Nhận định, soi kèo Abahani Chittagong vs Police FC, 15h45 ngày 17/1: Khó cho chủ nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Las Palmas, 22h15 ngày 19/01: Sức mạnh nhà vô địch -
Nhưng tôi không có kinh nghiệm mua bán bất động sản ở Việt Nam. Tôi thử tìm kiếm "sàn bất động sản" trên internet, kết quả trỏ về trang web, thậm chí là địa chỉ email liên lạc của các công ty môi giới bất động sản. Tôi liên lạc các công ty này để hỏi về các bất động sản mà họ đang có thông tin. Tuy nhiên, họ yêu cầu tôi đến công ty thì mới cung cấp, còn qua email, họ chỉ gửi thông tin của một số dự án khác, chưa hoàn thiện. Tôi đổi sang tìm kiếm "website bán nhà". Các kết quả hiện ra đều bị bộ lọc cảnh báo nguy hiểm, do trang web bị đánh giá là không đáng tin. Chiêu trò của 'cò đất'Khi cố truy cập, tôi nhận được thông tin tương đối sơ sài: không có địa chỉ, hiện trạng giao dịch, bố trí căn nhà, năm xây dựng... nhưng lại có một số ảnh chụp khá rõ nét. Sau khi lựa chọn một vài căn có giá phù hợp, tôi gọi cho một môi giới theo thông tin liên hệ. Người này nói căn đó đã có người mua, tuy nhiên có vài căn tương tự ở gần, cùng tầm giá. Khi tôi hỏi địa chỉ, môi giới không nói, chỉ bảo đến thì anh ta dẫn đi. Tôi nói không đến được, nhờ anh gửi đường dẫn trên website tới căn nhà nhưng anh thoái thác. Tôi liên lạc một vài môi giới khác, câu chuyện tương tự lặp lại.
Lúc này tôi mới ý thức được rằng thông tin tôi cần thì không có trên website, mà thông tin có trên đó tôi lại không cần, vì nó không có thật. Môi giới nhà đất không bán nhà, họ bán thông tin. Thị trường càng tù mù, thông tin càng có giá, và môi giới càng "đục nước béo cò". Thế nên, họ làm nó tù mù hơn, thật giả lẫn lộn, để dễ "lùa khách".
Ở Australia, khi muốn mua hoặc thuê nhà, tôi có thể truy cập vào một số website bất động sản để thấy chính xác địa chỉ căn nhà, phối cảnh và bản đồ sơ bộ các tầng. Nếu là nhà mới lên sàn giao dịch, môi giới sẽ đưa thông tin một vài ngày mở cửa căn nhà để mọi người đăng ký vào xem hiện trạng. Nếu muốn biết thêm về lịch sử mua bán, giá thuê những năm trước, năm xây dựng... tôi có thể tìm thấy trong hồ sơ trên mạng về ngôi nhà này. Một số website và dịch vụ ngân hàng còn giúp xác định giá thị trường và những sửa chữa lớn của căn nhà. Thậm chí, có website còn giúp người mua xác định những căn bị ngân hàng siết nợ, rắc rối tài chính, pháp lý... phải rao bán giá thấp.
Điều này đạt được không phải trong một sớm một chiều, mà là kết quả của quá trình phát triển gần 30 năm vì sự minh bạch của thị trường bất động sản, dưới sự hỗ trợ và điều tiết quyết liệt của chính phủ Australia. Chính phủ đã siết chặt quy định về môi giới bất động sản và cho phép công chúng truy cập vào hồ sơ căn nhà. Chỉ với một chi phí nhất định, người dân có thể nắm được lịch sử giao dịch, chỉ giới, bản thiết kế xây dựng, đường ống nước, hệ thống điện, các sửa chữa và lệ phí đã nộp. Có lẽ, điều duy nhất mà công chúng không biết là thông tin liên lạc của chủ nhà.
