Ông Grant McPherson – Giám đốc Điều hành Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ)
Covid-19 ảnh hưởng đến thị trường du học New Zealand như thế nào và các trường ở New Zealand đã có hành động gì để thích ứng với hoàn cảnh mới?
Giáo dục quốc tế từng là nhóm ngành xuất khẩu đứng thứ năm tại New Zealand. Hầu hết, các sinh viên quốc tế lựa chọn đến với New Zealand vì nền giáo dục hàng đầu thế giới và trải nghiệm chất lượng dành cho sinh viên.
Vào năm 2019, 79% trên tổng số sinh viên theo học tại New Zealand đến từ các nước châu Á (tương đương 89.862 học sinh, sinh viên)
Để duy trì việc dạy và học trong bối cảnh dịch Covid-19, các cơ sở giáo dục của chúng tôi đạt được những bước tiến vượt bậc trong thời gian ngắn bằng cách ứng dụng công nghệ. Ví dụ như trong năm vừa qua, các giảng viên của ĐH New Zealand đã triển khai khóa học trực tuyến đến với 900.000 sinh viên, bao gồm nhiều chủ đề về trí tuệ nhân tạo, giải quyết vấn đề của thời đại mới trong lĩnh vực game và vũ trụ.
Chúng tôi sẽ tiếp tục khai thác những cách thức khác để đảm bảo sự đa dạng hóa và tính bền vững trong dài hạn của ngành giáo dục. Đây là điều mà chúng tôi đã nhận ra được sau một thời gian thích ứng với sự thay đổi của thời cuộc.
Điểm lưu ý quan trọng ở đây, chúng tôi xem việc học trực tuyến là phương án bổ trợ cho trải nghiệm học tập tại New Zealand, chứ không phải hoàn toàn thay thế cho giáo dục truyền thống mà chúng tôi đang thực hiện. Và hình thức học kết hợp trực tiếp và trực tuyến cũng không quá mới lạ. Các cơ sở giáo dục của chúng tôi đã triển khai mô hình chương trình liên kết với đối tác nước ngoài trong nhiều năm qua.
Trong khi Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến mảng giáo dục quốc tế của nhiều quốc gia trên thế giới, New Zealand đã nhanh chóng triển khai chiến lược để phục hồi ngành kinh tế mũi nhọn này. Ông có thể chia sẻ thêm về chiến lược này không?
Vào tháng 7/2020, Thủ tướng cùng với Bộ trưởng Bộ Giáo dục New Zealand công bố chiến lược dài hạn nhằm phục hồi lĩnh vực giáo dục quốc tế, với khoản đầu tư 51,6 triệu đô la New Zealand từ quỹ phục hồi và ứng phó dịch Covid-19, giúp ổn định lĩnh vực giáo dục quốc tế của New Zealand.
Chiến lược dài hạn này hỗ trợ việc tái cơ cấu, phục hồi và tái thiết lĩnh vực giáo dục quốc tế. Chúng tôi muốn xây dựng một nền giáo dục quốc tế đa dạng, bền vững và linh hoạt.
Kế hoạch bao gồm ba nhóm nhiệm vụ chính được thực hiện cùng lúc: Ổn định ngành (giai đoạn hiện tại); Rà soát và tối ưu hóa các chính sách và môi trường pháp lý để củng cố hệ thống giáo dục quốc tế; và Thúc đẩy việc chuyển đổi cách tiếp cận giáo dục quốc tế của New Zealand để vươn đến một nền giáo dục quốc tế đổi mới sáng tạo, hướng đến tương lai, và bền vững hơn.
Theo ông, New Zealand có những lợi thế cạnh tranh nào so với với các quốc gia khác như Anh, Mỹ, Canada?
Lợi thế cạnh tranh của chúng tôi tập trung ở quá trình chuẩn bị cho người học những nền tảng kiến thức và kỹ năng trước những xu thế thay đổi trong tương lai. Đó là lí do New Zealand liên tục nằm trong top ba thế giới (và dẫn đầu khối các nước nói tiếng Anh) về nền giáo dục chuẩn bị cho tương lai theo Bảng xếp hạng Worldwide Educating for the Future Index, kể từ khi BXH này ra đời vào năm 2018.
Với phương pháp học tập qua truy vấn (inquiry-based), chúng tôi khuyến khích học sinh trở thành những người có tư duy phản biện, có khả năng giải quyết vấn đề và nuôi dưỡng tinh thần học tập suốt đời.
