Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Getafe, 03h30 ngày 5/2: Làm khó chủ nhà
Linh Lê - 04/02/2025 06:55 Tây Ban Nha mc vs mumc vs mu、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
-
Nhận định, soi kèo Jamaica vs Trinidad và Tobago, 7h30 ngày 7/2: Không bất ngờ
2025-02-09 09:18
-
Dự án The Fibonan khai trương căn hộ mẫu trong tháng 12
2025-02-09 08:49
-
Xem clip:
Hơn 1 năm qua, đàn cá tra tự nhiên đổ về rạch Ông Chưởng sinh sống, được anh Đinh Vũ Tâm (51 tuổi, ở xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, An Giang) nuôi dưỡng và bảo vệ.
Điều kỳ lạ là đàn cá hàng nghìn con này sống hoàn toàn ngoài tự nhiên trên rạch Ông Chưởng. Mỗi khi nghe tiếng anh Tâm cầm cây gõ vào mạn tàu, đàn cá bơi về, nổi lên ăn như “thú cưng”.
Đàn cá tra tự nhiên đến "nương nhờ" tại bến nước nhà anh Tâm hơn 1 năm qua. Anh Tâm cho hay, gia đình anh có 7 chiếc tàu chuyên chở thuê cho các chủ nuôi vịt chạy đồng, thu nhập và đời sống không giàu hơn ai.
Chiều 30 Tết năm 2020, anh xuống bến sông sau nhà cột lại tàu để tối chuẩn bị cùng gia đình đón giao thừa. “Lúc cột tàu xong, tôi rửa tay thì thấy đàn cá bu lại đông, xoáy tròn trên mặt nước, cá lúc đó chỉ bằng ngón tay.
Ngồi xem đàn cá một lúc thì tôi đi lên nhà. Sáng hôm sau, xuống rửa tay, cá bu lại nhiều hơn. Tôi lấy thức ăn lấy rải cho chúng ăn thử không ngờ cá đớp liên tục”, anh Tâm kể.
Đàn cá hàng nghìn con rất dạn dĩ sống ở khúc sông sau nhà anh Tâm. Kể từ đó, anh Tâm mua thức ăn về cho cá ăn. Có lẽ do được anh Tâm cho ăn, bảo vệ, không đánh bắt nên cá kéo về ngày càng đông, lâu ngày thành đàn lớn. Trong đó, ngoài phần lớn là cá tra thì còn nhiều loại khác như: chim trắng, he…
Mỗi ngày đàn cá ăn hết ít nhất 3 bao thức ăn, mỗi bao 260 nghìn đồng. Anh Tâm cho biết, xem đàn cá như thú cưng nên suốt thời gian qua anh chưa bao giờ làm tổn hại chúng hay bắt cá đem bán, làm thịt.
Anh cũng không làm lưới chặn đàn cá lại mà mặc cho chúng bơi tự do ở ngoài sông. Để cá có nơi trú ẩn, tránh người khác đến đánh bắt, anh Tâm dành hẳn 1 chiếc tàu neo đậu cố định dưới sông.
Anh ước tính đàn cá hiện tại khoảng 15 tấn. Con nhỏ khoảng 1kg, lớn nhất khoảng 5kg.
Anh Tâm - người đàn cá. Vì số lượng cá nhiều như thế nên mỗi ngày anh Tâm tốn khoảng gần 800 nghìn đồng để mua thức ăn cho cá ăn.
“Trung bình, mỗi ngày đàn cá ăn ít nhất 3 bao thức ăn. Giá mỗi bao thức ăn dao động khoảng 260 nghìn đồng, tính ra mỗi ngày tôi bỏ tiền túi 780 nghìn đồng. Thấy đàn cá tự nhiên đẹp nên tôi chấp nhập bỏ tiền ra mua thức ăn cho chúng. Nhưng nói thật về lâu dài sợ không đủ khả năng mua thức ăn nuôi chúng nữa…”, anh Tâm chia sẻ.
