Nhận định, soi kèo Mỹ vs Costa Rica, 07h00 ngày 23/1: Đất lành Orlando


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Posusje vs Velez Mostar, 23h45 ngày 17/4: Khó cho chủ nhà -
Chuyên gia: 'Xe điện đang bị hiểu lầm về nguy cơ hỏa hoạn'PGS.TS Đàm Hoàng Phúc, Giám đốc Chương trình đào tạo kỹ thuật ô tô (Đại học Bách khoa Hà Nội) (Ảnh: HUST).
Cụ thể thì với xe máy điện, tiêu chuẩn lưu hành hiện tại của Việt Nam ra sao, thưa ông, đặc biệt là về khả năng bảo đảm an toàn với ắc quy hay pin?
- Thực tế thì từ năm 2015, chúng ta đã có quy chuẩn kĩ thuật quốc gia QCVN91:15/BGTVT cho ắc quy sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện. Quy chuẩn này quy định các bài test đặc tính an toàn bắt buộc các nhà sản xuất phải vượt qua trước khi đưa ra thị trường: Nạp điện quá mức, phóng điện quá mức, Khả năng chịu ngắn mạch, Khả năng chịu rung động.
Các điều kiện thử nghiệm này đều "khốc liệt" hơn so với điều kiện hoạt động bình thường. Ngoài việc bắt buộc phải tuân theo quy chuẩn trên, theo tôi biết, một số đơn vị sản xuất còn trang bị thêm nhiều tính năng an toàn như tự ngắt điện khi nhiệt độ tăng cao…
Nếu đáp ứng đầy đủ những quy chuẩn này thì xe máy điện rất khó xảy ra sự cố cháy, nổ. Bởi thế, tôi nhấn mạnh lại quan điểm, không thể quy chụp một cách cảm tính về nguy cơ cháy nổ của xe điện bởi như thế là hoàn toàn sai lầm về mặt khoa học.
Loạt bài kiểm tra "khốc liệt" đảm bảo an toàn cháy nổ cho xe điện
Ngoài xe máy điện thì ô tô điện cũng đang "vạ lây" khi một số người chưa rõ về quy chuẩn đảm bảo an toàn với phương tiện nàyvà lo ngại nguy cơ cháy nổ. Điều này có cơ sở không, thưa ông?
- Ô tô thậm chí còn những bài test (kiểm tra) khắt khe hơn so với xe máy. Tại Việt Nam, chúng ta có đầy đủ quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về kết cấu an toàn của xe cơ giới với những quy định chặt chẽ như thử nghiệm chống cháy cho bình chứa nhiên liệu bằng cách đốt lửa trong 2 phút; thử nghiệm chịu nhiệt độ 95 độ C trong 1 tiếng, thử nghiệm va chạm với con lắc nặng 15kg đầu nhọn…
Quá trình sản xuất, đóng pack pin cho ô tô điện (Ảnh: VF).
Riêng với hệ thống pin, tiêu chuẩn được nhiều hãng xe áp dụng là tiêu chuẩn ECE R100 dành cho ô tô điện áp dụng tại châu Âu. Đây là bộ tiêu chuẩn gồm những bài test khốc liệt bậc nhất để đảm bảo an toàn tối đa với hệ thống pin của xe điện.
Lấy ví dụ một số bài kiểm thử như thử nghiệm sốc nhiệt khi pin bị "hành" trong 6 giờ ở nhiệt độ -60C, sau đó là 6 giờ ở +60C và lần lượt, tổng cộng 5 chu kì liên tiếp như vậy. Hay, pin phải thử khả năng chống cháy qua 4 giai đoạn, từ đốt nóng bên ngoài tới tiếp xúc trực tiếp với lửa. Ngoài ra còn rất nhiều bài test khó khác như: kiểm tra rung động, sốc cơ học, bảo vệ quá nhiệt, bảo vệ nạp, xả quá mức…
Thực tế, những tiêu chuẩn khốc liệt như ông nói có áp dụng với các phương tiện đang lưu hành ở Việt Nam không và làm sao để đảm bảo?
- Theo tôi biết, những quy định trên hoàn toàn không xa lạ mà đang được không ít hãng sử dụng, ngay cả tại Việt Nam. Trong thời đại toàn cầu hiện nay, các hãng buộc phải hướng tới quy chuẩn cao ngay từ đầu để đảm bảo khả năng cạnh tranh.
