Nhận định, soi kèo Puebla vs Mazatlan, 8h00 ngày 29/1: Chờ đợi bất ngờ

Công nghệ 2025-02-03 08:40:14 954
ậnđịnhsoikèoPueblavsMazatlanhngàyChờđợibấtngờxăng   Chiểu Sương - 28/01/2025 14:40  Mexico
本文地址:http://game.tour-time.com/html/43f990907.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Kapaz vs Sabah Baku, 19h00 ngày 31/1: Cơ hội của đội khách

anh 1.jpg
Chương trình BSNT của VinUni đạt chuẩn ACGME-I với các yêu cầu kiểm định khắt khe nhất

Hệ thống không chỉ đánh giá kiến thức y khoa lâm sàng, mà còn đánh giá năng lực điều trị bệnh, thực hiện thủ thuật, giao tiếp, làm việc nhóm, thực hành dựa trên hệ thống và năng lực học tập qua việc điều trị bệnh nhân hàng ngày. Quan trọng hơn, việc đánh giá tại nơi làm việc và nhận phản hồi thường xuyên từ giảng viên lâm sàng sẽ giúp các BSNT hoàn thiện các năng lực chưa đạt yêu cầu. 

Vận hành chương trình đào tạo theo yêu cầu kiểm định của AGCME-I đòi hỏi nguồn lực rất lớn, đặc biệt là đội ngũ giảng viên. Thách thức lớn nhất cho các chương trình BSNT muốn đạt ACGME-I trước tiên là tỷ lệ BSNT/Giảng viên chính 1/6, tỷ lệ BSNT/tổng giảng viên trong chương trình là 1:1. Yêu cầu này nhằm mục đích đảm bảo các BSNT được hướng dẫn, đánh giá và nhận được các phản hồi về năng lực điều trị bệnh nhân một cách thường xuyên. 

anh 2.jpg
Học viên chương trình BSNT VinUni trong giờ thực hành tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa

Nỗ lực hợp tác với các bệnh viện lớn tại Việt Nam 

“Với nỗ lực rất lớn và sự hợp tác chặt chẽ của Hệ thống Y tế Vinmec, Bệnh viện Quân đội 108, Bệnh viện Nhi Trung ương, VinUni đã đạt yêu cầu khó khăn này”, đại diện VinUni chia sẻ. .

Ngoài ra, chương trình cũng yêu cầu giảng viên được trang bị những kỹ năng giảng dạy lâm sàng tại giường bệnh, kỹ năng đánh giá, kỹ năng đưa phản hồi cho học viên. Giảng viên chương trình đào tạo BSNT của VinUni được tham gia các khóa đào tạo do các chuyên gia giáo dục lâm sàng của UPenn trực tiếp xây dựng.  

Ông James A. Arrighi  - Chủ tịch, Tổng Giám đốc điều hành ACGME-I cho biết: “Kiểm định ACGME-I đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ về sự xuất sắc học thuật và đặc biệt là tinh thần quyết tâm theo đuổi việc liên tục cải thiện chất lượng. Việc VinUni có thể đạt kiểm định danh giá này trong thời gian rất ngắn đã thể hiện năng lực, tầm nhìn và sự quyết tâm của đội ngũ. Tháng 4/2023, khi tới Việt Nam, tôi đã đặc biệt ấn tượng bởi nhiệt huyết, sự tận tâm của đội ngũ. VinUni đang tiên phong trong lĩnh vực này và tôi cho rằng các bạn nên chia sẻ rộng rãi kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp tại Việt Nam cũng như trong khu vực”.

