Ông Biden và ông Sunak sẽ gặp nhau vào ngày 8/6 tại Nhà Trắng. Cả hai sẽ bàn về cách tiếp cận đối với các công nghệ quan trọng và mới nổi nhằm tăng cường an ninh kinh tế, theo các quan chức Anh và Mỹ.
Palantir Technolgies, hãng công nghệ Mỹ với hơn 800 nhân viên tại Anh, vừa thông báo kế hoạch biến Anh làm trụ sở phát triển AI mới tại châu Âu.
Ông Sunak dự kiến bàn về nhiều vấn đề với ông Biden về quan hệ Anh – Mỹ và làm thế nào để hai nước hợp tác với nhau để củng cố sức mạnh kinh tế và“vai trò lãnh đạo chung trong công nghệ của tương lai”.
Một số chính phủ trên thế giới đang cân nhắc những cách giảm nguy cơ của công nghệ mới nổi như AI, vốn đang bùng nổ về đầu tư và thu hút quan tâm lớn từ công chúng từ khi chatbot ChatGPT của OpenAI ra mắt. Trung Quốc cũng đang tìm cách khởi xướng các quy định quản lý AI.
Trong khi đó, Sam Altman, CEO OpenAI, khẳng định chúng ta đang đối mặt với rủi ro nghiêm trọng. Thách thức của thế giới là phải quản lý các nguy cơ này và bảo đảm nhận được lợi ích to lớn từ AI. Hàng trăm lãnh đạo ngành, bao gồm Altman, đã ký vào thư ngỏ cho rằng giảm thiểu rủi ro của AI nên là ưu tiên trên toàn cầu, bên cạnh dịch bệnh và chiến tranh hạt nhân.
Ông dẫn Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) như ví dụ về việc cả thế giới chung tay giám sát năng lượng hạt nhân. Cơ quan được thành lập vài năm sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản cuối Thế chiến II.
Hồi tháng 5, khi điều trần trước Quốc hội Mỹ, Altman cũng nói rằng can thiệp của chính phủ là điều cần thiết để quản lý các rủi ro đi cùng với AI.
(Theo Reuters, AP)
Apple, Samsung và những công ty nào đã cấm ChatGPT?Ngày càng nhiều người sử dụng ChatGPT phục vụ công việc, đồng nghĩa nguy cơ lộ lọt thông tin mật cũng gia tăng." alt=""/>Sắp tổ chức hội nghị đầu tiên về rủi ro của trí tuệ nhân tạoÔng Bùi Minh Tiền - Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Cloud, FPT Smart Cloud chia sẻ: “Hợp lực cùng đối tác nhằm nâng cao năng lực công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số là mục tiêu và sứ mệnh của FPT Smart Cloud. Chúng tôi cam kết đồng hành, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ đối tác xây dựng gói giải pháp đặc thù theo từng lĩnh vực, nhằm mở rộng hệ sinh thái sản phẩm, nâng tầm sản phẩm công nghệ Việt và chinh phục thị trường quốc tế.”
Salto là công ty công nghệ có trụ sở tại Nhật Bản, TP.HCM và Đà Nẵng với thế mạnh nổi trội là tư vấn và cung cấp các giải pháp về phần mềm, công nghệ thông tin, với khách hàng là các doanh nghiệp quốc tế.
Đại diện Salto Việt Nam, CEO Ngô Tuấn Anh kỳ vọng sự hợp tác giữa hai công ty sẽ giúp các doanh nghiệp khai thác và tận dụng tối đa lợi thế từ công nghệ Cloud và AI, kiến tạo các giá trị khác biệt cho các sản phẩm công nghệ Việt, ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ quốc tế.
Là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp ứng dụng AI và Cloud, FPT Smart Cloud khẳng định vị thế khi luôn được chứng nhận năng lực bởi các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới. FPT Smart Cloud sở hữu hệ sinh thái hơn 80 giải pháp sáng tạo, dịch vụ đa dạng từ hạ tầng tới ứng dụng theo chuẩn quốc tế, đáp ứng các nhu cầu chuyên biệt cho doanh nghiệp, tăng tốc hành trình chuyển đổi số với hạ tầng linh hoạt, chi phí tối ưu và bảo mật nâng cao. Đồng thời, các dịch vụ “Made by FPT Smart Cloud” đảm bảo các tiêu chí khắt khe về thiết kế hệ thống chuẩn quốc tế, đáp ứng SLA 99,99% và an toàn thông tin với các chứng chỉ an toàn thông tin cấp độ cao nhất như PCIDSS, ISO 27001, ISO 27017.
Nằm trong chiến lược mở rộng hệ sinh thái sản phẩm, giải pháp ứng dụng công nghệ Cloud và AI, việc “bắt tay” cùng Salto là bước tiến quan trọng của FPT Smart Cloud trong việc thúc đẩy chuyển đổi số tại thị trường Nhật Bản, giúp tăng cường sự hiện diện và khả năng cung cấp các sản phẩm, giải pháp công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực này.