Anh Tâm không ngăn lưới nên đàn cá bơi thoải mái ngoài sông.
Dù vậy anh Tâm không có ý định bắt đàn cá này mà chỉ để ngắm chúng như ngắm thú cưng. “Bây giờ, đàn cá quen đến mức tôi có thể sờ vào đầu chúng mỗi khi cho ăn. Mỗi khi thấy bóng tôi là chúng lượn lờ đòi ăn", anh Tâm chia sẻ.
Nghe tin đàn cá về dưới bến sống nhà anh Tâm nên nhiều người kéo đến để tận mắt ngắm nhìn. Nhiều người sau khi xem xong thì mua thức ăn gửi lại để anh Tâm cho cá ăn.
Tuy nhiên, khi biết đàn cá về sống dưới bến sông nhà anh Tâm, nhiều người dùng xiệt điện, chài, lưới đến bắt cá vì họ nói "chim trời cá nước, ai bắt được mới ăn".
“Lúc đó, tôi chỉ biết năn nỉ họ đừng bắt cá. Mình nói thì có người họ bỏ đi, nhưng cũng có người vẫn cố bắt cá. Họ nói cá sông ai bắt cũng được. Năn nỉ được thì mừng, còn không được thì lo lắm, lo đàn cá bị đánh bắt chúng sợ rồi bỏ đi”, anh Tâm nói.
Anh Tâm cho biết, có nhiều người đến đánh bắt đàn cá, nên rất mong cơ quan chức năng đặt biển cấm tại đoạn sông đàn cá sinh sống. Anh nói thêm, chính quyền địa phương đã nhiều lần đến xem và hỏi thăm về đàn cá của anh. “Mấy anh làm việc ở xã, huyện bảo nếu thấy ai đến bắt đàn cá thì gọi điện báo sẽ có người xuống xử lý ngay. Nhưng khổ những người xuyệt, cào điện toàn đêm khuya, rạng sáng, giờ đó mà gọi báo thì kỳ quá. Chưa kể người làm nghề đánh bắt cá đa phần khó khăn, mình báo công an thì họ bị phạt không khác gì “phá nồi cơm của họ”, anh Tâm nói.
Gần đây, ngành chức năng tỉnh An Giang nói với anh Tâm sẽ đặt biển cấm đánh bắt cá tại khu vực gần bến sông nhà của anh.
“Đợi lâu quá mà chưa thấy ai cấm biển đánh bắt cá nên tôi cũng hơi sốt ruột”, anh Tâm nói và cho rằng, mong muốn lớn nhất lúc này là mong được ngành chức năng đặt biển cấm đánh bắt cá để bảo vệ đàn thú cưng của mình, và cũng góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên của vùng.
Đàn cá sống nhờ tại bến đò
Còn tại Đồng Tháp, khoảng 1 năm qua, người dân qua lại bến đò An Thạnh – Long Khánh B, huyện Hồng Ngự, rất ngạc nhiên khi thấy đàn cá sông hàng nghìn con về đây trú ngụ.
Đàn cá kéo về bến đò ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) sống và được người dân bảo vệ, không cho đánh bắt Đàn cá này rất dạn dĩ, chọn vịnh nước nhỏ trên sông Tiền, nằm ngay bến đò - nơi tàu ghe thường xuyên lui tới làm nơi ăn, chốn ở. Do quá thích thú và muốn giữ đàn cá sông ở lại lâu hơn, nhiều người dân trong khu vực đã mua thức ăn cho cá.
Nhiều người đi đò ngang còn mua thức ăn cho cá ăn. Được dẫn dụ, cá ngoài sông kéo về ngày càng nhiều hơn. Dần dần, đàn cá trú ngụ ngay bến đò đã gây sự chú ý của nhiều người. Bà con trong khu vực này thay nhau canh giác, bảo vệ đàn cá.