GS.BS David Bangsberg - Hiệu trưởng, Viện trưởng Viện Khoa học sức khỏe VinUni bày tỏ: “Để đạt được kiểm định chỉ sau 3 năm vận hành thể hiện rất nhiều nỗ lực của chúng tôi. Chúng tôi hết sức cảm kích sự hợp tác của hệ thống các bệnh viện thực hành của Việt Nam và đặc biệt ghi nhận sự hỗ trợ của đối tác chiến lược học thuật tại Đại học Pennsylvania - một trong những trường Y khoa hàng đầu thế giới. Ý nghĩa lớn nhất sau thành quả này chính là chất lượng dịch vụ cho người bệnh, những người đã tin tưởng vào chăm sóc chuyên môn của chúng tôi. Đích đến cao nhất của việc đạt chuẩn kiểm định chính là nâng cao chất lượng khám chữa, chăm sóc sức khoẻ người bệnh”.

Trước đó, tháng 7/2023, VinUni đã chính thức được ACGME - I công bố là cơ sở đào tạo đạt chất lượng kiểm định quốc tế. Với thành tích này, VinUni là cơ sở đào tạo y khoa đầu tiên của Việt Nam và thứ 2 tại Đông Nam Á (sau DUKE- NUS thuộc Đại học Quốc gia Singapore) đạt kết quả này.

Tháng 3/2024, công bố chính thức trên website, ACGME-I đã cấp chứng nhận kiểm định cho 12 chương trình đào tạo y khoa sau đại học trên toàn cầu, trong đó có 3 chương trình BSNT của Viện Khoa học sức khỏe - Trường Đại học VinUni.

Theo ACGME-I, tốt nghiệp từ các chương trình đào tạo được ACGME-I kiểm định, các BSNT sẽ có cơ hội được nhận vào các chương trình đào tạo chuyên khoa sâu ở các nước có chương trình theo cùng hệ thống. Việc Viện Khoa học Sức khỏe của Trường Đại học VinUni tiếp tục đạt tiêu chuẩn kiểm định của ACGME-I đối với ba chương trình đào tạo BSNT đánh dấu mốc quan trọng không chỉ với VinUni mà còn đối với giáo dục y khoa tại Việt Nam. 

Chương trình Bác sĩ nội trú tại VinUni:

Trường Đại học VinUni hiện có 3 chuyên khoa được đồng thiết kế và xác thực chất lượng bởi Đại học Pennsylvania là Nội khoa, Ngoại khoa, Nhi khoa và một chuyên khoa là Chấn thương chỉnh hình mở mới trong năm 2023. 

Trong quá trình học, các BSNT VinUni có cơ hội được tham gia các khoá chuyên ngành nâng cao, báo cáo đề tài, trao đổi tại những cơ sở đối tác của VinUni đẳng cấp thế giới tại Áo, Mỹ… Năm học 2023 - 2024, bác sĩ trúng tuyển BSNT tại VinUni đều được cấp học bổng bởi VinUni và Vinmec, đồng thời được hưởng thêm trợ cấp hàng tháng. Toàn bộ học viên ngay sau khi tốt nghiệp sẽ được bảo đảm việc làm tại Hệ thống Y tế Vinmec với thu nhập cạnh tranh.

Đậu Linh

">

3 chương trình bác sĩ nội trú của Đại học VinUni đạt kiểm định của Mỹ

002 chau hieu binh.png
Bà Chu Hiểu Bình từ chức Phó hiệu trưởng trường Y để chuyển sang kinh doanh. 

Sau hơn 1 năm hoạt động, nhà máy tái cơ cấu. Lúc này, Trường Y tế Vũ Tiến bán nhà máy với giá 500.000 USD (hơn 12 tỷ đồng), bà Bình mua lại. Bất chấp sự phản đối của người thân và phá vỡ định kiến truyền thống công việc kinh doanh chỉ dành cho đàn ông, năm 1977, bà Bình quyết định rời giảng đường.

Từ chức Phó hiệu trưởng, bà khiến nhiều người tiếc nuối. Tuy nhiên, để toàn lực phát triển công ty, nâng cao và cập nhật kỹ thuật, bà không còn lựa chọn khác. Sau khi nghỉ việc, bà tập trung nghiên cứu thị trường và phát triển thêm các sản phẩm cho xe du lịch. 

