您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Mauritania vs Botswana, 23h00 ngày 7/9: Lịch sử lên tiếng
NEWS2025-01-22 13:37:56【Bóng đá】8人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 07/09/2024 10:02 Nhận định ket bong da ngoai hang anhket bong da ngoai hang anh、、
很赞哦!(23734)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Las Palmas, 22h15 ngày 19/01
- Hôn nhân rạn nứt vì ông chồng suốt ngày 'mách mẹ'
- Ngôi nhà phủ đầy hoa của cô gái chọn 'thất bại thì về nhà'
- Con gái nhờ cộng đồng mạng tìm giúp đôi đũa kỷ vật của bố
- Nhận định, soi kèo Union Berlin vs Mainz, 21h30 ngày 19/1: Khách phá dớp
- Tinh gọn bộ máy là cuộc cách mạng đưa Việt Nam vượt lên, vươn mình
- Masterise Homes hỗ trợ chống dịch Covid
- Bạn muốn hẹn hò 711: Mê chàng trai y khoa, nữ du học sinh Canada đòi ‘bắt rể’
- Nhận định, soi kèo Reims vs Le Havre, 23h15 ngày 19/1: Chìm trong khủng hoảng
- Vườn lạ như kim tự tháp có 800 cây trên mái nhà giữa phố thị đông đúc
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Girona vs Sevilla, 20h00 ngày 18/1: Mở ra hy vọng trời Âu
Bà Tempest Storm hồi năm 2012 khi đang ở tuổi 84
Vũ nữ thoát y kỳ cựu người Mỹ Tempest Storm đã vừa qua đời ở tuổi 93 hồi đầu tuần này tại Las Vegas, Mỹ. Sinh thời, bà được biết đến với danh xưng "nữ hoàng múa thoát y", bà từng có một thời gian ngắn hẹn hò với nam danh ca Elvis Presley.
Trong thời kỳ xuân sắc nhất, bà Tempest Storm có một hình thể quyến rũ với vòng 1 "ngoại cỡ" được bà mua bảo hiểm ở mức 1 triệu USD. Bà tiếp tục thực hiện các màn múa thoát y cho tới khi đã bước qua tuổi 80.
Những show mà bà thực hiện sau này chủ yếu là để phục vụ các sự kiện của cá nhân. Cho tới tận năm 2014, bà vẫn còn tham gia một số chương trình biểu diễn theo lời mời của các cá nhân.
Bà Tempest Storm có tên thật là Annie Blanche Banks, bà sinh ra tại bang Georgia, Mỹ hồi năm 1928. Năm 16 tuổi, bà tìm tới kinh đô điện ảnh Hollywood lập nghiệp. Mới ngoài 20, bà đã được biết tới là vũ nữ thoát y được trả thù lao cao nhất nước Mỹ. Bà Tempest Storm được yêu thích bởi có một hình thể đặc biệt quyến rũ với những vũ điệu gợi cảm.
Sinh ra trong một gia đình có cha mẹ là nông dân nghèo, bà phải sớm thôi học từ năm lớp 7. Trong cuộc đời mình, bà đi qua 3 cuộc hôn nhân. Hai cuộc hôn nhân đầu đổ vỡ nhanh chóng từ trước khi bà bước qua tuổi 16.
Nhưng sau những khó khăn, thất bại đầu đời, bà bắt đầu tìm được danh tiếng ở Los Angeles, dù ban đầu dự định tìm đến đây để trở thành một diễn viên, nhưng sau cùng, sự nghiệp vũ nữ thoát y lại mở ra cho bà.
Ban đầu, bà làm những công việc thu nhập thấp như phục vụ bàn để có thể duy trì cuộc sống ở Hollywood, chờ cơ hội mỉm cười với mình, nhưng chính trong quá trình làm việc ấy, bà đã thu hút sự quan tâm của những bầu show và bắt đầu sự nghiệp của một vũ nữ. Rất nhanh chóng, bà trở nên nổi tiếng và được trả thù lao rất cao.
