您现在的位置是:Giải trí >>正文
Nhận định, soi kèo Al
Giải trí221人已围观
简介 Pha lê - 21/02/2025 08:30 Nhận định bóng đá g ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Tekstilac Odzaci vs Radnicki 1923 Kragujevac, 22h00 ngày 21/2: Khó tin tân binh
Giải tríPha lê - 20/02/2025 22:05 Nhận định bóng đá g ...
【Giải trí】
阅读更多Đại học Huế công bố điểm chuẩn, nhiều khoa Sư phạm trên 25 điểm
Giải trí ">...
【Giải trí】
阅读更多Điểm thi học sinh giỏi Toán quốc gia thấp kỷ lục
Giải tríTheo kết quả thi học sinh giỏi quốc gia, được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố tối 25/1, môn Toán có 262 thí sinh đạt giải trên 607 em dự thi, tương đương hơn 43%. Trong đó, 11 học sinh đạt giải nhất (từ 22/40 điểm trở lên), 56 giải nhì (từ 16 điểm), 87 giải ba (từ 11,5 điểm) và 108 giải khuyến khích (7 điểm trở lên).
"Điểm năm nay thấp kỷ lục", một giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Toán quốc gia ở miền Bắc nhận xét. Vị này cho hay năm 2019 là năm mà điểm thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán được đánh giá "thấp chưa từng có", giải khuyến khích cũng lấy từ 7 điểm trở lên nhưng khung giải nhì từ 16,5 và giải nhất 24 điểm, cao hơn năm nay. Các năm sau đó, thí sinh đạt ít nhất 13,5 điểm mới được giải khuyến khích, thậm chí có năm phải 18,5 điểm.
">...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Wolverhampton, 22h00 ngày 22/2: Trái ngược hoàn toàn
- Người mẹ miền Tây khóc cạn nước mắt tìm con mất tích suốt 6 năm
- Say đắm tình trẻ, người phụ nữ tha thiết muốn bỏ chồng
- Giáo sư nổi tiếng ngành y quê Vĩnh Long, qua Mỹ học ngành độc lạ nay 'siêu hot'
- Siêu máy tính dự đoán Everton vs MU, 19h30 ngày 15/2
- Người đàn ông ngủ cùng 567 chiếc quan tài: Tôi làm không phải vì tiền
最新文章
-
Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Bengaluru, 21h00 ngày 21/2: Bảo vệ thứ hạng top 6
-
Chuột có mào châu Phi trông khá giống chồn hôi nhưng có bộ lông cứng. Sara Weinstein, một nhà sinh vật học tại Đại học Utah và Viện Bảo tồn sinh học Smithsonian, cho biết tuy nhỏ bé, loài chuột này lại mang trong mình sự “ngông nghênh” đáng ngạc nhiên vì dường như chúng “biết rằng mình có độc”. Trái ngược hoàn toàn với hầu hết đồng loại gặm nhấm nhanh nhẹn và lém lỉnh của chúng, Lophiomys imhausi thường lừ đừ, uể oải giống loài nhím.
Loài gặm nhấm có độc duy nhất trên thế giới
Khi con vật bị dồn vào thế bí, phần lông dọc lưng nó sẽ dựng đứng lên nhọn hoắt giống như kiểu đầu mohawk, để lộ các hàng lông đen trắng chạy dọc hai bên sườn, với trung tâm là một mảng lông đặc biệt màu nâu có kết cấu giống như tổ ong.
Chuột có mào châu Phi trông khá giống chồn hôi nhưng có bộ lông cứng. Ảnh: NY Times.
Những sợi lông xốp đó chứa một chất độc đủ mạnh để đánh gục cả một con voi. Đây chính là trọng tâm nghiên cứu gần đây của tiến sĩ Weinstein về tập tính và cách tự vệ của loài chuột này.
Chuột có mào châu Phi thường gặm nhấm các cành cây có độc, nhưng không phải để lấy chất dinh dưỡng.
Thay vào đó, chúng sẽ nhai kỹ những mẩu thân cây và nhổ lên lông của mình, tạo thành một dạng “áo giáp hóa học” để bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi như linh cẩu và chó hoang. Tập tính này đã biến loài chuột có mào châu Phi thành loài gặm nhấm có độc duy nhất trên thế giới và một trong số ít các loài động vật có vú mượn chất độc từ thực vật.