Xuất thân là giảng viên trường Y, không hiểu kỹ thuật sản xuất đèn pha, bà đảm nhận việc bán hàng. Hàng ngày, bà đến các cơ sở sản xuất máy kéo, xe gắn máy hoặc phụ tùng ô tô để tiếp thị sản phẩm. 

Thời gian đầu tuy vất vả, nhưng việc bán hàng của bà đạt hiệu quả. Sau 2 năm, doanh thu công ty lần đầu chạm mốc 10 triệu NDT (34 tỷ đồng) và có chỗ đứng trong ngành công nghiệp sản xuất đèn ô tô. Từ năm 2000 đến nay, thương hiệu đèn Tinh Vũ đa dạng hóa, chất lượng và hiệu suất được cải thiện, doanh số bán hàng tăng vọt. 

Nữ tỷ phú giàu nhất Thường Châu

Là người tham vọng, nên bà chưa hài lòng với thành tựu này. Bà Bình quyết định tìm đến Tập đoàn FAW sản xuất ô tô đầu tiên ở Trung Quốc đặt vấn đề hợp tác. Tuy nhiên, sản phẩm đèn ô tô của Tinh Vũ bị từ chối vì không đủ tiêu chuẩn.

Không bỏ cuộc, bà Bình kiên trì thuyết phục đối tác. Sự quyết tâm của bà khiến FAW đồng ý cho công ty Tinh Vũ cơ hội. Để đáp ứng yêu cầu của FAW, các tiêu chuẩn trước phải thiết lập lại. Nhà máy của bà bắt đầu nghiên cứu và phát triển đèn xe tải, yêu cầu tuổi thọ và độ kín cao hơn.

Trước tình hình đó, bà Bình đầu tư 80 triệu NDT (114 tỷ đồng) nâng cấp công nghệ và cải tạo nhà xưởng sản xuất đèn pha ô tô. Để khắc phục những thiếu sót, bà Bình và kỹ thuật viên nghiên cứu ngày đêm cho ra đời sản phẩm đáp ứng yêu cầu của FAW.

Với những cải tiến vượt bậc, chất lượng đèn ô tô của thương hiệu Tinh Vũ được nhà sản xuất phụ tùng gốc (OEM) công nhận. Công nghệ tiên tiến giúp nhà máy của bà Bình thu hút sự hợp tác của BBA, Honda, Volvo...

Quyết định đầu tư nâng cấp công nghệ sản xuất đã mang về lợi nhuận lớn cho nhà máy. Năm 2000, đèn ô tô Tinh Vũ sản xuất được đưa vào lô xe FAW-Volkswagen lần đầu.

Thời điểm này, nhu cầu mua ô tô của người dân tăng, doanh số bán hàng của FAW tốt. Đồng nghĩa, lợi nhuận bán đèn ô tô của Tinh Vũ tăng mạnh. 

chau hieu binh.jpg
Từ chức để khởi nghiệp, đến nay bà Bình trở thành nữ tỷ phú giàu nhất Thường Châu (Trung Quốc).

7 năm liên tiếp, nhà máy của bà Bình đứng vững trong top 5 doanh nghiệp có điểm kiểm tra an toàn cao nhất Thường Châu (Trung Quốc). Tinh Vũ là đơn vị tư nhân duy nhất, 4 doanh nghiệp còn lại đều thuộc sở hữu của Toyota (Nhật Bản).

Sau hơn 15 năm thành lập, đến năm 2011, Tinh Vũ trở thành nhà máy sản xuất đèn ô tô đầu tiên được niêm yết cổ phiếu A trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải. Lúc này, giá trị tài sản ròng của bà Bình vượt 3,2 tỷ NDT (11.000 tỷ đồng). 