Lúc sinh thời bà từng chia sẻ: "Tôi không muốn chỉ là một tia lóe sáng, tôi tự nhủ mình phải làm nên sự nghiệp, phải trở thành ngôi sao nổi tiếng. Tôi có rất nhiều động lực để trở thành vũ công xuất sắc nhất".
Hồi năm 1956, ở tuổi 28, bà Storm đã có thu nhập 100.000 USD/năm, bà đi lưu diễn vòng quanh nước Mỹ và luôn thuê những sân khấu lớn để đáp ứng sự quan tâm nồng nhiệt của khán giả.
Khi còn trẻ, đời sống tình cảm của bà rất thu hút sự quan tâm của các tờ tạp chí. Hồi năm 1959, bà Storm bước vào cuộc hôn nhân thứ 3 với nam diễn viên Herb Jeffries, trong cuộc hôn nhân này, bà có một cô con gái.
Cặp đôi ly hôn vào năm 1967. Bà Storm không gần gũi với người con duy nhất này của mình và thường tránh nói về mối quan hệ với con gái trong các cuộc phỏng vấn.
Cho tới khi đã bước qua tuổi 80, bà Storm vẫn tiếp tục biểu diễn trong một số chương trình nhỏ phục vụ nhu cầu của cá nhân, bà chia sẻ rằng mình sống thọ và vẫn có thể chất lý tưởng trong những năm tháng tuổi già là bởi có một phong cách sống lành mạnh:
"Tôi không bao giờ hút thuốc, uống rượu, không bao giờ sử dụng chất kích thích, đó là lý do tại sao tôi là một vũ nữ thoát y hoạt động bền bỉ được như vậy".
Nói về quan niệm của mình xung quanh công việc của một vũ nữ thoát y, bà Storm từng tiết lộ: "Tôi trân trọng những lời khen ngợi mà các vũ công trẻ dành cho mình, họ nói rằng tôi là một nhân vật truyền cảm hứng cho họ. Tôi rất cảm động và phấn khích khi thấy những cô gái trẻ nhìn nhận tôi một cách tích cực như vậy.
Tôi chia sẻ với họ rằng chúng ta cần phải vừa gợi cảm vừa đẳng cấp, mọi thứ mà tôi làm, tôi đều đòi hỏi phải có sự đẳng cấp trong đó, không có chỗ cho sự sống sượng, suồng sã. Đừng nghĩ rằng gợi cảm trong những vũ điệu thoát y nghĩa là bạn không thể giữ gìn cho mình một phong thái đẳng cấp".
Theo Dân Trí
Trải lòng của một cựu vũ nữ thoát y 'tiếng tăm lừng lẫy' một thời
Người dân thành phố New York không bao giờ quên cô vũ nữ thoát y có cái tên Tanqueray nổi danh một thời.
">Cuộc đời của vũ nữ thoát y mua bảo hiểm vòng 1 giá... 1 triệu USD
- Có rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của ngày Cá tháng Tư. Truyền thuyết phổ biến nhất là câu chuyện liên quan đến sự kiện thay đổi lịch mừng năm mới của nước Pháp.
Chuyện bắt nguồn từ năm 1564 khi nước Pháp quyết định đổi từ lịch Julius sang dùng lịch Gregory do Giáo hoàng Gregory XIII ban hành. Theo đó, lịch mừng năm mới chuyển từ tuần cuối cùng của tháng 3 sang ngày mùng 1/1.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đón nhận hệ thống lịch mới của vua Charles. Thời điểm đó, cũng chưa có nhiều phương tiện truyền tin nên một bộ phận những người dân thôn quê Pháp vẫn ăn mừng năm mới theo hệ thống lịch cũ.
