Nhận định, soi kèo PSV vs Liverpool, 3h00 ngày 30/1: Trận cầu thủ tục
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Al Jazira Club vs Baniyas Club, 23h00 ngày 31/1: Chiến thắng thuyết phục -
Công nghệ mở tạo ra niềm tin sốViệt Nam tới đây sẽ triển khai mạng 5G bằng các thiết bị Make in Vietnam sử dụng công nghệ mở. Ảnh: Trọng Đạt Công nghệ mở (Open Technology) là một khái niệm đã có từ gần 20 năm trước. Sự ra đời của công nghệ mở là hệ quả của sự mở rộng và bùng nổ phong trào phần mềm nguồn mở trong thập niên đầu của thế kỷ 21.
Tùy theo từng ngành, từng lĩnh vực, công nghệ mở có nhiều định nghĩa khác nhau. Nói một cách đơn giản, công nghệ mở là một khái niệm bao chùm cho các định nghĩa về tiêu chuẩn mở (Open Standard), nguồn mở (Open Source Software) và dữ liệu mở (Open Data).
Công nghệ mở được phát triển dựa trên tiêu chuẩn mở và mã nguồn mở. Trong đó, tiêu chuẩn mở là một thông số kỹ thuật được công bố rộng rãi, để bất kỳ ai muốn đều có thể lấy và sử dụng nhằm triển khai các công nghệ có liên quan.
Phần mềm được gọi là mở nếu mã nguồn của nó được cung cấp cho tất cả mọi người quyền nghiên cứu, thay đổi hoặc cải tiến. Điểm chung của các công nghệ mở là chính sách quản trị của nó cho phép người dùng có thể truy cập nền tảng hoặc hệ thống với rất ít ràng buộc và hạn chế.
Công nghệ mở sẽ giúp tạo ra niềm tin số. Khác với phần mềm đóng, do dễ tiếp cận, việc sử dụng công nghệ mở giúp giảm chi phí và cho phép nhiều người có thể sử dụng hơn. Các công nghệ mở cũng có xu hướng tương thích với nhau tốt hơn các công nghệ độc quyền. Do đó, việc phát triển các công nghệ mở giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các công cụ và nền tảng.
Người sử dụng công nghệ mở sẽ hoàn toàn được độc lập và không bị bó buộc vào một nhà cung cấp công nghệ. Họ cũng có thể tự do lựa chọn các đơn vị hỗ trợ theo ý mình.
Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ mở sẽ giúp giảm thiểu rủi ro về bảo mật và sự lỗi thời của nền tảng. Chính vì những lý do này mà chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đã lựa chọn sử dụng công nghệ nguồn mở để phát triển các hạ tầng quốc gia trọng yếu.
Phát triển công nghệ mở là xu hướng thời đại
Theo ông Nguyễn Hồng Quang - CLB Mã nguồn mở Việt Nam, từ lâu nay, công nghệ mở đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới.
Các công nghệ nền tảng cho cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 chủ yếu là các công nghệ mở. Đó là những công nghệ như Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (Internet of Things - IoT).
Dữ liệu mở cũng đang là xu hướng lên ngôi trong ngành giáo dục. Đó là khi các kho học liệu hay các nguồn tài nguyên giáo dục đều trở thành các kho học liệu mở (Massive open online course - MOOC) và tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources - OER).
Dự án IOTI4.0 (Integral Open Technology for Industry 4.0) của Châu Âu đang được triển khai với tham vọng ứng dụng phần cứng mã nguồn mở (OSHW) trong lĩnh vực công nghiệp. Nhiều cột mốc lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghệ mở cũng đã diễn ra liên tục trong suốt 20 năm qua. Tại Hoa Kỳ, Viện Công nghệ mở (Open Technology Institute - OTI) được thành lập từ năm 1999. Nhờ sự ra đời của cơ quan này, công nghệ mở đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực.
Tại Châu Âu, dự án IOTI4.0 (Integral Open Technology for Industry 4.0) của Ủy ban Châu Âu đã ra đời từ năm 2016. Đây là dự án có tính sáng tạo cao nhằm ứng dụng phần cứng mã nguồn mở (OSHW) trong lĩnh vực công nghiệp.
Công nghệ phần cứng mã nguồn mở được tiêu chuẩn hóa theo mô hình công nghiệp 4.0 để giúp các doanh nghiệp nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận việc số hóa. Không chỉ vậy, nhiều sự kiện thường niên về công nghệ mở như OpenExpo Europe, OPEN!NEXT, OpenTechSummit Europe,... cũng liên tục được tổ chức.