New Zealand là một trong những quốc gia dẫn đầu khối OECD và các quốc gia nói tiếng Anh về chuyển đổi số trong giáo dục; phần lớn học sinh New Zealand được đào tạo về kỹ năng số trong việc tiếp nhận và xử lí thông tin từ internet cao hơn mức trung bình trong khối các nước OECD. (Theo Báo cáo của PISA 2018 về trải nghiệm đọc của thanh thiếu niên trong độ tuổi 15).
Ngoài ra, chúng tôi có hệ thống kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng giáo dục. Cơ quan chính phủ New Zealand giám sát tất cả các cơ sở giáo dục, từ bậc mầm non đến đại học, để đảm bảo các tổ chức này cung cấp trải nghiệm dạy và học chất lượng cho học sinh, sinh viên.
New Zealand cũng là quốc gia tôn trọng và giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình. Một trong số đó là triết lí Kaitiakitanga mang hàm ý chúng tôi quan tâm đến con người và bảo tồn thế giới xung quanh vì thế hệ tương lai. Tôi tin rằng triết lí Kaitiakitanga sẽ ngày càng được lan tỏa trong thế giới hậu Covid.
Và cuối cùng, nền giáo dục New Zealand khuyến khích sự đa dạng, tôn trọng sự khác biệt và chào đón những tư duy mới về thế giới.
New Zealand có thể mở cửa đón du học sinh vào năm 2022 không?
New Zealand đã đưa ra các biện pháp quyết đoán, tiếp cận theo hướng loại trừ các rủi ro có thể phát sinh để kiểm soát dịch Covid-19, bao gồm việc phong tỏa và đóng cửa biên giới cho hầu hết du khách quốc tế (bao gồm cả du học sinh).
Vào tháng 10/2020 và tháng 1/2021, New Zealand đã cho phép 250 sinh viên quốc tế bậc tiến sĩ và sau đại học, và 1.000 sinh viên quốc tế bậc cử nhân và sau đại học quay trở lại New Zealand để tiếp tục việc học.
Việc đặc cách cho sinh viên quốc tế quay trở lại là một phần trong cam kết của Chính phủ đối với mảng giáo dục quốc tế và là một tín hiệu tích cực trong việc phục hồi của lĩnh vực này.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục gần đây cũng có chia sẻ rằng chúng tôi không thể cam kết về thời gian cụ thể để học sinh, sinh viên quốc tế quay lại nhập học trong năm 2022. Nhưng các cơ sở giáo dục tại New Zealand phải luôn trong tình trạng sẵn sàng khi thời điểm phù hợp xuất hiện.
Hương Giang (thực hiện)
Giáo dục 'cá nhân hóa', cũng như giúp trẻ xây dựng nhân cách từ lứa tuổi tiểu học là những điều khiến cô giáo trẻ người Việt ở xứ Kiwi cảm thấy hứng thú.
" alt=""/>Bao giờ du học sinh được trở lại New Zealand?Về giá bất động sản, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thừa nhận, giá bất động sản vẫn ở mức cao so với khả năng chi trả của đại đa số người dân. Căn hộ bình dân (có mức giá từ 25 triệu đồng/m2 - 30 triệu đồng/m2) tại các dự án nhà ở thương mại ở khu vực trung tâm của các đô thị hầu như không có căn hộ với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2; căn hộ có mức giá này chỉ có tại một số ít các dự án tại khu vực xa trung tâm như các quận, huyện.
Ghi nhận từ thực tế cho thấy, tình trạng lệch pha phân khúc thị trường đang ngày càng thể hiện rõ. Nhà ở cao cấp ngày càng chiếm tỷ lệ áp đảo. Thống kê từ Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho thấy, tại TP.HCM, 9 tháng đầu năm 2022 có 9.305 căn nhà cao cấp, chiếm đến 80,2%.
Một trong những vấn đề của thị trường bất động sản hiện nay là tình trạng “giá nhà tăng liên tục” trong 5 năm gần đây. Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho biết, từ năm 2019 đến nay, đã xuất hiện dự án và căn hộ bất động sản “siêu sang” với giá rao bán lên đến trên dưới 500 triệu đồng/m2, cá biệt có mức giá đến 1 tỷ đồng/m2.
Chia sẻ tại một diễn đàn mới đây, GS.Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho rằng, trong 10 năm qua, thị trường bất động sản cả nước trải qua nhiều đợt “sốt giá”.
