Theo tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 15/11/2017, trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2017 (TechFest 2017), Làng Công nghệ tiên phong (Emerging Tech) đã tổ chức Hội thảo “Tiềm năng ứng dụng của Blockchain”.
Ngoài ra, trong khuôn khổ của Techfest 2017, Làng Công nghệ tiên phong (Emerging Tech) cũng đã tổ chức các hội thảo: Xu thế đầu tư startup; Tương lai ngành ngân hàng dưới sự ảnh hưởng của công nghệ mới. Đây là chuỗi hội thảo với sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ tiên phong (trí tuệ nhân tạo, IoT, Big Data) vào các startup.
Techfest 2017 đã thu hút trên 4.500 lượt người tham dự; hơn 170 cuộc kết nối đầu tư sâu từ trước và trong sự kiện được thực hiện; 29 thương vụ có khả năng đầu tư lên đến 4,5 triệu USD; 250 doanh nghiệp khởi nghiệp tham dự; triển lãm sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giới thiệu dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp của hơn 150 doanh nghiệp và tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và đại diện từ khoảng 50 quỹ đầu tư trong nước và quốc tế..
Theo các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo, nếu được bình chọn cho công nghệ mới nổi bật trong năm 2017, thì chắc chắn Blockchain và ứng dụng vào tiền ảo, tiêu biểu như Bitcoin sẽ được xướng tên.
Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian do đó được gọi là chuỗi khối (blockchain). Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó. Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain sụp đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.
Đặc biệt blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin. Hệ thống blockchain bao gồm nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin mà không cần đến bên thứ ba để xác thực.
" alt=""/>Công nghệ Blockchain tồn tại một số lổ hổng bảo mậtNgày 21/11/2017, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) - Hội Truyền thông số Việt Nam phối hợp với Tạp chí Tia sáng - Bộ KH&CN tổ chức tọa đàm khoa học “Dự thảo Luật An ninh mạng và tác động đến các doanh nghiệp công nghệ, truyền thông và nội dung số: Đánh giá và kiến nghị chính sách”.
Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam cho biết, dự thảo Luật An ninh mạng do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, đang được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIV vừa qua và dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét thông qua trong kỳ họp thứ năm sẽ diễn ra vào tháng 5/2018.
Gồm 8 Chương với 55 Điều, dự thảo 14 của Luật An ninh mạng quy định về nguyên tắc, biện pháp, nội dung, hoạt động, điều kiện bảo đảm triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia không gian mạng và có liên quan tới hoạt động bảo vệ an ninh mạng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối tượng áp dụng của Luật này là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan tới hoạt động trên không gian mạng và bảo vệ an ninh mạng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đại diện Hội Truyền thông số Việt Nam đề nghị các đại biểu tham gia tọa đàm trong quá trình thảo luận, sẽ làm rõ được khái niệm “an ninh mạng”. Bởi lẽ, mặc dù trong dự thảo Luật An ninh mạng cũng đã đề ra, tuy nhiên nội hàm khái niệm này đâu đó vẫn còn chồng lấn với một số khái niệm khá gần khác như an toàn thông tin, an toàn thông tin mạng, an ninh thông tin, an toàn mạng.
Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam mong muốn các đại biểu dự tọa đàm chỉ ra được những nội dung còn trùng lặp hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với Luật An toàn thông tin mạng đã được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2015; đồng thời xem xét đến tính thực thi của các quy định trong dự thảo Luật An ninh mạng, nhất là những quy định mới.
Nhấn mạnh Luật An ninh mạng là một bộ luật quan trọng, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn sau buổi tọa đàm khoa học này, Hội sẽ tổng hợp các ý kiến để có thể góp tiếng nói có trách nhiệm đối với việc hoàn thiện dự thảo Luật An ninh mạng.
Tại buổi tọa đàm, trong tham luận về nghiên cứu “Khuôn khổ pháp lý an ninh mạng của Việt Nam”, ông Nguyễn Quang Đồng - đại diện nhóm nghiên cứu Viện IPS của Hội Truyền thông số Việt Nam cho biết, sau khi dự thảo Luật An ninh mạng được công bố, không chỉ giới chuyên gia, báo chí mà cả cộng đồng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông, nội dung số cũng rất quan tâm đến những vấn đề được đề cập trong dự thảo.
" alt=""/>Lo ngại doanh nghiệp nội dung số gặp khó với quy định tại dự thảo Luật An ninh mạngTin từ Sở TT&TT An Giang cho biết, Sở TT&TT đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 117/KH-STTTT ngày 31/10/2017 về Kiểm tra tình hình ứng dụng CNTT, chữ ký số và công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin trong cơ quan nhà nước năm 2017.
Mục đích của đợt kiểm tra này nhằm nắm bắt thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị cũng như việc chấp hành các văn bản qui định, hướng dẫn của Trung ương, địa phương về lĩnh vực công nghệ thông tin. Nắm bắt tình hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tình hình tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Từ đó làm cơ sở để báo cáo UBND tỉnh về tình hình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin năm 2017 và xét chọn giải thưởng ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính năm 2017.
Bên cạnh đó, Sở TT&TT An Giang sẽ kiểm tra công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin tại các cơ quan, đơn vị, từ đó xây dựng Báo cáo tình hình đảm bảo an toàn an ninh thông tin và đề xuất giải pháp khắc phục và định hướng triển khai trong năm 2018 và giai đoạn 2018 – 2020.
Nội dung kiểm tra tập trung vào các vấn đề chính như Cổng thông tin điện tử, Hệ thống thư điện tử của tỉnh, Phần mềm quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng, Phần mềm quản lý một cửa (nếu có), đảm bảo an toàn an ninh thông tin, triển khai các dự án ứng dụng CNTT, ứng dụng Chữ ký số, Hội nghị truyền hình trực tuyến, Tình hình kiểm tra ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị tại các đơn vị trực thuộc, việc bố trí kinh phí và thực hiện bảo trì phần cứng, phần mềm ở cấp huyện.
" alt=""/>An Giang: Kiểm tra việc ứng dụng chữ ký số và an toàn an ninh thông tin