Chỉ tính riêng giá trị thị trường chứng khoán, bà Bình trở thành nữ doanh nhân giàu nhất Giang Tô. Với sự tăng trưởng ổn định của nhà máy, giá trị tài sản ròng của bà liên tục tăng. Tháng 3/2020, bà Bình đứng thứ 31 trong danh sách Nữ tỷ phú tự thân giàu nhất toàn cầu do Viện Nghiên cứu Hurun công bố với khối tài sản 16 tỷ NDT (55.000 tỷ đồng).

Trong danh sách Tỷ phú giàu nhất toàn cầucủa Viện Nghiên cứu Hurun công bố cuối năm 2023, bà Bình đứng thứ 1.067 với khối tài sản 21 tỷ NDT (gần 72.000 tỷ đồng). Bà cũng là nữ doanh nhân duy nhất có tên trong danh sách này, giữ vững ngôi vị nữ tỷ phú giàu nhất Thường Châu (Giang Tô, Trung Quốc) suốt nhiều năm qua.

003 chau hieu binh.png
Hiện bà Chu Hiểu Bình sở hữu khối tài sản ròng 21 tỷ NDT (72.000 tỷ đồng).

Sau khi nhà máy phát triển ổn định, năm 2021, bà Bình học thêm chương trình EMBA (thạc sĩ quản lý) tại Trường Kinh doanh Quốc tế Trung Quốc Âu Châu. Đến nay, sản phẩm do nhà máy Tinh Vũ sản xuất không giới hạn ở đèn pha thông minh, có thêm phụ tùng ô tô khác. 

Hành trình khởi nghiệp của bà đầy thách thức và cơ hội. Từ giảng viên trường Y đến phó hiệu trưởng, sau đó dấn thân vào kinh doanh. Thích ứng với thay đổi của thị trường và tìm tòi mô hình kinh doanh mới, là kim chỉ nam giúp bà đạt được thành công như hiện tại.

Với lòng can đảm và trí tuệ tiên phong, bà không ngừng mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Ngoài đạt được thành tựu trong lĩnh vực đèn pha ô tô, bà còn đầu tư và thành lập hệ sinh thái điện tử ô tô hoàn chỉnh.

Chiến lược đầu tư vào công ty triển vọng và hợp tác với nhiều doanh nghiệp tên tuổi để mở rộng thị trường của bà đáng để học hỏi. Ngoài phát triển sản phẩm mới, bà Bình còn tập trung vào việc định giá doanh nghiệp và quản lý giá trị thị trường.

Với tư cách là người đầu tàu, bà luôn coi trọng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và cam kết phúc lợi công cộng. Quá trình khởi nghiệp của bà Bình mang lại nguồn cảm hứng cho nhiều người. Thành công của bà không phải may mắn, đó là sự kiên trì, dũng cảm và tinh thần không ngừng học hỏi.

Theo Sohu

Hiệu trưởng bị kỷ luật nếu giáo viên dạy thêm không đúng quy định

Hiệu trưởng bị kỷ luật nếu giáo viên dạy thêm không đúng quy định

Tỉnh Tiền Giang chỉ đạo thủ trưởng cơ sở giáo dục “chịu hình thức xử lý kỷ luật hoặc liên đới chịu trách nhiệm khi buông lỏng quản lý giáo viên và học sinh để xảy ra hoạt động dạy thêm, học thêm không đúng quy định”.">

Hiệu phó trường Y từ chức để khởi nghiệp, hiện sở hữu khối tài sản 72.000 tỷ

tuyen thai lan.jpeg
Chanathip (18), Dangda (10) vắng mặt ở tuyển Thái Lan

Dù vắng một vài ngôi sao nhưng "Voi chiến" vẫn có những gương mặt chất lượng như tiền đạo Suphanat Mueanta (OH Leuven), Supachai Jaided (Buriram United), các tiền vệ Supachok Sarachat (Consadole Sapporo), Ekanit Panya (Urawa Reds), Weerathep Pomphan (True Bangkok United), Channarong Phromsrikaew ( Chonburi FC), hậu vệ Jonathern Khemdee (Ratchaburi FC), Elias Doloh (Bali United), Suphan Thongsong (True Bangkok United)...