Những người tiếp tục kỷ niệm năm mới vào ngày 1/4 bị gọi là “kẻ ngốc” và trở thành trò cười cho thiên hạ. Từ đó, người ta gọi ngày 1/4 là ngày nói dối và cái tên “Cá tháng Tư” chính thức xuất hiện.
Một truyền thuyết khác thì cho rằng việc “chơi khăm” trong ngày Cá tháng Tư bắt nguồn từ cuốn truyện “The Canterbury Tales” (Những câu chuyện cổ tích) của nhà văn người Anh Geoffrey Chaucer từ năm 1392.
Trong câu chuyện có một tình tiết là chơi chữ khiến độc giả nhầm lẫn. Chaucer ý muốn nói 32 ngày sau tháng Ba (tức ngày 2/5) nhưng độc giả lại hiểu nhầm thành ngày 32 tháng Ba hoặc ngày 1/4. Vì vậy, ngày này trở thành ngày để người dân nói đùa hoặc nói những câu nói dối vô hại.
Ngoài ra, ngày này cũng có một nguồn gốc khác, lần đầu tiên được đề cập đến bởi nhà thơ d’Amerval. Đây được xem là nguyên bản dành cho khái niệm "Cá tháng Tư".
Nguyên nhân d’Amerval gọi như vậy là bởi tháng Tư cũng được xem là tháng của cung song ngư với biểu tượng hai con cá quấn vào nhau.
Thêm nữa, tháng Tư cũng là thời điểm những loài cá sống trong vùng nhiệt độ ôn hòa, ví dụ như cá thu, dễ bị đánh bắt nhất do đi riêng lẻ. Vì vậy, Cá tháng Tư trở thành khái niệm ám chỉ sự khù khờ.
Dù với nguyên nhân nào, Cá tháng Tư cũng là ngày được nhiều nước trên thế giới hướng ứng để tăng sự thú vị, mang lại tiếng cười trong cuộc sống.
Ngày Cá tháng Tư có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?
Ngày 1/4 hàng năm gọi là ngày Cá tháng Tư hay còn là ngày nói dối. Vào ngày này người ta thường bày ra các trò đùa để trêu chọc bạn bè, người thân.
">Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Cá tháng Tư
- Mấy năm chữa chạy cho cháu, tôi hiểu được nỗi đau và sự vất vả của một người mẹ có con chịu khuyết tật cơ quan sinh dục. Tổng quãng đường tôi đem con đi chữa đã dài đến ba vòng trái đất, với bao nhiêu nước mắt tiếng cười. Đến giờ, tôi vẫn không quên được từng khoảnh khắc của con: lúc cháu bước những bước đầu tiên, lúc cháu có “con chim”, cháu có thể tiểu đứng, và cả nỗi lo lắng khi bắt đầu cho cháu đi học. Cả những giờ đằng đẵng ngồi ngắm tuyết rơi lạnh lẽo và cô độc ở một đất nước xa lạ chờ con tỉnh lại sau ca phẫu thuật.
Những người mẹ, người cha khác vì câu chuyện của Thiện Nhân, đã tìm đến với tôi. Hàng trăm, rồi hàng nghìn hồ sơ. Những gia đình tuyệt vọng - có đứa trẻ đã trải qua 7-8 lần phẫu thuật nhưng vẫn chưa thể đi vệ sinh bình thường. Và tôi quyết định rằng mình sẽ giúp họ.
Mặc dù tôi gặp rất nhiều người tốt, những người sẵn sàng làm việc không công cho lũ trẻ, nhưng chúng tôi vẫn cần rất nhiều tiền. Bác sĩ Roberto de Castro là chuyên gia tiết niệu nhi hàng đầu thế giới, đã sẵn sàng đến Việt Nam phẫu thuật miễn phí cho các cháu. Nhưng chúng tôi cũng vẫn cần phải lo tiền đi lại cho bác sĩ, ăn ở. Ngay cả các bệnh nhi, phần lớn cũng là nhà rất nghèo. Việc đi lại và chăm sóc hậu phẫu của các cháu, cần có tiền.