Mùa tát đìa bắt cá đồng, đem nướng trui thơm nức ở miền Tây
Mùa khô tới, nước trên đồng cạn, cá rút xuống đìa trú ẩn. Lúc này, người dân miền Tây lại tát đìa để bắt cá.
" width="175" height="115" alt="Người đàn ông miền Tây chi trăm triệu nuôi đàn cá 'hoang' dưới sông" />Người đàn ông miền Tây chi trăm triệu nuôi đàn cá 'hoang' dưới sông
2025-02-09 08:20
-
Chị Việt Hoa. Ảnh: Nhân vật cung cấp. Ngày 30/5, chung cư này trở thành điểm xét nghiệm nCoV cho người dân ở một số khu vực của phường 3. Từ sáng sớm, rất nhiều người đến xếp hàng, đeo khẩu trang, đứng giãn cách 2m chờ nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm.
Sống một mình trong căn hộ chung cư, khi biết nơi ở bị phong tỏa, chị Hoa không bất ngờ hay hoang mang. Chị viết trên trang cá nhân: “Gần một năm TP.HCM bình yên. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại, giãn cách toàn thành phố. Phong tỏa quận Gò Vấp từ 0h ngày 1/6. TP.HCM lại rơi vào những ngày không bình yên.
Chung cư mình ở gần ổ dịch truyền giáo Phục Hưng. Từ hôm qua đến nay, lấy mẫu xét nghiệm toàn phường ngay tại chung cư. Có lẽ đây sẽ là những hình ảnh, những câu chuyện, những trải nghiệm lạ kỳ nhất trong mấy chục năm qua đối với tất cả mọi người.
Mình cũng thế. Mình sẽ khó quên cảm giác tăm bông xỏ vào mũi để lấy mẫu xét nghiệm nó "mùi vị" ra sao, mình căng thẳng thế nào. Những bác sĩ với bộ đồ bảo bộ kín mít, kiên nhẫn đứng lấy mẫu từ sáng đến trưa, bảo vệ, ban quản lý tòa nhà áo ướt dẫm mồ hôi phân luồng cả ngày để đảm bảo khoảng cách an toàn...
Chị Hoa đang được nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: Nhân vật cung cấp. Trưa, nghe tin giãn cách xã hội, nơi mình ở chính thức có quyết định phong tỏa. Mọi người nhắn tin hỏi han. Chị đồng nghiệp ở báo nhắn cả tháng nay chị cũng không dám đi đâu nhiều.
Bạn đọc phải làm việc qua email hoặc gửi hồ sơ qua tòa soạn để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người. "Cẩn thận nha, có gì cần thì cứ gọi", chị nhắn vậy khi nhà chị không thuộc khu vực phải phong tỏa.
Hai tuần phong tỏa, mình sẽ ngồi yên và hồi hộp chờ đợi những thông tin mới mỗi ngày. Hai tuần ở nhà một mình, không đi đâu cũng là thử thách cho một đứa "chân chạy" như mình. Chỉ mong, sẽ không có thêm những khu vực bị phong tỏa, sẽ không có thêm nhiều ca dương tính để TP.HCM sớm được trở lại nhịp sống bình thường. Chưa bao giờ thấy cuộc sống chỉ cần bình thường thôi, là đủ".
14 ngày trôi qua nhanh thôi
Chị Bích Huệ (SN 1985, quê Quảng Nam) đang thuê trọ trong con hẻm có lối đi vào không đến 2m ở đường Quang Trung, phường 11, quận Gò Vấp. "Trong con hẻm tôi ở có nhiều hẻm nhỏ khác nhau. Mấy ngày qua, lực lượng chức năng đã lập rào chắn ở một số hẻm. Hẻm tôi ở vẫn đang an toàn. Cả nhà tôi vẫn chưa phải lấy mẫu xét nghiệm", chị Huệ chia sẻ.