Với một ví dụ gần hơn là tại các quốc gia Châu Á, Tổ chức FOSSASIA cũng đã được thành lập từ năm 2009 bởi 2 nhà sáng lập, trong đó có 1 người Việt Nam. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ các nhà phát triển và các nhà hoạch định về công nghệ phần mềm mã nguồn mở. Ngoài ra, sự kiện Diễn đàn Công nghệ mở (OpenTech Summit) cũng được tổ chức hàng năm tại Việt Nam và nhiều quốc gia Châu Á.
Sự phát triển của cộng đồng GitHub là minh chứng rõ ràng nhất cho xu hướng sử dụng công nghệ mở. Còn một ví dụ quan trọng khác để nói về xu hướng sử dụng nguồn mở. Cách đây hơn chục năm, Microsoft là công ty đối nghịch với các sản phẩm nguồn mở. Thế nhưng, cùng với thời gian, quan điểm của công ty phần mềm đóng này cũng phải thay đổi. Bằng chứng là Microsoft đã bỏ tới 7,4 tỷ USD để mua lại GitHub - diễn đàn mã nguồn mở lớn nhất thế giới vào năm 2018.
Với Google, gã khổng lồ này là đơn vị tích cực nhất trong việc phát triển các công nghệ mở. Google đã công bố 2.000 dự án nguồn mở và khẳng định muốn giúp các dự án này và cộng đồng nguồn mở ngày một phát triển bền vững hơn.
Không nằm ngoài cuộc chơi, mạng xã hội Facebook của tỷ phú Mark Zuckerberg cũng đã cho công bố 125 dự án nguồn mở trên GitHub và có tổng cộng 168 nhân sự liên quan tới các dự án nguồn mở.
Những ví dụ trên rõ ràng đã cho thấy, công nghệ mở đang ngày một phổ biến. Nhờ khả năng tạo ra niềm tin số, công nghệ mở sẽ liên tục phát triển và trở thành một xu hướng công nghệ không thể đảo ngược.
Trọng Đạt
"> -
Bệnh viện nơm nớp nguy cơ cháy nổ: Sở Y tế TP.HCM nói gì?Tại họp báo chiều 4/8, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho hay, năm 2019, Sở Y tế đã có văn bản về việc ký túc xá không đảm bảo an toàn trong kết cấu xây dựng, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường.
“Theo văn bản này, Sở Y tế kiến nghị UBND TP và các sở ngành, khẩn trương xem xét tháo dỡ kỹ túc xá Cao Thắng phía trước, giao cho Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình để mở rộng khu cấp cứu, vốn rất quá tải chật hẹp, để phục vụ người bệnh tốt hơn.
Tuy nhiên đến hiện tại, Sở Y tế chưa nhận được bàn giao khu Ký túc xá trường Cao Thắng”, bà Như nói.
Điều này đồng nghĩa với việc, sau 3 năm tính chuyện tháo dỡ, công trình hơn 60 năm tuổi, xuống cấp trầm trọng vẫn sừng sững trước bệnh viện.
Cũng tại cuộc họp báo, bà Như cho biết, văn bản số 1064 của UBND TP.HCM ngày 12/3/2010 đã cho phép xây dựng mới Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM. Dự án xây mới tại Khu 6A, Khu đô thị mới Nam Sài Gòn, huyện Bình Chánh. UBND TP.HCM là cơ quan sẽ ký kết hợp đồng với nhà đầu tư - Tổng công ty Cổ phần đền bù giải tỏa.
Đến nay, Tổng công ty đã nhận từ ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Bình Chánh mặt bằng trống của 34 trường hợp, gồm 24 hộ dân, 3 doanh nghiệp (tương đương 3 hộ dân),1 lớp cao học do UBND xã Bình Hưng quản lý. Tổng diện tích 30.440,7 m2, đạt 74,23 % tổng diện tích cần giải phóng mặt bằng.
Ngày 1/7 vừa qua, kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã giao UBND huyện Bình Chánh chỉ đạo Ban bồi thường khẩn trương hoàn thành công tác bồi thường, thu hồi và giao đất theo quy định để đầu tư xây dựng bệnh viện. Cụ thể là tại khu 6A, xã Bình Hưng và lô 3/27 Khu Tân Tạo, Chợ Đệm, Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh.
Theo tìm hiểu, năm 2018, UBND TP.HCM cũng đã giao UBND huyện Bình Chánh hoàn tất việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình trong tháng 8/2018. Tuy nhiên đến nay, công tác này vẫn đang tiếp diễn.
Khoảng 10 năm qua, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM (đường Trần Hưng Đạo, quận 5) được xem là một trong những bệnh viện quá tải, xuống cấp nhất thành phố. Dự án xây mới từng được kỳ vọng giải quyết triệt để tình trạng trên, nhằm đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh cho người dân và môi trường cho nhân viên y tế.