Chúng tôi cần sự giúp đỡ của cả xã hội. Và tôi may mắn nhận được điều đó. Xúc động trước câu chuyện của Thiện Nhân, nhiều đơn vị đã chung tay, từ các báo đài, ngành y tế đến các doanh nghiệp. Dù năm nào cũng loay hoay mãi mới đủ mấy trăm triệu cho một đợt mổ, nhưng hành trình đến giờ cũng đã kéo dài được 9 năm.
Chuyện tưởng thế là xong, là tốt đẹp. Có người cho, có người nhận. Nhưng đồng tiền xã hội quyên góp vào, đôi khi tôi đem đi trao lại, cũng mang lại những nỗi buồn.
Có những bậc cha mẹ ỉ lại vào chương trình trong việc chăm sóc con. Mỗi lần bác sĩ Roberto sang, lại đem cháu đến khám. Nhưng phác đồ mà bác sĩ vạch ra, thì không chịu làm cho con, không đưa con đi tiêm, không nong niệu đạo cho cháu. Đến thời điểm phẫu thuật, xếp lịch rồi, bác sĩ giở ra thì hóa ra chưa thể phẫu thuật được. Mất rất nhiều công sức.
Từ thiện có thể làm cho người ta phụ thuộc, tôi nghĩ mình hiểu điều đó: đến cả điều thiêng liêng nhất là đứa con mà cũng có thể nảy sinh tâm lý lơ là vì đã có người lo; thì tâm lý phụ thuộc về trợ cấp, về sinh kế, gạo mắm hay quần áo là có thể hiểu được.
Tôi nhiều khi cũng ức chế. Chúng tôi vất vả lắm để duy trì chương trình, các mạnh thường quân cũng mang cả tấm lòng ra hỗ trợ, nhưng gặp các bậc cha mẹ quên cả đi tiêm định kỳ cho con, với tư cách một người làm mẹ tôi không chấp nhận nổi.
Nhưng cuối cùng thì đó vẫn chỉ là những câu chuyện thiểu số. Dù mệt, dù khó, mẹ con tôi vẫn kiên định với con đường mình đi. Bởi vì tôi hiểu những đứa trẻ khuyết tật cơ quan sinh dục cần điều gì, tôi hiểu bố mẹ chúng cảm thấy gì. Có những cha mẹ thiếu nhận thức, nhưng chính vì thế nên họ càng cần sự giúp đỡ của các chuyên gia.
Tôi nghĩ cuộc hành trình của chúng tôi lâu dài được, cũng nhờ chữ "hiểu" ấy. Tôi nghĩ là trong phần lớn các phong trào từ thiện khác, vấn đề cũng nằm ở chữ "hiểu" ấy. Nếu hiểu được đối phương cần gì, thì không nhất thiết họ phải nói ra, dù họ thiếu nhận thức để trình bày nguyện vọng, chúng ta cũng biết cách cho ra sao. Nếu không hiểu, thì cho dù có cho nhiều bao nhiêu, cũng có thể lệch so với điều mà người yếu thế thực sự cần. Nếu không hiểu, thì nỗ lực cho đi có khi lại tạo ra những hiệu quả không mong muốn.
Khi những tranh cãi trong xã hội nổ ra về việc làm từ thiện, tôi nghĩ đến câu chuyện của mình. Quá trình tìm hiểu một cộng đồng, một cá nhân, để biết rằng họ thực sự cần điều gì, là một điều không hề dễ dàng. Tôi chỉ may mắn, là một người đã có được sự thấu hiểu ấy, sau khi đã đi đến hơn ba vòng trái đất cùng đứa con mình.
Trần Mai Anh
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn">Từ thiện như thế nào?
