Ngay lập tức lãnh đạo CLB Quảng Nam bổ nhiệm Quả bóng vàng Việt Nam 2008, cựu thủ môn Dương Hồng Sơn ngồi ghế HLV trưởng, dẫn dắt cựu vô địch V-League từ vòng 5.
HLV Dương Hồng Sơn dẫn dắt Quảng Nam ở giải hạng Nhất |
Trước đó, cựu thủ môn Dương Hồng Sơn giữ vai trợ lý CLB Hà Nội.
HLV Dương Hồng Sơn được đánh giá rất cao trong công tác đào tạo trẻ. Cựu thủ thành sinh năm 1982 từng cùng U19 Hà Nội vô địch quốc gia năm 2019. Mùa giải năm ngoái, anh đưa CLB Phú Thọ giành quyền lên chơi ở giải hạng Nhất Quốc gia 2021.
Sau khi được bổ nhiệm làm HLV trưởng Quảng Nam, nhiệm vụ trước mắt của cựu thủ thành tuyển Việt Nam là giúp đội bóng ổn định tâm lý, trở lại cuộc đua tranh vé thăng hạng V-League.
Đ.Nam
" alt=""/>HLV Dương Hồng Sơn thay Nguyễn Thành Công dẫn dắt Quảng NamAnh Quyết quê ở Nam Định vấp phải sự phản đối của gia đình khi muốn kết hôn cùng chị Lê Thị Tâm (SN 1986, Hưng Yên). Hai người quyết định chuyển đến Sơn La sinh sống, làm ăn, hy vọng có thể xây dựng được hạnh phúc nơi đây.
Hai con gái lần lượt chào đời là bé Đỗ Quỳnh Anh (SN 2019) và Đỗ Mai Anh (SN 2020) tiếp thêm động lực cho anh chị chăm chỉ làm lụng. Anh Quyết mày mò, tự học sửa xe, chị Tâm do sinh nở liên tiếp nên ở nhà chăm sóc các con.
Cuộc sống nơi đất khách quê người tuy có chút khó khăn nhưng niềm vui bên con cái giúp họ vơi bớt nỗi nhọc nhằn. Bất ngờ, tai hoạ ập đến vào lúc 10g sáng ngày 15/9 đã cướp đi hy vọng về hạnh phúc của gia đình nhỏ.
"Thấy em làm vất vả, vợ em ra phụ lau xe cho chồng. Xe cũ bẩn, Tâm lấy khăn vải xô nhúng vào bát xăng để lau. Vì nhúng nhiều quá nhỏ giọt ra, đúng lúc con nghịch hơ lửa nên lửa bùng lên, trùm lên người vợ em cháy rực", anh Quyết bàng hoàng kể lại, giọng nghẹn ngào không giấu được đau khổ. Sau đó, chị Tâm lập tức được đưa đến Bệnh viện huyện Mộc Châu sơ cứu rồi chuyển thẳng xuống Viện Bỏng Quốc gia (Hà Nội) cấp cứu khẩn cấp.
Chồng xin bán thận để cứu vợ
Do vội đưa vợ đi bệnh viện, anh Quyết đành gửi con nhờ hàng xóm chăm nom giúp. Những ngày vắng bóng mẹ, hai đứa trẻ còn quá nhỏ chưa biết gì, ngày đêm khóc suốt vì nhớ mẹ. Trong khi đó, chị Tâm đang rơi vào trạng thái hôn mê. Các bác sĩ kết luận, chị bị bỏng sâu độ III, IV với 60% diện tích cơ thể, toàn bộ đầu, mặt cổ, thân, chi, bỏng hệ hô hấp nặng. Chị Tâm phải thở máy. Đến nay, tình trạng của chị vẫn còn rất nặng.
Để có tiền đưa vợ đi cấp cứu, anh Quyết phải bán gấp chiếc xe đạp điện, phương tiện duy nhất trong gia đình lấy 4 triệu đồng. Bà con làng xóm thương tình gom góp cho thêm 3 triệu nữa. Số tiền 7 triệu đồng ít ỏi sau khi đóng tạm ứng viện phí đã hết nhẵn. Không có cách nào, anh phải tiết kiệm từng đồng, ăn những suất cơm rẻ nhất, ngủ vạ vật nơi hành lang bệnh viện. Nhiều người nhà bệnh nhân thấy thương cảm đã hỗ trợ chút tiền viện phí cho anh.
Đến nay, bởi tình trạng chị Tâm vẫn chưa có dấu hiệu tiến triển nên cần sử dụng nhiều loại thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế chi trả, có ngày lên đến gần 10 triệu đồng.