HLV Masatada Ishii cũng triệu tập nhiều cầu thủ đang chơi bóng ở nước ngoài là Supachok, Ekanit (Nhật Bản), Suphanat (Bỉ), hậu vệ Thái kiều Nicholas Mickelson (OB Odense - Bỉ), tiền đạo sinh ra tại Thụy Điển, Patrik Gustavsson (Nara Club - Nhật Bản).

Theo kế hoạch, tuyển Thái Lan hội quân vào ngày 2/9 trước khi sang Việt Nam vào ngày 5/9. Thái Lan gặp Nga lúc 20h00 ngày 5/9, sau đó 5 ngày gặp tuyển Việt Nam vào lúc 20h trên SVĐ Mỹ Đình.

Ở diễn biến khác, trọng tài Suhaizi Bin Shukri (Malaysia) được mời bắt chính trong 2 trận của tuyển Việt Nam gặp Nga (5/9) và Thái Lan (10/9) tại LPBank Cup 2024. Hỗ trợ công tác chuyên môn cho ông Suhaizi Bin Shukri là các trợ lý đồng hương Mohd Arif Shamil Bin Abd Rasid, Mohd Yusri Bin Muhamad. Trong khi đó, ở trận đấu giữa Nga vs Thái Lan do tổ trọng tài người Việt Nam điều hành: trọng tài FIFA Hoàng Ngọc Hà và Nguyễn Mạnh Hải, hai trợ lý Trương Đức Chiến và Trần Duy Khánh.

Danh sách tuyển Thái Lan:

Thủ môn: Patthi Khammai (True Bangkok United), Saranon Anuin (BG Pathum United), Korakot Piphatnadda (Rayong FC)
Hậu vệ: Sasalak Haiprakon (Buriram United), Chaiwat Buran (Port Authority FC), Songwut Krakruan (Muangthong United), Waris Chuthong (BG Pathum United), Elias Doloh (Bali United), Nicholas Mickelson (OB Odense), Suphan Thongsong (True Bangkok United), Jonathern Khemdee (Ratchaburi FC)
Tiền vệ: Worachit Kanitsribamphen (Port Authority FC), Supachok Sarachat (Consadole Sapporo), Weerathep Pomphan (True Bangkok United), Ekanit Panya (Urawa Reds), Anan Yodsangwan (Lamphun Warriors), Akaraphong Phumwiset (Lamphun Warriors), William Wildercher (Uthai Thani FC), Channarong Phromsrikaew ( Chonburi FC)
Tiền đạo: Suphanat Mueanta (OH Leuven), Supachai Jaided (Buriram United), Theerasak Peipimai (Port Authority FC), Patrik Gustafsson (Nara Club)

">

Thái Lan công bố danh sách đấu tuyển Việt Nam, không có Chanathip, Theerathon

Nhận định, soi kèo Stuttgart vs PSG, 3h00 ngày 30/1: Khách chiếm ưu thế

Nha khoa  1.jpg
Sau 3 tháng chuẩn bị, dự án Nha khoa lưu động đã được trang bị đầy đủ các thiết bị nha khoa cần thiết và một xe tải chuyên dụng để bắt đầu những hành trình ý nghĩa

TS. BS. Trần Ngọc Quảng Phi cho biết: “Sức khỏe răng miệng có mối liên hệ mật thiết với các bệnh lý tim mạch, tiểu đường. Dù vấn đề nha khoa hiện nay đã được quan tâm và chú trọng hơn trước, song vẫn còn nhiều hoàn cảnh khó khăn, một số địa phương chưa có điều kiện thuận lợi để tiếp cận với nha khoa tiên tiến. Mục tiêu của dự án nha khoa cộng đồng này đầu tiên là chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ em, người cao tuổi; tiếp đến là phổ cập kiến thức, hướng đến nâng cao nhận thức bảo vệ sức khỏe răng miệng trong cộng đồng".