Hành vi kỳ lạ
Nghiên cứu của tiến sĩ Weinstein, được xuất bản trung tuần tháng 11 trên tạp chí Mammalogy, không phải là nghiên cứu đầu tiên ghi lại hành vi kỳ lạ của loài chuột có mào này. Thế nhưng, nó đã củng cố vững chắc hơn một giả thuyết đã được đưa ra gần một thập kỷ trước và cung cấp cái nhìn tổng quát về đời sống xã hội của động vật.
Kwasi Wrensford, một nhà sinh thái học hành vi tại Đại học California, Berkeley, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết từ khi được mô tả lần đầu trong các tài liệu khoa học vào năm 1867, loài chuột có mào châu Phi hiếm gặp này “đã thu hút được rất nhiều sự chú ý”.
“Bây giờ chúng ta mới chỉ bắt đầu lý giải tại sao con vật này lại có những hành vi như vậy”, ông nói.
Sợi lông đặc biệt màu nâu có kết cấu giống như tổ ong của chuột có mào châu Phi nhìn dưới kính hiển vi. Ảnh: NY Times.
Người dân ở Đông Phi từ lâu đã biết về sự kịch độc của loài chuột có mào. Con vật này đã nhiều lần hạ gục những chú chó tò mò. Những con vật may mắn sống sót sau cuộc đụng độ loài chuột độc có xu hướng tránh xa chúng.
Vào năm 2011, một nhóm các nhà nghiên cứu đã ghi nhận chất độc của những con chuột này được tiết ra từ Acokanthera schimperi, một loại cây thường được các thợ săn thu hoạch ép nước để tẩm độc mũi tên của họ.
Trong nghiên cứu năm 2011, chỉ có một con chuột mào được nuôi nhốt đã có hành vi “tai quái” này khiến những nhà nghiên cứu cho rằng nó chỉ là ngẫu hứng.
Trở lại với nghiên cứu mới đây, tiến sĩ Weinstein và nhóm của cô đã bắt được 25 con chuột và theo dõi chúng trong phòng thí nghiệm. Khi được cho những cành cây Acokanthera, một số con đã gặm vỏ cây sau đó chải bã lên bộ lông sọc của mình.
Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về tần suất “tẩm độc” của chuột, hay cả cách chúng chịu được chất độc này, đặc biệt là trong trường hợp chúng vô tình nuốt phải. (Giống như tất cả loài gặm nhấm khác, chúng không có khả năng nôn ra).
Tuy nhiên, nhờ sự lợi hại của mình, những con chuột dường như được tận hưởng cuộc sống riêng tư ấm áp đáng ngạc nhiên. Các nhà nghiên cứu nhận thấy một số chuột đực và chuột cái có thể chung sống ổn định, thậm chí cùng chăm sóc con non kể cả khi bị nuôi nhốt.
Ricardo Mallarino, một nhà sinh vật học tiến hóa tại Princeton, người không tham gia nghiên cứu, cho biết: “Sự chung thủy rất hiếm gặp ở động vật có vú. Nếu điều đó tồn tại những con chuột này, điều đó sẽ rất thú vị. Nhưng sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác nhận “sự chung thủy” trong gia đình của loài chuột”, ông nói.
Kỳ lạ bộ tộc trong rừng sâu - nơi một người đàn ông có thể lấy tới 4 vợ
Tại bộ tộc xa xôi sống trong rừng sâu này, một người đàn ông có thể lấy tới 4 bà vợ. Và bộ tộc này không phải lúc nào cũng mở cửa đón khách du lịch tới thăm.
" alt="Loài chuột mang chất độc có thể hạ gục cả voi">Loài chuột mang chất độc có thể hạ gục cả voi
-
"Pháo đài bay" thất thủ Bốn mươi tám năm trôi qua nhưng ký ức về một thời đạn bom và trận địa “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” vẫn mãi in sâu trong trí nhớ người dân làng hoa Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội).
Mười hai ngày đêm, giặc Mỹ trút bom xuống Hà Nội, hàng trăm người dân Thủ đô thiệt mạng.
Đêm 27/12/1972, một chiếc máy bay B52 bị quân và dân ta bắn trúng. Một phần xác máy bay rơi xuống hồ Hữu Tiệp - thuộc khu vực làng hoa Ngọc Hà.
Xác máy bay giữa lòng hồ Hữu Tiệp. Bà Đoàn Thị Hiển (SN 1953) - Tổ trưởng Tổ dân phố số 8 phường Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội) đồng thời là nhân chứng vụ máy bay rơi chia sẻ: “Năm 1972 tôi mới 19 tuổi từ Gia Lâm về làng làm dâu. Khi ấy, tôi làm công nhân xí nghiệp quản lý nhà và tham gia lực lượng tự vệ Ngọc Hà bảo vệ Hà Nội”.
