Một đoạn video từ bữa tiệc trước đám cưới hồi đầu năm nay của Anant Ambani, con trai tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani, cho thấy Zuckerberg và vợ, Priscilla Chan, bày tỏ ngưỡng mộ với chiếc đồng hồ của Anant. Trong clip, CEO Meta chia sẻ chưa bao giờ thực sự muốn mua đồng hồ nhưng sau khi nhìn thấy nó, ông đã nghĩ lại.
Zuckerberg đã ăn mặc sành điệu hơn trong nỗ lực “đại tu” hình ảnh. Ông thậm chí còn tham gia thiết kế một số quần áo của mình.
Tại buổi ghi hình podcast, ông chủ Facebook mặc một chiếc áo sơ mi mới do chính mình thiết kế, in dòng chữ tiếng Hy Lạp "học qua gian khổ". Nó gợi nhớ đến chiếc áo màu đen ông từng mặc trong bữa tiệc sinh nhật lần thứ 40, có dòng chữ "Carthago delenda est", trong tiếng Latinh là "Carthage phải bị phá hủy". Carthage là tên của một thành phố sầm uất và quan trọng nhất của Địa Trung Hải cổ đại.
Hồi tháng 4, Zuckerberg tiết lộ đang trong quá trình thiết kế chuỗi vòng cổ mà ông dự định khắc lời cầu nguyện cho ba con gái. Gần đây, ông còn thuê người tạc tượng người vợ của mình.
(Theo Insider)
" alt=""/>Mark Zuckerberg đeo đồng hồ hơn 6 tỷ đồng, chỉ sản xuất 5 chiếc mỗi nămChia sẻ tại sự kiện ra mắt “Cẩm nang Chuyển đổi số”, đại diện Cục Tin học hóa, đơn vị được giao trực tiếp soạn thảo cuốn cẩm nang này cũng nhấn mạnh: “Chuyển đổi số, bắt đầu từ những đột phá công nghệ số, nhưng chuyển đổi số không phải chỉ là công nghệ số, mà quan trọng hơn, chuyển đổi số là chấp nhận cái mới, do đó chuyển đổi số là cuộc cách mạng về nhận thức nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ”.
Gồm hơn 20 câu hỏi lớn và 100 câu hỏi nhỏ, “Cẩm nang Chuyển đổi số” ghi tóm lược những điều quan trọng và thiết yếu của chuyển đổi số. Cẩm nang được trình bày một cách ngắn gọn, súc tích, trong sáng để đảm bảo mọi người dễ đọc, dễ hiểu và cảm thấy thú vị.
Câu trả lời được trình bày gồm trước tiên là nội dung giải thích ngắn gọn nhất, sau đó là một số câu hỏi và câu trả lời mang tính giải thích sâu hơn, dành cho những ai muốn quan tâm sâu hơn, và cuối cùng là một số ví dụ minh họa, dành cho những ai muốn liên hệ thực tế.
Nội dung cẩm nang được cấu trúc thành 4 phần chính, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm: cẩm nang cơ bản, cẩm nang cho người dân, cẩm nang cho doanh nghiệp, cẩm nang cho cơ quan nhà nước.
Phần minh họa của cẩm nang có giới thiệu những nền tảng số “Make in Vietnam” để giúp người đọc có những hình dung trực quan về tính năng và vai trò của nền tảng trong thực hiện chuyển đổi số.
Đưa tri thức về chuyển đổi sổ lan tỏa đến mọi người, mọi miền
Đại diện Cục Tin hóa cũng cho hay, ban đầu, đơn vị soạn thảo dự kiến xây dựng 3 cuốn cẩm nang dành cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm thực tế mới nhận thấy có sự trùng lặp đáng kể về nội dung đặc biệt là các khái niệm cơ bản. Vì vậy, sau khi cân nhắc, Bộ TT&TT quyết định quyển cẩm nang đầu tiên sẽ là một quyển chung cho cả 3 nhóm đối tượng.
