Lực lượng công an tại hiện trường đã nhanh chóng tước hung khí, khống chế được Bích, đồng thời đưa những người bị thương đi cấp cứu.
Công an kiểm tra nhanh, xác định Bích dương tính với ma tuý. Qua điều tra làm rõ, Bích bị áo giác do sử dụng ma tuý nên đã gây ra vụ việc nói trên.
Theo hồ sơ quản lý ở địa phương, Bích từng nhiều lần tự gây thương tích cho mình và cho mẹ ruột. Chính quyền từng đưa Bích đi chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2.
Sau khi về địa phương, Bích đi phụ việc ở các quán ăn gần nhà. Mới đây, gia đình phát hiện Bích tiếp tục sử dụng ma tuý.
Hiện công an đang làm rõ, xử lý Bích theo quy định pháp luật.
" alt=""/>Người phụ nữ ‘ngáo đá’ cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 ngườiVề phát triển chính quyền số, mục tiêu cơ bản đến năm 2025 của Quảng Nam là 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
Cũng đến 2025, 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; các cơ sở dữ liệu dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh…
Với trụ cột kinh tế số, Quảng Nam đặt mục tiêu kinh tế số sẽ chiếm 10% GRDP của tỉnh vào năm 2025. Cùng với đó, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10% và năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.
Trong thời gian từ nay đến 2025, Quảng Nam cũng tập trung phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số để hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ tới hơn 80% hộ gia đình, 100% xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; và đưa tỷ lệ dân số của tỉnh có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 50%.
Chuyển đổi số tại Quảng Nam sẽ ưu tiên 7 lĩnh vực
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra cho giai đoạn đến năm 2025 và đến năm 2030, cùng với việc vạch ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp sẽ tập trung triển khai, UBND tỉnh Quảng Nam cũng dự kiến 7 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số, bao gồm: xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch, tài nguyên môi trường và chuyển đổi số cấp xã gắn với xây dựng nông thôn mới.
Trong đó, về xây dựng chính quyền số, ngay trước đó, vào ngày 9/10, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025”.
Đề án hướng tới xây dựng các nền tảng, phát triển hạ tầng ICT hiện đại, đồng bộ, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sâu rộng; phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT; đảm bảo an toàn thông tin trong toàn hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh.
Đồng thời, nâng cao sự hài lòng, chất lượng cuộc sống của người dân theo hướng bền vững; ứng dụng các thành tựu của cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0 hướng đến nền kinh tế số, xã hội số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội nhanh, bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
Xác định chuyển đổi số cấp xã gắn với xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung cần ưu tiên, kế hoạch triển khai chương trình chuyển đổi số của tỉnh Quảng Nam dự kiến sẽ xây dựng mô hình chuyển đổi số tại 2 xã trên địa bàn tỉnh gồm 1 xã đồng bằng và 1 xã nông thôn, miền núi. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả tại 2 xã này sẽ nhân rộng mô hình với các địa phương còn lại.
Cụ thể, để chuyển đổi số tại các xã được chọn, Quảng Nam sẽ thực hiện tái cấu trúc hạ tầng số, chỉnh sửa website, tạo kênh kết nối cho Lãnh đạo xã, đào tạo nâng cao trình độ sử dụng CNTT cho cán bộ, tăng cường đảm bảo an toàn thông tin. Đồng thời, lắp đặt POS, QR Code tại bộ phận 1 cửa của xã, tạo điều kiện cho người dân thanh toán phí, lệ phí các thủ tục hành chính phát sinh.
Bên cạnh việc phát triển thương mại điện tử và y tế thông minh, triển khai chuyển đổi số tại xã, Quảng Nam cũng tập trung xây dựng chính quyền điện tử cấp xã.
Theo đó, xã sẽ ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành, phục vụ đời sống kinh tế - xã hội, đảm bảo mục tiêu tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật) đạt tối thiểu 80%.