Nhận định, soi kèo Al Wehda vs Al
Cặp vợ chồng Xiao Ke và Hong Zi từng có một cuộc sống nhiều người mơ ước ở thành phố Hợp Phì (tỉnh An Huy, Trung Quốc) với công việc lập trình viên ổn định, lương cao. Mặc dù vậy, bản thân họ đều không cảm thấy hài lòng. Ý nghĩ tìm một nơi khác để định cư cũng được ấp ủ từ đó.
Đôi vợ chồng tìm được một mảnh đất phù hợp ở vùng nông thôn Nam Bình (Phúc Kiến) để bắt đầu cuộc sống mới mà cả hai ao ước bấy lâu nay. Xiao Ke cùng vợ quyết định từ bỏ công việc suốt 15 năm qua rồi mua một ngôi nhà cũ ở đây, cải tạo lại và kinh doanh homestay.
Thời gian như ngừng trôi khi cả hai sinh sống ở vùng quê này. Họ cùng nhau chăm sóc cây cối, tự mình trồng đủ loại rau quả sau vườn nhà và chơi đùa cùng vật nuôi. Cuộc sống tuy bận rộn không kém trước đây nhưng tự tại và hạnh phúc hơn nhiều.
Hongzi tâm sự rằng cô cùng chồng từng nhiều lần ghé thăm các chợ hoa khi còn sinh sống ở Hợp Phì, nhưng chỉ có thể tranh thủ những khi rảnh rỗi không vướng bận công việc nên cả hai đều không mấy thoải mái.
Giờ đây, khi đã chuyển đến Nam Bình, hai vợ chồng có thể đi dạo ngắm thiên nhiên bất cứ khi nào họ muốn và cùng lắng nghe tiếng chim hót bên sườn núi. Đó chính là âm thanh của sự hạnh phúc, an yên mà ở thành phố không có được.
Xiao Ke rất yêu thích động vật và cây xanh. Vì thế, khi thiết kế khu vườn, chẳng cần quá bóng bẩy, hào nhoáng, cặp vợ chồng đã bố trí không gian sao cho thật hòa hợp với môi trường tự nhiên xung quanh, với ao cá và hàng trăm loại rau quả. Hàng rào tre bao quanh nhà được tận dụng để trồng nhiều loại hoa khác nhau.
"Nếu bạn yêu thích cuộc sống này, bạn có thể không kiếm được tiền nhưng bạn sẽ là 'tỷ phú' thời gian", Hongzi nói.
Khi sống ở đây một thời gian dài, cặp vợ chồng hiểu ra rằng, mỗi chuyển động của thiên nhiên, tạo hóa, của thời gian và vạn vật xung quanh đều vô cùng ý nghĩa và tuyệt vời. Chỉ cần sống thật và cảm nhận những điều chân chất nhất mà cuộc sống mang lại.
Không chỉ có mảnh vườn nhỏ, có hoa thơm, trái ngọt, Xiao Ke và Hong Zi còn cùng nhau tận hưởng cuộc sống bên không gian đậm chất truyền thống, những ô cửa gỗ đẹp lãng mạn, nơi họ có thể cảm nhận được gió thổi nhè nhẹ và bóng nắng hắt qua.
Ngôi nhà còn có bếp được thiết kế khá thủ công nhưng đủ để hai vợ chồng có thể tự nấu nướng, tạo ra nhiều món ngon mỗi ngày.
Hong Zi chia sẻ rằng công việc bận rộn ở thành phố khiến cô thậm chí không có thời gian để suy nghĩ và chăm chút cho cuộc sống của riêng mình. "Chúng ta thường được dạy từ khi còn nhỏ rằng lớn lên phải đóng góp cho xã hội và đạt được những thành tựu tốt đẹp trong cuộc sống. Vì vậy, khi mới chuyển đến vùng quê này, tôi đã lo lắng rằng cuộc sống của mình sẽ trở nên vô vị, nhàm chán. Nhưng vài năm qua, tôi đã thay đổi suy nghĩ đó. Nhiều người đến đây đều nói rằng cuộc sống yên bình và năng động của chúng tôi đã mang lại cho họ sự thoải mái và giúp họ ngộ ra nhiều điều".