Là giáo viên, mấy ngày qua, chị Huệ chuyển sang dạy online. Chồng chị là kỹ sư xây dựng nên công ty cho nghỉ việc. Sống trong vùng có nguy cơ cao vì vậy từ đầu tuần, chị Huệ đã đi chợ chuẩn bị đầy đủ thực phẩm cho cả nhà ăn trong hai tuần.
Các vật dụng cần thiết, chị cũng sắm đầy đủ, gói gọn trong thời gian 14 ngày Gò Vấp bị phong tỏa. "Chỗ tôi, chợ vẫn còn bán, các cửa hàng tạp hóa vẫn mở. Nhưng tôi nghĩ, mình cẩn thận vẫn hơn", chị Huệ chia sẻ.
Một con hẻm ở Gò Vấp bị phong tỏa do có ca mắc Covid-19. Ảnh: HCDC. Từ ngày 30/5 đến nay, 4 người trong nhà chị không dám đi ra khỏi nhà, ngay cả việc nói chuyện với hàng xóm cũng hạn chế hết sức. "Chúng tôi ở nhà cả ngày cũng bức bối, khó chịu và cuồng chân lắm. Nhưng 14 ngày sẽ trôi qua nhanh. Khó khăn của mình chỉ là phần nhỏ so với lực lượng chức năng, các y bác sĩ đang làm nhiệm vụ phòng chống dịch ngoài kia", người phụ nữ sinh năm 1985 nói.
Vợ chồng chị Nguyễn Hiền (SN 1986), sống trong căn hộ chung cư ở phương 7, quận Gò Vấp cho biết, chỗ chị ở vẫn đang an toàn. "Chung cư tôi ở cách địa điểm sinh hoạt của nhóm truyền giáo Phục Hưng 3km. Cả chung cư chưa phải lấy mẫu xét nghiệm", chị Hiền nói.
Tuy nhiên, từ ngày 1/6, cả gia đình chị không ra khỏi nhà. Chị được cơ quan cho chuyển sang chế độ làm việc online. Chồng chị xin phép công ty nghỉ việc không lương một tháng. Ở nhà những ngày dịch, anh giúp vợ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc hai con trai và thiết kế lại ban công để trồng hoa, rau, cây cảnh.
Quê chị Hiền ở Long An. Nghe tin quận Gò Vấp bị phong tỏa, mẹ chị ở quê mua gạo, thịt, cá, rau, đồ ăn vặt gửi lên cho con gái. "Ngoài đồ ăn mẹ gửi, tôi cũng chuẩn bị thực phẩm đủ 14 ngày. Giờ thì mình thực hiện: "Ai ở đâu ở yên tại đó" và tuân thủ quy tắc 5K của Bộ Y tế", chị Hiền nói.
Ổ dịch nhóm truyền giáo Phục hưng được TP.HCM phát hiện ngày 27/5, khi có 3 hội viên đến Bệnh viện Gia Định khám do có biểu hiện ho, sốt, mất khứu giác. Họ được chuyển sang khám sàng lọc, lấy mẫu xét nghiệm nCoV và cho kết quả dương tính.
Ông Nguyễn Xuân Bình, Chủ tịch UBND phường 3, quận Gò Vấp cho biết, ngày 31/5, ngành y tế thành phố lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho hơn 25.000 người dân cư trú tại phường.
Do phường là nơi có điểm sinh hoạt nhóm truyền giáo vì vậy những ngày qua, Ủy ban phường luôn nhắc nhở người dân tuân thủ quy tắc 5K của Bộ Y tế, khai báo y tế thành thật và không hoang mang, lo lắng.