Hai đứa con thơ của chị Tâm đang khóc chờ mẹ nơi quê nhà |
Đứng trước tình cảnh éo le, anh Quyết tính cách xấu nhất là bán thận. "Có bao nhiêu tiền em đã đóng viện phí hết rồi, bác sĩ mới thông báo đóng thêm mà em không biết xoay ở đâu. Em vừa rao bán thận, ai mua thì bán. Vợ em cần tỉnh lại còn về với các con. Em cùng đường rồi", người đàn ông khốn khổ lắp bắp, không ngăn nổi bật khóc nức nở.
Cán bộ PCTXH Viện Bỏng Quốc gia xác nhận, chị Lê Thị Tâm hiện đang điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện, gia đình có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Mong sao lúc này những tấm lòng nhân ái có thể mở ra, chia sẻ, giúp đỡ gia đình anh chị vượt qua cơn hoạn nạn.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Gia đình chị Nguyễn Thị Vượng (huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) cũng là một trong số những trường hợp đó. Chồng chị Vượng, anh Nguyễn Văn Thưởng (SN 1982) đột ngột qua đời do tai nạn. Trong lúc đi vác gỗ thuê, anh bị cây đổ vào người dẫn đến chấn thương nặng không qua khỏi. Những gì anh để lại là nỗi đau thương và gánh nặng nuôi 7 người con.
Gia đình chị Nguyễn Thị Vượng được bạn đọc Báo VietNamNet ủng hộ gần 300 triệu đồng |
Người phụ nữ vốn sức khoẻ yếu ớt, nay một mình gồng gánh nuôi 7 người con đương nhiên trở nên quá sức. Từ ngày chồng mất, mấy mẹ con chị Vượng thất thểu nơi căn nhà lụp xụp, không ngừng tiếng khóc than. Không những thế, dịch Covid-19 kéo đến, khó khăn càng tăng thêm gấp bội bởi chị không thể đi làm, không có thu nhập dù là chút ít đong gạo, nấu cháo qua ngày.
Đứng trước tình cảnh ngặt nghèo, đói khát, mẹ con chị nhận được sự quan tâm của nhiều bạn đọc. Số tiền 300 triệu đồng, tấm lòng của bạn đọc đã tiếp thêm động lực sống cho cả gia đình. Nhờ đó, các con chị thoát khỏi cơn đói dai dẳng hành hạ, có thêm kinh phí tiếp tục việc học.
"Bản thân em chưa bao giờ nghĩ mình sẽ nhận được nhiều tiền đến thế. Trước đây khi chồng còn sống, em chỉ quanh quẩn ở nhà chăm con. Nay chồng mất rồi, em đang không biết xoay sở thế nào để kiếm cơm cho các con, may mắn nhờ báo đài và quý nhà hảo tâm giúp đỡ", chị xúc động nghẹn ngào. "Cả đời này mấy mẹ con em cũng không quên được ân tình này. Số tiền được tặng, em dùng để trang trải chi phí sinh hoạt cho các con, gửi tiết kiệm một ít để lo việc học cho chúng".
Cũng gặp cảnh mồ côi, hai anh em Hoàng Văn Nghĩa (SN 2006) và Hoàng Văn Định (SN 1993, trú tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) chỉ còn biết nương tựa vào nhau để sống. Cả bố lẫn mẹ của hai em đều qua đời gần như cùng ngày vì căn bệnh ung thư. Định là anh, quyết định bỏ học để đi làm nuôi em.
Em Hoàng Văn Nghĩa chịu cảnh mồ côi, nay tiếp tục mắc bệnh nặng |
Nào ngờ, cuối tháng 7/2021, Nghĩa bị đau bụng, các bác sĩ nghi em mắc chứng viêm tuỵ cấp cần phải làm phẫu thuật mới giữ được tính mạng. Đúng thời điểm cần nhập viện Bệnh viện Bạch Mai, TP Hà Nội thực hiện giãn cách, siết chặt việc đi lại khiến hai anh em Nghĩa - Định gặp nhiều khó khăn hơn, phát sinh thêm nhiều chi phí do sử dụng xe cấp cứu.
Đến Bệnh viện Bạch Mai, Định đã hết sạch tiền để đóng viện phí cho em. Do dịch bệnh phức tạp, Định không thể đi đâu hỏi vay thêm, cũng không thể làm được việc gì ra tiền. Tưởng chừng tính mạng của Nghĩa đã đến hồi nguy kịch, nhưng nhờ sự ủng hộ kịp thời của bạn đọc Báo VietNamNet, em đã có cơ hội giữ được mạng sống.
Số tiền gần 300 triệu đồng bạn đọc ủng hộ, trong đó 150 triệu đồng qua quỹ báo và hơn 140 triệu đồng ủng hộ trực tiếp vào tài khoản đã cứu Nghĩa thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo. Đến nay, em được bác sĩ cho xuất viện, về nhà theo dõi thêm.