Theo Dân trí
Cặp vợ chồng biến mảnh đất khô cằn thành vườn hoa vạn người mê sau 20 năm
Từ con số không, cặp vợ chồng có niềm đam mê làm vườn đã tạo ra "thiên đường" với hàng ngàn cây khoe sắc rực rỡ khiến mọi người đổ xô đến tham quan.
">Cặp vợ chồng bỏ việc lương cao, bán nhà phố về quê trồng rau
- "Ngày càng nhiều người Mỹ biết đến những món cơ bản như phở, bún thịt nướng, bánh mì. Giờ tôi gặp cả những người biết đến bánh cuốn, chả cá", đầu bếp khiếm thị gốc Việt Christine Hà chia sẻ trong buổi giao lưu tại Trung tâm Văn hóa Mỹ ở Hà Nội ngày 20/9 với tư cách là đại sứ ẩm thực Mỹ.
Theo nữ đầu bếp, ẩm thực rất vai trò quan trọng trên thế giới và mang tính chất ngoại giao nhất định, đặc biệt là đối với Việt Nam, bởi "khi chia sẻ về ẩm thực, bạn bè quốc tế sẽ hiểu hơn về con người bạn".
Cô cho rằng danh tiếng của đồ ăn Việt Nam ở Mỹ đến từ tính chất "đường phố", với những nguyên liệu giản dị, chân chất, song vẫn có thể được nâng tầm, đặc biệt là khi Việt - Mỹ gần đây nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.
"Đây có thể là cơ hội để nâng cao mức độ nhận biết ẩm thực Việt tại Mỹ hiệu quả hơn", Hà nói.
- Tôi năm nay ngoài 30. Xuất thân từ tỉnh lẻ lên Thủ đô lập nghiệp, tôi đã vô cùng vất vả. Thời trẻ, khi bạn bè thoải mái yêu đương, hẹn hò, đi du lịch, nhậu nhẹt… thì tôi vùi mình vào công việc.
Hoàn cảnh không cho tôi nghĩ quá nhiều đến sự hưởng thụ khi tuổi còn trẻ. Ngoài giờ làm hành chính, tôi tranh thủ làm thêm. Tôi về đến nhà khi đồng hồ luôn quá 10h đêm.
Cũng vì vậy, suốt thời gian đó, tôi chưa từng hẹn hò cô gái nào và cũng khó ai chấp nhận một con người chỉ biết công việc như tôi. Bù lại, khi đến tuổi 30 tôi đã tự mua được căn hộ nhỏ nhờ vay mượn và gom góp sau nhiều năm đi làm. Trong công việc, tôi cũng là trưởng của một bộ phận quan trọng ở công ty.
Khi có trong tay nhà cửa, sự nghiệp, tôi dần chú ý hơn đến việc hẹn hò, tìm hiểu bạn đời. Thú thật, trong khoản này, tôi là một "gà mờ" chính hiệu. Vì vậy, khi quen em - vợ bây giờ, tôi vô cùng trân trọng mối quan hệ này. Cô ấy xinh xắn và nhẹ nhàng, khiến tôi chết mê chết mệt.
Chỉ mấy tháng quen nhau, cô ấy đã bóng gió đến chuyện xa xôi. Lúc đó, bố mẹ của tôi ở quê cũng nôn nóng giục con trai lấy vợ. Thế là tôi quyết định kết hôn.