Theo Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Huy Dũng, website của cuốn "Cẩm nang Chuyển đổi số" tới đây sẽ trình bày dưới dạng Wiki mở. |
Nhấn mạnh quan điểm tri thức xuất sắc là tri thức miễn phí, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa cho biết: “Cẩm nang Chuyển đổi số” là tài liệu không bán, được cung cấp miễn phí cho mọi người.
Đặc biệt, ngoài phiên bản giấy chỉ được in với số lượng rất nhỏ, “Cẩm nang Chuyển đổi số” còn có phiên bản điện tử được cung cấp trên trang dx.mic.gov.vn cho tất cả mọi người. Vì thế, cẩm nang có thể dễ dàng đến với càng nhiều người, kể cả những người dân vùng xa xôi. Phiên bản điện tử cũng giúp cho độc giả có thể sử dụng sách mọi nơi, mọi lúc trên thiết bị di động.
“Mọi người có thể dễ dàng tải bản mềm của cẩm nang, thậm chí còn có thể yêu cầu được cung cấp bản thiết kế nguyên bản của cẩm nang để tự sử dụng theo cách mình muốn. Website của cuốn cẩm nang này, chúng tôi dự kiến tới đây sẽ trình bày dưới dạng Wiki mở. Khi đó, mọi người đọc cẩm nang có thể tham gia đóng góp, chỉnh sửa”, ông Dũng chia sẻ.
Đặc biệt, để cẩm nang đến được với nhiều người dân hơn nữa, nhất là những người dân ở những địa bàn chưa có Internet, chưa có điện thoại thông minh, Cục Tin học hóa sẽ sử dụng nền tảng chuyển đổi từ nội dung bằng chữ sang giọng nói để các địa phương có thể phát cẩm nang qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở.
Bên cạnh đó, trong những xã mà Cục Tin học hóa đang thí điểm chuyển đổi số, với các xã chưa có Internet, Cục sẽ phối hợp cùng doanh nghiệp viễn thông phủ sóng Internet miễn phí, từ đó giúp người dân tiếp cận thông tin, tri thức thuận tiện hơn.
Theo đại diện Cục Tin học hóa, nhận thức rõ chuyển đổi số là một quá trình thay đổi tổng thể, toàn diện và nhận thức về chuyển đổi số cũng không ngừng vận động, biến đổi, Bộ TT&TT sẽ liên tục chỉnh lý, cập nhật, bổ sung để “Cẩm nang Chuyển đổi số” trở thành một cuốn tài liệu mở, không ngừng vận động, biến đổi theo sự phát triển đó. " alt=""/>Giải bài toán nâng cao nhận thức, Bộ TT&TT ra “Cẩm nang Chuyển đổi số”Tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất (để thực hiện dự án đầu tư) xây dựng nhà ở thấp tầng để bán đối với 26 thửa đất tại khu nhà ở để bán Quang Minh - Vinaconex 2, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh.
26 thửa đất tại khu nhà ở để bán Quang Minh - Vinaconex 2, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh sắp được đấu giá với giá khởi điểm vòng 1 là hơn 13,4 triệu đồng/m2 (Ảnh: Lao động) |
26 thửa đất có tổng diện tích 5.610,8m2 gồm: 20 thửa đất biệt thự liền kề có tổng diện tích 3.620 m2; 6 thửa đất biệt thự nhà vườn có tổng diện tích 1.990,8m2 với tầng cao công trình 3 tầng.
Giá khởi điểm vòng 1 là hơn 13,4 triệu đồng một m2, từ vòng 2 trở đi bằng giá trả hợp lệ cao nhất tại vòng trước liền kề. Tổng giá trị quyền sử dụng đất (QSDĐ) tính theo giá khởi điểm vòng 1 là hơn 75 tỷ đồng.
Người tham gia đấu giá phải đặt trước 10 tỷ đồng một hồ sơ.