Điểm đến đầu tiên của Dự án Nha khoa lưu động là trường Mầm non Khánh Hội (Q.4). Tại đây thầy trò Khoa Răng Hàm Mặt sẽ hỗ trợ giáo dục sức khỏe răng miệng cho các em nhỏ và Viện Dưỡng lão Thị Nghè (Quận Bình Thạnh), thăm khám cho các cụ già đang sinh hoạt tại viện. 

Bên cạnh hoạt động điều trị nha khoa cho bệnh nhân, dự án còn tổ chức các hoạt động tư vấn, giáo dục về vệ sinh răng miệng và chăm sóc nha khoa nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng.

Với vai trò tình nguyện viên hỗ trợ các bác sĩ, người bệnh, hy vọng từ chuyến đi tới, nhiều bài học hữu ích sẽ mở ra, sinh viên sẽ được tiếp thêm kinh nghiệm thực tiễn, làm quen với công nghệ nha tiên tiến, nâng cao năng lực chuyên môn và bồi đắp tấm lòng y đức, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội thông qua trải nghiệm trong chính chuyên ngành mình đang theo đuổi.

Nha khoa  2.jpg
 Thầy và trò Khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại học Văn Lang tại điểm đến đầu tiên của dự án Nha khoa lưu động. Ảnh: Đại học Văn Lang

Được thành lập từ năm 2020, Khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại học Văn Lang hiện trở thành đơn vị đào tạo bác sĩ Răng Hàm Mặt uy tín tại khu vực miền Nam. Hiện tại, Khoa có hơn 40% sinh viên là con em gia đình có bố mẹ, người thân hiện công tác trong lĩnh vực Răng Hàm Mặt trong nước.

Khu thực hành của Khoa được đầu tư những máy móc chuyên ngành hiện đại được nhập khẩu từ các thương hiệu đẳng cấp quốc tế đến từ Mỹ, Đức, Nhật… tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên thực hành.

Gần đây nhất, với việc tiếp tục khánh thành khu thực hành mở rộng và khu thực hành mới của Khoa Răng Hàm Mặt ước tính khoảng gần 40 tỉ đồng, Trường Đại học Văn Lang khẳng định cam kết đảm bảo, đáp ứng nhu cầu thực hành cuả sinh viên trên những trang thiết bị hiện đại nhất khu vực châu Á. 

Đồng thời, Trường Đại học Văn Lang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị cho khối ngành Sức khỏe, phát triển mô hình bệnh viện - trường học, phòng khám đa khoa, phòng thí nghiệm, vườn dược liệu, hệ thống phòng thực hành, phòng thí nghiệm ứng dụng công nghệ hiện đại, hệ thống khu thực hành lâm sàng, phòng LABO và khu mô phỏng với các thiết bị hiện đại hàng đầu,....

Nha khoa  3.jpg
Nha khoa  4.jpg
 Sinh viên ngành Răng Hàm Mặt của Trường Đại học Văn Lang trong giờ thực hành

Với môi trường học tập giàu cảm hứng, được đầu tư bài bản, Trường Đại học Văn Lang trông chờ những thế hệ đầu tiên của Khoa Răng Hàm Mặt nói riêng và Khối ngành Sức khỏe nói chung mang lại những đóng góp tích cực, truyền cảm hứng cho xã hội.

Ngọc Diệp

">

Nha khoa lưu động

image001.jpg
Ông Park In Hwan - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Synopex Việt Nam trình bày về ý nghĩa của việc sử dụng nước uống sạch và công dụng của hệ thống lọc nước uống trực tiếp

Tại lễ trao tặng, ông Park In Hwan - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Synopex Việt Nam trình bày về ý nghĩa của việc sử dụng nước uống sạch và công dụng của hệ thống lọc nước uống trực tiếp