Người môi giới ở Australia chủ yếu thay mặt người bán để tiết kiệm thời gian cho chủ nhà. Ngoài ra, họ vẫn bán một loại thông tin khác, là thông tin của người mua. Môi giới có thể cho người bán biết giá trị của căn nhà, mà những nhà đầu tư trong tệp khách hàng của họ (như quỹ đầu tư, câu lạc bộ kinh doanh, cá nhân săn tìm nhà đất...) sẵn sàng xuống tiền. Họ cũng có thể tư vấn cho người bán những sửa chữa nhỏ giúp làm tăng giá trị căn nhà. Với một số căn có sự chênh lệch giữa thị giá và nguyện vọng của chủ, môi giới cũng có thể không rao giá mà chỉ đăng thông tin, nhằm tận dụng khả năng thuyết phục khách mua của mình. Người môi giới cũng mua một số gói rao và theo dõi trên các website mua bán nhà để biết được sự quan tâm của thị trường với căn nhà, dự án mà họ rao. Phí môi giới dao động từ 1% tới 4,5%, trung bình khoảng 2,7% giá trị giao dịch.
Nhiều công ty thực hiện chính sách không bán được thì không thu tiền. Tuy nhiên, chủ nhà không liên lạc một lúc đôi ba người môi giới. Do thông tin hoàn toàn minh bạch, người môi giới sẽ không nhận những căn nhà đang được rao bởi đồng nghiệp khác. Hồ sơ và đánh giá của người môi giới công khai và giúp chủ nhà chọn người phù hợp nhất. Người bán có thể tìm thấy lịch sử các giao dịch thành công của người môi giới và đánh giá của người bán trước, để biết kinh nghiệm của họ với loại hình tài sản của mình. Mặt khác, họ cũng biết các bất động sản mà người môi giới đang rao, tránh trường hợp bị kênh giá để người môi giới bán căn khác.
Tham vọng hình thành thói quen giao dịch bất động sản bắt buộc qua sàn, nhằm bạch hóa thông tin thị trường theo tôi là một định hướng đúng, dù khó thực hiện ngay trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam. Tuy nhiên, có một thứ có thể áp dụng ngay để giảm thiểu rủi ro cho người mua nhà.
Người môi giới phải được quản lý theo hồ sơ gắn mã định danh, để mỗi giao dịch, rao bán đều được ghi lại. Hồ sơ về người môi giới cho biết các căn nhà đã bán và phản hồi của khách hàng (kể cả người bán lẫn người mua), khiếu kiện liên quan... Nếu khách hàng không hài lòng, họ có thể phản ánh tới cổng thông tin bằng mã số riêng của người môi giới, dù có giao dịch hay chưa. Điều này giúp người bán/mua nhà lựa chọn người có kinh nghiệm, đáng tin. Môi giới không thể dùng một mẹo lừa hết người này sang người khác. Ngược lại, người môi giới phải cố gắng giữ uy tín để có các khách hàng mới. Nói một cách ví von, hồ sơ như một tấm biển đeo trước ngực để phân biệt người tốt hay xấu. Tấm biển này có thể không chính xác hoàn toàn nhưng vẫn có giá trị tham khảo rất lớn.
Môi giới nhà đất là một công việc chính đáng, có nhu cầu lớn từ thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực này cần được điều chỉnh bằng cơ chế pháp luật rõ ràng, được cung cấp giải pháp hành nghề chuyên nghiệp, tránh vàng thau lẫn lộn. Người môi giới tử tế, đúng nghĩa không bao giờ đáng bị gọi xếch mé là "cò đất".
Tô Thức
"> -
Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnhLời tòa soạn:
Hành vi quấy rối tình dục ban đầu có thể chỉ là ánh mắt, lời nói, đụng chạm nhưng nếu không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, kẻ tấn công có thể thực hiện những hành vi tiếp xúc cơ thể trái ý muốn, thậm chí tấn công tình dục nạn nhân.