Chín giờ tối 27/12, máy bay địch bắt đầu quần thảo, dội bom xuống Thủ đô. Tiếng kẻng báo động, tiếng phát thanh liên tục vang lên: “Đồng bào chú ý, đồng bào chú ý… máy bay địch cách Hà Nội… km”. Mọi người nhanh chóng di chuyển xuống hầm trú ẩn an toàn.
Hai mươi ba giờ đêm, một chiếc máy bay chưa kịp cắt bom đã bị bắn rơi. Đơn vị bắn chiếc B-52 rơi xuống làng hoa Ngọc Hà là Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285 thuộc Đoàn Phòng không Hải Phòng. Ngày 22/12/1972, Tiểu đoàn 72 đang chiến đấu bảo vệ Hải Phòng, nhận được lệnh lên tăng cường cho Hà Nội.
Sau khi bị trúng tên lửa, chiếc B-52 đã nổ tung thành nhiều mảnh. Thân, động cơ và cánh máy bay rơi xuống hồ Hữu Tiệp.
Bà Đoàn Thị Hiển tham gia công tác địa phương, làm tổ trưởng tổ dân phố được 13 năm. Cả bầu trời đêm sáng lòa khi xác chiếc máy bay ngùn ngụt cháy. Dân làng náo loạn, đổ xô ra xem “pháo đài bay” lừng lẫy của địch thất thủ.
Người phụ nữ này kể, một phần máy bay rơi xuống lòng hồ, một nửa rơi trên đường Hoàng Hoa Thám. Ánh sáng từ đám cháy soi cả một vùng.
Xác chiếc máy bay có 47 quả bom. Nhiều quả rơi ra ngoài cắm sâu xuống lòng đất, quả nằm ngay trên đường làng... Bộ đội công binh được cử đến giúp dân tháo gỡ bom mìn. Một tuần sau mới dọn sạch.
“Nếu số bom đó được kích hoạt, có lẽ làng Ngọc Hà bị san phẳng, đau thương chẳng kém Khâm Thiên”, bà Hiển nhớ lại.
Đám cưới dang dở
Đêm định mệnh đó cũng là kỷ niệm đau thương với gia đình bà Hiển. Trong trận mưa bom, gia đình bà chịu tổn thất về người.
Một quả bom rơi làm sập hầm trú ẩn, 4 người thiệt mạng. Trong đó bao gồm anh chồng, chị chồng và 2 người bạn của gia đình bà Hiển.
Giọng xúc động bà nhớ lại: “Gia đình chồng tôi sống lâu đời ở làng hoa. Ngày xưa quanh nhà tôi là vườn hồng, vườn hoa cẩm chướng. Cả làng chuyên trồng hoa Tết, tháng Tám là bắt đầu trồng”.
Hàng năm, bà Hiển đều làm giỗ để tưởng nhớ anh chị chồng xấu số. Năm máy bay B-52 rải thảm, bố mẹ chồng bà Hiển ở gian nhà phía trước. Anh chồng bà Hiển chuyên chở hàng quân khí vào miền Nam. Dịp cuối tháng 12/1972, anh chồng bà Hiển về phép vài ngày nên có 2 người bạn đến chơi.
Chín giờ tối ngày 27/12, tiếng máy bay gầm rú trên bầu trời, tất cả chạy xuống hầm ẩn nấp, đợi máy bay đi mới lên.
Đến 10h hơn, máy bay địch quay lại bắn phá. Mọi người quay xuống hầm nhưng đến nửa đường, bà Hiển kéo chồng ngược lại, bảo sang hầm nhà hàng xóm, vì bên đó rộng hơn.
Hầm của gia đình bà Hiển còn 4 người nấp, đó là chị chồng, anh chồng và 2 người bạn kia. Hầm nhà bà Hiển nằm sát khu trường học, một quả bom rơi xuống trường, thanh xà ngang của trường học xiên vào hầm. Khi quả bom phát nổ, hầm sập khiến cả bốn người đều không qua khỏi.
Sáng hôm sau, dân làng thu dọn tàn tích, giúp gia đình bà Hiển đưa thi thể lên. “Tôi ám ảnh mãi cảnh 4 người đặt trên chiếc giường. Anh chồng tôi bị bỏng nhưng mặt còn nguyên vẹn như đang ngủ”, đôi mắt đỏ hoe, bà nhớ lại.
