(Ảnh: StraitTimes)Ngày 27/9, CEO Intel Pat Gelsinger cho biết, định luật này “vẫn sống tốt”, ngụ ý rằng các vi xử lý sẽ tiếp tục trở nên nhanh hơn và rẻ hơn theo một tỷ lệ có thể dự báo trước.
Thế nhưng, Nvidia, công ty hiện đã có vốn hoá gấp 3 lần nhà sản xuất Windows, lại không nghĩ vậy. Tuần trước, nhà sáng lập và CEO Jensen Huang khẳng định, định luật Moore “đã chết”.
Sự khác biệt này càng làm tương phản giữa Intel và các công ty bán dẫn Mỹ khác. Công ty này cam kết tiếp tục tự sản xuất một số dòng chip, trong khi Nvidia và các công ty còn lại chủ yếu phụ thuộc vào bên đúc chip thứ 3 ngoài lãnh thổ Mỹ.
Trong nhiều năm, Intel luôn dẫn đầu trong công nghệ sản xuất bán dẫn trước khi bị TSMC và Samsung vượt mặt thời gian gần đây. Các đối thủ hiện đã có thể sản xuất chip trên công nghệ 5 nanomet (nm), trong khi Intel vẫn kẹt lại ở công nghệ 7 nm và 10 nm.
Dưới thời Gelsinger, Intel đặt mục tiêu trở lại “vị trí dẫn đầu về hiệu suất”, có nghĩa là chip của họ cần phải nhanh và hiệu quả tương đương với các chip của xưởng đúc bên thứ 3.
“Chúng tôi kỳ vọng tạo ra khoảng 100 tỷ bóng bán dẫn trên một vi xử lý duy nhất. Đến cuối thập kỷ này, con số sẽ là 1.000 tỷ bóng bán dẫn”, Gelsinger nói. “Công ty vẫn đang đi đúng hướng”.
Trong khi đó, Nvidia tin rằng khái niệm “tăng tốc điện toán” mới là lời giải cho bài toán thu nhỏ kích cỡ bóng bán dẫn. Theo tầm nhìn của CEO Huang, các ứng dụng nặng như trí tuệ nhân tạo hoàn toàn có thể chạy trên các vi xử lý đặc thù do Nivdia phát triển mà không phụ thuộc vào kỹ thuật từ phía Intel.
“Trong tương lai, cơ hội tiếp tục theo đường cong giá/hiệu suất của định luật Moore sẽ không còn nữa”, Huang nói. “Do đó, nếu bạn muốn tạo ra một sức mạnh điện toán lớn hơn, theo một cách hiệu quả hơn về chi phí, thì tôi cho rằng tăng tốc điện toán mới là con đường đúng đắn”.
Thế Vinh (Theo CNBC)
">