Nhận định

Nhận định, soi kèo Ibri vs Al Rustaq, 21h40 ngày 21/2: Tự tin hành quân

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-02-25 02:04:47 我要评论(0)

Pha lê - 19/02/2025 16:24 Nhận định bóng đá g an giang 24han giang 24h、、

ậnđịnhsoikèoIbrivsAlRustaqhngàyTựtinhànhquâan giang 24h   Pha lê - 19/02/2025 16:24  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Nhân viên VPBank chạy bộ, đạp xe, chèo sup vượt 40km chinh phục đỉnh Tà Năng - 1

Lần đầu tiên tại sự kiện, nhân viên VPBank được thử ngồi trên chiếc máy cày đi qua những con đường đất.

Năm 2024, VPBank Commandos Ultra tiếp tục "lột xác" về cách thức tuyển chọn khi người tham gia vòng loại phải vượt qua các bài kiểm tra gắt gao về thể lực lẫn những kiến thức văn hóa doanh nghiệp. Đã có hơn 1.000 nhân viên VPBank tham gia vòng loại nhưng chỉ 150 người xuất sắc nhất được lựa chọn để tới Tà Năng (Đức Trọng, Lâm Đồng) thi đấu vòng chinh phục.

Trong ngày thi đấu đầu tiên, các "chiến binh" phải vượt qua những thử thách liên hoàn với đa địa hình. Bắt đầu bằng chạy bộ khoảng 4km trên đường bằng, đồng thời các đội chơi phải tìm chìa khóa vàng để tạo ra lợi thế ở chặng đua tiếp theo.

Nhân viên VPBank chạy bộ, đạp xe, chèo sup vượt 40km chinh phục đỉnh Tà Năng - 2

Thử thách đi xe đạp 5km không làm khó các "chiến binh".

Sau đó, các đội chơi phải vượt quãng đường khoảng 5km bằng xe đạp. Và để có những chiếc xe đạp, các đội buộc phải giải mật thư để lấy chìa khóa mở xe.

Lợi thế từ chìa khóa vàng đã giúp 1 đội chơi vượt qua thử thách tiếp theo là chạy trail trên quãng đường 3km bằng máy cày. Đây là một trải nghiệm ấn tượng với nhiều nhân viên VPBank vốn lâu nay quen với công việc văn phòng, khi ngồi trên chiếc xe "chòng chành" trên con đường lầy lội, nhưng mang lại rất nhiều cảm xúc.

Nhân viên VPBank chạy bộ, đạp xe, chèo sup vượt 40km chinh phục đỉnh Tà Năng - 3

Chèo thuyền sup cũng là một trải nghiệm đáng nhớ của "chiến binh" VPBank Commandos Ultra 2024.

Thử thách cuối cùng trong ngày "luyện quân" của VPBank Commandos Ultra 2024 là chèo sup. Mỗi đội chơi sẽ phải vận chuyển các thành viên của mình lên đảo trong thời gian nhanh nhất để tìm cờ được giấu trên đảo.

Trong ngày thi đấu thứ 2, các đội chơi bước vào chinh phục đỉnh Tà Năng ở độ cao 1.160m với tổng quãng đường thi đấu 21km. Xen lẫn trên đường đua là những trạm thử thách gắn với các giá trị văn hóa, chân dung con người của VPBank. Đây cũng là điểm khiến Commandos không chỉ đơn thuần là một chương trình leo núi thông thường.

Ngay từ vạch xuất phát, các đội chơi đã thể hiện tinh thần quyết tâm, đoàn kết cao độ, vượt thử thách, vượt khó khăn, đúng "chất" của người VPBank để khẳng định giá trị của mỗi cá nhân cũng như của cả đội.

Nhân viên VPBank chạy bộ, đạp xe, chèo sup vượt 40km chinh phục đỉnh Tà Năng - 4

Giải mật thư, giải ô số - những thử thách trí tuệ không làm khó được các chiến binh.

"15 thành viên của đội là tập hợp từ nhiều bộ phận, địa phương khác nhau nhưng đã ngay lập tức gắn kết khi vừa đặt chân tới Tà Năng. Trong suốt quá trình thi đấu, chúng tôi luôn sát cánh với tiêu chí không để một ai bỏ lại phía sau", anh Nguyễn Anh Dũng, một nhân viên VPBank, chia sẻ.

