Hiện ở thị trường Hà Nội đã cháy mặt hàng đầu thu DVB-T2 của một số dòng sản phẩm giá rẻ hoặc giá tầm trung như đầu thu VTC T201 (hàng Tàu nhái hãng mác của VTC) và đầu thu LTP Việt Nam. Đại diện Công ty LTP Việt Nam cho hay, dù đã dự trữ 20.000 bộ thu, nhưng chỉ sau 5 ngày diễn ra vòng chung kết World Cup 2018, LTP Việt Nam đã hết sạch hàng ở kho của công ty. Hiện nằm ở đại lý cũng còn số lượng hàng rất ít, một số đại lý ở các tỉnh cũng đã chính thức cháy hàng.
Một đại lý phân phối thiết bị truyền hình ở phố Thịnh Yên (Hà Nội) cho biết, 1 tuần trở lại đây đầu thu DVB-T2 chạy hơn trước rất nhiều. Đầu thu LTP Việt Nam và VTC T201 đã chính thức hết hàng, mỗi ngày riêng đại lý này xuất kho từ 700 – 800 chiếc đầu thu. Những loại model khác cũng bán khá chạy nhờ World Cup 2018.
Đại diện VNPT Technology cũng cho biết, sản phẩm đầu thu truyền hình DVB-T2 nhãn hiệu i-Gate cũng bán khá chạy hơn trước đây, lượng hàng xuất cho các đại lý tăng gấp 2-3 lần bình thường.
Những ngày qua, trên các Diễn đàn về truyền hình, đầu thu DVB-T2 được đánh giá là kênh “ngon, bổ, rẻ” nhất để thu sóng miễn phí các kênh truyền hình của VTV, HTV đang phát các trận đấu World Cup.
Nhiều nhà đang thu truyền hình qua các box Android, hay dịch vụ truyền hình IPTV, OTT kêu trời vì không thể xem được kênh VTV6 vào các giờ phát World Cup 2018 vì hình bị vỡ, giật, không thể xem nổi. Một số gia đình đã chọn giải pháp bổ sung thêm một đầu thu DVB-T2 để xem các kênh VTV6, VTV2, VTV3 của VTV chất lượng tốt, hình ảnh HD đẹp mà lại không phải trả phí.
Mới đây nhất, gia đình anh Đ.H ở Times City đã không chịu nổi cảnh xem bóng đá chập chờn qua dịch vụ truyền hình FPT Play, khi vào trận bóng có lượng người xem cùng lúc trên hệ thống là hình bắt đầu rung, vỡ. Ngay trong chiều 21/6/2018 anh đã phải gọi mua thêm một đầu thu DVB-T2 chỉ để xem bóng đá, và anh đã rất hài lòng với chất lượng thu sóng DVB-T2.
Hiện trạng ban đầu khá cũ kỹ, tuy nhiên, sau quá trình sửa chữa, không gian đã hiện đại, tiện nghi và đẹp mắt.
Phòng ngủ trước và sau khi cải tạo.
Bếp và vệ sinh có sự thay đổi rõ nét.
Chị Dương Ngô chia sẻ, đây là căn hộ chị đi thuê nhưng do từng học mỹ thuật, yêu cái đẹp nên chị mong muốn không gian ở phải có tính thẩm mỹ. Vì vậy, chị quyết tâm tự cải tạo.
Trước khi sửa, chị tham khảo trên mạng, tìm hiểu kỹ thuật xây dựng… và nhờ một vài người bạn làm nghề kiến trúc tư vấn.
Suốt một tháng đại tu cho căn hộ, chị cho biết có hàng trăm thứ việc đến tay. Từ những hạng mục nhỏ như mua bao xi-măng, cái ống nước, đinh nở, ke… cho đến đồ nội thất, décor… chị đều đi mua hoặc đưa ý tưởng thiết kế cho thợ gỗ đóng.
Phong cách Rustic mang đến sự mộc mạc, gần gũi và lãng mạn. Cây xanh trong phòng làm tăng sự sinh động hơn cho không gian. |
Về khoản sơn nhà, chị thuê một thợ chuyên nghiệp nhưng đến ngày làm, vì lý do nào đó nên người ta “bùng” hợp đồng. Cuối cùng chị tự sơn trong 3 hôm.
Chị vui vẻ kể: “Tôi không hiểu lúc đó có động lực gì mà sơn được diện tích như vậy. Trong khi hồi còn là sinh viên trường mỹ thuật, tôi tô tranh kích thước 60x90cm vẫn còn lười”.