Báo VietNamNet mở diễn đàn Quấy rối tình dục nơi công sở, trường họcđể cùng chia sẻ với các độc giả về những hành vi lệch lạc cần phải ngăn chặn này. Bài viết liên quan xin gửi về: [email protected]
Nạn nhân của QRTD luôn bị căn vặn bởi nhiều câu hỏi
TS Khuất Thu Hồng, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) cho biết, những tranh luận xung quanh vấn đề quấy rối tình dục (QRTD) những ngày qua khiến bà nhận thấy mình cần lên tiếng với tư cách một người nghiên cứu và cũng là nạn nhân của hành vi trên.
Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi. Một số tình huống khác, dù có người xung quanh, bà cũng không được hỗ trợ. Do đó, bà hiểu rõ chỉ có thể thoát ra nếu chống trả hoặc tỏ thái độ quyết liệt đối với kẻ quấy rối mình.
Bà tâm sự: “Sau những tình huống bị quấy rối, tôi hầu như không kể lại với người khác vì thấy xấu hổ, e ngại. Khi còn nhỏ, tôi sợ mẹ mắng hoặc cấm không cho đi ra ngoài nữa.
Khi đã trưởng thành, tôi không muốn mình bị người khác căn vặn hoặc nghi ngờ hay coi mình là người xui xẻo. Có lẽ vì tôi thấy thái độ của mọi người không thoải mái để thảo luận về chuyện đó”.
Theo bà, khi vụ việc QRTD được công khai, mọi người thường căn vặn nạn nhân bằng những câu hỏi tại sao, như thế nào, tại sao lại là bạn, khi đó bạn đã mặc gì, nói gì, có cử chỉ/hành động nào khiến kẻ kia nghĩ là bạn "bật đèn xanh" cho hắn hay không…
Những câu hỏi như vậy, dù được hỏi với tông giọng như thế nào cũng có thể gây tổn thương ghê gớm.
“Tôi sợ mình bị hỏi những câu hỏi như vậy”. Giọng bà Hồng trầm xuống: “Tôi biết có những trường hợp người phụ nữ khi kể với chồng/người yêu của mình về việc bị quấy rối, thay vì được cảm thông, an ủi thì họ bị trách móc, thậm chí xúc phạm, có khi còn bị đánh".
Có thể sau đó nạn nhân của QRTD trở thành nạn nhân của bạo lực tinh thần từ người chồng/người yêu của mình. Họ có thể bị hạn chế tiếp xúc, đi lại, bị kiểm soát thường xuyên, bị nghi ngờ về phẩm hạnh.
Có vài mối tình đã tan vỡ khi sự việc cô gái bị quấy rối được tiết lộ hoặc vỡ lở. Trường hợp bớt tệ nhất là nạn nhân sẽ được cảm thông theo kiểu bạn là người xui xẻo, bất lực, đáng thương…
"Nhưng suy nghĩ mình bị thương hại, bị coi là không có khả năng tự bảo vệ hoàn toàn không dễ chịu chút nào. Đáng sợ hơn là nạn nhân trở thành chủ đề đàm tiếu của người khác, bị gán cho những động cơ xấu như lẳng lơ, có ý định lợi dụng …”, bà nói thêm.
Cảm xúc của TS Khuất Thu Hồng sau những tình huống bị QRTD là tự trách bản thân vì đã mất cảnh giác, hoặc đã không đủ nhạy cảm để nhận ra kẻ quấy rối trước khi hắn hành động.
Có lúc, bà bực tức với bản thân vì chưa đủ mạnh mẽ để có những phản ứng quyết liệt hơn nữa. Cũng có khi bà hối tiếc khi đã để bản thân rơi vào tình huống nguy hiểm…
Phân tích nguyên nhân khiến bản thân có những dằn vặt như vậy, bà chia sẻ: “Khi rơi vào những tình huống ấy, cảm giác chung của tôi là khó chịu, sợ hãi, xấu hổ.
Tình dục vốn là điều khó nói ở Việt Nam. Ở ngoài bối cảnh hôn nhân, tình dục thường bị xem là điều cấm kỵ, nhất là đối với phụ nữ. Để bản thân mình bị rơi vào tình huống liên quan đến loại tình dục đó, chẳng phải là điều hay ho gì.