Bà Hiển tâm sự, đau xót nhất là chị chồng bà tên Dương Thị La (SN 1936). Người phụ nữ này vốn đẹp có tiếng ở làng. Bà Hiển mô tả: “Chị chồng tôi có làn da trắng bóc, đôi mắt sâu, trong veo”.
Gia đình có 8 người con, bà La là con thứ 4, thường bán hoa trên phố Hàng Bạc. Mặc dù nhiều người cầu hôn nhưng bà muốn ở vậy, đỡ đần bố mẹ.
Năm 36 tuổi, bà nhận lời kết hôn với vị cán bộ Nhà nước.
Tình cảm hai người tốt đẹp, đã đưa nhau đi mua sắm giường cưới, chăn màn và trang phục cưới, chỉ đợi đăng ký kết hôn.
Họ dự kiến sáng sớm ngày 28/12 ra phường làm thủ tục nhưng chẳng ngờ đêm 27/12, bà La mất.
Phòng tân hôn còn đó. Đám cưới chưa kịp thực hiện biến thành đám tang. Chiếc áo sơ mi cưới còn thơm mùi vải mới, được mặc lúc bà La nhập quan.
Một góc nhỏ phường Ngọc Hà ngày nay. “Lúc đưa chị dưới hầm lên, chồng chưa cưới của chị có mặt. Anh đội khăn tang, lo chu toàn đám ma. Hơn ba năm sau, đoạn tang chị La, anh mới đi lấy vợ”, bà Hiển nghẹn ngào.
Mỗi dịp Tết hay giỗ anh, chị chồng, bà đều nhang khói, làm mâm cơm tưởng nhớ người đã khuất.
“Chiến tranh không tránh khỏi mất mát, hi sinh nhưng đã qua rồi, mình phải sống vì tương lai. Tôi vẫn dạy con cháu phải trân trọng quá khứ và nâng niu cuộc sống hiện tại. Qua đau thương mới thấy bầu trời hòa bình là đáng quý nhất”, bà tâm sự.
Chuyện chưa kể về chiếc máy bay nằm giữa lòng hồ ở Hà Nội suốt 48 năm
Suốt 48 năm qua, xác chiếc máy bay B-52 vẫn nằm ở lòng hồ Hữu Tiệp (Ngọc Hà, Ba Đình Hà Nội). Vài năm gần đây, trên thân máy bay bất ngờ mọc lên một cây lộc vừng.
" alt="Chuyện về người phụ nữ Hà thành mất trước đám cưới một ngày">Chuyện về người phụ nữ Hà thành mất trước đám cưới một ngày
-
Giữ vững vị thế, đón nhận nhiều giải thưởng mới
Cụ thể, trong lĩnh vực vui chơi giải trí, Sun Group có 3 quần thể du lịch được vinh danh. Trong đó, khu du lịch Sun World Ba Na Hills bất ngờ lập “cú đúp” giải thưởng: Công viên giải trí theo chủ đề hàng đầu Việt Nam 2020 và Công viên giải trí theo chủ đề hàng đầu châu Á 2020.
Đây là niềm vinh dự lớn cho khu du lịch biểu tượng của Đà Nẵng, bởi điều này thể hiện sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với những đổi mới, sáng tạo của Sun World Ba Na Hills, đặc biệt trong giai đoạn đầy khó khăn như năm 2020.
Bên cạnh đó, quần thể du lịch Sun World Fansipan Legend (Sa Pa, Lào Cai) lần thứ 2 liên tiếp được vinh danh ở hạng mục giải thưởng “Điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu Việt Nam”. Tuy nhiên, niềm vui bất ngờ nhất đối với Sun Group trong lễ trao giải lần này có lẽ là chiến thắng của tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Hon Thom Nature Park, với giải thưởng “Công viên nước hàng đầu châu Á 2020” dành cho Aquatopia Water Park.
Đây là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của Sun Group trong việc kiến tạo một công viên nước quy mô và hiện đại hàng đầu Đông Nam Á, tạo điểm nhấn độc đáo tại Hòn Thơm cho khu vực Nam đảo Phú Quốc.
Trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, Sun Group có tổng cộng 9 khách sạn, resort được vinh danh với 18 giải thưởng WTA 2020 khu vực châu Á. Trong đó, không ít công trình khách sạn, resort của tập đoàn này không chỉ xuất sắc “tái lập” thành tích của năm ngoái mà còn “ẵm” thêm nhiều giải thưởng mới. Ấn tượng nhất là InterContinental Danang Sun Peninsula Resort - kiệt tác nghỉ dưỡng của kiến trúc sư Bill Bensley trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) với 7 giải thưởng.