Bệnh viện ở TP.HCM nơm nớp lo nguy cơ cháy nổBệnh viện chuyên khoa này đã xảy ra ít nhất 2 vụ cháy chỉ trong 1 năm. Khi đó, 13 xe cứu hỏa được huy động, hàng trăm bệnh nhân được hỗ trợ di chuyển sang bệnh viện khác."> -
Phường đông dân nhất Hà Nội bốc thăm suất học đất trường treo ở nghĩa trangLô đất TH3 và NT3 tại Khu đô thị mới Linh Đàm đang chờ UBND TP Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư, ô đất này nằm ngay cạnh tổ hợp chung cư HH Linh Đàm hiện đang làm bãi trông xe (Ảnh: Minh Hoàng) Báo cáo về các ô đất quy hoạch trường học nhưng đến nay chưa được xây dựng, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (Tổng công ty HUD) cho biết, trên địa bàn quận Hoàng Mai, Tổng công ty được giao làm chủ đầu tư một số dự án Khu đô thị mới Linh Đàm, Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp và Khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm.
Đối với các trường học tại lô đất TH3 và NT3 tại Khu đô thị mới Linh Đàm, ô đất này nằm ngay cạnh tổ hợp chung cư HH Linh Đàm hiện đang làm bãi trông xe, theo Tổng Công ty HUD việc xây dựng trường học tại lô đất trên có phần chậm trễ do trước đây, năm 2006 TP Hà Nội có văn bản giới thiệu địa điểm xây dựng Bệnh viện thực hành Trường Đại học Y Hà Nội tại vị trí này.
Đến năm 2013, do việc xây dựng Bệnh viện tại khu vực này không còn phù hợp với các chủ trương của Chính phủ và định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, UBND TP Hà Nội có văn bản chấm dứt nghiên cứu xây dựng Bệnh viện thực hành của Trường Đại học Y để sử dụng lô đất này bổ sung quỹ đất xây dựng nhà trẻ và trường học phục vụ dân cư.
Chủ trương này đã được thể hiện trong Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được UBND TP phê duyệt năm 2015 và Quy hoạch chi tiết 1/500 được UBND TP phê duyệt năm 2019, trong đó vị trí nói trên có chức năng sử dụng đất là xây dựng trường học và nhà trẻ.
“Sau khi Quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt, đầu năm 2020, Tổng công ty đã khẩn trương lập hồ sơ trình UBND TP quyết định chủ trương đầu tư dự án. Hiện nay, chủ trương đầu tư 2 trường học này đang được các cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Khi được UBND TP quyết định chủ trương đầu tư, Tổng công ty HUD sẽ tập trung nguồn lực để hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng và triển khai thi công công trình”, Tổng công ty HUD cho biết.
Đối với các trường học tại Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp và Tây Nam Linh Đàm, phía Tổng công ty HUD cho rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chậm trễ trong việc triển khai công tác xây dựng các trường học có chung vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) và việc cập nhật, trình duyệt quy hoạch 1/500 theo Quy hoạch chung TP Hà Nội và Quy hoạch phân khu đô thị.
Theo Tổng công ty HUD, các lô đất vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB, chủ yếu liên quan đến việc di dời mồ mả của các hộ dân.
“Đây là việc làm mang ý nghĩa tâm linh, rất cần sự đồng thuận, ủng hộ của người dân mới có thể triển khai thuận lợi. Chúng tôi đã nhiều lần phối hợp với chính quyền địa phương vận động các hộ dân di chuyển mộ để thực hiện công tác GPMB nhưng chưa đạt được kết quả như mong đợi”, Tổng công ty HUD thông tin.
Cụ thể, tại Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp có 3 lô đất xây dựng trường học, trong đó HUD đã hoàn thành công tác bồi thường GPMB 2 lô, còn lô đất ký hiệu TH.III.16.1 với tổng diện tích theo quy hoạch là 18.611m2 trong đó đã GPMB 12.424m2, phần diện tích chưa GPMB 6.186m2 do vướng mắc nhiều phần mộ của các hộ dân. Tổng công ty HUD đã nhiều lần phối hợp với chính quyền địa phương vận động các hộ dân di chuyển mộ để thực hiện công tác GPMB nhưng chưa nhận được sự đồng thuận của các hộ dân.
Tại khu Đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, lô đất NT2 (khu đất nghĩa trang - PV) có diện tích hơn 7.312m2 đã được HUD GPMB gần 50% diện tích và trồng cây xanh. Tuy nhiên, theo quy hoạch phân khu đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt, lô đất NT2 đã trở thành đất cây xanh có ký hiệu là F4-CX4.
Trong khi đó, lô đất TH2 có diện tích gần 11.193m2, Tổng công ty HUD đã GPMB được khoảng 70%, diện tích còn lại khoảng 3.428 m2 là ao đình làng Bằng A.