Đó cũng là lý do khiến hầu hết nạn nhân của QRTD lựa chọn im lặng, dù họ là nam hay là nữ. Khi phụ nữ là nạn nhân của QRTD thì sự đoan chính của họ thường bị nghi ngờ.
Khi nam giới bị phụ nữ quấy rối, họ càng khó lên tiếng vì trong nền văn hoá hiện tại, chẳng mấy người tin điều đó.
Sẽ có nhiều giả định về người đàn ông nạn nhân. Anh ta có thể bị coi là bất lực, là ngu dốt (mồi ngon đến miệng mà còn không biết đường ăn), hoặc bị vợ kìm kẹp ghê quá nên không dám tận dụng cơ hội. Một giả định đỡ tệ hơn là kẻ quấy rối chưa đủ hấp dẫn.
Tệ nhất là tình huống người đàn ông bị một người đàn ông khác quấy rối. Nếu lên tiếng, anh ta sẽ có nguy cơ bị gán nhãn là đồng tính, hoặc bị những người đàn ông khác giễu cợt… Nhiều nam nạn nhân xem đó là điều nhục nhã không thể chịu đựng được”.
Bà Hồng thực hiện nghiên cứu về QRTD tại nơi làm việc và trường học vào năm 1998-1999 ở Hà Nội và TP.HCM. Trong nghiên cứu này, bà phỏng vấn và thảo luận với gần 200 người, cả phụ nữ và nam giới ở độ tuổi từ 15-60.
Vào thời điểm đó, thuật ngữ “quấy rối tình dục” mới “du nhập” vào Việt Nam. Song, bà khá ngạc nhiên khi tất cả những người tham gia nghiên cứu đều hiểu những ý chủ chốt nhất của khái niệm QRTD như: Hành vi có ý nghĩa tình dục, làm đối tượng khó chịu, bối rối, sợ hãi.
Họ cũng hiểu rằng QRTD có thể bao gồm những hành vi động chạm cơ thể, cử chỉ, ngôn ngữ, thậm chí là ánh mắt…
Trong cuộc nghiên cứu, có chị kể cho bà nghe chuyện ông sếp hay nhẹ nhàng đến đằng sau chị, thổi nhẹ vào gáy và hỏi: “Em có biết bộ phận nào của người phụ nữ là đẹp nhất không? Đó là gáy”.
Người phụ nữ kể lại mà vẫn rùng mình. Bà Hồng nhận thấy sự tủi hổ qua giọng nói run rẩy cùng ánh mắt nhìn xuống của chị.
Trong những ngày tháng đó, chị bị xem như thứ đồ vật để ông ta ngắm nghía và mơn trớn. Nhưng chị không dám phản kháng vì sợ mất việc, sợ chồng biết thì sẽ tan cửa nát nhà.
“Người phụ nữ đó đã phải chịu đựng sự tủi hổ trong một thời gian khá dài, cho đến khi ông ta chuyển lên vị trí cao hơn và tìm được nạn nhân mới.
Một chị khác là công nhân khâu giày bị tên kỹ thuật viên quấy rối và bị đồng nghiệp xì xào, dè bỉu. Sau đó, chuyện đến tai người chồng.
Anh ta đến nhà máy tìm kẻ quấy rối để “xử lý” một cách ầm ĩ. Chị càng bị chê cười và nhục nhã đến mức phải bỏ việc ở đó”, bà Hồng xúc động chia sẻ thêm.
“Hiểu rõ về QRTD là việc cần làm hơn cả”
TS Khuất Thu Hồng khẳng định, phụ nữ ở độ tuổi nào cũng có thể là nạn nhân của QRTD, bất kể hình thức của họ ra sao.
Nữ sinh có thể bị quấy rối bởi bạn bè hoặc những kẻ xa lạ. Khi các cháu nói với cha mẹ thì cũng bị mắng và bị hạn chế ra ngoài như một cách để tránh bị quấy rối.