Đoàn kết, tương hỗ để vượt lên cũng là tinh thần chung của tất cả các đội chơi và của cả chương trình. "Dù phải vượt qua nhiều đoạn dốc, trơn trượt cũng như những thử thách mà ban tổ chức đưa ra nhưng chúng tôi không chùn bước bởi được hòa mình vào thiên nhiên, núi rừng Tà Năng hùng vĩ chính là phần thưởng tuyệt vời dành cho chúng tôi trên suốt chặng đường", anh Nguyễn Duy Thắng, thành viên của đội thi số 2, cho biết.

 "Tôi đã tham gia thi đấu Commandos mùa thứ 2. Mỗi mùa là một địa hình thi đấu khác nhau, mang đến những trải nghiệm khác nhau song đều có chung một cảm xúc là thú vị, ngỡ ngàng và vỡ òa. Lần này, được đặt chân lên những thảm cỏ vàng phủ kín trên những sườn đồi dốc, nối nhau liên tiếp ở Tà Năng, tôi thực sự rất ấn tượng. Đây đúng là một trong những cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam", chị Nguyễn Phương Anh, thành viên đội thi đấu đội số 7, chia sẻ.

Nhân viên VPBank chạy bộ, đạp xe, chèo sup vượt 40km chinh phục đỉnh Tà Năng - 5

Các đội thi sát cánh bên nhau trong mọi chặng đường.

 "Rất nhiều những khoảnh khắc ấn tượng được lưu lại trên hành trình nhưng cảm xúc nhất vẫn là khi cả đội đứng trên đỉnh Tà Năng. Nó không chỉ là đích đến mà còn là điểm xác nhận chiến thắng cho mỗi đội chơi, mỗi người chơi", chị Phạm Thúy Hà, đội trưởng đội thi đấu số 5, khẳng định.

Nhân viên VPBank chạy bộ, đạp xe, chèo sup vượt 40km chinh phục đỉnh Tà Năng - 6

Sự phấn khích của chiến binh khi vượt qua những thử thách từ ban tổ chức.

Thử thách cuối cùng trên đường trở về với các đội chơi là trạm "khát vọng", nơi mỗi đội phải tự tạo ra súng và bắn đạn là những túi nước vào các mục tiêu để giành cờ, hoặc điểm thưởng. Trong ảnh là niềm vui của các thành viên đội thi số 6 khi bắn trúng mục tiêu.

Nhân viên VPBank chạy bộ, đạp xe, chèo sup vượt 40km chinh phục đỉnh Tà Năng - 7

Nhân viên VPBank về đích vui vẻ cùng nhau, nụ cười rạng rỡ dù đã thấm mệt.

Các "chiến binh" nắm tay nhau về đích ở đại bản doanh, khép lại hành trình chinh phục đỉnh Tà Năng - mùa Commandos thứ 7 đầy cảm xúc của VPBank. Thành công của chương trình một lần nữa khẳng định VPBank Commandos là "đặc sản" không trộn lẫn trong văn hóa VPBank với các tổ chức khác.

Theo VPBank, hình ảnh của 150 siêu chiến binh là đại diện của những người VPBank giàu khát vọng vươn lên, sẵn sàng khám phá giới hạn bản thân đương đầu với thử thách, sáng tạo, hiệu quả trong chiến thuật, chính trực, kỷ cương trong suốt hành trình chinh phục. VPBank Commandos Ultra trở thành nơi những giá trị cốt lõi được rèn giũa và lan tỏa mạnh mẽ.

" alt="Nhân viên VPBank chạy bộ, đạp xe, chèo sup vượt 40km chinh phục đỉnh Tà Năng" width="90" height="59"/>

Nhân viên VPBank chạy bộ, đạp xe, chèo sup vượt 40km chinh phục đỉnh Tà Năng

{keywords}Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn” (Đề án 1956) có mục tiêu, trong 11 năm (2010 - 2020) đào tạo nghề cho 11 triệu lao động nông thôn. Ảnh minh họa: Dũng Anh.

Nhìn lại hành trình này, trong cuộc trò chuyện với báo chí mới đây, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) cho biết, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cơ bản đảm bảo mục tiêu về số lượng lao động được đào tạo nghề quy định trong Đề án 1956 và Quyết định 971/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo (năm 2008 là 12%; năm 2016 là 34,14%; năm 2018 là 38,6%). Một số địa phương có tỷ lệ lao động qua đào tạo khá cao như Hậu Giang (64%), Phú Yên (60%), Thanh Hóa, Nam Định.