Khi đám cưới chưa kịp diễn ra, tôi lại càng hạnh phúc hơn khi cô ấy báo tin có thai. Vì vậy từ ngày về làm vợ của tôi, cô ấy được đối xử không khác gì bà hoàng. Biết sức khỏe vợ không tốt, tôi đề nghị cô ấy nghỉ ở nhà dưỡng thai. Sau này, con cứng cáp, cô ấy có thể đi làm lại, tùy ý thích. Hàng ngày, dù rất bận rộn nhưng tôi luôn tranh thủ làm hết công việc để vợ được nghỉ ngơi. Những ngày đi công tác, tôi cũng thuê giúp việc theo giờ đến chăm lo cho vợ tôi.
Cứ như thế đến ngày vượt cạn, vợ tôi sinh được một bé gái vô cùng thuận lợi. Tôi hạnh phúc lâng lâng vì chỉ thời gian ngắn đã được làm chồng nay lại làm bố.
Tôi yêu thương vợ con vô cùng, nào ngờ, càng lớn, con gái càng không giống bố. Những lời ong tiếng ve từ họ hàng về con gái khiến tôi chột dạ. Mặc dù tôi luôn gạt đi và nói rằng, con gái có nhiều nét giống mẹ nhưng sự thật hiện hiện khiến tôi không thể nào chối cãi.
Khi con gái 2 tuổi, con càng định hình rõ nét hơn trên gương mặt. Tôi cố gắng tìm một điểm gì đó để gỡ gạc lại, để an ủi rằng, vợ không lừa dối mình nhưng không thể.
Nỗi băn khoăn, nghi hoặc cứ lớn dần. Nhiều đêm, tôi không thể ngủ được - nửa muốn đi tìm sự thật, nửa sợ hãi. Nếu đứa trẻ không phải con mình thì sao? Tôi đã yêu nó như bản thân, đã chăm con từ lúc còn đỏ hỏn. Đặc biệt, vợ tôi - cô ấy lúc nào cũng nói lời yêu thương chồng. Từ ngày về một nhà, cô ấy luôn quan tâm, chăm sóc thể hiện tình yêu mãnh liệt với tôi.
Nhưng cuối cùng, nỗi nghi ngờ không buông tha cho tôi. Một ngày, tôi lén lấy mẫu móng tay, tóc của con để đi xét nghiệm ADN. Thời gian chờ đợi dài như cả thế kỷ. Cuối cùng, khi nhận được kết quả xét nghiệm, miệng tôi đắng ngắt, nỗi thất vọng bóp nghẹt vào tim.
Tôi mang kết quả đó về nhà, vợ tôi khóc như mưa. Hóa ra, khi quen tôi, cô ấy vừa chia tay bạn trai cũ. Trong thời gian quen tôi, họ vẫn dùng dằng, qua lại. Cuối cùng, cô ấy phát hiện có thai và không biết là con của ai.
Thấy tôi yêu thương, quan tâm, cô ấy đã chọn đến với tôi. Cô ấy không ngờ cái thai lại là của người cũ. Chỉ khi đứa trẻ chào đời, không một chút nào giống tôi, cô ấy mới nhận ra sự thật. Nhưng lúc này, đâm lao phải theo lao, cô ấy chỉ biết im lặng.
Tôi nghe những lời thú nhận ấy mà tim tan nát. Sao cuộc đời tôi lại bất hạnh như vậy? Tôi sống không đến nỗi nào, chăm chỉ làm ăn, yêu thương vợ con nay lại bị đối xử như vậy? Rất yêu cô ấy và đứa trẻ nhưng liệu tôi có thể tiếp tục cuộc hôn nhân này khi nỗi đau vẫn bóp nghẹt nơi tim?
Độc giả giấu tên
Tôi đã tha thứ cho người bố nghiện ngập của mình
Bố tôi là một con nghiện. Cả tuổi thơ tôi sống trong sợ hãi vì ông ấy thường xuyên chửi bới, đòi tiền, đánh đập mẹ con tôi.
">Vợ nói yêu tha thiết nhưng ngoại tình, biến tôi thành kẻ ‘đổ vỏ’