Phụ nữ trưởng thành có thể bị quấy rối bởi đồng nghiệp, sếp, đối tác và cả những người không quen biết. Họ có thể bị quấy rối, thậm chí tấn công tình dục ở văn phòng, công sở, nhà máy, bãi gửi xe, nhà vệ sinh công cộng…
Phần lớn đàn ông trong nghiên cứu của bà Hồng xem việc nam giới quấy rối phụ nữ là ‘xưa như trái đất”. Họ tin rằng, tình dục là bản năng và đàn ông có nhu cầu tình dục cao hơn phụ nữ nên khó kiềm chế ham muốn của mình.
Nhiều người đã ngạc nhiên, hỏi bà Hồng tại sao lại nghiên cứu về chủ đề này vì việc đàn ông trêu ghẹo, tán tỉnh phụ nữ, kể cả động chạm vào cơ thể phụ nữ là chỉ dấu của một người đàn ông “lành mạnh” và phản ánh bản năng tự nhiên của họ.
Theo bà, phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu trên là hầu hết mọi người không hiểu khái niệm ‘đồng thuận’ có ý nghĩa như thế nào khi xem xét một hành vi có là QRTD hay không.
"Nam giới hay nói rằng phụ nữ mới đầu thường tỏ ra không đồng ý hoặc không thích những hành vi trêu ghẹo, tán tỉnh vì họ phải tỏ ra như vậy để chứng minh là mình đoan chính nhưng rồi họ sẽ quen, sẽ thích. Vả lại, chỉ trêu ghẹo, tán tỉnh hoặc động chạm chút thì “có gì đâu” mà nói.
Phụ nữ không hiểu rằng, họ có thể nói không và ngay cả khi họ không thể cất lời thì sự im lặng của họ cũng không thể được hiểu là sự chấp nhận tự nguyện.
Trong nhiều trường hợp, nạn nhân bị tấn công bất ngờ, bị tê liệt hoặc bối rối không biết nên phản ứng thế nào nên đã im lặng. Vì đã im lặng vào lúc đó nên sau này họ không dám kể lại", bà nói.
Cuộc nghiên cứu không có quy mô lớn nhưng nó giúp bà hiểu sâu sắc hơn về QRTD, nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này và hậu quả của nó. Cũng từ đó bà Hồng thường lên tiếng khi những vụ việc QRTD xảy ra.
Bà cười: “Có người cho là tôi nhiều chuyện, quan trọng hoá một vấn đề vớ vẩn, là nhập khẩu nữ quyền phương tây cứng nhắc vào nền văn hoá Việt Nam…
Tôi không ngại những chỉ trích như vậy. Tôi thấy cần phải lên tiếng và mong muốn có nhiều người cùng lên tiếng với mình.
Tôi muốn bản thân mình và con cháu mình được sống trong một xã hội mà mọi người tôn trọng nhau và được tôn trọng, nơi con người thân ái, tử tế với nhau mà không phải cảnh giác và lo sợ. Phấn đấu để một xã hội như thế trở thành hiện thực thì có bị “mang tiếng” như trên tôi cũng sẵn lòng.
Do vậy tôi tích cực tham gia vào các diễn đàn phòng chống QRTD, phòng chống bạo lực giới và đóng góp vào các hoạt động tham vấn trong quá trình xây dựng các quy định pháp luật về phòng chống QRTD nói riêng và phòng chống bạo lực giới nói chung.
Trên trán người quấy rối tình dục tiềm năng không ghi điều đó và nhiều người quấy rối không hề biết là họ quấy rối, mà cứ nghĩ đó là cách thể hiện sự quan tâm hay quý mến đối với nạn nhân.
Để xác định từ đầu ai là người “sẽ” quấy rối để tránh là việc rất khó. Có lẽ việc cần làm hơn cả là hiểu rõ QRTD là gì, để có thể nhận biết mình có đang bị quấy rối/hoặc đang quấy rối không để ứng phó hoặc dừng lại.