Người được đăng ký tham gia đấu giá là tổ chức kinh tế (nhà đầu tư) được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán. Nhà đầu tư tham gia đấu giá có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án tương đương gần 14,5 tỷ đồng.
Việc đấu giá được thực hiện theo hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá nhiều vòng. Việc bỏ phiếu trả giá được tiến hành qua 3 vòng đấu bắt buộc và một hoặc nhiều vòng đấu giá tiếp theo cho đến khi không còn nhà đầu tư trả giá, nhà đầu tư cuối cùng có mức giá trả cao nhất là nhà đầu tư trúng đấu giá.
Loạt lô đất liền kề bị hủy kết quả
Cũng trên địa bàn huyện Mê Linh, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh vừa có thông báo việc lựa chọn đơn vị thực hiện đấu giá tài sản thực hiện đấu giá QSDĐ đối với 8 lô đất liền kề đã hủy kết quả trúng đấu giá tại điểm X2, xứ đồng Bói, đồng Bền, thôn Văn Lôi (xã Tam Đồng).
8 lô đất này có diện tích từ 93,5-165,6m2 với giá khởi điểm từ 12-16,1 triệu đồng/m2.
Huyện Mê Linh đấu giá lại nhiều lô đất đã huỷ kết quả trúng đấu giá |
Ngoài ra, huyện Mê Linh cũng sẽ tổ chức đấu giá QSDĐ đối với 6 lô đất liền kề đã hủy kết quả trúng đấu giá tại điểm X3, thôn Văn Lôi (xã Tam Đồng). 6 lô đất này có diện tích từ 87,8 – 121,8m2, với giá khởi điểm từ 9-10 triệu đồng/m2.
Theo đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh ý do tổ chức đấu giá lại hàng loạt lô đất liền kề đã hủy kết quả trúng đấu giá tại một dự án đấu giá trên địa bàn do người trúng đấu giá trước đó bỏ cọc.
Được biết, trên địa bàn huyện có 3 dự án đấu giá có nhiều trường hợp trúng đấu giá QSDĐ nhưng bỏ cọc. Cụ thể, tại dự án đấu giá thôn Ngự Tiền (xã Thanh Lâm) có 10 thửa đất bỏ cọc; dự án tại điểm X2, thôn Văn Lôi (xã Tam Đồng) có 5 thửa đất bỏ cọc; dự án tại điểm X3 (xã Tam Đồng) cũng có trường hợp bỏ cọc; điểm đấu giá thôn Phú Mỹ (xã Tự Lập) có 7 trường hợp bỏ cọc.... Ngoài ra có 1 số trường hợp huyện đang xác minh lại thời gian nộp cọc sau khi có kết quả trúng đấu giá.
Việc đấu giá thực hiện theo đúng quy trình, quy định. Tuy nhiên, sau khi có kết quả trúng đấu giá có những trường hợp đầu cơ bỏ cọc. Bởi khi tham gia đấu giá, nhà đầu cơ trả giá rất cao, gấp 2-3 lần so với giá khởi điểm nhưng đến hạn nộp cọc cho lô đất trúng đấu giá thì nhiều trường hợp bỏ cọc với nhiều lý do khác nhau. Số tiền dự kiến nhà đầu tư bỏ cọc lên đến khoảng 60 tỷ đồng.
Ghi nhận từ thực tế thời gian qua cho thấy, sau thời gian "sốt đất" hạ nhiệt thị trường bất động sản một số địa phương không được như kỳ vọng, nhiều nhà đầu tư "ôm đất" đấu giá bị hụt hơi, đành phải bỏ cọc, hủy giao dịch dẫn tới việc chính quyền phải hủy kết quả đấu giá cũng xảy tại nhiều địa phương như tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang, Hà Nội…
Thuận Phong
Lô đất khu X4, phường Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) vừa có mức đấu giá cao nhất lên tới 364,3 triệu đồng/m2.
" alt=""/>Đấu giá đất Mê Linh khởi điểm hơn 13 triệu/m2 đặt trước 10 tỷ/ hồ sơ