Căn hộ studio với phòng ngủ, phòng khách và bếp liên thông. Màu sơn trắng kết hợp màu vàng gỗ và ánh đèn vàng tạo cảm giác ấm cúng. |
Nhà Pháp cổ nên có lợi thế là khung cửa sổ rộng, cánh cửa cổ điển, rất hợp với phong cách gia chủ hướng đến. Chị Dương Ngô hi vọng căn hộ sẽ giúp mọi người có thêm ý tưởng decor lại nhà cho bản thân. |
Bàn ăn gỗ mộc mạc với mặt bàn là tấm gỗ lớn, chân bằng sắt tạo kiểu. Bộ bàn ăn này trên thị trường có giá khá bình dân. Bàn có thể dao động từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng, ghế dao động từ 400 nghìn đồng đến 700 nghìn đồng. |
Bếp bằng gỗ cao su, được sơn lại cho phù hợp không gian. Bàn đảo rộng, thuận tiện cho việc chế biến, bày biện và nấu nướng. |
Chiếc đèn ngủ có chao bằng giỏ mây ấn tượng, đơn giản nhưng tôn thêm nét đẹp của nhà. |
Lối vào vệ sinh được ngăn bằng tủ kệ to kịch trần, giải quyết vấn đề vệ sinh thẳng vào giường, đồng thời có chỗ để đồ gọn gàng. "Sửa nhà một mình khá cực, phải tính toán sao cho cân đối tài chính hiện có, xử lý các khâu thuê thợ, giám sát thi công, mua nguyên vật liệu... Tuy nhiên, tôi là người "nghiện nhà" nên cảm thấy vui và tích lũy được cho bản thân nhiều kinh nghiệm hay", chị Dương Ngô chia sẻ. |
Công trình nhà ở được xây dựng 20 năm trước, từng sửa chữa chắp vá nhiều lần nhưng vẫn không đảm bảo tiện nghi và thẩm mỹ. Chỉ đến khi cải tạo toàn diện ngôi nhà mới có sự thay đổi ngoạn mục.
" alt=""/>Cải tạo căn hộ studio nằm trong biệt thự Pháp cổ theo phong cách RusticTrong đó, có 7 dự án nhà ở thương mại, nhà ở: khu tái định cư Đông Hội, Đông Anh (17,42ha), nhóm nhà ở Tây Nam Mễ Trì (18,67ha), khu nhà ở văn phòng, nhà trẻ 622 Minh Khai, khu nhà ở Tây Mỗ (22,66ha), nhóm nhà ở Đông Nam đường Lê Văn Lương kéo dài (9,17ha), khu nhà ở Minh Đức (173,56ha), khu nhà ở xã Uy Nỗ, Đông Anh (85,84ha).
Khu đô thị mới CEO Mê Linh một trong 23 dự án phải dành quỹ đất để xây nhà ở xã hội Hà Nội gửi Thanh tra Bộ Xây dựng |
Ngoài ra còn có 16 dự án khu đô thị: khu đô thị Nam đường vành đai 3, khu đô thị Thịnh Liệt, khu đô thị HUD Sơn Tây, khu đô thị mới CEO Mê Linh, khu đô thị mới Đại Kim, khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh, khu đô thị Gia Lâm; khu nhà ở Minh Giang – Đầm Và; khu chức năng đô thị Tây Nam đường 70…
Trước đó, Bộ Xây dựng đã quyết định thanh tra việc thực hiện quy định dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại 11 địa phương: Hà Nội, TP.HCM, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An.
Ngoài thanh tra việc dành quỹ đất xây nhà ở xã hội, thanh tra bộ cũng thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì chung cư tại 11 địa phương.
Theo số liệu thống kê từ Bộ Xây dựng, tính đến cuối năm 2021, cả nước đã hoàn thành 266 dự án nhà ở xã hội ở khu vực đô thị, đang tiếp tục triển khai 278 dự án trong đó hoàn thành xây dựng 121 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp, với quy mô khoảng 54 nghìn căn hộ và đang tiếp tục triển khai khoảng 100 dự án nhà ở cho công nhân với khoảng 134 nghìn căn hộ. Tuy nhiên, kết quả đó vẫn chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra.
Trước đó, nêu tại báo cáo công tác năm 2021 của KTNN gửi tới kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, báo cáo chuyên đề việc quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng tại các đô thị giai đoạn 2017-2020, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã chỉ ra nhiều bất cập liên quan đến nhà ở xã hội.
Theo cơ quan kiểm toán, trong giai đoạn trên, một số địa phương như tỉnh Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết, điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng còn chưa bố trí quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội theo quy định.
Tại TP.HCM, nhiều dự án không bố trí diện tích đất dành cho nhà ở xã hội theo quy định như: Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi B; Đồ án tỷ lệ 1/2000 dự án Sài Gòn Sports City; Đồ án tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư phường Tân Định, quận 1; Đồ án QHPK 1/2000 Khu dân cư phía Bắc Đại lộ Võ Văn Kiệt quận Bình Tân.
Thuận Phong
Hà Nội yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan khi để xảy ra sai phạm, không xử lý dứt điểm trong việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội (NƠXH).
" alt=""/>Hà Nội gửi Thanh tra Bộ Xây dựng 23 dự án phải dành đất xây nhà ở xã hội