Còn khi biết mình đang bị quấy rối thì hãy phản ứng lại một cách dứt khoát bằng cách yêu cầu ngừng ngay hành vi/lời nói quấy rối, nói rõ mình không chấp nhận hành vi đó. Bỏ đi chỗ khác.
Nếu hành vi quấy rối lặp lại thì có thể báo cáo với cấp trên. Thu thập các bằng chứng nếu có thể. Nếu việc lên tiếng là khó khăn, không có bằng chứng vật lý về sự quấy rối, hãy ghi chép lại những hành vi đó mỗi khi nó xảy ra - một chuỗi ghi chép chi tiết cũng có giá trị như bằng chứng.
Yêu cầu sự chứng nhận của những người chứng kiến (nếu có). Điều quan trọng nhất bạn nên nhớ là bạn không có lỗi, kẻ quấy rối mới là người có lỗi”.
Đi làm bị sếp chê béo, săm soi chuyện ăn mặc
Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai cách ăn mặc của tôi."> -
MC Thu Hoài và chồng doanh nhân mặn nồng sau 4 năm yêuTrên trang cá nhân, MC Vũ Thu Hoài đăng tải khoảnh khắc kỷ niệm 4 năm gắn bó với chồng doanh nhân Hoàng Nam. MC Thu Hoài tâm sự: "Tuy hai vợ chồng hoạt động độc lập ở các lĩnh vực khác nhau, tôi cảm thấy may mắn vì ông xã thông cảm, thấu hiểu đặc thù công việc của tôi. Anh hỗ trợ, chia sẻ lời khuyên, động viên, giúp tôi yên tâm làm nghề. Sau khi kết hôn, anh đồng hành với vợ nhiều hơn, anh tư vấn cho tôi trong công việc".
Tháng 11/2020, cặp đôi tổ chức đám cưới với sự tham dự của một số bạn bè, đồng nghiệp thân thiết như: Lã Thanh Huyền, Phanh Lee, Huyền Lizzie, Thuỳ Anh, Quỳnh Nga, MC Thái Dũng, nhạc sĩ Huy Tuấn... Lễ cưới của MC xinh đẹp diễn ra tại sân golf ở Hà Nội, được lồng vào một giải golf. Cô dâu trao giải cho những người chiến thắng trong trang phục váy trắng và giày sneakers.
MC Thu Hoài tiết lộ đầu năm 2019, cô quyết định cùng bạn thân Phanh Lee đi học golf. Phanh Lee hào hứng, chủ động xếp lịch rồi qua đón Thu Hoài đi học nhưng vô tình đến nhầm địa điểm. Trong khi chờ huấn luyện viên, hai người đẹp ghé vào một cửa hàng đồ golf. Thu Hoài kể: "Tôi đứng chờ khoảng 30 phút thì một người đàn ông bước vào cửa hàng. Tôi giật mình nhìn xung quanh xem có phải anh ấy cười với mình không và chợt nhận ra đó là thầy dạy golf". Để "chữa cháy" cho buổi tập, doanh nhân Hoàng Nam đã trở thành người hướng dẫn Thu Hoài và Phanh Lee. Câu chuyện "đi nhầm sân golf lấy được chồng như ý" cũng bắt nguồn từ đó.
Vũ Thu Hoài sinh năm 1990, là gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình trong vai trò MC, biên tập viên thể thao, diễn viên. Thu Hoài từng tham gia các bộ phim: Nhà trọ Balanha, Người phán xử, Ghét thì yêu thôi, Mê cung, Tình yêu và tham vọng, Mùa hoa tìm lại...
Diệu Thu
Chồng MC Thu Hoài: 'May mắn khi vợ biết chơi golf'Hoàng Nam cho rằng phụ nữ thành đạt, tự do tài chính có thể tự quyết định lối sống và chơi bất cứ môn thể thao nào yêu thích.
">