Tú Anh
Gõ cửa từng nhà tặng khẩu trang, chung tay phát cơm 0 đồng
Chung tay hỗ trợ người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều cá nhân, tổ chức tại TP.HCM liên tục thực hiện các hoạt động tặng khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, phát cơm, sữa 0 đồng…
" width="175" height="115" alt="Người dân Gò Vấp: 14 ngày sẽ qua nhanh thôi!" />Người dân Gò Vấp: 14 ngày sẽ qua nhanh thôi!
2025-02-09 07:28
“Dải lụa xanh” của miền Tây
Tuyến đường Ông Đồ Nghị nối trung tâm thị trấn Tân Trụ với xã Đức Tân (huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) nổi bật giữa cánh đồng lúa, thanh long xanh ngắt bởi hai hàng cau vua cao vút. Trông từ xa, hàng cau vua hệt như “dải lụa xanh” uốn lượn, vắt ngang đồng lúa.
Vừa được bê tông hóa, đường Ông Đồ Nghị lọt thỏm giữa 2 hàng cau vua thẳng tắp, thân to bằng một người ôm. Suốt 2km dẫn vào xã Đức Tân, người đi đường được che mát bởi tán lá của hơn 300 gốc cau.
Con đường "lọt thỏm" giữa 2 hàng cau vua được trồng đều tăm tắp. |
Người dân địa phương cho biết, hàng cau vua hai bên tuyến đường được trồng cách đây gần 30 năm. Mỗi gốc cau được trồng cách nhau một khoảng cách nhất định tạo thành hàng rào tự nhiên đều tăm tắp.
Từ ngày cau được trồng, người dân cùng nhau chăm sóc, bảo vệ cho đến ngày nay. Hiện, hai hàng cau đã cao vút, tán lá đan vào nhau tạo bóng mát cho con đường.
Con đường uốn lượn, chạy xuyên qua cánh đồng lúa, thanh long xanh mát cho người lưu thông qua đây cảm giác thanh bình, yên ả.
Có tuổi đời gần 30 tuổi, những cây cau vua cao lớn, tán lá đan xen vào nhau che mát cho tuyến đường. |
Người dân nơi đây cho biết, sức hút và vẻ đẹp của con đường thay đổi theo từng thời điểm trong ngày, từng mùa trong năm. Sáng sớm tinh mơ, con đường hấp dẫn người đi qua bởi khung cảnh hai hàng cau ẩn hiện trong làn sương sớm mờ hư ảo.
Trưa, nắng lên, hàng cau đổ bóng dài thành dải màu xanh thẫm uốn lượn trên mặt đồng xanh mướt mắt. Chiều về, nhiều người lại yêu thích khung cảnh ánh hoàng hôn xuyên qua kẽ lá cau vua.
Con đường trở thành niềm tự hào, biểu tượng của thị trấn Tân Trụ. |
Khách đi trên đường vào thời điểm trước và sau Tết sẽ có cảm giác đi xuyên qua dải màu vàng óng cùng hương thơm từ những cánh đồng lúa chín. Những dịp khác trong năm, con đường như “dải lụa xanh” uốn lượn, vắt ngang cánh đồng lúa xanh màu lá mạ, vườn thanh long trổ hoa vàng hoặc đỏ rực màu trái chín.
“Con đường hạnh phúc”
Thời điểm gần đây, con đường cau vua trở nên nổi tiếng xa gần, hấp dẫn khách du lịch bởi vẻ đẹp thơ mộng. Ngay từ đầu đường, khách đã bị thu hút bởi tấm bảng ghi dòng chữ “Con đường hạnh phúc”.
Trông từ xa, con đường như "dải lụa xanh" vắt mình, uốn lượn qua những cánh đồng lúa, thanh long xanh mướt mắt. |
Người dân địa phương nói, con đường có ý nghĩa với họ đúng như nghĩa đen của cái tên này. Trên đường trở về nhà, anh Năm (45 tuổi, ngụ xã Đức Tân) cho biết: “Tôi là dân ở đây, hằng ngày đi trên con đường này mà còn thấy nó rất đẹp. Cảm giác đi dưới tán lá cau vua, lướt qua những thân cau thẳng tắp 2 bên đường rất thích”.
