nghệ và các lĩnh vực khác để trở thành tổ chức giáo dục sáng tạo mang tính toàn cầu. Trường cam kết phụng sự xã hội Việt Nam thông qua công tác nghiên cứu và thúc đẩy tinh thần công dân tích cực.
Thời hạn nộp đơn vào Fulbright là trước ngày 10/4. Độc giả tìm hiểu về quy trình tuyển sinh tại đây.
" alt=""/>Nhà tuyển dụng tìm kiếm gì ở thế hệ người trẻ Việt?Ở một diễn biến khác, Hà (Lan Phương) lại "lên lớp" cho chị dâu về cách giữ chồng. Phương công nhận Hà giỏi ở khoản này và cũng muốn học em dâu nhưng không làm được. "Người nào dám nghĩ cho mình, dám tự tin sống cuộc sống của mình chắc chắn người đó sẽ có hạnh phúc", Hà nói. Phương hỏi lại: "Nếu như thế có thể nào làm khổ người sống cùng mình không?".
Hà lập luận: "Chị nhìn Trâm Anh đi. Chị thấy chuyện của Trâm Anh không? Chú Danh rất yêu Trâm Anh, yêu vô cùng. Nhưng đến khi có chuyện xảy ra, chú Danh không thể vượt qua được sự ích kỷ để bỏ qua chuyện quá khứ".
Trong khi đó, ông Toại (NSND Bùi Bài Bình) cùng bà Cúc (NSND Lan Hương) ra trông cửa hàng cho Phương (Kiều Anh) và phát hiện ra đối tượng đáng ngờ ở shop bên cạnh. Đúng lúc tên trộm lục ngăn kéo tủ lấy tiền của chủ hàng thì ông bà ập vào.
Cũng trong tập này, Phương vô tình biết được Công (Quang Sự) đã nghỉ việc sau khi nhận được điện thoại của người cùng chỗ làm của chồng.
Công sẽ giải thích với Phương thế nào về quyết định nghỉ việc? Ông Toại và bà Cúc có tóm được tên trộm? Liệu đây có phải là người đã trộm tiền ở cửa hàng của Phương hôm trước? Diễn biến chi tiết tập 42 Gia đình mình vui bất thình lìnhsẽ lên sóng hôm nay trên VTV3.