Công an xác định, vào tháng 7/2024, nạn nhân N.V.T. (ở Hà Nội) nhận được cuộc gọi của một người đàn ông lạ. Qua điện thoại, người này giới thiệu là chồng của người phụ nữ mà anh T. có quen biết trong quá trình làm việc. Cuộc hội thoại xoay quanh việc đối tượng nghi ngờ anh T. quan hệ bất chính với vợ của hắn ta.
Mặc dù anh T. đã giải thích và đối tượng không đưa ra được chứng cứ chứng minh anh T. có quan hệ tình cảm với vợ hắn ta, nhưng những ngày sau đó, anh T. liên tục bị đối tượng “khủng bố” về cả vật chất và tinh thần. Đỉnh điểm là việc đối tượng gọi điện thoại đe dọa và yêu cầu anh T. phải chuyển tiền để giữ kín thông tin.
Lo sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, danh dự cá nhân và vị trí công tác đang đảm nhiệm, anh T. buộc phải làm theo yêu cầu của đối tượng. Ngày 19/8, anh T. đã chuyển cho đối tượng 200 triệu đồng.
Nhưng sau khi nhận tiền, đối tượng tiếp tục yêu cầu anh T. phải quay clip ghi lại cảnh sinh hoạt của vợ chồng anh T. rồi gửi cho đối tượng. Đối tượng có ý đồ dùng clip này để khống chế nạn nhân.
Do yêu cầu quá đáng, anh T. không chấp nhận nên đối tượng yêu cầu phải chuyển 10 tỷ đồng, nếu không sẽ công khai sự việc cho mọi người biết. Bức xúc trước hành vi của đối tượng, anh T. trình báo sự việc đến cơ quan công an.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan công an đã làm rõ kẻ cưỡng đoạt tiền của anh T. là Nguyễn Đăng Nam và tổ chức bắt giữ đối tượng này khi đang nhận số tiền 500 triệu đồng của bị hại.
Làm việc với công an, Nam khai do ghen tuông và nghi ngờ vợ mình quan hệ bất chính với anh T. nên nảy sinh ý định cưỡng đoạt tài sản của anh này.
" alt=""/>Bắt đối tượng đe dọa, yêu cầu người đàn ông ở Hà Nội chuyển 10 tỷ đồngTheo các chuyên gia, có tới 70% trường hợp đái tháo đường type 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm sự xuất hiện bằng cách tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục thể thao phù hợp...
Tuy nhiên, bác sĩ Trương Bảo Anh Minh, Khoa Nội tiết, Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.HCM), cho rằng không ít người vẫn còn thờ ơ với căn bệnh nguy hiểm trên. Người bệnh phải gánh chịu các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe do phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
Khi đó, thời gian điều trị sẽ kéo dài, chi phí điều trị tăng cao, tăng thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Việc tầm soát đái tháo đường có thể hạn chế các hậu quả trên.
Bác sĩ Minh cho biết những đối tượng cần thực hiện tầm soát bệnh đái tháo đường theo khuyến cáo của Bộ Y tế gồm:
- Người trưởng thành ở bất kỳ tuổi nào có thừa cân hoặc béo phì và kèm một trong số các yếu tố nguy cơ sau:
+ Có người thân như bố mẹ, anh chị em ruột, con ruột bị đái tháo đường.
+ Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
+ Tăng huyết áp hoặc đang điều trị tăng huyết áp.
+ Rối loạn mỡ máu.
+ Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.
+ Ít hoạt động thể lực.
+ Các tình trạng đề kháng insulin như béo phì, dấu gai đen.
- Phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.
- Người từ 45 tuổi trở lên.
Nếu các kết quả bình thường, xét nghiệm sẽ được làm lại trong vòng 1-3 năm sau hoặc ngắn hơn tùy theo kết quả ban đầu và các yếu tố nguy cơ.
Người đàn ông phải cắt cụt hai chân vì đái tháo đườngBệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận ca bệnh nhiễm trùng hoại tử bàn chân rất nặng do biến chứng đái tháo đường." alt=""/>Ai cần tầm soát tiểu đường, căn bệnh gần 5 triệu người Việt mắc phải?Thế Định
" alt=""/>‘Dạo quanh’ trạm sạc trong chung cư, bãi đỗ các nước phát triển