Ngoài những giải thưởng “quen thuộc” đã từng đạt được trong năm 2019, Danang Sun Peninsula Resort còn “ẵm” 2 giải thưởng mới là: Khu nghỉ dưỡng dành cho tuần trăng mật hàng đầu Việt Nam 2020; Khu nghỉ dưỡng lãng mạn nhất châu Á 2020.
Trong khi đó, Hotel de la Coupole - Mgallery - một kiệt tác khác của Bill Bensley tại Sa Pa “bảo toàn” thành tích năm 2019 với 2 giải thưởng: Khách sạn sang trọng hàng đầu Việt Nam 2020 và Khách sạn có thiết kế hàng đầu châu Á 2020.
Ngoài ra, các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng như JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, Premier Village Phu Quoc Resort vẫn tiếp tục giữ vững thành tích năm ngoái với 4 giải thưởng. Và Khu nghỉ dưỡng sang trọng trên đỉnh Bà Nà - Mercure Danang French Village Ba Na Hills năm nay được vinh danh ở hạng mục “Khu nghỉ dưỡng theo chủ đề hàng đầu châu Á 2020”.
Bên cạnh những tên tuổi đã quen thuộc với giải thưởng WTA, không ít công trình khách sạn, resort do Tập đoàn Sun Group đầu tư, vận hành lần đầu tiên được vinh danh tại WTA 2020 khu vực châu Á năm nay như: Premier Village Ha Long Bay Resort (Hạ Long, Quảng Ninh) đạt 2 giải: Khách sạn ven biển hàng đầu Việt Nam và Khu nghỉ dưỡng mới hàng đầu châu Á; Novotel Danang Premier Han River (Đà Nẵng) - Khách sạn dành cho doanh nhân hàng đầu Việt Nam 2020; Premier Residences Phu Quoc Emerald Bay (Phú Quốc) - Khách sạn căn hộ hàng đầu châu Á.
Đưa Việt Nam vươn xa trên bản đồ du lịch quốc tế
Trong lĩnh vực hạ tầng, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) một lần nữa viết tiếp niềm tự hào Việt Nam khi được xướng danh tại WTA 2020 khu vực châu Á với 2 giải thưởng: Sân bay có hệ thống phòng chờ thương gia hàng đầu châu Á và Sân bay khu vực hàng đầu châu Á. Năm 2019, khi mới khai trương chưa đầy một năm, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đã được vinh danh Sân bay mới hàng đầu châu Á.
Đáng chú ý, lần đầu tiên tham gia WTA, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long đã xuất sắc vượt qua 7 “đối thủ nặng ký” trong khu vực để giành chiến thắng tại hạng mục Cảng tàu khách hàng đầu châu Á 2020.
Giải thưởng này là sự ghi nhận xứng đáng đối với những nỗ lực của chủ đầu tư Sun Group trong việc kiến tạo một cảng tàu khách chuyên biệt, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống kỹ thuật hiện đại, có thể phục vụ những du thuyền lớn trên thế giới cùng nhà ga cảng tàu được thiết kế tinh tế bởi KTS lừng danh Bill Bensley, là sự kết hợp tuyệt vời giữa tinh hoa văn hóa, kiến trúc của Việt Nam và châu Âu.
Trước niềm vui phá vỡ “kỳ tích” 21 giải thưởng năm 2019 của chính tập đoàn, ông Đặng Minh Trường - Chủ tịch HĐQT Sun Group chia sẻ: “Đại dịch Covid-19 đã biến 2020 trở thành một năm khó khăn và thách thức đối với Sun Group. Tuy nhiên, sự kiện các công trình do Sun Group kiến tạo tại Việt Nam tiếp tục được tôn vinh tại 25 hạng mục của World Travel Awards 2020 khu vực châu Á, đã đem lại niềm vui và sự khích lệ to lớn cho Sun Group. Đây cũng là minh chứng cho thấy những công trình, sản phẩm của du lịch Việt Nam đã có thể sánh vai với các cường quốc du lịch trong khu vực và thế giới”.
Một lần nữa, sự tôn vinh của cộng đồng quốc tế tiếp tục khẳng định tầm nhìn và hướng đi đúng đắn của Sun Group, trong việc kiến tạo nên những công trình chất lượng, đẳng cấp, khác biệt, những dịch vụ, trải nghiệm du lịch độc đáo, đưa tên tuổi Việt Nam ngày càng vươn xa hơn trên bản đồ du lịch quốc tế.