Thậm chí, tại Việt Nam, để đảm bảo an toàn cho hệ thống pin, có hãng xe như tôi nắm được còn tỉ mỉ tới mức kiểm soát chặt từng chiếc bu-lông, ốc vít, ví dụ như 100% các vít bắt trên pack pin đều phải được siết, kiểm tra bằng một loại cờ lê cân lực kĩ thuật số. Toàn bộ các thông tin như lực siết, góc siết, thời gian, người làm đều được gửi về trung tâm và lưu trữ trên đám mây…
Với tiêu chuẩn cao như vậy, như tôi đã nói, thực tế, khả năng tự phát sinh cháy nổ với xe điện đạt tiêu chuẩn là rất khó xảy ra, trừ một số trường hợp tai nạn hi hữu.
Ông có khuyến nghị gì giúp người dùng an tâm sử dụng xe điện trong thời gian tới?
- Với người dùng, vấn đề đầu tiên là nên lựa chọn sản phẩm đạt tiêu chuẩn, từ những thương hiệu uy tín. Trong quá trình sử dụng, mọi người phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất, không tự ý thay đổi kết cấu, đặc biệt là với hệ thống pin/ắc quy và hệ thống nạp.
Điều quan trọng hơn tôi muốn lưu ý là khâu quản lý. Chúng ta phải hạn chế được các sản phẩm trôi nổi, giám sát chặt các quy chuẩn để đảm bảo an toàn cũng như sự công bằng cho người dùng. Đây là thời điểm các đơn vị quản lý cần vào cuộc mạnh mẽ, không để các quy định cấm không đúng bản chất, gây hiểu lầm và hoang mang tới người dùng.
Xin cảm ơn ông!
Theo Dân Trí
Bạn có bình luận thế nào về góc nhìn trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
'Oan' cho xe điện khi bị cấm sạc pin dưới hầm chung cưCác chuyên gia cho rằng, việc siết chặt các quy định an toàn về sạc pin cho xe máy, xe đạp điện tại hầm chung cư là cần thiết. Nhưng thay vì cấm vô tội vạ ảnh hưởng đến đời sống của người dân thì cần tìm những giải pháp căn cơ, khoa học hơn.">
-
Tham gia cuộc chiến giảm giá, nhiều hãng ô tô Trung Quốc lâm cảnh khó khănHàng triệu lao động trong ngành ô tô tại Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, trừ lương, tăng ca và làm việc trong môi trường khắc nghiệt, khó khăn hơn trước do khủng hoảng kinh tế. Ảnh: China Daily. Đây không phải là một trường hợp đặc biệt mà là tình trạng chung của đa số người lao động trong ngành chế tạo ô tô hiện nay tại Trung Quốc.
Anh Mike Chen chia sẻ, ở thời điểm được nhận vào làm việc, anh tràn đầy hào hứng, phấn khởi và tự hào, nhưng giờ đây, chỉ còn là bực tức mà buồn bã.
Cuộc chiến về giá cả do Tesla khởi xướng tại Trung Quốc đã kéo hơn 40 công ty chế tạo ô tô vào một vòng xoáy giảm giá điên cuồng nhằm tranh giành thị phần khốc liệt. Điều đó khiến không ít lao vào cảnh khốn đốn do không đủ khả năng duy trì sản xuất vì lợi nhuận thấp, có nguy cơ phá sản.
Các nhà phân tích kinh tế thế giới cho rằng, lĩnh vực ô tô từng là một trong những đầu tàu đưa kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng, nhưng có thể sẽ biến thành lực cản bởi cuộc chiến về giá bán ô tô. Với mức giá bán không lợi nhuận, thậm chí là bán lỗ, đã và đang tự kết liễu các doanh nghiệp ô tô mà không có cách nào ngăn lại.
Trong 7 tháng đầu năm 2023, theo ước tính của Cơ quan nhà nước Trung Quốc, toàn bộ thị trường nước này đã tiêu thụ 11,4 triệu ô tô và xuất khẩu hơn 2 triệu chiếc. Dù vậy, mức tăng trưởng chủ yếu đến từ nước ngoài khi mà tỷ lệ xuất khẩu ô tô của Trung Quốc đã tăng tới 81% so với cùng kỳ, trong khi đó tỷ lệ trong nước chỉ tăng đúng 1,7% dù cho giá xe đã giảm xuống “đáy”.