Cùng với đó, triển khai các ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành như quản lý thông tin nhân khẩu, hộ gia đình trên địa bàn xã, quản lý các chính sách an sinh xã hội, xây dựng kênh trao đổi, tương tác trực tuyến giữa chính quyền xã và nhân dân, bản tin điện tử của UBND xã qua ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Đặc biệt, chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân và cán bộ xã về chính quyền điện tử, dịch vụ công trực tuyến và chuyển đổi số.
Trong thông tin chia sẻ với ICTnews hồi giữa tháng 7/2020, đại diện Cục Tin học hóa cho biết, để triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia đồng bộ, hiệu quả trên toàn quốc, Bộ TT&TT cho biết sẽ phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ thúc đẩy thí điểm chuyển đổi số tại một số xã nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình. Tiếp đó, tại hội nghị trực tuyến giao ban công tác quản lý nhà nước quý III/2020 của Bộ TT&TT vào ngày 7/9, đại diện Cục Tin học hóa cho hay, trên toàn quốc đang có 12 xã triển khai thí điểm mô hình xã thông minh, trong đó có xã ở miền núi, có xã ở nông thôn, có xã ở vùng biên giới, hải đảo và các xã cũng có mức độ sẵn sàng ứng dụng ICT ở các mức khác nhau." alt=""/>Quảng Nam ưu tiên chuyển đổi số cấp xã, gắn với xây dựng nông thôn mớiSau đó, người mẹ 29 tuổi nghĩ rằng con gái mình bị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng, bé Isabellah có thể bị polyp (dạng tổn thương giống khối u).
Khi tình hình ngày càng trở nên tồi tệ, bố mẹ đưa Isabellah đến bệnh viện. Sau khi xét nghiệm, bác sĩ thông báo bé mắc loại ung thư hiếm. Khối u ác tính nằm trong vòm họng.
Bệnh ít gặp nên không có số liệu thống kê đáng tin cậy về khả năng sống sót của bệnh nhân. Một tin tức khả quan là bệnh có thể điều trị được.
Các triệu chứng bao gồm khối u ở cổ, giảm thính lực, chảy máu cam, đau đầu, khó nuốt và khàn giọng. Hầu hết những người mắc sẽ không nhận ra các triệu chứng cho đến khi bệnh bước sang giai đoạn sau.
Amy cho biết khối u của Isabellah xuyên qua mũi và lủng lẳng phía sau cổ họng.
“Có cái gì đó ở mũi của con tôi. Nhưng trong tâm trí tôi chưa bao giờ xuất hiện ý nghĩ về bệnh ung thư. Có thời điểm bé ho ra một nửa khối u, giống như trong một bộ phim kinh dị”, Amy tâm sự.
Isabellah phải đặt ống thở vì khối u làm hạn chế khả năng hô hấp. Do tắc nghẽn cổ họng, bé cũng bị ngưng thở khi ngủ - một chứng rối loạn giấc ngủ hay gặp dẫn tới triệu chứng ngáy.
Isabellah được hóa trị và xạ trị ngay lập tức, nhưng chưa thể phẫu thuật cắt bỏ khối u. Cô bé cũng phải dùng thuốc an thần trong 2 tuần.
Amy cho biết: “Con gái tôi đã khiến mọi người sửng sốt vì dũng cảm như siêu anh hùng”.
Người mẹ trẻ kể, gia đình đã phải trải qua cảm xúc giống "địa ngục trần gian" và những chuyến đi đến bệnh viện cách nhà hơn 60 km đã tiêu tốn rất nhiều tiền. Amy, người sẽ sinh con kế tiếp vào tháng 10, chia sẻ: “Tình cảm, thể chất và tài chính của chúng tôi bị khủng hoảng”.
Quá trình điều trị của Isabellah sẽ sớm kết thúc vì các bác sĩ nói rằng cơ thể của bé không còn dấu hiệu của bệnh ung thư.