Doãn Phong
" alt="Sun Group nhận ‘mưa giải thưởng’ World Travel Awards 2020 khu vực châu Á">Sun Group nhận ‘mưa giải thưởng’ World Travel Awards 2020 khu vực châu Á
-
Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs TPHCM, 18h00 ngày 23/2: Chia điểm?
-
Nằm trên cửa sông Roach, bờ biển phía đông của Essex, Anh, đảo Foulness được quân đội kiểm soát từ giữa thế kỷ 19. Hiện nay, nơi đây do bộ Quốc phòng Anh điều hành để thử nghiệm vũ khí và đạn dược mới. Nằm cách xa các trung tâm dân cư lớn, hòn đảo rất thích hợp cho mục đích này. Ảnh: Nigel Cox.
Trong một khoảng thời gian dài, cách để đến đảo Foulness là đi phà hoặc đi bộ dọc theo các bãi triều của Maplin Sands khi nước rút. Đường xuyên biển này được gọi là Broomway, con đường nguy hiểm nhất ở Anh. Trong lịch sử, vào thời Edward, Broomway còn được gọi là "Doomway" (tạm dich: "con đường chết chóc"). Ảnh: Jon Combe.
Vào cuối thế kỷ 16, Broomway đã được đánh dấu trong bản đồ. Trên thực tế, tuyến đường được đánh dấu bằng một loạt chổi cán ngắn cắm vào bùn với đầu lông nhọn hướng lên trời. Đây là bắt nguồn của tên gọi Broomway (tạm dịch: "con đường chổi"). Ảnh: Adrian Miller.
Đầu những năm 1900, tác giả Herbert W. Tompkins đã mô tả khi thủy triều rút xuống, nhiều cây chổi sẽ "ngẩng đầu lên và xuất hiện như một đường chấm đen", dấu hiệu này cho du khách biết thời điểm họ có thể bắt đầu hành trình xuyên biển. Vào thời điểm đó, Broomway trở thành tuyến đường chính để nông dân đưa sản phẩm từ hòn đảo đến chợ. Ảnh: Jon Combe.
Với thời tiết tốt, tuyến đường là điểm đi bộ và ngắm cảnh biển lý tưởng. Tuy nhiên, Broomway biến thành con đường nguy hiểm khi thủy triều lên. Chỉ trong vài phút, nước dâng cao từ chân đến hông và ngực người. Đường Broomway nhanh chóng biến mất. Tốc độ nước nhấn chìm con đường khiến cả những người chạy nhanh cũng khó có thể thoát khỏi tình huống nguy hiểm. Ảnh: Cestovanie SME.
Rất nhiều người đã mất mạng khi đi trên Broomway. Theo BBC, con đường được cho là đã giết hơn 100 người trong nhiều thế kỷ và dường như có cả những nạn nhân không được ghi lại. Trong số những người đã chết khi đi bộ trên Doomway, 66 người được chôn cất trong nhà thờ Little Foulness. Những người khác không bao giờ được tìm thấy. Ảnh: Peter Shaw.
Thủy triều không phải mối nguy hiểm duy nhất đối với người đi trên Broomway. Vào ngày nhiều sương mù hoặc trời mưa, người ta có thể dễ bị mất phương hướng, đi lang thang khỏi con đường và rơi vào nơi có bùn mềm hoặc cát lún. Nếu không thể vào đất liền trước khi thủy triều lên, điều này có thể dẫn đến cái chết. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm khác đến từ trường bắn trên đảo Foulness với rủi ro từ những quả đạn, pháo chưa nổ. Ảnh: Jon Combe.
Giờ đây, con đường hơn 600 năm tuổi Broomway không còn là cách duy nhất để đến đảo Foulness. Quân đội đã xây dựng đường mới và một vài cây cầu vào năm 1922, nối hòn đảo với Wakering Stairs. Tuy nhiên, nhiều du khách vẫn trải nghiệm đến Foulness thông qua Broomway như một cuộc phiêu lưu. Ảnh: Jon Combe.
Mùa thu đẹp ở các địa danh trong truyện Kim Dung
Nhiều địa danh trong tiểu thuyết của Kim Dung là địa điểm có ngoài đời thực ở Trung Quốc. Những nơi này sở hữu vẻ đẹp ngoạn mục khi thu về.
" alt="Con đường chết chóc nhất nước Anh">Con đường chết chóc nhất nước Anh