Thị trường ô tô đầy khó khăn, thử thách đang chờ những nhà sản xuất tại Trung Quốc. Ảnh: BYD. Theo ông George Magnus, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Oxford chia sẻ: “Định hướng sai trọng tâm sản xuất, không quan tâm đúng mực tới nhu cầu của khách hàng dẫn tới tình trạng tồn kho diện rộng, giảm giá liên tục và cuối cùng là căng thẳng tài chính của các nhà sản xuất ô tô tại Trung Quốc.”
Hiệp hội xe khách Trung Quốc cho biết, toàn ngành ô tô nước này có năng lực sản xuất tối đa tới 43 triệu ô tô mỗi năm vào năm 2022, nhưng hiện nay, tỷ lệ chỉ đạt khoảng 54,5% tổng công suất, giảm xuống từ mức 66,6% tổng công suất của năm 2017. Điều đó cho thấy, nhu cầu của thị trường đang giảm xuống nhanh chóng và lượng hàng tồn kho của các hãng xe đang tăng lên.
Đồng thời, đi kèm với những khủng hoảng về tài chính, các nhà sản xuất buộc phải cắt giảm nhân sự, giảm lương, thưởng và tăng nặng công việc đối với người lao động, vốn đang có khoảng 30 triệu người. Điều này chắc chắn trực tiếp làm giảm thu nhập của một phần không nhỏ dân số, tăng tỷ lệ thất nghiệp và càng thu hẹp nhu cầu tiêu dùng nói chung.
Vào tháng 8, Tập đoàn BYD, nhà sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc, đã đăng thông báo tuyển dụng công nhân cho nhà máy của mình tại thành phố Thẩm Quyến, trong đó quảng cáo mức lương ước tính khoảng 5.000 – 7.000 tệ/tháng (tương đương khoảng 20 triệu VND), thấp hơn mức lương trung bình theo khảo sát của Chính phủ là 11.000 tệ/tháng (tương đương khoảng hơn 30 triệu VND). Điều này cho thấy tình hình đang tệ tới mức nào.
Không chỉ các hãng xe nội địa, Mitsubishi và Toyota Trung Quốc đã sa thải hàng nghìn nhân viên địa phương của mình sau khi doanh số bán hàng sụt giảm. Tesla hay ông lớn về pin CATL đã tạm ngừng các hoạt động tuyển dụng trong thời điểm hiện nay, trong khi Hyundai Trung Quốc đang cố bán một nhà máy của mình ở thành phố Trùng Khánh.
Hùng Dũng (theo Reuters)
Trung Quốc thắt chặt sản xuất xe điện sau tình trạng dư thừa công suất
Sự bùng nổ quá nhanh của xe điện tại Trung Quốc dẫn đến tình trạng dư thừa buộc chính phủ nước này phải thắt chặt công tác quản lý."> -
Buôn ô tô cũ: Nghề 'hốt bạc' nhưng rủi ro cũng nhiềuCùng với sự bùng nổ của phương tiện 4 bánh, mua bán, kinh doanh ô tô cũ trở thành nghề khá hot trong khoảng 5-7 năm trở lại đây, thu hút rất nhiều người từ chuyên nghiệp đến không chuyên tham gia.
Với đặc thù là "mua của người chán, bán cho người cần”, giới buôn ô tô cũ trong lúc đỉnh điểm có thể kiếm vài chục triệu, thậm chí trăm triệu mỗi tháng. Điều này phụ thuộc vào khả năng, uy tín, mạng lưới bán hàng và "cái duyên" của từng người.
Thu nhập của dân buôn xe cũ lúc đỉnh điểm có thể đến cả trăm triệu mỗi tháng. (Ảnh minh hoạ) Chia sẻ với VietNamnet, anh Quốc Khánh - một “thợ săn” xe cũ tại Hà Nội cho hay, thông thường, đối với những mẫu xe phổ thông có giá dưới 1 tỷ đồng được tìm mua nhiều, mỗi chiếc xe cũ bán ra, người buôn bán ô tô cũ có thể ăn chênh từ 8-10%. Ví dụ, bán một chiếc xe với giá 500 triệu đồng thì dân buôn đã thu được 40-50 triệu đồng.