"Em trai em mắc bệnh nan y, cần điều trị lâu dài và tốn kém. Rất may có bạn đọc báo hỗ trợ, em em mới có cơ hội điều trị. Bố mẹ em mất cả rồi, chúng em chỉ còn biết dựa vào nhau mà sống", Định chia sẻ.
Đến những số phận khắc khoải trước cơn bạo bệnh
Dịch Covid-19 không chừa một ai, doanh nghiệp lao đao thua lỗ, hàng quán đóng cửa, người lao động thất nghiệp... Khốn khổ nhất là những mảnh đời vốn đã bất hạnh, nay phải gánh chịu thêm những tác động tiêu cực khiến họ như lâm vào bước đường cùng.
Chị Ngô Thị Nga (SN 1981, quê Nam Định) mắc bệnh ung thư phổi đã di căn vào não. Cơn bạo bệnh ập đến đúng thời điểm vợ chồng chị phải nghỉ việc vì dịch, không còn làm ra tiền. Để điều trị, anh chị buộc lòng đi vay mượn. Số nợ chồng chất chưa biết khi nào mới trả hết mà bệnh tật vẫn đe doạ tính mạng.
Trong lúc nguy khốn, bạn đọc Báo VietNamNet kịp thời ủng hộ chị hơn 60 triệu đồng. Nhờ đó, chị Nga có thêm điều kiện chữa bệnh.
Điều khiến chị xúc động là dù đang trong đại dịch, ai cũng vất vả nhưng mọi người vẫn quan tâm đến chị. "Bản thân tôi biết mình không sống nổi bao lâu nữa, nhưng nghĩ đến con gái còn quá nhỏ, tôi không yên lòng đươc. Tôi muốn cố sống để con không chịu thiệt thòi mất mẹ. Chúng tôi thật sự biết ơn bạn đọc báo", chị chia sẻ.
Dịch bệnh bùng phát, chồng nghỉ việc khó khăn về kinh tế, chị Nga xúc động khi nhận được số hơn 40 triệu đồng bạn đọc báo giúp chị có thêm điều kiện chữa bệnh |
Ngoài ra, bạn đọc cũng hỗ trợ gia đình chị Nguyễn Thị Kiều Trinh ở Nghệ An hơn 80 triệu đồng, giúp chị thoát khỏi cơ nguy kịch do biến chứng hậu sản. Mùa dịch vừa mất việc, vợ "thập tử nhất sinh", con khóc ngặt vì khát sữa, chồng chị Trinh tưởng như chỉ còn cách đưa vợ về nhà chờ chết.
Phải chuyển tuyến đến Bệnh viện Bạch Mai điều trị, để lại con nhỏ ngày đêm khóc ngặt cho bà nội, chồng chị không cầm nổi những giọt nước mắt. Mùa dịch bệnh vừa phải nghỉ làm không có thu nhập, vợ vẫn “thập tử nhất sinh”, tưởng chừng anh phải đưa vợ về nhà chờ chết.
Thế nhưng, với sự ủng hộ kịp thời từ bạn đọc báo VietNamNet, chị Trinh được điều trị và thoát khỏi cơn nguy kịch. Ngày ngày nhìn vợ hồi phục, chồng chị không giấu nổi sự nghẹn ngào khi nhờ những tấm lòng nhân ái mà tính mạng vợ mình được an toàn đến tận ngày hôm nay.
Mặc dù đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến quá phức tạp ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Song những tấm lòng từ bạn đọc báo VietNamNet vẫn luôn dành cho những mảnh đời bất hạnh vẫn không hề vơi đi.
Đa số các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đều gặp nguy trước tình hình dịch bệnh. Với sự quan tâm sát sao từ bạn đọc báo VietNamNet, những gánh nặng dành cho những số phận khiếm khuyết nơi xã hội như được chia sẻ phần nào những cơn gia biến trước tình cảnh khốn khổ diễn ra vào đúng đợt dịch bệnh.
Vẫn biết kinh tế của nhiều thành phần trong xã hội chịu ảnh hưởng rất lớn. Dẫu vậy, với tinh thần tương thân tương ái tốt đẹp của người Việt Nam, các trái tim nhân ái đã chung sức đồng lòng san sẻ ít nhiều để các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thoát khỏi cảnh cùng quẫn, những cơn bệnh hiểm nghèo đe doạ trực tiếp đến tính mạng họ, cả những đứa trẻ mồ côi có một phao cứu sinh trước tương lai đầy u ám phía trước.
Phạm Bắc
Với mong muốn giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật giữa vòng vây đại dịch, Báo VietNamNet tiếp tục chương trình Tiếp sức đẩy lùi dịch đại dịch cùng VietNamNet. Rất mong có thể đồng hành cùng Quý Bạn đọc hảo tâm, san sẻ tấm lòng thơm thảo.
|
" alt=""/>Những tấm lòng toả sáng giữa đại dịch