Ngày 4/12 (theo giờ địa phương), các nghị sĩ đối lập tại Pháp đã lật đổ chính phủ, đẩy cường quốc kinh tế lớn thứ hai của Liên minh châu Âu (EU) vào một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng hơn, đe dọa khả năng lập pháp và kiểm soát thâm hụt ngân sách khổng lồ của nước này.
Các nghị sĩ cánh hữu cực đoan và cánh tả đã liên minh ủng hộ kiến nghị bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Michel Barnier và chính phủ của ông. Kết quả cuộc bỏ phiếu có 331 phiếu thuận vượt qua đa số cần thiết là 288 phiếu.
Theo Hiến pháp Pháp, Thủ tướng Barnier cùng với toàn bộ chính phủ giờ đây cần phải nộp đơn từ chức lên Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và việc từ chức sẽ tự động được chấp nhận.
Còn theo Reuters, chính phủ của Thủ tướng Barnier có nhiệm kỳ ngắn nhất trong lịch sử nước Pháp kể từ năm 1958 khi chỉ tồn tại được ba tháng. Lần cuối cùng một chính phủ Pháp bị lật đổ bởi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm là dưới thời Tổng thống Pháp Georges Pompidou vào năm 1962.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Pháp bùng phát khi Tổng thống Emmanuel Macron kêu gọi một cuộc bầu cử sớm vào tháng 6, dẫn đến một Quốc hội bị chia rẽ sâu sắc.
Pháp đang đối mặt nguy cơ kết thúc năm mà không có một chính phủ ổn định hay ngân sách cho năm 2025, mặc dù hiến pháp cho phép áp dụng các biện pháp đặc biệt để tránh tình trạng chính phủ đóng cửa như ở Mỹ.
Nguồn tin của Reuterscho biết, Tổng thống Macron muốn nhanh chóng bổ nhiệm một Thủ tướng mới trước buổi lễ mở cửa trở lại Nhà thờ Đức Bà vào ngày 7/12. Dự kiến Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ đến dự sự kiện này.
Tình trạng bất ổn chính trị của Pháp sẽ càng làm suy yếu Liên minh châu Âu, vốn đã lao đao bởi sự tan rã của chính phủ liên minh ở Đức, trong bối cảnh chỉ còn vài tuần trước khi Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
Mỹ nhân Tuyên Quang lái xe tải 30 tấn gây sốt, bố mẹ chia sẻ thêm nhiều điều gây bất ngờ
Không gian sống ít người biết của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Nhận định, soi kèo PSG vs Monaco, 3h05 ngày 8/2: Khẳng định vị thế
Việt Nam vẫn còn đất cho hàng công nghệ cao cấp
“Việt Nam là thị trường thứ hai tại châu Á, sau Trung Quốc, mở bán dòng Marq”, ông Ivan Lai - Giám đốc khu vực của Garmin cho biết. Điều này cho thấy các hãng công nghệ vẫn đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng trong khu vực, kể cả dòng sản phẩm cao cấp, xa xỉ.
Cuối năm ngoái, Vertu cũng quay trở lại thị trường sau vài năm vắng bóng. Các máy được giới thiệu đều có giá gần trăm triệu đồng trở lên.
Nói với VietNamNet khi đó, phía Vertu cho hay kinh tế Việt Nam đang trong nhóm phát triển nhanh nhất khu vực, số lượng tầng lớp trung lưu đang tăng lên, cộng với những thống kê cho thấy mặt hàng xa xỉ đang tăng trưởng tốt tại đây. Do đó, hãng chuyên bán hàng xa xỉ kỳ vọng sẽ có được doanh thu tốt ở thị trường này.
Ông Nguyễn Ngọc Đạt, đại diện nhà phân phối Vertu, cũng cho hay trong thời gian vừa qua, nhu cầu đặt mua sản phẩm Signature (thấp nhất hơn 400 triệu đồng) khá nhiều nhưng không đủ hàng bán do sản xuất với số lượng giới hạn.
Trong khi đó, dòng Marq của Garmin gồm 5 mẫu: Aviator, Adventure, Athlete, Golfer, Captain dành cho 5 đối tượng người dùng khác nhau. Hãng kỳ vọng dòng Golfer sẽ đạt doanh số cao nhất, do cộng đồng người chơi golf đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, dòng Athlete, vốn dành cho vận động viên, có thể sẽ đạt doanh thu cao tiếp theo.
Mặc dù mặt bằng chung sản phẩm công nghệ có chiều hướng giảm tăng trưởng, song thị trường thiết bị cao cấp có vẻ vẫn ổn định. Bằng chứng là trong số các smartphone bán chạy nhất gần đây của FPT Shop, luôn có sự góp mặt của dòng máy iPhone 14 Pro Max - giá rẻ nhất cũng ngoài 30 triệu đồng. Chiếc máy cũng nằm top đầu trong nhóm smartphone mang về doanh thu cao nhất cho Thế Giới Di Động.
" alt="Việt Nam vẫn còn đất cho hàng công nghệ cao cấp" /> ...[详细]