Tất nhiên, trong số này có rất nhiều chi phí như chi cho nguồn tin, những cộng tác viên bán hàng, thẩm định xe, chi phí quảng cáo, thuê mặt bằng hoặc chỗ gửi, tiền dọn dẹp "mông má", làm giấy tờ,... Nếu chiếc xe đã là tài sản thế chấp vay ngân hàng thì chi phí còn có cả tiền lãi và nhiều thủ tục khác.
"Nhìn chung, lúc đông khách mua bán như thời điểm trước dịch bệnh, mỗi tháng anh em nào có duyên và chịu khó có thể bỏ túi trăm triệu ngon ơ. Còn nếu "săn" được chiếc xe sang của đại gia cả thèm chóng chán nào đấy giá vài tỷ đồng thì bán xong có thể đi chơi cả tháng", anh Khánh nói.
Chia sẻ sâu hơn về nghề kinh doanh xe cũ, anh Khánh cho biết, thông thường mỗi salon xe cũ hoặc cá nhân bán xe thường lựa chọn cho mình một phân khúc phù hợp. Có người chuyên các dòng xe sang, có người lại chuyên xe lướt, còn nhiều tay buôn chỉ thích gắn bó với các dòng xe cỏ rẻ tiền, thậm chí cả taxi "hoàn lương", xe tai nạn, ngập nước,... đủ cả.
Vị chuyên gia về ô tô này cho rằng, dòng xe nào cũng vậy, yêu cầu bắt buộc đối với dân buôn xe cũ ngoài am hiểu về kỹ thuật xe cần có mạng lưới rộng, kinh nghiệm và cả sự quyết đoán. Trong đó, không phải lúc nào cũng "ăn dày" được mà chiến thuật cần hết sức linh hoạt.
"Nhiều khi mình đi xem xe và ưng, đặt cọc cho chủ xe một số tiền nhỏ để giữ chỗ rồi đăng ảnh bán luôn. Chỉ 1 giờ sau đã có anh em cần tìm và chốt mua, lúc đó mình sẵn sàng bán qua tay, lấy lãi 'rau dưa' 5-10 triệu thôi. Trường hợp như thế dù lãi mỏng nhưng không cần bỏ vốn cũng như phải nhập xe vào kho", anh Khánh nói.
Tuy vậy, anh Khánh cho hay, việc buôn bán xe cũ ngày càng khó khăn, nhất là sau thời gian dịch bệnh Covid-19, người dân hạn chế chi tiêu khiến thị trường ô tô nói chung và ô tô cũ nói riêng gần như tê liệt. Dân buôn xe hiện nay đành chấp nhận cắt lãi mỏng hơn để mong đẩy được xe sớm, không ít trường hợp đành phải chấp nhận lỗ để bán tháo, thu hồi vốn.
Buôn xe cũ được coi như một nghề "việc nhẹ lương cao". (Ảnh: Hoàng Hiệp) Lắm rủi ro, "tai nạn" nghề nghiệp
Nghề buôn xe cũ có thu nhập ở mức rất cao so với mặt bằng chung, dù nghe có vẻ "lung linh", thế nhưng thực tế cũng có lắm rủi ro và "tai nạn" mà chỉ người trong nghề mới thấm.
Mới đây, anh H.A - một người mua bán xe cũ có khá nhiều kinh nghiệm đã "trải lòng" trên mạng về câu chuyện của mình. Hồi đầu năm 2023, anh H.A mua chiếc xe Mercedes-Benz E250 đời 2011 biển TP.HCM của 1 người đang sử dụng ở Phú Thọ với giá 395 triệu.
Dù ban đầu có chút nghi ngại về nguồn gốc xe, nhưng sau khi kiểm tra sơ bộ với một người thợ quen, cũng là người từng bán chính chiếc xe này cho chủ xe ở Phú Thọ, anh H.A vẫn quyết định nhập về và sau đó chuyển nhượng thành công cho một người buôn xe khác ở Hà Nội với giá 425 triệu. Việc mua bán giữa cánh thợ buôn xe chỉ ký công chứng chứ không làm thủ tục sang tên đổi chủ.