Theo GS.Đặng Hùng Võ, “sốt giá” xảy ra theo chu kỳ và giá nhà ở lần sau lại tăng cao so với lần trước. Tình trạng này dẫn đến hệ luỵ nhóm người thu nhập trung bình và thấp ngày càng khó có cơ hội mua nhà.
“Một chỉ số quan trọng của thị trường nhà ở là tỷ số giữa giá nhà trung bình và thu nhập trung bình của người dân. Tại các nước châu Âu, giả sử một người dân tiết kiệm 25% lương mỗi năm thì sau 8 năm có thể mua được nhà. Tương tự, tại Thái Lan, người dân mất 28 năm để mua được nhà.
Còn tại nước ta, nếu giai đoạn sốt giá năm 2007 – 2008, người dân phải mất 100 năm mới mua được nhà. Trong cơn sốt giá hiện nay, người lao động bình thường phải mất 120 năm mới mua được nhà”, GS.Đặng Hùng Võ nói.
Báo động: Nhà ở bình dân biến mất?
Thống kê của HoREA đưa ra tại báo cáo đánh giá thị trường bất động sản 9 tháng đầu năm 2022 cho thấy, tại TP.HCM, nhà ở vừa túi tiền, nhà ở bình dân có giá dưới 2 tỷ đồng/căn (dưới 30 triệu đồng/m2) năm 2020 chỉ có 163 căn hộ, chiếm 1%; năm 2021 và 9 tháng đầu năm 2022 không còn nhà ở bình dân (0%), tức là đã biến mất hoàn toàn từ năm 2021.
Trong khi thị trường thiếu hụt về nguồn cung nhà ở vừa túi tiền, nhà ở bình dân, nhà ở xã hội thì tính trên giá nhà bình dân (khoảng 2 tỷ đồng trở lại, dưới 30 triệu đồng/m2) cũng đã cao hơn khoảng 20 lần mức thu nhập trung bình của xã hội.
“Nếu so sánh với giá nhà tại các nước công nghiệp phát triển chỉ cao gấp khoảng 6-7 lần mức thu nhập, nên người có thu nhập trung bình, có thu nhập thấp đô thị, công nhân lao động và người nhập cư khó có cơ hội tạo lập nhà ở nếu Nhà nước không có chính sách hỗ trợ” – ông Châu nói.
Tình trạng “lệch pha” cơ cấu sản phẩm bất động sản hiện nay cũng được Bộ Xây dựng nêu ra tại báo cáo gửi Quốc hội. Bộ Xây dựng nhận định hiện cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa phù hợp phổ biến là bất động sản ở các phân khúc nhà ở trung, cao cấp, bất động sản du lịch có biểu hiện dư thừa. Thậm chí có nhiều phân khúc đã vượt dự báo đến năm 2025. Trong khi đó, thiếu trầm trọng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và nhà ở thương mại giá phù hợp cho đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình. Đối với nhà ở xã hội mới đạt 7,79 triệu m2/12,5 triệu m2 theo yêu cầu.
Dù cơn sốt đất đã hạn nhiệt như nhận định của Bộ Xây dựng tại các địa phương không còn tình trạng tăng nóng, sốt cục bộ như những tháng đầu năm nhưng giá nhà đất còn neo giữ mức giá cao vẫn là bài toán đặt ra đối với ngành Xây dựng. Khi giá căn hộ chung cư đã chạm mốc 1 tỷ đồng/m2, giá nhà bình dân cao hơn khoảng 20 lần mức thu nhập trung bình của xã hội, nhà bình dân vắng bóng khiến giấc mơ an cư của nhiều người dân càng xa vời.
Sắp có thêm 454.000 căn nhà ở xã hộiTheo thống kê của Bộ Xây dựng, trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp, quy mô xây dựng khoảng 155.800 căn, với tổng diện tích hơn 7 triệu m2.
Đang tiếp tục triển khai 401 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 454.360 căn, với tổng diện tích khoảng hơn 22 triệu m2; trong đó có 245 dự án với quy mô 300.000 căn hộ đang thực hiện thủ tục đầu tư và có 156 dự án với quy mô 156.700 căn hộ đang đầu tư xây dựng.
Bộ này đánh giá kết quả này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra, đến nay mới đạt 7,79/12,5 triệu m2 theo yêu cầu, trong đó nhà ở công nhân là 3,13 triệu m2 với 62.700 căn hộ; nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đô thị là 4,65 triệu m2 với 93.090 căn hộ.
" alt=""/>Căn hộ chung cư chạm mốc 1 tỷ đồng/m2 dân thường 120 năm mới mua được nhà