Cũng theo Tổng công ty, quy hoạch phân khu đô thị tỷ lệ 1/2.000 được UBND TP phê duyệt liên quan đến các khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm và Pháp Vân - Tứ Hiệp đã thay đổi các thông số chỉ tiêu của hầu hết các lô đất trường học. Vì vậy các lô đất xây dựng trường học trên đều phải rà soát và thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
“Tuy nhiên quá trình lập hồ sơ điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết 1/500 các lô đất trường học nói trên đòi hỏi rất nhiều thủ tục có liên quan của các cơ quan có thẩm quyền nên đến nay, Tổng công ty chưa thể hoàn thành các thủ tục để có thể triển khai đầu tư xây dựng công trình”, Tổng công ty lý giải.
Đã giao 59 ô đất xây trường nhưng chủ đầu tư chưa làm
Là quận có dân số đông nhất trong các quận, huyện tại Hà Nội với gần 538.000 người, Hoàng Mai đang phải đối diện với áp lực lớn về trường, lớp khi có 227 nhà chung cư cao tầng mới được xây dựng và 202 khu nhà chung cư cũ với gần 100 nghìn học sinh.
Trong báo cáo của UBND quận Hoàng Mai cũng cho thấy nghịch lý các quỹ đất quy hoạch trường học trên địa bàn quận còn nhiều, đã được thành phố giao chủ đầu tư. Tuy nhiên, các chủ đầu tư chưa thực hiện đúng thời gian xây dựng trường, để kéo dài trong nhiều năm. Số ô đất quy hoạch trường học đã giao chủ đầu tư nhưng chưa được đầu tư xây dựng là 59.
Tại phường Hoàng Liệt, nơi phụ huynh phải bốc thăm cho con vào trường mầm non công lập, hiện có 33 ô đất quy hoạch có chức năng trường học (mầm non 20, tiểu học 5, THCS 5, THPT 3) trong đó đã đầu tư 15, hiện còn 18 ô chưa được đầu tư xây dựng.
Một số ô quy hoạch trường học trên bản đồ khác so với cơ sở hiện trạng thực tế (quy hoạch vào ao làng, nghĩa trang, đình chùa...). Các ô quy hoạch chưa giao chủ đầu tư có công trình kiên cố, khó giải phóng mặt bằng, không đảm bảo tính khả thi để đề xuất đầu tư.
Để đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn, vừa qua quận Hoàng Mai đã có kiến nghị Bí thư Thành ủy Hà Nội về việc thu hồi 12 lô đất do chủ đầu tư chậm triển khai ở phường Hoàng Liệt để xây trường mầm non và trường tiểu học và trung học. Trong đó, quận Hoàng Mai đề nghị Tổng công ty HUD bàn giao 7 lô đất để quận tự đầu tư trường công lập. Đối với 5 lô đất thứ phát (nhận chuyển nhượng từ Tổng công ty HUD), đề nghị TP Hà Nội chỉ đạo các nhà đầu tư sớm triển khai, nếu không sẽ kiên quyết thu hồi.
Liên quan đến vấn đề này, cử tri Hà Nội cũng đã nhiều lần kiến nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo, yêu cầu HUD khẩn trương bàn giao cho quận Hoàng Mai những ô đất xây dựng trường học, công cộng ở khu đô thị Linh Đàm vẫn chưa được đầu tư theo quy hoạch để quận đưa vào đầu tư, quản lý phục vụ nhân dân trên địa bàn.
Trả lời cử tri, Bộ Xây dựng cho biết, Bộ là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại HUD. Trước đó, Bộ đã có ý kiến làm rõ các nguyên nhân khách quan dẫn đến việc chậm triển khai các dự án của HUD.
Tuy nhiên, việc bàn giao cho quận Hoàng Mai các ô đất công cộng, trường học "cần đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, đảm bảo lợi ích của người dân và nhà đầu tư". Do đó, theo Bộ Xây dựng, cần thời gian nghiên cứu, rà soát, đánh giá kỹ lưỡng.
Bộ Xây dựng khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo Tổng công ty HUD tập trung, nghiêm túc, đẩy mạnh công tác chuẩn bị và thực hiện các dự án đầu tư chậm triển khai. Đồng thời là phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, có thẩm quyền của quận Hoàng Mai để sớm hoàn thành quy hoạch, giải phóng mặt bằng, thực hiện đầu tư tại các lô đất thuộc các dự án của Tổng công ty làm chủ đầu tư tại quận này.
HUD ‘om’ đất hạ tầng ở loạt dự án, Bộ Xây dựng trả lời cử tri Hà Nội chưa đồng tìnhCử tri Hà Nội chưa đồng tình với trả lời của Bộ Xây dựng – cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Bộ cho biết cần thời gian nghiên cứu, rà soát, đánh giá kỹ lưỡng và sẽ tiếp tục có chỉ đạo.">