Bích Đào
" alt=""/>FPT Smart Cloud ‘bắt tay’ Salto đẩy mạnh chuyển đổi số tại Nhật BảnTình hình an toàn, an ninh mạng đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Hoạt động gián điệp mạng, phá hoại của các thế lực thù địch ngày càng phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng về chủ quyền, an ninh, chính trị, đối ngoại, kinh tế, xã hội. Cùng với đó, hoạt động tấn công mạng vào hệ thống thông tin trọng yếu của an ninh quốc gia nhằm phá hoại cơ sở dữ liệu, gây gián đoạn hoặc chiếm quyền điều khiển diễn ra thường xuyên hơn.
“Vấn đề an ninh mạng đang đòi hỏi phải tiếp tục được nhận diện, luận giải, phân tích những điểm mới về mặt lý luận và thực tiễn, tìm kiếm những phương châm, kế sách, giải pháp từ góc độ mật mã, góc độ quản trị để phòng ngừa, ứng phó, giải quyết có hiệu quả các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia phù hợp với bối cảnh mới, điều kiện mới”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang nói.
Đồng quan điểm, PGS.TS Lê Hải Bình, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng, đang đặt ra nhiều thách thức với an ninh của các quốc gia như chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin, khủng bố mạng, tội phạm mạng và bảo đảm an ninh tư tưởng trên mạng.
Bảo đảm an ninh tư tưởng trên mạng là nhiệm vụ trọng yếu
Đưa ra nhiều dẫn chứng thực tiễn trong đời sống hàng ngày, PGS.TS Lê Hải Bình nhấn mạnh rằng, sự bùng nổ thông tin trên không gian mạng đang tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của mọi người và việc bảo đảm an ninh tư tưởng là vô cùng quan trọng, là một nhiệm vụ trọng yếu trong xây dựng Đảng.
Bên cạnh những thuận lợi, PGS.TS Lê Hải Bình cũng nêu ra 4 thách thức lớn trong việc bảo đảm an ninh tư tưởng trên không gian mạng, đó là: Các thế lực thù địch phản động triệt để sử dụng không gian mạng để gia tăng các hoạt động chống phá; tiện ích ẩn danh và bảo mật cao của các mạng xã hội đang là môi trường thuận lợi cho kẻ xấu lợi dụng, khai thác; sự lạc hậu về kỹ thuật của chúng ta so với thế giới; và cuối cùng là câu chuyện nhận thức. “Một bộ phận cán bộ, Đảng viên còn chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng cũng như các biện pháp bảo đảm an ninh tư tưởng, an ninh mạng”, PGS.TS Lê Hải Bình đánh giá.
Để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, vị Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương cho rằng, thời gian tới, chúng ta cần phải triển khai đồng bộ, toàn diện nhiều giải pháp cả về tư tưởng và kỹ thuật. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhận thức về không gian mạng, an ninh an toàn mạng và an ninh tư tưởng trên mạng.
Tại hội thảo, ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cũng chỉ rõ, không gian mạng đã trở thành môi trường sống mới của mỗi người dân trên toàn cầu. Với sự bùng nổ của các công nghệ kỹ thuật số, không gian mạng mang lại vô số cơ hội phát triển kinh tế xã hội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro về an toàn an ninh mạng, thậm chí là đe dọa đến an ninh, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Không chỉ gia tăng về số lượng, theo ông Trần Đăng Khoa, mức độ phức tạp của các cuộc tấn công mạng ngày càng tăng do xu thế áp dụng các công nghệ mới như AI, 5G, Cloud, IoT… Các cuộc tấn công mạng mang màu sắc chính trị có quy mô lớn, hướng vào các hệ thống thông tin quan trọng cũng ngày càng tăng cả về số lượng và độ tinh vi.
Đại diện Cục An toàn thông tin cũng cho hay, theo thống kê của Bộ TT&TT, 100% quốc gia trong nhóm G20 và khoảng hơn 50% các nước còn lại trên thế giới đã xây dựng chiến lược quốc gia về an toàn an ninh mạng. Trong đó, có khoảng 138 quốc gia đã ban hành luật về an toàn, an ninh mạng.
Tại Việt Nam, hệ thống hành lang pháp lý về an toàn, an ninh mạng đã được cơ bản hoàn thiện, với 3 Luật, 13 Nghị định và 11 Thông tư hướng dẫn. Đặc biệt, tháng 8/2022, Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 đã được ban hành.
“Chiến lược với quan điểm và giải pháp mới, đột phá sẽ góp phần quan trọng trong việc giúp Việt Nam đối phó với những mối đe dọa ngày càng tăng trên không gian mạng, đặc biệt là định hướng chiến lược giúp cho các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội thực hiện bảo đảm an toàn an ninh mạng”, ông Trần Đăng Khoa nhấn mạnh.
Yêu cầu định danh tài khoản Facebook, YouTube, TikTok: Nhận được nhiều ủng hộĐa số người dùng đều ủng hộ việc yêu cầu định danh tất cả chủ tài khoản Facebook, TikTok và YouTube, nhưng vẫn còn đó nỗi lo làm sao dẹp được vấn nạn tài khoản “ảo” trên các nền tảng này." alt=""/>Tiện ích ẩn danh của các mạng xã hội đang tạo môi trường cho kẻ xấu lợi dụng