“Với kinh nghiệm hơn 30 năm phát triển công nghệ xử lý nước, chúng tôi đã kiểm tra và thấy rằng chất lượng nước nhiều nơi trên địa bàn không đủ an toàn cho mọi người, đặc biệt là trẻ em. Việc sử dụng hệ thống lọc nước giúp nhà trường có thể chủ động cung cấp nước sạch đảm bảo sức khỏe cho các giáo viên, học sinh; tạo điều kiện tốt nhất để họ học tập và giảng dạy”, ông Park In Hwan nói.

image002.jpg
 Ông Park In Hwan trao hệ thống máy lọc nước cho cô Lê Thị Thơm - Hiệu trưởng trường Tiểu học thị trấn Chờ 2

“Để lắp đặt được một hệ thống máy lọc nước cho trường học chúng tôi cần trải qua rất nhiều công đoạn. Đầu tiên là khảo sát địa hình thực tế, phân tích chất lượng nước đang được sử dụng, từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu thiết kế bản vẽ mô phỏng máy lọc nước trên ứng dụng 3D, lập nguyên lý hoạt động cho máy lọc nước trước khi đi vào thi công, lắp đặt và cuối cùng việc quan trọng nhất là lựa chọn vật liệu, kết hợp các loại bộ lọc khác nhau đáp ứng với từng loại nước nguồn để làm sao đưa ra được nước uống trực tiếp có chất lượng tốt nhất, đảm bảo vệ sinh cho các em học sinh uống hằng ngày. Đồng thời đảm bảo tối ưu với cảnh quan cũng như cơ sở vật chất tại trường”, anh Nguyễn Văn Sáng - chuyên viên phụ trách thi công máy lọc nước của Synopex Việt Nam cho biết. 

image003.jpg
 Chuyên viên Synopex Việt Nam chia sẻ về quá trình thi công và lắp đặt hệ thống lọc nước, hướng dẫn nhà trường sử dụng hệ thống hiệu quả

Cô Lê Thị Thơm - Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Chờ 2 cho biết, nhà trường sẽ sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm và bảo quản tốt hệ thống máy lọc nước; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao sức khoẻ cho học sinh, giáo viên, nhân sự.

image004.jpg

“Chúng tôi rất vui mừng khi hệ thống đã được lắp đặt xong và kể từ ngày hôm nay, các em học sinh đã có nguồn nước sạch an toàn để uống trực tiếp và sử dụng; nhà bếp có thể chế biến các món ăn đảm bảo vệ sinh từ nguồn nước này cho trẻ. Từ đây, góp phần giúp các em lớn lên khoẻ mạnh”, ông Park In Hwan chia sẻ.

Tổng Giám đốc Công ty Synopex Việt Nam cũng cho biết thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục việc trao tặng hệ thống lọc nước cho các trường học, mang tới nguồn nước sạch và chất lượng. 

Ngọc Linh

">

Synopex Việt Nam tặng trường học Bắc Ninh hệ thống lọc nước uống trực tiếp

harvard.jpg
Các tổ chức giáo dục tư nhân Mỹ áp dụng nhiều cách tiếp cận để đảm bảo nguồn tài chính vững mạnh và ổn định. 

Các trường đại học tư thục ở Mỹ luôn hướng đến sự xuất sắc nổi trội trong học thuật, định hình tương lai thông qua nghiên cứu, đổi mới và giáo dục. Đằng sau bề ngoài uy tín là một mạng lưới hoạt động tài chính phức tạp, được vận hành để duy trì sứ mệnh của nó. 

Học phí

Đây thực chất là một trong những nguồn thu chính của các trường đại học tư và thường sẽ cao hơn, thậm chí gấp nhiều lần các trường đại học công lập để đáp ứng nhu cầu thị trường, chính sách hỗ trợ tài chính và tất cả các chi phí hoạt động khác.