Cụ thể, giai đoạn 2011 - 2015, kết quả triển khai đã hỗ trợ đào tạo 1.148.917/1.600.000 lao động nông thôn học nghề nông nghiệp (đạt 75% kế hoạch). Sau học nghề đã có 872.696 người chiếm (84%) số được đào tạo có việc làm mới hoặc nâng cao hiệu quả của việc làm cũ. Kinh phí hỗ trợ dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn này là 2.051 tỷ đồng/7.887,15 tỷ đồng chiếm 26% kinh phí chung của đề án.

Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ trên 1.445,0 tỷ đồng, chiếm 18% tổng kinh phí bố trí thực hiện đề án. Ngân sách địa phương và các nguồn từ các chương trình, dự án khác: khoảng 606 tỷ đồng, chiếm 0,8% tổng kinh phí bố trí thực hiện đề án.

Trong giai đoạn 2016 - 2019, đã đào tạo được 1.150.000/1.400.000 lao động nông thôn học nghề nông nghiệp, đạt 82% kế hoạch của giai đoạn 2016 - 2020. Kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn được bối trí chung trong Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới.

Theo dự kiến kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương cho đào tạo nghề cả giai đoạn 5 năm (2016 - 2020) là 4.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương trong 4 năm (2016 - 2019), thực tế mới bố trí được khoảng 2.300 tỷ đồng, bằng 54% so với kinh phí dự kiến. Kinh phí hỗ trợ cho đào tạo nghề nông nghiệp được gần 1.000 tỷ đồng

Hoạt động dạy nghề nông nghiệp cho nông dân và lao động nông thôn không chỉ huy động các cơ sở dạy nghề mà còn thu hút được các nhà khoa học của các viện nghiên cứu, trường (trung cấp, cao đẳng, đại học); các lao động kỹ thuật từ các doanh nghiệp; những nghệ nhân, người có tay nghề cao trong các làng nghề tham gia giảng dạy. Một số doanh nghiệp, hợp tác xã bước đầu đã quan tâm, hợp tác với các cơ sở đào tạo để xây dựng giáo trình, hỗ trợ địa bàn thực tập và tuyển dụng học viên sau khóa học.

Các ngành, địa phương đã xác định đào tạo nghề là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao trình độ sản xuất của người nông dân; góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; hình thành lên nhiều mô hình liên kết doanh nghiệp - nông dân trong sản xuất nông lâm thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thành các vùng nguyên liệu lớn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã...

Còn tình trạng cung chưa khớp cầu

Song, cũng theo ông Lê Đức Thịnh, việc đào tạo nghề nông thôn vẫn còn có thực trạng "cung" chưa khớp với "cầu", chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Một số nơi chưa thực hiện tốt việc khảo sát nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề của lao động nông thôn, từ đó chưa phát huy việc đào tạo nghề nông nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động; nhiều nơi chưa xây dựng kế hoạch để đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ.

Bên cạnh đó, việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ năng nghề, chương trình, giáo trình đào tạo nghề nông nghiệp chưa thật phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người học nghề. Việc dạy và học nghề ở nhiều nơi còn mang tính hình thức.

Cá biệt còn có tình trạng chạy theo số lượng, tập trung cho giải ngân, chưa quan tâm đến chất lượng và nhu cầu chất lượng lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã và nhu cầu học nghề của người lao động…

Ông Thịnh kết luận, nguyên nhân thực trạng này do công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn từ trung ương đến các địa phương còn nhiều hạn chế, nhất là công tác về xây dựng cơ chế, chính sách; công tác dự báo nhu cầu đào tạo nghề và xây dựng kế hoạch, cơ cấu nghề đào tạo; công tác xây dựng cơ sở dữ liệu nghề nông nghiệp phục vụ hoach định chính sách, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo nghề.

Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ban hành thiếu sự đồng bộ với các chính sách khác như chính sách hỗ trợ về tín dụng, đất đai, khởi nghiệp nông nghiệp, chính sách hỗ trợ thành lập trang trại, doanh nghiệp hợp tác xã, khuyến nông…

Doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp có nhu cầu đào tạo lao động nhưng tiềm lực tài chính, nguồn lực cán bộ hạn chế và đặc biệt cơ chế để thu hút sự tham gia còn bất cập như: Doanh nghiệp không được cấp phép, cán bộ của doanh nghiệp không có chứng chỉ đứng lớp như quy định, nội dung nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp không được tham gia xây dựng giáo trình đào tạo nghề cùng cơ sở dạy nghề...

Ngọc Anh

" alt="Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần được đầu tư bài bản" width="90" height="59"/>

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần được đầu tư bài bản