Tuy vậy, đến tháng 7, người mua xe của anh H.A đi rút hồ sơ thì tá hoả phát hiện chiếc xe đang là vật chứng trong một vụ kiện dân sự, thuộc diện không "sạch" về mặt pháp lý, việc sang tên đổi chủ là không thể. Người này đề nghị trả lại chiếc xe hoặc chỉ mua lại với giá 170 triệu đồng, tức là anh H.A phải bù lại 255 triệu đồng nữa, nếu không sẽ khởi kiện.
"Sốc" vì quá sơ ý trong khâu kiểm tra nguồn gốc xe, anh H.A đành gọi 2 người chủ cũ ra đàm phán. Ban đầu, cả 2 đều đồng ý sẽ bù mỗi người 50 triệu đồng để cùng anh H.A trả cho chủ mới 375 triệu đồng và rút xe về. Tuy vậy, sau đó nhiều ngày, cả hai chủ cũ đều "bặt vô âm tín", không có động thái trả tiền như thoả thuận cho H.A.
"Tôi cũng là người bị hại, ở giữa bị động làm theo mọi người. Tối 24/9 người mua vẫn liên tục de doạ tôi doạ báo công an và "bóc phốt" cả lên mạng xã hội. Câu chuyện bây giờ đã đi quá xa và đành để cho pháp luật giải quyết. Tôi cũng chưa hề nói là không tìm cách giải quyết nhưng buôn xe mà dính như thế này thì chỉ có người cuối như tôi là bị thiệt", anh H.A trần tình.
Theo giới buôn xe cũ, những "cú ngã" như câu chuyện ở trên không hề hiếm gặp, nhưng thường xảy ra với những thợ hoạt động đơn lẻ, hoặc mới vào nghề, hám lợi nhuận vì nhập được xe rẻ.
Việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật và tính pháp lý của xe cũ là cực kỳ quan trọng. (Ảnh minh hoạ: Hoàng Hiệp) Anh Mạnh Dũng, chủ một cửa hàng bán xe ô tô cũ khá lớn nằm trên đường Thành Thái (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, trong kinh doanh xe cũ, việc "nhập xe" đầu vào quyết định đến 80% thành công, và điều này phụ thuộc vào 2 yếu tố là tình trạng kỹ thuật xe và pháp lý. Cả hai đều tiềm ẩn những rủi ro vô cùng lớn.
Về tình trạng kỹ thuật, những chiếc ô tô đã qua sử dụng nhưng mới đi được một thời gian ngắn khoảng dưới 1-2 năm thường được gọi là “xe lướt”. Hầu như, với dạng xe này, giới buôn không cần kiểm tra quá nhiều, chỉ cần giá rẻ là mua. Nhưng với những chiếc xe đời sâu trên dưới 10 năm, thợ xe phải kiểm tra kỹ đến từng con ốc vít, thậm chí không chỉ dùng mắt mà còn phải sờ, nghe tiếng máy tiếng đóng mở cửa,...từ đó đánh giá chất xe và đưa ra quyết định có mua hay không, và mua với giá nào.
Còn về pháp lý, anh Dũng cho rằng, nếu dính đến xe lỗi kỹ thuật còn có thể sửa được, chứ lỗi pháp lý thì... chịu chết. Lúc nhận tiền và làm thủ tục cho khách mới phát hiện ra xe không thể rút hồ sơ hay sang tên được thì vừa mất thời gian, mất tiền và cả uy tín. Thế nên, dân buôn xe cần có nhiều nguồn tin và cẩn thận kiểm tra tính pháp lý khi cần thiết.
"Hiện nay, quy định về định danh biển số theo Thông tư 24 của Bộ Công an dù ít nhiều ảnh hưởng đến cánh buôn xe cũ nhưng tôi cho rằng đây lại là chính sách tốt. Thông tư sẽ giúp thị trường tránh tình trạng xe gian, xe lậu và pháp lý "không sạch" bởi khi chuyển nhượng thì bắt buộc phải thu hồi giấy tờ cũng như biển số", anh Dũng nhận định.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Salon ô tô cũ, khách mua sốt ruột vì cả tháng chưa xong thủ tục sang tên xeCó những xe hơn một tháng vẫn chưa xong thủ tục, khiến salon kinh doanh ô tô cũ cùng người mua đều trong tình trạng đứng ngồi không yên.">