Số liệu năm học 2020–2021, học phí ròng trung bình (tổng chi phí trừ đi trợ cấp và hỗ trợ học bổng) cho sinh viên đại học toàn thời gian lần đầu theo học tại các trường 4 năm ở Mỹ là 14.700 USD tại các trường công, so với 28.400 USD tại các trường tư thục phi lợi nhuận và 24.600 USD tại các tổ chức tư nhân vì lợi nhuận, theo số liệu của Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia Mỹ (NCES).

Học phí năm học 2023-2024 tại Harvard được công bố trên website trường là 54,269 USD, chưa kể dịch vụ y tế, ký túc xá, hay dịch vụ sinh viên. Tổng số tiền sinh viên phải trả vào khoảng 79.450 USD (khoảng 1.93 tỷ đồng)/năm học.

Nguồn tài trợ

Nguồn tài trợ là nền tảng tài chính lớn của nhiều trường đại học tư. Những quỹ này, thường lên tới hàng tỷ USD, hỗ trợ các sáng kiến và chương trình khác nhau của trường đại học.

Cựu sinh viên, nhà hảo tâm và các tổ chức đóng góp ủng hộ thông qua các chiến dịch gây quỹ, quyên góp. Những nỗ lực này thể hiện rõ ở việc tạo ra các học bổng cho sinh viên khó khăn về mặt tài chính, mở các trung tâm nghiên cứu và cơ sở vật chất hiện đại. 

Trong trường hợp của Đại học Harvard, khoản tài trợ mà trường nhận được dao động khoảng 50 tỷ USD (khoảng 1.218 tỷ đồng)/năm. Khoản tài trợ này được xác định là lớn nhất trong số các trường đại học tại Mỹ và lớn hơn GDP của hơn 120 quốc gia, bao gồm các quốc gia như Tunisia, Bahrain và Iceland, theo CNBC News.

Theo báo cáo tài chính gần đây nhất từ quỹ tài trợ của trường, khoản tài trợ của Harvard trong năm tài chính 2023 đứng ở mức 50,7 tỷ USD, giảm nhẹ so với 50,9 tỷ USD của năm 2022 và 53,2 tỷ USD năm 2021.

Việc phân bổ ngân sách từ quỹ để hỗ trợ tài chính sinh viên nghèo là cần thiết đối với các sinh viên xuất thân từ các gia đình có thu nhập hàng năm dưới 150.000 USD (khoảng 3,6 tỷ đồng), so với mức học phí và lệ phí cho năm học hiện tại gần 80.000 USD. 

Nghiên cứu khoa học

Các trường đại học tư là trung tâm nghiên cứu tiên tiến, thu hút nguồn tài trợ và hợp đồng nghiên cứu từ các cơ quan chính phủ và các tập đoàn tư nhân. 

Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển của các tổ chức học thuật đạt tổng cộng 89,9 tỷ USD trong năm tài chính 2021, tăng 3,4 tỷ USD (4,0%) so với năm tài chính 2020, theo số liệu của Trung tâm Thống kê Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Mỹ.

Việc rót tài chính không chỉ nâng cao vị thế học thuật của trường mà còn đóng góp vào nguồn tài chính tổng thể của trường.

Ngoài ra, hợp tác chiến lược với các tập đoàn là một con đường bổ sung cho các trường đại học tư thục để đảm bảo hỗ trợ tài chính. Những mối quan hệ hợp tác này không chỉ dừng lại ở việc đóng góp bằng tiền mà còn thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, thực tập và cơ hội việc làm cho sinh viên. 

Ngoài lĩnh vực học thuật, các trường đại học tư còn vận hành các cơ sở phụ trợ như hiệu sách, quán ăn tự phục vụ và nhà ở. Những dịch vụ này nâng cao trải nghiệm của sinh viên đồng thời tạo thêm doanh thu cho trường đại học.

Tuy nhiên, đạt được thành công về mặt tài chính, các trường tư nhân cũng phải đối mặt với những thách thức để duy trì nguồn tài chính bền vững.

Tử Huy

">

Cách đại học tư nhân ở Mỹ tạo nguồn tài chính: Harvard thu hơn 50 tỷ USD/năm

友情链接