Cũng theo anh Năm, người dân địa phương “rất phấn khởi” khi con đường được bê tông hóa sạch sẽ, có cảnh quan đẹp. Nơi đây trở thành địa điểm nghỉ chân, hóng mát, tránh nắng sau mỗi giờ làm đồng mệt mỏi của người dân.
Để có cung đường sạch, đẹp, thơ mộng này, người dân địa phương đã cùng nhau bảo vệ, chăm sóc hàng cau vua. |
“Chiều, người dân xung quanh cũng hay đến đây tập thể dục. Người thì chạy bộ, người thì đạp xe đạp, đi dạo mát để tận hưởng không khí trong lành”, anh Năm chia sẻ thêm.
Con đường xanh mát cũng được nhiều bạn trẻ, cặp đôi chọn làm nơi tình tự, chụp ảnh cưới. Cuối tuần, nơi đây cũng thu hút nhiều khách du lịch đến ngoạn cảnh, trải nghiệm không khí trong lành, check-in con đường độc đáo nhất miền Tây.
Hiện nay, người dân địa phương giăng đèn trang trí dọc theo con đường. Hàng ngày, người dân thường đến đây tập thể dục, dạo mát, hít thở không khí trong lành. |
Ông Long, một khách du lịch từ TP.HCM đến “ngắm” con đường hạnh phúc chia sẻ: “Con đường rất đẹp. Người dân nói hàng cau vua được trồng từ những năm 1992. Nếu đúng thế thật thì để có 2 hàng cau đẹp như thế này thật không phải chuyện đơn giản”.
“Bởi, hơn chục năm về trước, cau vua rất có giá, thậm chí còn có cả cơn sốt về loại cây cảnh này. Người dân xung quanh con đường phải kỳ công, đồng lòng bảo vệ, chăm sóc lắm mới có hàng cau nguyên vẹn, đẹp thế này”, ông Long nhận định.
Con đường trở thành điểm đến hấp dẫn của người yêu thiên nhiên. Cuối tuần, giới trẻ thường đến đây để "sống ảo". Con đường hạnh phúc cũng là nơi tình tự của nhiều cặp đôi đang yêu. |
Xem thêm video: Bức tường hoa đẹp mê mẩn thu hút thiếu nữ Sài thành đến check-in
Bài, ảnh:Nguyễn Sơn
Giới trẻ trầm trồ trước cây hoa giấy 'hot' nhất Hạ Long
Cây hoa giấy "siêu to khổng lồ" nở rộ tạo khung cảnh rực rỡ, đẹp mắt. Đây cũng là địa điểm thu hút giới trẻ Hạ Long đến check-in.
" alt="‘Con đường hạnh phúc’ đẹp mê mẩn, có một không hai ở miền Tây" width="90" height="59"/>‘Con đường hạnh phúc’ đẹp mê mẩn, có một không hai ở miền Tây
- Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Aizawl FC, 18h00 ngày 6/2: Tin vào chủ nhà
- Đoạn kết bất ngờ của cô gái từng bán dâm để có tiền ‘nuôi’ cơn nghiện
- Tình cờ đọc báo, người phụ nữ phát hiện chồng ngoại tình
- Toyota Land Cruiser 2025 có thể nhỏ như Prado
- Nhận định, soi kèo Bravo vs Primorje, 21h00 ngày 7/2: Out trình
- Bạn trai chê bai vợ cũ dù cô ấy có những điểm hơn tôi
- Nửa đêm chồng lôi vợ dậy mắng sa sả chỉ vì một bát cơm nguội
- Tàu cá Hàn Quốc chìm, 5 thủy thủ Việt được cứu
- Nhận định, soi kèo Grasshoppers vs Lausanne, 2h30 ngày 5/2: Chia điểm nhạt nhẽo